- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG
THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA)
Bài 106. Tứ Chánh Cần (Sammappadhāna)
(Vì lý do đặc biệt, không soạn bài được hôm nay. Do vậy sử dụng bài giảng của ngài Sīlananda, bản dịch của Pháp Triều)
Tứ Chánh Cần (Sammappadhāna) Nhóm tiếp theo là Tứ Chánh Cần (Sammappadhāna). Ở đây, chúng ta có “Sammā” và “Padhāna”. “Sammā” có nghĩa là theo cách đúng đắn. “Padhāna” có nghĩa là nỗ lực tinh cần. Nỗ lực tinh cần theo cách đúng đắn thì được gọi là Chánh Cần (Sammappadhāna). Tên gọi Pāḷi của mỗi chi pháp trong Tứ Chánh Cần (Sammappadhāna) thì hơi dài.
Thứ nhất là “Uppannānaṃ Pāpakānaṃ Pahānāya Vāyāmo”. “Vāyāmo” có nghĩa là tinh tấn (Viriya). Vāyāma và Viriya là đồng nghĩa. “Pahānāya” có nghĩa là loại trừ hay loại bỏ. “Pāpakānaṃ” có nghĩa là những trạng thái ác hay bất thiện. “Uppannānaṃ” có nghĩa là đã sanh khởi. Như vậy, đây là sự tinh cần để loại bỏ hay từ bỏ những trạng thái ác hay bất thiện đã sanh khởi. Tức là sự từ bỏ các pháp bất thiện (Akusala) các bạn đã làm trong quá khứ. Nỗ lực tinh cần để từ bỏ những bất thiện (Akusala) các bạn đã làm trong quá khứ thì được gọi là Sammappadhāna Uppannānaṃ Pāpakānaṃ Pahānāya Vāyāmo. Làm sao một người có thể loại bỏ bất thiện (Akusala) trong quá khứ? Nó đã được thực hiện rồi. Điều có nghĩa ở đây là các bạn không nên có cảm giác tội lỗi về việc bất thiện (Akusala) mà các bạn đã làm trong quá khứ. Nếu các bạn có cảm giác tội lỗi về việc bất thiện (Akusala) đó thì các bạn sẽ làm gia tăng sự bất thiện (Akusala) của các bạn. Thậm chí nếu tôi có cảm thấy hối tiếc về việc bất thiện (Akusala) đó thì cái gì đã làm không thể thay đổi được. Nó đã ở trong quá khứ rồi. Cho nên, nếu tôi hối tiếc về việc bất thiện (Akusala) đó trong quá khứ, nó chỉ sẽ mang lại cho tôi nhiều bất thiện (Akusala) hơn. Cho nên, đừng chú tâm đến nó nữa, tức là hãy quên nó đi, và hãy cố gắng làm việc thiện (Kusala): đây được gọi là loại Chánh Cần (Sammappadhāna) thứ nhất này. Chúng ta nên làm gì đối với việc bất thiện (Akusala) trong quá khứ? Hãy quên nó đi. Cố gắng quên nó đi. Và thay vào đó là hãy làm việc thiện (Kusala).
Loại thứ hai là “Anuppannānaṃ Pāpakānaṃ Anuppādāya Vāyāmo”. “Anuppādāya” có nghĩa là cho (việc) không sanh lên. “Pāpakānaṃ” có nghĩa là của những trạng thái ác xấu hay bất thiện. “Anuppannānaṃ” có nghĩa là đối với những yếu tố chưa sanh khởi. Đây là sự nỗ lực cho việc không sanh lên của những trạng thái ác xấu hay bất thiện mà chưa sanh khởi. Ở đây, “chưa sanh khởi” có nghĩa là chưa sanh khởi tại thời điểm này, chưa sanh khởi trong tâm trí của các bạn. Nó cũng là yếu tố bất thiện (Akusala) chưa sanh khởi trong các bạn về một đối tượng cụ thể nào đó. Khi chúng ta thấy một đối tượng được khao khát nào đó chúng ta chưa thấy trước đây, chúng ta có thể có sự dính mắc vào đối tượng đó. Loại bất thiện (Akusala) đó được gọi là Anuppanna Akusala. Ở đây, “bất thiện (Akusala) mà chưa sanh khởi” có nghĩa là bất thiện (Akusala) mà không có trong tâm trí của chúng ta ngay bây giờ và cũng có nghĩa là bất thiện (Akusala) về đối tượng nào đó mà chưa sanh khởi trong tâm trí của chúng ta. Sự nỗ lực để ngăn chặn việc sanh lên của những trạng thái ác xấu hay bất thiện là một Chánh Cần (Sammappadhāna). Chúng ta cố gắng ngăn chặn không cho bất thiện (Akusala) sanh lên bằng cách thực hành thiện (Kusala), bằng sự thực hành mười thiện nghiệp (Kusala Kamma) đã được trình bày trong chương thứ năm, hay bằng cách thực hành thiền chỉ (Samatha) và thiền Minh sát (Vipassanā).
Loại thứ ba là “Anuppannānaṃ Kusalānaṃ Uppādāya Vāyāmo”, tức là sự tinh cần hay nỗ lực cho việc sanh lên những trạng thái thiện chưa sanh khởi. Như vậy, nó là thiện (Kusala) mà chưa sanh khởi trong tâm trí của chúng ta trước đây như thiền chỉ (Samatha), thiền Minh sát (Vipassanā) và Đạo (Magga). Có những loại tâm thiện mà chưa từng sanh lên trong tâm trí của chúng ta trước đây. Để chúng sanh lên, các bạn phải tinh cần nỗ lực và sự tinh cần đó được gọi là Chánh Cần (Sammappadhāna). Khi các bạn thực hành thiền thì các bạn đang có Chánh Cần (Sammappadhāna) này. Các bạn đang cố gắng làm cho thiện (Kusala) sanh lên mà chưa từng sanh lên trong tâm trí của các bạn trước đây.
Loại thứ tư là “Uppannānaṃ Kusalānaṃ Bhiyyobhāvāya Vāyāmo”. Đây là sự nỗ lực tinh cần để tăng trưởng những trạng thái thiện đã sanh lên. Điều đó có nghĩa là sự nỗ lực cho sự phát triển của những trạng thái thiện. Giả sử các bạn đang thực hành thiền và chứng đạt được một vài pháp thiện trong thiền Minh sát (Vipassanā Kusala). Các bạn cố gắng thực hành thiền Minh sát (Vipassanā) nhiều hơn. Sự nỗ lực cố gắng đó được gọi là Chánh Cần (Sammappadhāna). Các bạn đã trải nghiệm pháp thiện của thiền Minh sát (Vipassanā) này rồi và các bạn cố gắng làm cho nó phát sanh trở lại nhiều lần. Đó là sự nỗ lực cho sự phát triển của những trạng thái thiện đã sanh lên. Ở đây, có bốn sự nỗ lực tinh cần: hai liên quan đến bất thiện (Akusala) và hai liên quan đến thiện (Kusala). Về bất thiện (Akusala) thì đó là sự tinh cần từ bỏ bất thiện (Akusala) đã được làm và sự tinh cần cho sự không sanh lên của bất thiện (Akusala) chưa sanh lên. Đối với thiện (Kusala) thì đó là sự nỗ lực cho sự sanh lên của 80 Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp, Tập Ba Chương 7 thiện (Kusala) chưa sanh khởi và sự nỗ lực cho sự phát triển của thiện (Kusala) đã sanh khởi. Mặc dầu có bốn Chánh Cần (Sammappadhāna), nhưng chỉ có một pháp chân đế (Paramattha Dhamma), đó là tâm sở cần (Viriya). Tâm sở cần (Viriya) thì chỉ là một. Ở đây, vì nó có bốn chức năng, nên chúng ta xem nó là có bốn loại, bốn cách hay bốn sự nỗ lực tinh cần. Trong thực tế, hay theo sự thật chân đế thì cả bốn loại này chỉ là một tâm sở, đó là tâm sở cần (Viriya). Chánh Cần (Sammappadhāna) thì chỉ có một, nhưng nó có bốn chức năng:
● Chức năng từ bỏ những trạng thái bất thiện đã sanh lên,
● Chức năng ngăn chặn sự sanh lên của những trạng thái ác xấu hay bất thiện mà chưa sanh khởi,
● Chức năng thứ ba là sự nỗ lực tinh cần làm khơi dậy những trạng thái thiện chưa sanh khởi, và
● Chức năng cuối cùng là làm tăng trưởng những trạng thái thiện đã sanh khởi rồi. Vì có bốn chức năng, cho nên mặc dầu Chánh Cần (Sammappadhāna) thì chỉ là một, tức là tâm sở cần (Viriya Cetasika), nhưng nó được xem là có bốn.
Tỳ khưu Giác Đẳng biên soạn.