![]() |
![]() |
NGỠ LÀ KHÔNG ĐÁNG KỂ VẬY MÀ ĐÁNG KỂ _ Kinh Danh (Nāmasuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THẮNG (S.i, 39) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 21.8.2021 Thứ bảy, 21/08/2021, 15:24 GMT+7 Lớp Phật Pháp Buddhadhamma Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA Bài học ngày 21.8.2021 NGỠ LÀ KHÔNG ĐÁNG KỂ VẬY MÀ ĐÁNG KỂ Kinh Danh (Nāmasuttaṃ) (CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THẮNG) (S.i, 39) ![]() Có những thứ trong đời thoạt nghe thì rất tầm thường bé nhỏ nhưng khi xét kỹ thì lại ảnh hưởng rộng lớn vô cùng. Những câu hỏi trong bài kinh nầy mới nghe dường như nói về cái gì phi thường chưa từng được biết: cái gì trên tất cả, bao trùm tất cả? Thế nhưng câu trả lời của Bậc Đại Giác khiến chúng ta bất ngờ: chính là tên gọi. Trước khi biết thực tướng thì phải có tên gọi. Dù đó là bản thể hay thi thiết, vô vi hay hữu vi, hữu danh hữu thực hoặc hữu danh vô thực. Tên gọi để lại ấn tượng ban đầu mà ngay cả cái tên dường như vô nghĩa là “vô danh”. Tên gọi là tục đế, chế định, quy ước nhưng không vì vậy mà vô nghĩa. Đức Phật trả lời do duyên câu hỏi được nêu nhưng không vì sự đối ứng mà không mang ý nghĩa để chiêm nghiệm. Nhận biết ảnh hưởng thật sự của cái gì đó thì chúng ta sẽ không rơi vào trường hợp quá nặng lòng hay quá xem thường. Thái độ đó thật sự cần cho cuộc sống.
![]() nāma = định danh, tên gọi sabba = tất cả addhabhavi = (abhibhavati) = thù thắng bhiyyo = vượt trội, cao hơn vijjati = tìm thấy, tồn tại ekadhamma = một pháp, tự nó, chính riêng pháp ấy sabbeva (sabba+eva) = tất cả vasamanvagū (vasa= anvagū) = chi phối, ảnh hưởng, kiểm soát. ![]() Tên gọi hay định danh tuy chỉ là thi thiết nhưng có sức chi phối tất cả pháp. Pháp tồn tại do nhận thức. Sự nhận thức khởi sự từ tên gọi. Sớ giải đề cập đến hai trường hợp định danh: Một là gọi do đặc tính tự nhiên (opapātikena) _ thí dụ: bánh xèo, bánh phồng; hai là do đơn thuần đặt định mà không có nghĩa gì (kittimena) _ thí dụ: bánh bò, bánh nậm. Hoặc ngay cả trường hợp gọi cái gì đó “vô danh” (anāmakotveva tassa nāmaṃ hoti) thì cũng là tên gọi. Nói một cách ngắn gọn tên gọi là quy định pháp nào đó để nhận biết. Nhận biết là năng tri, cái được biết là sở tri. Sở tri của tâm thức tạo thành thế giới muôn màu muôn vẻ khởi sự từ tên gọi, xác lập phạm trù do tên gọi, tạo thành ấn tượng sơ khởi từ tên gọi. Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng -ooOoo- 1. Nāmasuttaṃ [Mūla] 61. ‘‘Kiṃsu sabbaṃ addhabhavi [anvabhavi (sī.)], kismā bhiyyo na vijjati; Kissassu ekadhammassa, sabbeva vasamanvagū’’ti [vasamaddhagū (ka.)]. ‘‘Nāmaṃ sabbaṃ addhabhavi, nāmā bhiyyo na vijjati; Nāmassa ekadhammassa, sabbeva vasamanvagū’’ti. 1. Nāmasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā] 61. Addhavaggassa paṭhame nāmaṃ sabbaṃ addhabhavīti nāmaṃ sabbaṃ abhibhavati anupatati. Opapātikena vā hi kittimena vā nāmena mutto satto vā saṅkhāro vā natthi. Yassapi hi rukkhassa vā pāsāṇassa vā ‘‘idaṃ nāma nāma’’nti na jānanti, anāmakotveva tassa nāmaṃ hoti. Paṭhamaṃ. |