- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: Phạn ngữ “HỌC PĀLI TRONG 32 BÀI”
Bài học ngày 15.10.2021
BÀI 18. BIẾN CÁCH DANH TỪ NỮ TÁNH TẬN CÙNG BẰNG - Ā
1. Biến cách danh từ nữ tính tận cùng bằng – ā:
Vanitā – người đàn bà
Số ít Số nhiều Chủ cách vanitā vanitā, vanitāyo Đối cách vanitaṃ vanitā, vanitāyo Sở dụng cách vanitāya vanitāhi (vanitābhi) Xuất xứ cách vanitāya vanitāhi (vanitābhi) Chỉ định cách vanitāya vanitānaṃ Sở thuộc cách vanitāya vanitānaṃ Định sở cách vanitāya, vanitāyaṃ vanitāsu Hô cách vanite vanitā, vanitāyo 2. Những danh từ dưới đây có biến cách tương tự như trên:
(Lưu ý: hầu hết danh từ tận cùng bằng -ā là nữ tánh).
kaññā / dārikā bé gái kathā lời nói, diễn văn, diễn nghĩa
gaṅgā sông Hằng, Hằng Hà latā giây leo nāvā tàu, thuyền guhā hang động ammā mẹ chāyā bóng (hình bóng) paññā trí tuệ vālukā cát sālā hội trường, phước xá mañjūsā hộp, thùng bhariyā vợ mālā vòng hoa, tràng hoa sabhā tụ hợp surā rượu sākhā nhánh, cành, phụ lưu gīvā cổ, cần cổ devatā tiên nữ, thiên nữ jivhā lưỡi parisā đoàn tuỳ tùng pipāsā khát saddhā niềm tin, sự tin tưởng khudā đói 3. Động từ
sakkoti có thể, có khả năng parivāreti đi chung, bao vây nivāreti ngăn ngừa anubandhati theo dõi, săn đuổi kujjhati nổi giận namassati chào, lễ bái poseti nuôi dưỡng, giáo dục vāyamati thử, cố gắng nilīyati trốn, ẩn nấp sallapati bắt chuyện modati vui thích, thưởng thức sukhaṃ vindati cảm nhận hạnh phúc dukkhaṃ vindati cảm nhận khổ đau paṭiyādeti chuẩn bị pakkhipati đặt, để, gởi
PĀLI VUI ĐỂ HỌC
NGỮ VÀ NGHĨA
Chuyển dịch một thuật ngữ từ ngôn ngữ nầy sang ngôn ngữ khác thường không dễ dàng. Đặt biệt là thuật ngữ Phật học. Nền Phật học Việt Nam hưởng lợi nhiều từ Phật học Trung Hoa với kho tàng từ vựng Hán Việt. Những thuật ngữ như uẩn, xứ, giới, đế, sắc, thọ, tưởng, hành, thức… đều là kết quả khổ công dịch thuật của nền Phật giáo Trung Hoa cổ đại.
Thế nhưng có một điều phải hết sức tinh ý khi sử dụng thuật ngữ vì nhiều khi trên phương diện ngôn ngữ thì hoàn toàn xứng hợp nhưng do ảnh hưởng văn hoá hay biến nghĩa thời gian thì được hiểu lệch lạc đi nhiều. Thử lấy ba trường hợp sau đây làm thí dụ:
Phạm ngữ kamma hay karma trong tiếng Ấn có nghĩa là hành động, hành vi. Đức Phật dùng chữ nầy chỉ cho nghiệp mà tác nhân chính là cetanā hay chủ tâm tạo tác (Cetanāhaṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi). Người Việt thường dùng chữ nghiệp chỉ cho ... nghiệp xấu như câu thơ Kiều: Đã mang lấy nghiệp vào thân. Chữ karma được xài tương đối phổ thông trong văn hoá Tây Phương ngày nay được hiểu là “nghiệp kiếp trước”. Mặc dù văn hoá Ki Tô Giáo không thừa nhận có kiếp trước và đời sau nhưng ý tưởng về nghiệp tạo đời trước được nhiều người Tây phương tin theo nhất là các ... thầy bói.
Phạm ngữ Uposatha thường gọi là ngày trai giới nguyên nghĩa là những ngày thiêng vì tuân giữ những học giới khiến thân tâm thanh tịnh. Lấy yếu tố thời gian (thường là 24 giờ) để thúc liễm thân tâm gọi là trai (như trong Phật Học Đại Từ Điển giải “trai hựu tác thời”). Sau nầy người Việt đọc trại là ngày chay và hiểu cũng “trại” luôn có nghĩa là … chỉ ăn lê hoát cữ ăn thịt cá.
Phạm ngữ puñña trong Phật học thường dịch là “phước” có nghĩa là năng lượng tích cực duy trì sự tồn tại như nước hay phân bón đối với cây. Phước bao gồm cả phước hữu lậu và phước vô lậu. Nhưng dân gian ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa gọi phước là một trong ba thứ tốt lành cho cuộc sống là phước, lộc, thọ. Trong các hiểu nầy thì phước là đông đảo con cháu, lộc là giàu có cao sang, thọ là sống lâu khoẻ mạnh. Nếu thuần tuý Phật học thì cả ba đều nằm trong chữ phước. Ngay cả trong chùa chiền người ta cũng dùng cụm từ “phước huệ song tu” có nghĩa là tu phước riêng và tu huệ riêng mặc dù đúng nghĩa thì trí tuệ cũng là một thứ phước.
Ông bà thường nói làm gì thì cũng nên có chút chữ nghĩa để phòng thân. Mình có thể hiều “sâu hơn” là biết chữ thì cũng nên hiểu luôn nghĩa cho tiện việc sổ sách.
PĀLI TRONG NGHI THỨC NHẬT HÀNH
Dâng Hoa "Pūjemi buddhaṃ kusumenanena
Puññena me tena ca hotu mokkhaṃ
Pupphaṃ milāyāti yathā idaṃ me
Kāyo tathā yāti vināsabhāvaṃ.
"Pūjemi dhammaṃ kusumenanena
Puññena me tena ca hotu mokkhaṃ
Pupphaṃ milāyāti yathā idaṃ me
Kāyo tathā yāti vināsabhāvaṃ.
"Pūjemi saṅghaṃ kusumenanena
Puññena me tena ca hotu mokkhaṃ
Pupphaṃ milāyāti yathā idaṃ me
Kāyo tathā yāti vināsabhāvaṃ.Dâng hoa cúng dường Phật,
Bậc thương xót muôn loài,
Dâng hoa cúng dường Pháp,
Ðạo nhiệm mầu cứu khổ,
Dâng hoa cúng dường Tăng,
Ruộng phước không gì bằng,
Hoa tươi đẹp sẽ tàn,
Thân giả hợp sẽ tan,
Nguyện tu mau chứng đạt,
Quả chân thường giải thoát.
BÀI TẬP 18
Dịch sang tiếng Việt
1. Sace sabhāyaṃ kaññāyo katheyyuṃ aham pi kathessāmi.
2. Dārikāyo pupphāni ocinitvā sālāyaṃ nisīditvā mālāyo kariṃsu.
3. Vanitā rukkhassa sākhāyo chinditvā ākaḍḍhi.
4. Bhariyā mañjūsāsu vatthāni ca suvaṇṇaṃ ca ṭhapesi.
5. Dārikā pāsādassa chāyāyaṃ nisīditvā vālukāya kīḷiṃsu.
6. Bhariyāya kathaṃ sutvā pasīditvā kassako sappuriso abhavi.
Dịch sang tiếng Pāli
1. Người đàn ông đứng ngoài đường đã hỏi mẹ tôi đường đến chùa. (nguyên văn “người đàn ông đã đứng ngoài đường hỏi mẹ tôi)
2. Sau khi khi nấu cơm, người đàn bàn có lòng tịnh tín đối với những sa môn đã mang đến tu viện.
3. Các con có thể vừa làm giàu vừa sống hợp đạo.
4. Ngồi trong bóng của ngôi nhà, những bé gái cắt những nhánh của dây leo.
5. Những người đàn ông xấu không khuyên ngăn những đứa con trai uống rượu.
6. Cầm lấy cái giỏ và tiền, cô gái đi chợ mua bắp.
SỬA BÀI TẬP 17
Dịch sang tiếng Việt
4. Nagaresu kammāni katvā vetane labhituṃ ākaṅkhamānā narā gāmehi nikkhamiṃsu.
5. Ācariyo āsanaṃ dussena chādetvā samaṇaṃ nisīdituṃ nimantesi.
6. Kumāro dvāraṃ vivaritvā rukkhamhā oruhante vānare passamāno aṭṭhāsi (stood).
Dịch sang tiếng Pāli
4. Nếu anh đi tắm hãy giặt quần áo của các con.
5. Những con két và những con qua đã bay lên không trung từ những cây.
6. Đừng la rầy các con đang chơi đùa với con chó dưới cội cây.
Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng