- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG
Bài học ngày 11.10.2024
THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA)
Bài 101. Hai Mươi Hai Quyền (Indriya)
Bāvīsat’indriyāni: (1) cakkhundriyaṃ; (2) sotindriyaṃ; (3)ghānindriyaṃ; (4) jivhindriyaṃ; (5) kāyindriyaṃ; (6) itthindriyaṃ; (7) purisindriyaṃ; (8) jīvitindriyaṃ; (9) manindriyaṃ; (10) sukhindriyaṃ; (11) dukkhindriyaṃ; (12) somanassindriyaṃ; (13) domanassindriyaṃ; (14) upekkhindriyaṃ; (15) saddhindriyaṃ; (16) viriyindriyaṃ; (17) satindriyaṃ; (18) samādhindriyaṃ; (19) paññindriyaṃ; (20) anaññātaññassāmītindriyaṃ; (21) aññindriyaṃ; (22) aññātāvindriyaṃ.
Có hai mươi hai quyền:
Chú Thích
Chữ “indriya - quyền” mang ý nghĩa là những gì có quyền lực thống trị hay thế mạnh đối với các pháp đồng sanh hay trong phạm vi tương ưng. (Indriya trong Phạm ngữ cũng được dùng cho ý nghĩa “thiên chủ”. Tên gọi India (Ấn Độ) cũng từ chữ này mà ra nên người Trung Hoa dịch là Thiên Trúc).
Trong Thắng Pháp, những pháp trong 22 quyền có vai trò thống lãnh với những pháp liên hệ, như khi nói về thị giác thì chính nhãn căn (cakkhupasāda) đóng vai trò chính.
22 quyền có thể phân làm 5 nhóm sau:
Gồm nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền là năm sắc thần kinh chủ đạo của năm giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác). Bản thể của nhóm này là sắc thần kinh nhãn, sắc thần kinh nhĩ, sắc thần kinh tỷ, sắc thần kinh thiệt, sắc thần kinh thân.
Gồm nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, ý quyền. Nữ quyền và nam quyền chủ đạo về giới tính, trong lúc mạng quyền nói về sinh lực của thân và tâm. Ý quyền nói về tâm thức. Bản thể của nhóm này là hai sắc giới tính; danh mạng quyền (nāma-jīvitindriya) và sắc mạng quyền (rūpa-jīvitindriya); thức uẩn là ý quyền.
Gồm khổ quyền, lạc quyền, ưu quyền, hỷ quyền, xả quyền. Những cảm thọ có vai trò chi phối quan trọng trong nhiều lãnh vực từ cuộc sống hằng ngày tới các thiền chi, giác chi… Bản thể của năm quyền này là thuộc tánh thọ.
Gồm tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền là những căn cơ, hay sức mạnh trong sự huân tu dù chỉ hay quán. Bản thể của năm quyền này là thuộc tánh tín, thuộc tánh cần, thuộc tánh niệm, thuộc tánh nhất hành và thuộc tánh trí tuệ.
Gồm vị tri quyền, dĩ tri quyền, cụ tri quyền. Vị tri quyền là tuệ giác biết cái chưa từng biết, tức tuệ giác trong tâm sơ đạo tu đà huờn lần đầu chứng tri niết bàn. Dĩ tri quyền là tuệ giác thể nhập sâu hơn do từng biết, tức là tuệ giác của nhị đạo tư đà hàm và tam đạo a na hàm. Cụ tri quyền là cái biết trọn vẹn (viên giác) của tuệ giác bậc tứ quả a la hán. Bản thể của ba quyền này đều là thuộc tánh trí tuệ. Ba quyền này cho thấy tại sao tuy cùng là tuệ giác nhưng có hiệu ứng khác biệt, từ đó, tạo nên các tầng thánh quả.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.