Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 10.2.2021 _ 106. Kinh Bất Động Lợi Ích  (Āneñjasappāya Sutta)

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 10.2.2021 _ 106. Kinh Bất Động Lợi Ích (Āneñjasappāya Sutta)

Wednesday, 10/02/2021, 15:31 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 10.2.2021

106. Kinh Bất Động Lợi Ích

(Āneñjasappāya Sutta)

Āneñjasappāya Sutta có nghĩa là bài kinh dạy về hướng đi từ trạng thái bất động. (chữ sappāya có nghĩa là tốt đẹp, lợi ích, tương thích). Trạng thái bất động ở đây là thiền chứng ở trạng thái “xã niệm thanh tịnh của tứ thiền” và Niết bàn. Trạng thái nầy đối lập với trạng thái tâm vần xoay theo năm cảnh dục ngoại giới (sắc, thinh, khí, vị, xúc). Nội dung bài kinh chứa đựng những Phật ngôn dạy về sự tương quan sâu xa giữa chỉ (samatha) và quán (vipassanā).

515. Ngũ dục chẳng những tầm thường mà còn nguy hại

Sự say đắm năm cảnh dục ngoại giới (sắc, thinh, khí, vị, xúc) chẳng những khiến tâm tư luôn bị giao động mà còn chứa nhiều hiểm hoạ:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kuru (Câu-lâu). Kammāssadhamma (Kiềm-ma-sắt-đàm) là thị trấn của dân chúng Kuru. Tại đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, các dục là vô thường, trống rỗng, giả dối, thuộc ngu si tánh; chúng là đề tài dông dài trong câu chuyện của kẻ thiểu trí. Các dục hiện tại, và các dục tương lai, các dục tưởng hiện tại và các dục tưởng tương lai, cả hai đều thuộc lãnh vực của ma, là cảnh giới của ma, là mồi bẩy của ma, là hành xứ của ma.

516. Thiền định là con đường đưa tới trạng thái không giao động

Thiền định là câu trả lời làm thế nào đạt đến trạng thái không giao động. Theo sớ giải thì trạng thái tứ thiền (hay ngũ thiền theo A Tỳ Đàm) là tầng cấp bất động được Đức Phật giảng ở đây. Có ba hướng đi của hành giả khi chứng đạt trạng thái bất động nầy: một là chứng thiền làm cơ sở để sanh vào cõi thiền, hai là chứng thiền rồi dùng thiền chứng là đề mục khai triển tuệ giác (một sự kết hợp giữa chỉ và quán), ba là chứng thiền rồi dùng trạng thái đó là lực đầy đạt đến tầng cao hơn:

Ở đây, các ác bất thiện ý này dẫn đến tham dục, sân hận, khích động, và chính những pháp ấy tác thành chướng ngại ở đây cho Thánh đệ tử học tập. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Các dục hiện tại và các dục tương lai... cho Thánh đệ tử học tập. Vậy ta hãy an trú với tâm quảng đại, đại hành, sau khi chiến thắng thế giới, sau khi xác định vị trí của ý. Khi ta an trú với tâm quảng đại, đại hành chiến thắng thế giới, xác định vị trí của ý, các ác bất thiện ý: tham dục, sân hận, khích động sẽ không khởi lên; với các pháp ấy được đoạn trừ, tâm của ta không trở thành hạn hẹp, trái lại thành vô lượng, khéo tu tập". Trong khi ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trở thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu bất động ngay hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến (samvattanikam vinnanam) có thể tùy theo đây đạt đến Bất động. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là đệ nhất hành đạo về lợi ích Bất động".

Lại nữa này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Những dục hiện tại và những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại, và những dục tưởng tương lai, phàm bất cứ sắc pháp gì, là bốn đại chủng và sắc do bốn đại tạo thành". Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trở thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Bất động ngay trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Bất động. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là đệ nhị hành đạo về lợi ích Bất động.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Những dục hiện tại và những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại và những dục tưởng tương lai, những sắc pháp hiện tại và những sắc pháp tương lai, những sắc tưởng hiện tại và những sắc tưởng tương lai, cả hai đều vô thường. Cái gì vô thường thời không đáng để được hoan hỷ, không đáng để được hoan nghênh, không đáng để được chấp trước". Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Bất động ngay trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Bất động. Như vậy, này các Tỷ-kheo được gọi là đệ tam hành đạo về lợi ích Bất động.

517. Vô sở hữu xứ và tánh không

Một đặc điểm của bài kinh nầy là sự mô tả chi tiết về tầng thiền vô sở hữu xứ trong hai phương diện chỉ và quán (định và niệm) cũng với ba hướng đi như đã đề cập ở đoạn trên.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Những dục hiện tại... và những sắc tưởng tương lai, và những bất động tưởng, tất cả tưởng, chỗ nào các tưởng ấy được đoạn diệt không có dư tàn, như vậy là tịch tịnh, như vậy là thù diệu, tức là vô sở hữu". Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Vô sở hữu xứ ngay trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Vô sở hữu xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo được gọi là đệ nhất hành đạo về lợi ích Vô sở hữu xứ.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đi đến khu rừng hay đi đến dưới gốc cây và suy nghĩ như sau: "Trống không là tự ngã hay ngã này sở hữu". Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Vô sở hữu xứ ngay trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Vô sở hữu xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là đệ nhị hành đạo về lợi ích Vô sở hữu xứ.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Ta không có bất cứ chỗ nào, cho ai và trong hình thức nào, và sở thuộc của ta không có bất cứ chỗ nào, cho ai và trong hình thức nào". Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong trú xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Vô sở hữu xứ trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Vô sở hữu xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo được gọi là đệ tam hành đạo về lợi ích Vô sở hữu xứ.

518. Phi tưởng phi phi tưởng xứ

Giống như nhiều bài kinh khác và theo A tỳ đàm thì cảnh giới phi tưởng phi phi tưởng quá tế nhị để làm đề mục quán chiếu nên ở phần nầy chỉ một hướng đi được đề cập.

Và lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Những dục hiện tại.. và những sắc tưởng và những Bất động tưởng, và những Vô sở hữu xứ tưởng, tất cả các tưởng, chỗ nào các tưởng ấy được đoạn diệt không có dư tàn, như vậy là tịch tịnh, như vậy là thù diệu, tức là Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong trú xứ (của nó) Với tâm an tịnh vị ấy có thể thành tựu Phi tưởng phi phi tưởng xứ ngay trong hiện tại, hoặc thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là hành đạo về lợi ích Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

519. Tuệ quán không đi với tam muội định

Theo sớ giải thì Tôn giả Ānanda sau khi nghe Bậc Đạo Sư giảng dạy về sự liên hệ tế nhị giữa chỉ và quán đã nêu lên câu hỏi về khả năng thành tựu tuệ giác mà không có thiền chứng (sukkhavipassaka):

Khi được nói như vậy, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo hành trì như vậy và suy nghĩ: "Nếu trước không có như vậy, thời có thể không là của ta; nếu nay không có như vậy thời có thể sẽ không là của ta. Ta đoạn trừ những gì hiện có và những gì đã có". Và như vậy vị ấy được xả. Bạch Thế Tôn, môt vị Tỷ-kheo như vậy có chứng được cứu cánh Niết-bàn không?

-- Ở đây, này Ānanda, một số Tỷ-kheo có thể chứng được cứu cánh Niết-bàn, và ở đây, một số Tỷ-kheo có thể không chứng được cứu cánh Niết-bàn.

-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, một số Tỷ-kheo có thể chứng được cứu cánh Niết-bàn, và ở đây, một số Tỷ-kheo có thể không chứng được cứu cánh Niết-bàn?

-- Ở đây, này Ānanda, một Tỷ-kheo hành trì như vậy và suy nghĩ: "Nếu trước không có như vậy thời có thể không là của ta. Nếu nay không có như vậy, thời có thể sẽ không là của ta. Ta đoạn trừ những gì hiện có và những gì đã có". Và như vậy vị ấy được xả. Vị ấy hoan hỷ trong xả ấy, hoan nghênh, chấp trước xả ấy. Do vị ấy hoan hỷ trong xả ấy, hoan nghênh, chấp trước xả ấy, thức lệ thuộc xả ấy và thủ trước xả ấy. Có thủ trước, này Ananda, vị Tỷ-kheo không chứng cứu cánh Niết-bàn.

-- Bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo ấy thủ trước là thủ trước chỗ nào?

-- Này Ānanda, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

-- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo ấy thủ trước, thủ trước như vậy là thủ trước tối thượng?

-- Này Ānanda, Vị Tỷ-kheo ấy thủ trước, thủ trước như vậy là thủ trước tối thượng. Này Ānanda, đây là thủ trước tối thượng, tức là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ở đây, này Ānanda, vị Tỷ-kheo hành trì như vậy và suy nghĩ: "Nếu (trước) không có như vậy thời có thể không là của ta. Nếu (nay) không có như vậy, thời có thể không là của ta. Ta đoạn trừ những gì hiện có và những gì đã có". Như vậy, vị ấy được xả, vị ấy không hoan hỷ trong xả ấy, không hoan nghênh, không chấp trước xả ấy. Do vị ấy không hoan hỷ trong xả ấy, không hoan nghênh, không thủ trước xả ấy, thức không lệ thuộc xả ấy và không thủ trước xả ấy. Không thủ trước, này Ananda, vị Tỷ-kheo chứng cứu cánh Niết-bàn.

-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Chính mười y cứ sự này sự kia, bạch Thế Tôn, sự vượt thoát dòng nước mạnh đã được Thế Tôn nói lên. Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là Thánh giải thoát?

-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Những dục hiện tại và những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại và những dục tưởng tương lai, những sắc pháp hiện tại và những sắc pháp tương lai, những Bất động tưởng, những Vô sở hữu xứ tưởng, và những Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, cái gì thuộc tự thân, là tự thân. Ðây là bất tử tức là tâm giải thoát không thủ trước". Này Ānanda, đây là đạo lộ về lợi ích Bất động được Ta thuyết giảng, đạo lộ về lợi ích Vô sở hữu xứ được Ta thuyết giảng, đạo lộ về lợi ích Phi tưởng phi phi tưởng xứ được Ta thuyết giảng, là sự vượt qua dòng nước mạnh do y cứ sự này sự kia được Ta thuyết giảng, Thánh giải thoát được Ta thuyết giảng.

Những gì, này Ānanda, vị Ðạo sư cần phải làm, vì lòng từ mẫn mưu tìm hạnh phúc cho các đệ tử, những điều ấy đã được Ta làm, vì lòng từ mẫn của Ta đối với Ông. Này Ānanda, đây là những gốc cây, đây là những khoảng trống. Hãy tu Thiền, này Ānanda, chớ có phóng dật, chớ có hối hận về sau. Ðây là lời dạy của Ta cho Ông.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 106 [tóm tắt]

Kinh Bất Động Lợi Ích

(Ānañjasappāya Sutta)

(M.ii, 261)

Kinh này Thế Tôn giảng về các hành tướng của quả chứng từ Tứ thiền cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và cuối cùng là Tâm giải thoát không có chấp thủ.

Khi Tỷ-kheo thấy rõ dục vọng là vô thường, trống rỗng, giả dối thuộc ngu si tánh, và vị ấy an trú với tâm quảng đại, chiến thắng thế giới của dục và do đó những tham dục, sân hận, khích động sẽ không khởi lên. Tâm vị ấy trở thành vô lượng. Nhờ tu tập, an trú nhiều lần, tâm được an tịnh trong giới xứ của nó. Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu bất động ngay trong hiện tại, hoặc sau khi chết, thần thức vị ấy do nguyên nhân này đạt đến bất động. Đó là lợi ích bất động thứ nhất (tương đương với Đệ tứ thiền).

Sau khi chứng Đệ tứ thiền, vị ấy quán tất cả dục vọng, dục tưởng hiện tại, tương lai và những sắc pháp, đều là bốn đại chủng và sắc do bốn đại tạo. Nhờ hành trì an trú phép quán ấy, tâm vị ấy trở thành an tịnh trong giới xứ của nó, có thể đạt được bất động ngay hiện tại, hoặc do thức diễn tiến, đạt đến bất động sau khi chết. Lợi ích bất động thứ hai này là Không vô biên xứ.

Cũng từ Đệ tứ thiền, vị Tỷ-kheo có thể quán mọi dục vọng, dục tưởng hiện tại, tương lai, những sắc pháp sắc tưởng hiện tại, tương lai đều là vô thường, không đáng hoan hỷ chấp trước. Nhờ quán nhiều lần, an trú nhiều lần như vậy, tâm vị ấy trở thành an tịnh trong giới xứ của nó, tức là Thức vô biên xứ, có thể thành tựu bất động ngay trong hiện tại, hoặc sau khi chết, do thức diễn tiến. Đó là lợi ích bất động thứ ba, tức là Thức vô biên xứ.

Sau khi chứng Thức vô biên xứ, vị Tỷ-kheo nghĩ rằng những dục vọng, dục tưởng... sắc tưởng và những bất động tưởng ở trên phải được đoạn diệt không có dư tàn, mới thật là thù diệu, gọi là Vô sở hữu xứ. Nhờ hành trì, an trú nhiều lần, tâm vị ấy trở nên an tịnh trong giới xứ của nó là Vô sở hữu xứ, ngay hiện tại hoặc khi chết do thức diễn tiến. Đây là lợi ích Vô sở hữu xứ thứ nhất.

Hoặc từ Thức vô biên xứ, vị Tỷ-kheo có thể quán sự trống rỗng của tự ngã và sở hữu xứ của ngã (ngã, ngã sở đều không), và nhờ an trú nhiều lần, tâm trở thành an tịnh trong giới xứ của nó là Vô sở hữu xứ, đấy là lợi ích Vô sở hữu xứ thứ hai.

Sau khi chứng Thức vô biên xứ, vị Tỷ-kheo cũng có thể nghĩ rằng: “Ta không bất cứ chỗ nào cho ai và trong hình thức nào. Sở thuộc của ta cũng vậy”. Nhờ quán như vậy, tâm trở thành an tịnh trong giới xứ của nó, Vô sở hữu, vị ấy có thể thành tựu Vô sở hữu xứ ngay hiện tại hoặc sau khi chết do thức diễn tiến. Đấy là lợi ích thứ ba của Vô sở hữu.

Sau khi chứng Vô sở hữu xứ, vị Tỷ-kheo có thể nghĩ rằng những dục vọng, sắc tưởng, bất động tưởng và những vô sở hữu xứ tưởng, tất cả tưởng, khi được đoạn diệt không có dư tàn, mới là thù diệu tịch tịnh, đó là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nhờ hành trì an trú nhiều lần như vậy, tâm vị Tỷ-kheo được an tịnh trong giới xứ của nó. Vị ấy có thể thành tựu Phi tưởng phi phi tưởng xứ ngay hiện tại hoặc sau khi chết do thức diễn tiến. Đó là lợi ích hành đạo về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Khi ấy Tôn giả Ānanda hỏi Thế Tôn rằng do quán năm uẩn quá khứ, hiện tại, vị lai đều “không là của ta”, vị Tỷ-kheo được xả nhờ đoạn trừ những gì hiện có, đã có, một vị như vậy có chứng cứu cánh Niết-bàn không? Thế Tôn trả lời, nếu vị ấy thủ trước vào xả ấy thì không chứng cứu cánh Niết-bàn. Nếu vị ấy không thủ trước xả ấy thì chứng được cứu cánh Niết-bàn. Tôn giả Ānanda hỏi lại, vị ấy thủ trước là thủ trước cái gì? Thế Tôn đáp, chính là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu vị Tỷ-kheo không hoan hỷ trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì chứng được cứu cánh Niết-bàn. Đây là bất tử tức là tâm giải thoát không có chấp thủ.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 106 [dàn ý]

Kinh Bất Động Lợi Ích

(Ānañjasappāya Sutta)

(M.ii, 261)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

I. Đặc tánh của các dục và sự nguy hiểm của các dục.

II. Đạo lộ về lợi ích bất động:

1. Đối với các dục.

2. Đối với sắc pháp.

III. Đạo lộ lợi ích về vô sở hữu xứ:

1. Các tưởng được đoạn diệt không có dư tàn.

2. Tự ngã và ngã sở đều trống không.

3. Ta không có bất cứ chỗ nào, cho ai và trong hình thức nào và sở thuộc của ta cũng vậy.

IV. Đạo lộ về lợi ích phi tưởng, phi phi tưởng xứ.

V. Vị Thánh đệ tử vượt qua bộc lưu:

1. Vị Tỷ-kheo còn hoan hỷ, chấp trước trong xả, không chứng cứu cánh Niết-bàn.

2. Vị Tỷ-kheo không hoan hỷ chấp trước trong xả, chứng được cứu cánh Niết-bàn.

VI. Thế nào là Thánh giải thoát.

VII. Thế Tôn tổng kết những điều đã thuyết giảng và nói đến trách nhiệm của bậc Đạo sư đã làm cho các đệ tử.

C. Kết luận:

Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 106 [toát yếu]

Kinh Bất Động Lợi Ích

(Ānañjasappāya Sutta)

(M.ii, 261)

I. TOÁT YẾU

Ānenjasappāya Sutta - The Way to the Imperturbable.

The Buddha explains the approaches to various levels of higher meditative states culminating in Nibbàna.

Con đường đến Bất động.

Phật giải thích những cách đạt đến các tầng thiền chứng, tột đỉnh của nó là Niết-bàn.

II. TÓM TẮT

Tôi nghe như vầy, Phật ở Rammassadhamma thị trấn dân Kuru, dạy các tỷ kheo: (Bất động)

Dục [2] là vô thường, trống rỗng, giả dối, thuộc ngu si tánh. Dục và dục tưởng hiện tại, tương lai đều thuộc lãnh vực ma, chỗ dinh dưỡng của ma, dẫn đến tham, sân, chướng ngại cho tu tập. Sau khi xét thấy vậy, tỷ kheo an trú đại hành tâm, vượt khỏi cảnh giới của dục và quyết định [3] đắc thiền. Khi tu tập như vậy, tâm vị ấy không còn các bất thiện pháp như tham, sân, mạn, và trở thành an tịnh trong giới xứ này [4], tâm vị ấy hoặc đạt đến Bất động (định), hoặc thiên về trí tuệ (tuệ), và khi thân hoại mạng chung vị ấy sẽ tái sinh vào cõi Bất động [5]. Ðây là con đường thứ nhất đạt đến Bất động.

Hoặc vị tỷ kheo suy tư như sau [6]: Những dục và dục tưởng hiện tại tương lai đều liên hệ 4 đại và sắc do 4 đại tạo. Tỷ kheo hành trì như vậy, tâm vị ấy trở nên an tịnh trong giới xứ của nó, thành tựu Bất động ngay hiện tại, hoặc thiên nặng về trí tuệ. Khi chết, thức diễn tiến như vậy có thể đạt đến Bất động. Ðây là con đường thứ hai để được Bất động.

Hoặc tỷ kheo suy nghĩ [7]: "Dục, dục tưởng hiện tại và tương lai, sắc, sắc tưởng hiện tại và tương lai, cả 2 đều vô thường, không đáng tham chấp vui thú trong đó." Nhờ an

trú nhiều lần như vậy, tâm vị ấy trở nên an tịnh trong giới xứ này. Với tâm an tịnh vị ấy thành tựu Bất động ngay hiện tại hay thiên về tuệ. Khi chết thức có thể nhờ vậy đạt Bất động. Ðây là con đường thứ ba để đạt đến Bất động.

(Vô sở hữu xứ)

Vị tỷ kheo suy nghĩ [8]: "Dục và dục tưởng hiện tại và tương lai, sắc, sắc tưởng hiện tại và tương lai và bất động tưởng, khi được đoạn diệt không dư tàn, thì tâm được tịch tịnh. Ðây gọi là Vô sở hữu xứ thù diệu. Ðây là cách thứ nhất để đạt đến Vô sở hữu xứ.

Hoặc vị tỷ kheo đi đến gốc cây và suy nghĩ: "Ngã, và ngã sở đều trống rỗng" (không có gì là Ta hay của ta) [9]. An trú trong giới xứ này vị ấy thành tựu Vô sở hữu xứ ngay hiện tại hoặc thiên về tuệ. Khi chết vị ấy có thể đạt Vô sở hữu xứ. Ðây là con đường thứ hai để đạt đến Vô sở hữu xứ.

Hoặc vị ấy nghĩ: "Ta và sở thuộc của ta không có bất cứ ở đâu và trong hình thức nào" [10]. Tu tập như vậy, tâm vị ấy trở thành an tịnh, hoặc thiên về tuệ. Khi chết vị ấy tái sinh về Vô sở hữu xứ. Ðây là con đường thứ ba để đạt Vô sở hữu xứ.

(Phi tưởng phi phi tưởng xứ)

Vị tỷ kheo nghĩ: "Dục, dục tưởng, sắc tưởng và bất động tưởng, vô sở hữu xứ tưởng, chỗ nào các tưởng ấy đoạn diệt không dư tàn là tịch tịnh, thù diệu, tức là Phi tưởng phi phi tưởng xứ." Nhờ an trú như vậy, vị ấy thành tựu ngay hiện tại Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc thiên về tuệ. Khi chết có thể tái sinh ở phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðây là con đường tu tập Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

(Niết-bàn)

Tôn giả A-nan bạch: Nếu một tỷ kheo tư duy, tu tập như sau: "Trước đã không có thì nay không là của ta; về sau cũng sẽ không có và không là của ta. Hãy đoạn trừ những gì hiện có và đã có" [11]. Nhờ thế vị ấy được xả [12] thì có chứng cứu cánh Niết-bàn không? Phật đáp có người chứng người không. Không chứng là do còn chấp trước xả ấy, hoan hỷ trong xả ấy, nghĩa là thủ trước Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Còn chấp trước thì không thể chứng Niết-bàn. Khi ấy tôn giả A-nan bạch: Bạch Thế Tôn, nhưng vị ấy chấp trước vào cái gì? Phật đáp, vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ [13]. A-nan bảo, đấy là chỗ chấp trước thù thắng nhất. Phật đồng ý, nhưng dạy thêm rằng nếu xả mà không hoan hỷ chấp trước xả ấy, không lệ thuộc vào nó, thì sẽ chứng cứu cánh Niết-bàn, bất tử, nghĩa là tâm giải thoát không thủ trước.

Khi ấy tôn giả A-nan tán thán Phật đã dạy về sự vượt qua bộc lưu nhờ vào một điểm tựa nào hay khác [14], và hỏi thêm: Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là Thánh giải thoát [15]? Và Phật đã trả lời: Ấy là khi vị thánh đệ tử suy xét như sau: Dục và dục tưởng, sắc và sắc tưởng hiện tại tương lai, tưởng về Bất động, về Vô sở hữu xứ hay Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đều là cái ngã nối dài [16]. Ðây là bất tử, tức cái tâm giải thoát nhờ không chấp thủ [17].

Những gì cần giảng dạy cho đệ tử vì lòng thương tưởng, Ta đã giảng dạy. Ðây là những gốc cây, những ngôi nhà trống. Hãy thiền định chớ trì hoãn mà phải ân hận về sau.

III. CHÚ GIẢI

1. Xem chú thích số 6 kinh 105. Bất động ở đây dường như chỉ bao gồm thiền thứ tư và Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ...

2. Ám chỉ cả hai thứ: dục lạc và những ô nhiễm do dục lạc.

3. Kinh sớ ghi chú: sau khi đã vượt qua dục giới và quyết định đắc thiền.

4. Theo Kinh sớ, tâm vị ấy an trú trong xứ này có nghĩa là, hoặc vị ấy đạt được tuệ nhắm đến A-la-hán quả, hoặc đắc thiền thứ tư. Nếu vị ấy đắc tứ thiền, thì thiền này trở thành căn bản để đạt đến bất động, tức chính thiền thứ tư. Nhưng nếu vị ấy đắc tuệ, thì vị ấy sẽ quyết định làm viên mãn tuệ giác bằng cách đào sâu tuệ để chứng quả A-la- hán. Sự quyết định viên mãn tuệ là lý do tại sao những đoạn kinh kế tiếp mặc dù cuối cùng dẫn đến các định chứng, lại chỉ toàn nói về phát triển tuệ giác.

5. Kinh sớ giải thích đoạn này mô tả tái sinh của một người không thể chứng quả A-la-hán mặc dù đã đắc tứ thiền. Kết sanh thức của vị ấy là thức dị thục lúc tái sinh, thức ấy cũng có bản chất bất động như cái nghiệp thức đã đạt tứ thiền. Vì chính cái thức thuộc tứ thiền định đoạt sự tái sinh, nên người ấy sẽ tái sinh trong một cõi trời tương ưng với tứ thiền.

6. Theo Kinh sớ, đây là tư duy của một người đã đắc tứ thiền. Vì vị ấy xem sắc (vật chất) cũng thuộc những thứ cần phải vượt qua, nên nếu được định bất động thì vị ấy đạt đến Không vô biên xứ, và nếu không chứng quả A- la-hán thì vị ấy tái sinh vào Không vô biên xứ.

7. Ðây là suy nghĩ của một người đắc xứ Không vô biên. Nếu đạt bất động, vị ấy sẽ đắc Thức vô biên xứ và tái sinh vào xứ ấy nếu không đắc quả A-la-hán.

8. Ðây là suy nghĩ của một vị đã đắc Thức vô biên và đang nhắm đến Vô sở hữu xứ.

9. Kinh sớ gọi đấy là hai cái không - không tôi và của tôi - và cho giáo lý về Không vô biên xứ này được giảng giải bằng tuệ hơn là bằng định như đường lối trong phần trước. Kinh Trung Bộ số 43 nói pháp quán này sẽ dẫn đến Không tâm giải thoát.

10. Kinh sớ gọi đây là Bốn không và giải thích như sau: (i) Vị ấy không thấy đâu là cái ngã; (ii) không thấy một cái ngã như là một cái gì thuộc về một người khác như anh, bạn, người phụ tá...; (iii) không thấy ngã của một người khác; (iv) không thấy cái ngã của người khác được xem như cái gì thuộc về mình. Trong cảo bản của đại đức Ñaṇamoli có ghi chú như sau: Những từ trong đoạn này và đoạn sau hình như là những câu đúc về sự chứng đắc

Vô sở hữu và Phi tưởng phi phi tưởng xứ trong ngoại đạo, đôi khi được dùng làm cơ sở cho ngã kiến hay thân kiến.

11. Kinh sớ: Nếu trong quá khứ vòng nghiệp đã không do ta tích lũy, thì bây giờ vòng quả báo sẽ không dành cho ta; nếu hiện tại ta không tích lũy vòng nghiệp thì tương lai ta cũng sẽ không gặt quả báo. Cái gì đang hiện hữu, đã sinh ra, chính là năm uẩn. Phần đầu của công thức này cũng lại như là công thức cô đọng của một kiến chấp của ngoại đạo. Nhiều kinh cho đấy là đoạn kiến mà Phật đã áp dụng nhưng gán cho nói những ý nghĩa mới.

12. Theo Kinh sớ, vị ấy đạt tuệ xả, nhưng từ đoạn 11 trở đi, dường như cũng cốt nói đến xả của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

13. Ðây ám chỉ tái sinh của một vị đắc Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ý nói vị ấy tái sinh vào cõi hữu tốt nhất, thù thắng nhất.

14. Nissāya nissāya oghassa nittharanā. Theo kinh sớ, Phật đã giải thích sự vượt qua bộc lưu cho một tỷ kheo xử dụng bất cứ định chứng nào từ tam thiền đến bốn không làm căn bản để đắc quả A-la-hán.

15. Câu hỏi của ngài A-nan là cốt để gợi cho Phật nhắc đến sự tu tập của thiền giả càn tuệ (sukkhavipassaka) người đắc quả A-la-hán mà không phải tùy thuộc vào một thiền chứng nào cả.

16. Esa sakkāyo yāvatā sakkāyo. Ðây là toàn thể thân kiến - ba cõi (hữu); ngoài vòng ba hữu này, không có một cái ngã nào hết.

17. Theo Kinh sớ, đây ám chỉ quả vị A-la-hán của hành giả càn tuệ. Quả vị này gọi là Bất tử vì nó có hương vị của Niết-bàn bất tử.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

1.Phật dạy chúng tỷ kheo:

Các dục là vô thường

Trống rỗng và lừa dối

Chuyện trò của kẻ ngu

2. Do dục và dục tưởng

Nổi lên tham sân mạn

Hãy chiến thắng cảnh dục

Quyết trú tâm đại hành.

3. Khi tâm đã an định

Sẽ hướng đến tứ thiền

Hoặc A-la-hán quả

Ðây bất động đầu tiên.

4. Thứ hai là Bất động

Của Không vô biên xứ

Khi vượt qua sắc tưởng

Quán bốn đại bốn không.

5. Loại Bất động ba

Là Thức vô biên xứ

Quán dục tưởng sắc tưởng

Vô thường, không đáng ham.

6. Hoặc vượt xa dục sắc

Bất động cũng không màng

Ðoạn diệt không dư tàn

Chứng Vô sở hữu xứ.

7. Cách hành đạo thứ hai

Ðể chứng Vô sở hữu

Là quán hai cái không

Không tôi, không của tôi.

8. Cách hành đạo thứ ba

Do thấy bốn cái không

Không ta không của ta

Không nó không của nó.

9. Lại đoạn dục, sắc tưởng

Cùng các tưởng bất động

Thấy đây là thù diệu:

Phi tưởng phi phi tưởng.

10. Ānanda hỏi Phật

Quán không ngã, ngã sở

Một tỳ kheo trú xả

Có chứng Niết-bàn chăng?

11. Không hoan hỷ, sẽ chứng

Còn thủ trước, khó chứng

Dù thủ Phi phi tưởng

Chỗ bám víu tinh vi.

12. A-nan lại bạch Phật

Vi diệu, hy hữu thay

Thế Tôn đã giải thích

Nhiều cách vượt qua dòng.

Nhưng xin Ngài giảng thêm

Thế nào Thánh giải thoát?

13. Hãy quán sát mọi tưởng

Dục sắc và bất động

Phi tưởng phi phi tưởng

Ðều là ngã nối dài.

14. Chỉ đây là bất tử:

Giải thoát không chấp thủ

Tỷ kheo quán như vậy

Ðạt cứu cánh Niết-bàn.

15. Ta đã giảng lợi ích

Bất động, Vô sở hữu

Và Phi tưởng phi phi

Cuối cùng, Thánh giải thoát.

16. Này đây những gốc cây

Và những ngôi nhà trống

A-nan, hãy thiền định

Chớ để hận về sau.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

106. Āneñjasappāyasuttaṃ [Mūla]

66. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā kurūsu viharati kammāsadhammaṃ nāma kurūnaṃ nigamo. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''aniccā, bhikkhave, kāmā tucchā musā mosadhammā. Māyākatame taṃ, bhikkhave, bālalāpanaṃ. Ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā : ubhayametaṃ māradheyyaṃ, mārassesa [mārasseva (ka.)] visayo, mārassesa nivāpo, mārassesa gocaro. Etthete pāpakā akusalā mānasā abhijjhāpi byāpādāpi sārambhāpi saṃvattanti. Teva ariyasāvakassa idhamanusikkhato antarāyāya sambhavanti. Tatra, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati : 'ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā : ubhayametaṃ māradheyyaṃ, mārassesa visayo, mārassesa nivāpo, mārassesa gocaro. Etthete pāpakā akusalā mānasā abhijjhāpi byāpādāpi sārambhāpi saṃvattanti, teva ariyasāvakassa idhamanusikkhato antarāyāya sambhavanti. Yaṃnūnāhaṃ vipulena mahaggatena cetasā vihareyyaṃ abhibhuyya lokaṃ adhiṭṭhāya manasā. Vipulena hi me mahaggatena cetasā viharato abhibhuyya lokaṃ adhiṭṭhāya manasā ye pāpakā akusalā mānasā abhijjhāpi byāpādāpi sārambhāpi te na bhavissanti. Tesaṃ pahānā aparittañca me cittaṃ bhavissati appamāṇaṃ subhāvitanti. Tassa evaṃpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṃ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā āneñjaṃ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṃ maraṇā. Ṭhānametaṃ vijjati yaṃ taṃsaṃvattanikaṃ viññāṇaṃ assa āneñjūpagaṃ. Ayaṃ, bhikkhave, paṭhamā āneñjasappāyā paṭipadā akkhāyati.

67. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati : 'ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā , yā ca samparāyikā kāmasaññā yaṃ kiñci rūpaṃ (sabbaṃ rūpaṃ) [( ) natthi sī. pī. potthakesu] cattāri ca mahābhūtāni, catunnañca mahābhūtānaṃ upādāyarūpanti. Tassa evaṃpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṃ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā āneñjaṃ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṃ maraṇā. Ṭhānametaṃ vijjati yaṃ taṃsaṃvattanikaṃ viññāṇaṃ assa āneñjūpagaṃ. Ayaṃ, bhikkhave, dutiyā āneñjasappāyā paṭipadā akkhāyati.

''Puna caparaṃ, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati : 'ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā ye ca diṭṭhadhammikā rūpā, ye ca samparāyikā rūpā yā ca diṭṭhadhammikā rūpasaññā, yā ca samparāyikā rūpasaññā : ubhayametaṃ aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ nālaṃ abhinandituṃ, nālaṃ abhivadituṃ, nālaṃ ajjhositunti. Tassa evaṃpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṃ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā āneñjaṃ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṃ maraṇā. Ṭhānametaṃ vijjati yaṃ taṃsaṃvattanikaṃ viññāṇaṃ assa āneñjūpagaṃ. Ayaṃ, bhikkhave, tatiyā āneñjasappāyā paṭipadā akkhāyati.

68. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati : 'ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā ye ca diṭṭhadhammikā rūpā, ye ca samparāyikā rūpā yā ca diṭṭhadhammikā rūpasaññā, yā ca samparāyikā rūpasaññā yā ca āneñjasaññā : sabbā saññā. Yatthetā aparisesā nirujjhanti etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ : yadidaṃ ākiñcaññāyatananti. Tassa evaṃpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṃ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā ākiñcaññāyatanaṃ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṃ maraṇā. Ṭhānametaṃ vijjati yaṃ taṃsaṃvattanikaṃ viññāṇaṃ assa ākiñcaññāyatanūpagaṃ. Ayaṃ, bhikkhave, paṭhamā ākiñcaññāyatanasappāyā paṭipadā akkhāyati.

69. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, ariyasāvako araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti paṭisañcikkhati : 'suññamidaṃ attena vā attaniyena vāti. Tassa evaṃpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṃ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā ākiñcaññāyatanaṃ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṃ maraṇā. Ṭhānametaṃ vijjati yaṃ taṃsaṃvattanikaṃ viññāṇaṃ assa ākiñcaññāyatanūpagaṃ. Ayaṃ, bhikkhave, dutiyā ākiñcaññāyatanasappāyā paṭipadā akkhāyati.

70. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati : 'nāhaṃ kvacani [kvacini (syā. kaṃ. sī. aṭṭha0)] kassaci kiñcanatasmiṃ [kiñcanatasmi (?)], na ca mama kvacani kismiñci kiñcanaṃ natthīti. Tassa evaṃpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṃ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā ākiñcaññāyatanaṃ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṃ maraṇā. Ṭhānametaṃ vijjati yaṃ taṃsaṃvattanikaṃ viññāṇaṃ assa ākiñcaññāyatanūpagaṃ. Ayaṃ, bhikkhave, tatiyā ākiñcaññāyatanasappāyā paṭipadā akkhāyati. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati : 'ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā ye ca diṭṭhadhammikā rūpā, ye ca samparāyikā rūpā yā ca diṭṭhadhammikā rūpasaññā, yā ca samparāyikā rūpasaññā yā ca āneñjasaññā, yā ca ākiñcaññāyatanasaññā : sabbā saññā. Yatthetā aparisesā nirujjhanti etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ : yadidaṃ nevasaññānāsaññāyatananti. Tassa evaṃpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṃ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā nevasaññānāsaññāyatanaṃ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṃ maraṇā. Ṭhānametaṃ vijjati yaṃ taṃsaṃvattanikaṃ viññāṇaṃ assa nevasaññānāsaññāyatanūpagaṃ. Ayaṃ, bhikkhave, nevasaññānāsaññāyatanasappāyā paṭipadā akkhāyatīti.

71. Evaṃ vutte, āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca : ''idha, bhante, bhikkhu evaṃ paṭipanno hoti : 'no cassa, no ca me siyā na bhavissati, na me bhavissati yadatthi yaṃ, bhūtaṃ : taṃ pajahāmīti. Evaṃ upekkhaṃ paṭilabhati. Parinibbāyeyya nu kho so, bhante, bhikkhu na vā parinibbāyeyyāti? ''apetthekacco, ānanda, bhikkhu parinibbāyeyya, apetthekacco bhikkhu na parinibbāyeyyāti. ''Ko nu kho, bhante, hetu ko paccayo yenapetthekacco bhikkhu parinibbāyeyya, apetthekacco bhikkhu na parinibbāyeyyāti? ''idhānanda, bhikkhu evaṃ paṭipanno hoti : 'no cassa, no ca me siyā na bhavissati, na me bhavissati yadatthi, yaṃ bhūtaṃ : taṃ pajahāmīti. Evaṃ upekkhaṃ paṭilabhati. So taṃ upekkhaṃ abhinandati, abhivadati, ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ upekkhaṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato tannissitaṃ hoti viññāṇaṃ tadupādānaṃ. Saupādāno, ānanda, bhikkhu na parinibbāyatīti. ''Kahaṃ pana so, bhante, bhikkhu upādiyamāno upādiyatīti? ''nevasaññānāsaññāyatanaṃ, ānandāti. ''Upādānaseṭṭhaṃ kira so, bhante, bhikkhu upādiyamāno upādiyatīti? ''upādānaseṭṭhañhi so, ānanda, bhikkhu upādiyamāno upādiyati. Upādānaseṭṭhañhetaṃ, ānanda, yadidaṃ : nevasaññānāsaññāyatanaṃ.

72. ''Idhānanda, bhikkhu evaṃ paṭipanno hoti : 'no cassa, no ca me siyā na bhavissati, na me bhavissati yadatthi, yaṃ bhūtaṃ : taṃ pajahāmīti. Evaṃ upekkhaṃ paṭilabhati. So taṃ upekkhaṃ nābhinandati, nābhivadati, na ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ upekkhaṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato na tannissitaṃ hoti viññāṇaṃ na tadupādānaṃ. Anupādāno, ānanda, bhikkhu parinibbāyatīti.

73. ''Acchariyaṃ, bhante, abbhutaṃ, bhante! nissāya nissāya kira no, bhante, bhagavatā oghassa nittharaṇā akkhātā. Katamo pana, bhante, ariyo vimokkhoti? ''idhānanda, bhikkhu ariyasāvako iti paṭisañcikkhati : 'ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā ye ca diṭṭhadhammikā rūpā, ye ca samparāyikā rūpā yā ca diṭṭhadhammikā rūpasaññā, yā ca samparāyikā rūpasaññā yā ca āneñjasaññā, yā ca ākiñcaññāyatanasaññā , yā ca nevasaññānāsaññāyatanasaññā : esa sakkāyo yāvatā sakkāyo. Etaṃ amataṃ yadidaṃ anupādā cittassa vimokkho. Iti, kho, ānanda, desitā mayā āneñjasappāyā paṭipadā, desitā ākiñcaññāyatanasappāyā paṭipadā, desitā nevasaññānāsaññāyatanasappāyā paṭipadā, desitā nissāya nissāya oghassa nittharaṇā, desito ariyo vimokkho. Yaṃ kho, ānanda, satthārā karaṇīyaṃ sāvakānaṃ hitesinā anukampakena anukampaṃ upādāya, kataṃ vo taṃ mayā. Etāni, ānanda, rukkhamūlāni, etāni suññāgārāni. Jhāyathānanda, mā pamādattha, mā pacchā vippaṭisārino ahuvattha. Ayaṃ vo amhākaṃ anusāsanīti. Idamavoca Bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.

Āneñjasappāyasuttaṃ niṭṭhitaṃ chaṭṭhaṃ.

106. Āneñjasappāyasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

66. Evaṃ me sutanti āneñjasappāyasuttaṃ. Tattha aniccāti hutvā abhāvaṭṭhena aniccā. Kāmāti vatthukāmāpi kilesakāmāpi. Tucchāti niccasāradhuvasāraattasāravirahitattā rittā, na pana natthīti gahetabbā. Na hi tucchamuṭṭhīti vutte muṭṭhi nāma natthīti vuttaṃ hoti. Yassa pana abbhantare kiñci natthi, so vuccati tuccho. Musāti nāsanakā. Mosadhammāti nassanasabhāvā, khettaṃ viya vatthu viya hiraññasuvaṇṇaṃ viya ca na paññāyittha, katipāheneva supinake diṭṭhā viya nassanti na paññāyanti. Tena vuttaṃ ‘‘mosadhammā’’ti, māyākatametanti yathā māyāya udakaṃ maṇīti katvā dassitaṃ, badaripaṇṇaṃ kahāpaṇoti katvā dassitaṃ, aññaṃ vā pana evarūpaṃ dassanūpacāre ṭhitasseva tathā paññāyati, upacārātikkamato paṭṭhāya pākatikameva paññāyati. Evaṃ kāmāpi ittarapaccupaṭṭhānaṭṭhena ‘‘māyākata’’nti vuttā. Yathā ca māyākāro udakādīni maṇiādīnaṃ vasena dassento vañceti, evaṃ kāmāpi aniccādīni niccādisabhāvaṃ dassentā vañcentīti vañcanakaṭṭhenapi ‘‘māyākata’’nti vuttā. Bālalāpananti mayhaṃ putto, mayhaṃ dhītā, mayhaṃ hiraññaṃ mayhaṃ suvaṇṇanti evaṃ bālānaṃ lāpanato bālalāpanaṃ. Diṭṭhadhammikā kāmāti mānusakā pañca kāmaguṇā. Samparāyikāti te ṭhapetvā avasesā. Diṭṭhadhammikā. Kāmasaññāti mānusake kāme ārabbha uppannasaññā. Ubhayametaṃ māradheyyanti ete kāmā ca kāmasaññā ca ubhayampi māradheyyaṃ. Yehi ubhayametaṃ gahitaṃ, tesañhi upari māro vasaṃ vatteti. Taṃ sandhāya ‘‘ubhayametaṃ māradheyya’’nti vuttaṃ.

Mārassesa visayotiādīsupi yathā coḷassa visayo coḷavisayo, paṇḍassa visayo paṇḍavisayo, saṃvarānaṃ visayo saṃvaravisayoti pavattanaṭṭhānaṃ visayoti vuccati, evaṃ yehi ete kāmā gahitā, tesaṃ upari māro vasaṃ vatteti. Taṃ sandhāya mārassesa visayoti vuttaṃ. Pañca pana kāmaguṇe nivāpabījaṃ viya vippakiranto māro gacchati. Yehi pana te gahitā, tesaṃ upari māro vasaṃ vatteti. Taṃ sandhāya mārassesa nivāpoti vuttaṃ. Yathā ca yattha hatthiādayo vasaṃ vattenti, so hatthigocaro assagocaro ajagocaroti vuccati, evaṃ yehi ete kāmā gahitā, tesu māro vasaṃ vatteti. Taṃ sandhāya mārassesa gocaroti vuttaṃ.

Etthāti etesu kāmesu. Mānasāti cittasambhūtā. Tattha siyā – duvidhe tāva kāme ārabbha abhijjhānalakkhaṇā abhijjhā, karaṇuttariyalakkhaṇo sārambho ca uppajjatu, byāpādo kathaṃ uppajjatīti? Mamāyite vatthusmiṃ acchinnepi socanti, acchijjantepi socanti, acchinnasaṅkinopi socanti, yo evarūpo cittassa āghātoti evaṃ uppajjati. Teva ariyasāvakassāti te ariyasāvakassa. Vakāro āgamasandhimattaṃ hoti. Idha manusikkhatoti imasmiṃ sāsane sikkhantassa te tayopi kilesā antarāyakarā honti. Abhibhuyya lokanti kāmalokaṃ abhibhavitvā. Adhiṭṭhāya manasāti jhānārammaṇacittena adhiṭṭhahitvā. Aparittanti kāmāvacaracittaṃ parittaṃ nāma, tassa paṭikkhepena mahaggataṃ aparittaṃ nāma. Pamāṇantipi kāmāvacarameva, rūpāvacaraṃ arūpāvacaraṃ appamāṇaṃ. Subhāvitanti pana etaṃ kāmāvacarādīnaṃ nāmaṃ na hoti, lokuttarassevetaṃ nāmaṃ. Tasmā etassa vasena aparittaṃ appamāṇaṃ subhāvitanti sabbaṃ lokuttarameva vaṭṭati.

Tabbahulavihārinoti kāmapaṭibāhanena tameva paṭipadaṃ bahulaṃ katvā viharantassa. Āyatane cittaṃ pasīdatīti kāraṇe cittaṃ pasīdati. Kiṃ panettha kāraṇaṃ? Arahattaṃ vā, arahattassa vipassanaṃ vā, catutthajjhānaṃ vā, catutthajjhānassa upacāraṃ vā. Sampasāde satīti ettha duvidho sampasādo adhimokkhasampasādo ca paṭilābhasampasādo ca. Arahattassa hi vipassanaṃ paṭṭhapetvā viharato mahābhūtādīsu upaṭṭhahantesu yenime nīhārena mahābhūtā upaṭṭhahanti, upādārūpā upaṭṭhahanti nāmarūpā upaṭṭhahanti, paccayā sabbathā upaṭṭhahanti, lakkhaṇārammaṇā vipassanā upaṭṭhahati, ajjeva arahattaṃ gaṇhissāmīti appaṭiladdheyeva āsā santiṭṭhati, adhimokkhaṃ paṭilabhati. Tatiyajjhānaṃ vā pādakaṃ katvā catutthajjhānatthāya kasiṇaparikammaṃ karontassa nīvaraṇavikkhambhanādīni samanupassato yenime nīhārena nīvaraṇā vikkhambhanti, kilesā sannisīdanti, sati santiṭṭhati, saṅkhāragataṃ vā vibhūtaṃ pākaṭaṃ hutvā dibbacakkhukassa paraloko viya upaṭṭhāti, cittuppādo lepapiṇḍe laggamāno viya upacārena samādhiyati, ajjeva catutthajjhānaṃ nibbattessāmīti apaṭiladdheyeva āsā santiṭṭhati, adhimokkhaṃ paṭilabhati. Ayaṃ adhimokkhasampasādo nāma. Tasmiṃ sampasāde sati. Yo pana arahattaṃ vā paṭilabhati catutthajjhānaṃ vā, tassa cittaṃ vippasannaṃ hotiyeva. Idha pana ‘‘āyatane cittaṃ pasīdatī’’ti vacanato arahattavipassanāya ceva catutthajjhānūpacārassa ca paṭilābho paṭilābhasampasādoti veditabbo. Vipassanā hi paññāya adhimuccanassa kāraṇaṃ, upacāraṃ āneñjasamāpattiyā.

Etarahi vā āneñjaṃ samāpajjati. Paññāya vā adhimuccatīti ettha etarahi vā paññāya adhimuccati, āneñjaṃ vā samāpajjatīti evaṃ padaparivattanaṃ katvā attho veditabbo. Idañhi vuttaṃ hoti – tasmiṃ sampasāde sati etarahi vā paññāya adhimuccati, arahattaṃ sacchikarotīti attho. Taṃ anabhisambhuṇanto āneñjaṃ vā samāpajjati, atha vā paññāya vā adhimuccatīti arahattamaggaṃ bhāveti, taṃ anabhisambhuṇanto āneñjaṃ vā samāpajjati. Arahattamaggaṃ bhāvetuṃ asakkonto etarahi catusaccaṃ vā sacchikaroti. Taṃ anabhisambhuṇanto āneñjaṃ vā samāpajjatīti.

Tatrāyaṃ nayo – idha bhikkhu tatiyajjhānaṃ pādakaṃ katvā catutthajjhānassa kasiṇaparikammaṃ karoti. Tassa nīvaraṇā vikkhambhanti, sati santiṭṭhati, upacārena cittaṃ samādhiyati. So rūpārūpaṃ parigaṇhāti, paccayaṃ pariggaṇhāti, lakkhaṇārammaṇikaṃ vipassanaṃ vavatthapeti, tassa evaṃ hoti – ‘‘upacārena me jhānaṃ visesabhāgiyaṃ bhaveyya, tiṭṭhatu visesabhāgiyatā, nibbedhabhāgiyaṃ naṃ karissāmī’’ti vipassanaṃ vaḍḍhetvā arahattaṃ sacchikaroti. Ettakenassa kiccaṃ kataṃ nāma hoti. Arahattaṃ sacchikātuṃ asakkonto pana tato osakkitamānaso antarā na tiṭṭhati, catutthajjhānaṃ samāpajjatiyeva. Yathā kiṃ? Yathā puriso ‘‘vanamahiṃsaṃ ghātessāmī’’ti sattiṃ gahetvā anubandhanto sace taṃ ghāteti, sakalagāmavāsino tosessati, asakkonto pana antarāmagge sasagodhādayo khuddakamige ghātetvā kājaṃ pūretvā etiyeva.

Tattha purisassa sattiṃ gahetvā vanamahiṃsānubandhanaṃ viya imassa bhikkhuno tatiyajjhānaṃ pādakaṃ katvā catutthajjhānassa parikammakaraṇaṃ, vanamahiṃsaghātanaṃ viya – ‘‘nīvaraṇavikkhambhanādīni samanupassato visesabhāgiyaṃ bhaveyya, tiṭṭhatu visesabhāgiyatā, nibbedhabhāgiyaṃ naṃ karissāmī’’ti vipassanaṃ vaḍḍhetvā arahattassa sacchikaraṇaṃ, mahiṃsaṃ ghātetuṃ asakkontassa antarāmagge sasagodhādayo khuddakamige ghātetvā kājaṃ pūretvā gamanaṃ viya arahattaṃ sacchikātuṃ asakkontassa, tato osakkitvā catutthajjhānasamāpajjanaṃ veditabbaṃ. Maggabhāvanā catusaccasacchikiriyāyojanāsupi eseva nayo.

Idāni arahattaṃ sacchikātuṃ asakkontassa nibbattaṭṭhānaṃ dassento kāyassa bhedātiādimāha. Tattha yanti yena kāraṇena taṃ saṃvattanikaṃ viññāṇaṃ assa āneñjūpagaṃ, taṃ kāraṇaṃ vijjatīti attho. Ettha ca taṃsaṃvattanikanti tassa bhikkhuno saṃvattanikaṃ. Yena vipākaviññāṇena so bhikkhu saṃvattati nibbattati, taṃ viññāṇaṃ. Āneñjūpaganti kusalāneñjasabhāvūpagataṃ assa, tādisameva bhaveyyāti attho. Keci kusalaviññāṇaṃ vadanti. Yaṃ tassa bhikkhuno saṃvattanikaṃ upapattihetubhūtaṃ kusalaviññāṇaṃ āneñjūpagataṃ assa, vipākakālepi tannāmakameva assāti attho. So panāyamattho – ‘‘puññaṃ ce saṅkhāraṃ abhisaṅkharoti, puññūpagaṃ hoti viññāṇaṃ. Apuññaṃ ce saṅkhāraṃ abhisaṅkhāroti, apuññupagaṃ hoti viññāṇaṃ. Āneñjaṃ ce saṅkhāraṃ abhisaṅkharoti, āneñjūpagaṃ hoti viññāṇa’’nti (saṃ. ni. 2.51) iminā nayena veditabbo. Āneñjasappāyāti āneñjassa catutthajjhānassa sappāyā. Na kevalañca sā āneñjasseva, upari arahattassāpi sappāyāva upakārabhūtāyevāti veditabbā. Iti imasmiṃ paṭhamakaāneñje samādhivasena osakkanā kathitā.

67. Iti paṭisañcikkhatīti catutthajjhānaṃ patvā evaṃ paṭisañcikkhati. Ayañhi bhikkhu heṭṭhimena bhikkhunā paññavantataro tassa ca bhikkhuno attano cāti dvinnampi kammaṭṭhānaṃ ekato katvā sammasati. Tabbahulavihārinoti rūpapaṭibāhanena tameva paṭipadaṃ bahulaṃ katvā viharantassa. Āneñjaṃ samāpajjatīti ākāsānañcāyatānāneñjaṃ samāpajjati. Sesaṃ purimasadisameva. Yathā ca idha, evaṃ sabbattha visesamattameva pana vakkhāma. Iti imasmiṃ dutiyaāneñje vipassanāvasena osakkanā kathitā, ‘‘yaṃkiñci rūpa’’nti evaṃ vipassanāmaggaṃ dassentena kathitāti attho.

Iti paṭisañcikkhatīti ākāsānañcāyatanaṃ patvā evaṃ paṭisañcikkhati. Ayañhi heṭṭhā dvīhi bhikkhūhi paññavantataro tesañca bhikkhūnaṃ attano cāti tiṇṇampi kammaṭṭhānaṃ ekato katvā sammasati. Ubhayametaṃ aniccanti ettha aṭṭha ekekakoṭṭhāsā diṭṭhadhammikasamparāyikavasena pana saṅkhipitvā ubhayanti vuttaṃ. Nālaṃ abhinanditunti taṇhādiṭṭhivasena abhinandituṃ na yuttaṃ. Sesapadadvayepi eseva nayo. Tabbahulavihārinoti kāmapaṭibāhanena ca rūpapaṭibāhanena ca tameva paṭipadaṃ bahulaṃ katvā viharantassa. Āneñjaṃ samāpajjatīti viññāṇañcāyatanāneñjaṃ samāpajjati. Imasmiṃ tatiyaāneñje vipassanāvasena osakkanā kathitā.

68. Iti paṭisañcikkhatīti viññāṇañcāyatanaṃ patvā evaṃ paṭisañcikkhati. Ayañhi heṭṭhā tīhi bhikkhūhi paññavantataro tesañca bhikkhūnaṃ attano cāti catunnampi kammaṭṭhānaṃ ekato katvā sammasati. Yatthetā aparisesā nirujjhantīti yaṃ ākiñcaññāyatanaṃ patvā etā heṭṭhā vuttā sabbasaññā nirujjhanti. Etaṃ santaṃ etaṃ paṇītanti etaṃ aṅgasantatāya ārammaṇasantatāya ca santaṃ, atappakaṭṭhena paṇītaṃ. Tabbahulavihārinoti tāsaṃ saññānaṃ paṭibāhanena tameva paṭipadaṃ bahulaṃ katvā viharantassa. Imasmiṃ paṭhamākiñcaññāyatane samādhivasena osakkanā kathitā.

Iti paṭisañcikkhatīti viññāṇañcāyatanameva patvā evaṃ paṭisañcikkhati. Ayañhi heṭṭhā catūhi bhikkhūhi paññavantataro tesañca bhikkhūnaṃ attano cāti pañcannampi kammaṭṭhānaṃ ekato katvā sammasati. Attena vā attaniyena vāti ahaṃ mamāti gahetabbena suññaṃ tucchaṃ rittaṃ. Evamettha dvikoṭikā suññatā dassitā. Tabbahulavihārinoti heṭṭhā vuttapaṭipadañca imañca suññatapaṭipadaṃ bahulaṃ katvā viharantassa. Imasmiṃ dutiyākiñcaññāyatane vipassanāvasena osakkanā kathitā.

70. Iti paṭisañcikkhatīti viññāṇañcāyatanameva patvā evaṃ paṭisañcikkhati. Ayañhi heṭṭhā pañcahi bhikkhūhi paññavantataro tesañca bhikkhūnaṃ attano cāti channampi kammaṭṭhānaṃ ekato katvā sammasati. Nāhaṃ kvacani kassaci kiñcanatasmiṃ, na ca mama kvacani kismiñci kiñcanaṃ natthīti ettha pana catukoṭikā suññatā kathitā. Kathaṃ? Ayañhi nāhaṃ kvacanīti kvaci attānaṃ na passati, kassaci kiñcanatasminti attano attānaṃ kassaci parassa kiñcanabhāve upanetabbaṃ na passati, attano bhātiṭṭhāne bhātaraṃ sahāyaṭṭhāne sahāyaṃ parikkhāraṭṭhāne vā parikkhāraṃ maññitvā upagantvā upanetabbaṃ na passatīti attho. Na ca mama kvacanīti ettha mama – saddaṃ tāva ṭhapetvā na ca kvacani parassa ca attānaṃ kvaci na passatīti ayamattho. Idāni mama – saddaṃ āharitvā mama kismiñci kiñcanaṃ natthīti so parassa attā mama kismiñci kiñcanabhāve atthīti na passati. Attano bhātiṭṭhāne bhātaraṃ sahāyaṭṭhāne sahāyaṃ parikkhāraṭṭhāne vā parikkhāranti kismiñci ṭhāne parassa attānaṃ iminā kiñcanabhāvena upanetabbaṃ na passatīti attho. Evamayaṃ yasmā neva katthaci attānaṃ passati, na taṃ parassa kiñcanabhāve upanetabbaṃ passati, na parassa attānaṃ passati, na parassa attānaṃ attano kiñcanabhāve upanetabbaṃ passati, tasmā ayaṃ suññatā catukoṭikāti veditabbā. Tabbahulavihārinoti heṭṭhā vuttappaṭipadaṃ imaṃ catukoṭisuññatañca bahulaṃ katvā viharantassa. Imasmiṃ tatiyākiñcaññāyatanepi vipassanāvaseneva osakkanā kathitā.

Iti paṭisañcikkhatīti ākiñcaññāyatanaṃ patvā evaṃ paṭisañcikkhati. Ayañhi heṭṭhā chahi bhikkhūhi paññavantataro tesañca bhikkhūnaṃ attano cāti sattannampi kammaṭṭhānaṃ ekato katvā sammasati. Yatthetā aparisesā nirujjhantīti yaṃ nevasaññānāsaññāyatanaṃ patvā ettha etā heṭṭhā vuttā sabbasaññā nirujjhanti. Tabbahulavihārinoti tāsaṃ saññānaṃ paṭibāhanena tameva paṭipadaṃ bahulaṃ katvā viharantassa. Imasmiṃ nevasaññānāsaññāyatane samādhivasena osakkanā kathitā.

71. No cassa no ca me siyāti sace mayhaṃ pubbe pañcavidhaṃ kammavaṭṭaṃ na āyūhitaṃ assa, yaṃ me idaṃ etarahi evaṃ pañcavidhaṃ vipākavaṭṭaṃ etaṃ me na siyā nappavatteyyāti attho. Na bhavissatīti sace etarahi pañcavidhaṃ kammavaṭṭaṃ āyūhitaṃ na bhavissati. Na me bhavissatīti tasmiṃ asati anāgate me pañcavidhaṃ vipākavaṭṭaṃ na bhavissati. Yadatthi yaṃ bhūtaṃ taṃ pajahāmīti yaṃ atthi yaṃ bhūtaṃ etarahi khandhapañcakaṃ, taṃ pajahāmi. Evaṃ upekkhaṃ paṭilabhatīti so bhikkhu evaṃ vipassanupekkhaṃ labhatīti attho.

Parinibbāyeyya nu kho so, bhante, bhikkhu na vā parinibbāyeyyāti kiṃ pucchāmīti pucchati, tatiyajjhānaṃ pādakaṃ katvā ṭhitassa arahattampi osakkanāpi paṭipadāpi paṭisandhipi kathitā, tathā catutthajjhānādīni pādakāni katvā ṭhitānaṃ, nevasaññānāsaññāyatanaṃ pādakaṃ katvā ṭhitassa na kiñci kathitaṃ, taṃ pucchāmīti pucchati. Apetthāti api ettha. So taṃ upekkhaṃ abhinandatīti so taṃ vipassanupekkhaṃ taṇhādiṭṭhiabhinandanāhi abhinandati. Sesapadadvayepi eseva nayo. Tannissitaṃ hoti viññāṇanti viññāṇaṃ vipassanānissitaṃ hoti. Tadupādānanti yaṃ nikantiviññāṇaṃ, taṃ tassa upādānaṃ nāma gahaṇaṃ nāma hoti. Saupādānoti sagahaṇo. Na parinibbāyatīti vipassanāya sālayo bhikkhu mama sāsane na parinibbāyati. Yo pana vihārapariveṇaupaṭṭhākādīsu sālayo, tasmiṃ vattabbameva natthīti dasseti. Kahaṃ panāti? Kattha pana? Upādiyamāno upādiyatīti paṭisandhiṃ gaṇhamāno gaṇhāti. Upādānaseṭṭhaṃ kira so, bhanteti, bhante, so kira bhikkhu gahetabbaṭṭhānaṃ seṭṭhaṃ uttamaṃ bhavaṃ upādiyati, seṭṭhabhave paṭisandhiṃ gaṇhātīti attho. Iminā tassa bhikkhuno paṭisandhi kathitā. Idānissa arahattaṃ kathetuṃ idhānandātiādimāha.

73. Nissāya nissāyāti taṃ taṃ samāpattiṃ nissāya. Oghassa nittharaṇā akkhātāti oghataraṇaṃ kathitaṃ, tatiyajjhānaṃ pādakaṃ katvā ṭhitabhikkhuno oghanittharaṇā kathitā…pe… nevasaññānāsaññāyatanaṃ pādakaṃ katvā ṭhitabhikkhuno oghanittharaṇā kathitāti vadati.

Katamo pana, bhante, ariyo vimokkhoti idha kiṃ pucchati? Samāpattiṃ tāva padaṭṭhānaṃ katvā vipassanaṃ vaḍḍhetvā arahattaṃ gaṇhanto bhikkhu nāvaṃ vā uḷumpādīni vā nissāya mahoghaṃ taritvā pāraṃ gacchanto viya na kilamati. Sukkhavipassako pana pakiṇṇakasaṅkhāre sammasitvā arahattaṃ gaṇhanto bāhubalena sotaṃ chinditvā pāraṃ gacchanto viya kilamati. Iti imassa sukkhavipassakassa arahattaṃ pucchāmīti pucchati. Ariyasāvakoti sukkhavipassako ariyasāvako. Ayañhi heṭṭhā aṭṭhahi bhikkhūhi paññavantataro tesañca bhikkhūnaṃ attano cāti navannampi kammaṭṭhānaṃ ekato katvā sammasati. Esa sakkāyo yāvatā sakkāyoti yattako tebhūmakavaṭṭasaṅkhāto sakkāyo nāma atthi, sabbopi so esa sakkāyo, na ito paraṃ sakkāyo atthīti paṭisañcikkhati.
 

Etaṃ amataṃ yadidaṃ anupādā cittassa vimokkhoti yo panesa cittassa anupādāvimokkho nāma, etaṃ amataṃ etaṃ santaṃ etaṃ paṇītanti paṭisañcikkhati. Aññattha ca ‘‘anupādā cittassa vimokkho’’ti nibbānaṃ vuccati. Imasmiṃ pana sutte sukkhavipassakassa arahattaṃ kathitaṃ. Sesaṃ sabbattha uttānameva.

Kevalaṃ pana imasmiṃ sutte sattasu ṭhānesu osakkanā kathitā, aṭṭhasu ṭhānesu paṭisandhi, navasu ṭhānesu arahattaṃ kathitanti veditabbaṃ. Kathaṃ? Tatiyaṃ jhānaṃ tāva pādakaṃ katvā ṭhitassa bhikkhuno osakkanā kathitā, paṭisandhi kathitā, arahattaṃ kathitaṃ, tathā catutthajjhānaṃ, tathā ākāsānañcāyatanaṃ. Viññāṇañcāyatanaṃ pana padaṭṭhānaṃ katvā ṭhitānaṃ tiṇṇaṃ bhikkhūnaṃ osakkanā kathitā, paṭisandhi kathitā, arahattaṃ kathitaṃ. Tathā ākiñcaññāyatanaṃ pādakaṃ katvā ṭhitassa bhikkhuno. Nevasaññānāsaññāyatanaṃ pādakaṃ katvā ṭhitassa pana osakkanā natthi, paṭisandhi pana arahattañca kathitaṃ. Sukkhavipassakassa arahattameva kathitanti. Evaṃ sattasu ṭhānesu osakkanā kathitā, aṭṭhasu ṭhānesu paṭisandhi, navasu ṭhānesu arahattaṃ kathitanti veditabbaṃ. Imañca pana sattasu ṭhānesu osakkanaṃ aṭṭhasu paṭisandhiṃ navasu arahattaṃ samodhānetvā kathentena imaṃ āneñjasappāyasuttaṃ sukathitaṃ nāma hotīti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Āneñjasappāyasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.