- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya
Bài học ngày 5.5.2020
142. Kinh Phân Biệt Cúng Dường
(Dakkhiṇāvibhaṅga Sutta)
THẾ NÀO LÀ CÚNG DƯỜNG THÙ THẮNG
Dakkhiṇā thường được dịch là cúng dường có nghĩa là sự bố thí cao trọng tác thành phước sự. Bài kinh nầy ghi lại câu chuyện đặc biệt liên quan tới cuộc đời của Đức Phật. Di mẫu Mahāpajāpatī Gotamī vừa là dì ruột vừa là kế mẫu của Đức Thế Tôn. Bà là người đã tự thân chăm sóc dưỡng nuôi thái tử Siddattha từ lúc sơ sinh với tất cả sự thương yêu hơn cả con đẻ của mình. Sau nầy hiểu đạo và chứng sơ quả bà mang một bộ y cúng dường Đức Phật. Thay vị thọ nhận, Bậc Đạo Sư khuyên nên cúng dường đến tăng chúng. Pháp thoại của Đức Phật là những phân tích sâu xa về thế nào là những cúng dường với nhiều phúc quả khác nhau.
661. Thương kính Phật với tấm lòng của bà mẹ
Khi Đức Thế Tôn về thăm cố hương trong số những người trông mong chờ đợi được gặp lại Ngài phải nói tới Di mẫu Mahāpajāpatī Gotamī. Bà dùng đôi bàn tay ngà ngọc của mình để trồng bông vải, tự dệt, tự cắt may thành y ca sa cúng dâng Đức Phật:
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú giữa dòng họ Sakka (Thích-Ca), ở Kapilavatthu (Ca-ty-la-vệ), tại tinh xá Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên). Rồi Mahāpajāpatī Gotamī (Củ đàm Nữ Ma-ha-ba-xà-bà-đề), đem theo một cặp y mới, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Mahāpajāpatī Gotamī bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, cặp y mới này do con cắt và dệt đặc biệt cho Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn vì lòng từ mẫn hãy nhận lấy cho con.
Khi được nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Mahāpajāpatī Gotamī:
-- Này Gotamī, hãy cúng dường Tăng chúng. Bà cúng dường Tăng chúng, thời Ta sẽ được cung kính, và cả Tăng chúng cũng vậy.
Lần thứ hai, Mahāpajāpatī Gotamī bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, cặp y mới này do con cắt và dệt.. hãy nhận lấy cho con.
Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Mahāpajāpatī Gotamī:
-- Này Gotamī, hãy cúng dường Tăng chúng.. và cả Tăng chúng cũng vậy.
Lần thứ ba, Mahāpajāpatī Gotamī bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, cặp y mới này do con cắt và dệt ... hãy nhận lấy cho con.
Lần thứ ba, Thế Tôn nói với Mahāpajāpatī Gotamī :
-- Này Gotami, hãy cúng dường Tăng chúng... và cả tăng chúng cũng vậy.
Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:
-- Thế Tôn hãy nhận cặp y mới cho Mahāpajāpatī Gotamī! Bạch Thế Tôn, Mahāpajāpatī Gotamī đã giúp ích nhiều cho Thế Tôn, là thúc mẫu, là dưỡng mẫu, đã nuôi dưỡng Thế Tôn, đã cho Thế Tôn bú sữa, vì rằng sau khi sanh thân mẫu của Thế Tôn mệnh chung, chính bà đã cho Thế Tôn bú sữa. Bạch Thế Tôn, và Thế Tôn cũng giúp ích nhiều cho Mahāpajāpatī Gotamī. Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahāpajāpatī Gotamī đã quy y Phật, quy Pháp, quy y Tăng. Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahāpajāpatī từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say các loại rượu đem lại. Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahāpajāpatī Gotamī có đầy đủ lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật, đầy đủ lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, đầy đủ lòng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, đầy đủ các giới luật làm bậc Thánh hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahāpajāpatī Gotamī không còn nghi ngờ đối với Khổ, không còn nghi ngờ đối với Khổ tập, không còn nghi ngờ đối với Khổ diệt, không còn nghi ngờ đối với con Ðường đưa đến khổ diệt. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn cũng đã giúp ích nhiều cho Mahāpajāpatī Gotamī.
662. Thương mẹ với tấm lòng của Phật
Đức Phật thay vì làm di mẫu hoan hỷ bằng cách đơn giản là thọ nhận, Ngài đã hướng dẫn bà với những bài học quan trọng theo chánh pháp:
Người thi ân và báo ân trong ý nghĩa cao đẹp nhất
-- Thật là như vậy, này Ānanda! Thật là như vậy, này Ānanda! Này Ānanda, nếu do nhờ một người, mà một người khác được quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia về đảnh lễ, đứng đậy, chấp tay, về làm những việc thích hợp và về dâng cúng các sự cúng dường như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
Nếu do nhờ một người mà một người khác từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say các loại rượu men, rượu nấu, thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia... dược phẩm trị bệnh.
Này Ānanda, nếu do nhờ một người mà một người khác đầy đủ tịnh tín bất động đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng, đầy đủ các giới luật, thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia... dược phẩm trị bệnh.
Này Ānanda, nếu do nhờ một người mà một người khác không có nghi ngờ đối với Khổ, không có nghi ngờ đối với Khổ tập, không có nghi ngờ đối với Khổ diệt, không có khi ngờ đối với con Ðường đưa đến khổ diệt, thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia... dược phẩm trị bệnh.
Những đối tượng cúng dường và phúc quả dị biệt
Này Ānanda, có mười bốn loại cúng dường phân loại theo hạng người. Bố thí các đức Như Lai, bậc A- la-hán, Chánh Ðẳng Giác, là cúng dường thứ nhất, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị Ðộc Giác Phật, là cúng dường thứ hai, phân loại theo hạng người. Bố thí các bậc A-la-hán, đệ tử Như Lai, là cúng dường thứ ba, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả A-la-hán là cúng dường thứ tư, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị chứng quả Bất lai, là cúng dường thứ năm, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả Bất lai là cúng dường thứ sáu, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị chứng quả Nhất lai là cúng dường thứ bảy, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả Nhất lai là cúng dường thứ tám, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị chứng quả Dự lưu là cúng dường thứ chín, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả Dự lưu là cúng dường thứ mười, phân loại theo hạng người. Bố thí những vị ngoại học (bāhiraka) đã ly tham trong các dục vọng là cúng dường thứ mười một, phân loại theo hạng người. Bố thí những phàm phu gìn giữ giới luật là cúng dường thứ mười hai, phân loại theo hạng người. Bố thí những phàm phu theo ác giới là cúng dường thứ mười ba, phân loại theo hạng người được bố thí. Bố thí các loại bàng sanh là cúng dường thứ mười bốn, phân loại theo hạng người.
Tại đây, này Ānanda, sau khi bố thí cho các loại bàng sanh, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm phần công đức. Sau khi bố thí cho những phàm phu theo ác giới, cúng dường này có hy vọng đem lại ngàn phần công đức. Sau khi bố thí cho các phàm phu gìn giữ giới luật, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn lần công đức. Sau khi bố thí cho các người ngoại học đã ly tham trong các dục vọng, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn ức lần công đức. Sau khi bố thí cho các vị trên con đường chứng quả Dự lưu, cúng dường này có hy vọng đem lại vô số vô lượng công đức. Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Dự lưu? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả Nhất lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Nhất lai? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả Bất lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Bất lai? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả A-la-hán? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả A-la-hán đệ tử Như Lai? Còn nói gì đến những vị Ðộc Giác Phật? Còn nói gì đến các Như Lai bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác?
Bảy sự cúng dường đến Tăng chúng
Này Ānanda, có bảy loại cúng dường cho Tăng chúng. Bố thí cho cả hai Tăng chúng với đức Phật là vị cầm đầu là cúng dường Tăng chúng thứ nhất. Bố thí cho cả hai Tăng chúng, sau khi đức Phật đã nhập diệt là cúng dường Tăng chúng thứ hai. Bố thí cho chúng Tỷ-kheo Tăng là cúng dường Tăng chúng thứ ba. Bố thí cho chúng Tỷ-kheo ni là cúng dường Tăng chúng thứ tư. Bố thí và nói rằng: "Mong Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỷ-kheo và Tỷ-kheo ni như vậy", là cúng dường Tăng chúng thứ năm. Bố thí và nói rằng: "Mong rằng Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỷ-kheo như vậy", là cúng dường Tăng chúng thứ sáu. Bố thí và nói rằng: "Mong rằng Tăng chúng chỉ định cho một số Tỷ-kheo ni như vậy", là cúng dường Tăng chúng thứ bảy.
Nhưng này Ānanda, trong thời gian tương lai sẽ có những hạng chuyển tánh (gotrabhuno), với những áo cà-sa vàng xung quanh cổ, theo ác giới, ác pháp, và cuộc bố thí đối với chúng Tăng theo ác giới. Nhưng này Ānanda, khi Ta nói rằng cúng dường cho Tăng chúng là vô số và vô lượng, thời này Ānanda, Ta không có muốn nói rằng bất cứ phương tiện gì, một sự bố thí phân loại theo cá nhân lại có kết quả to lớn hơn đối với cúng dường cho Tăng chúng.
Bốn sự cúng dường trên phương diện thanh tịnh
Này Ānanda, có bốn sự thanh tịnh của các loại cúng dường. Thế nào là bốn? Này Ānanda, có loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng không bởi người nhận. Này Ānanda, có loại cúng dường được thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho. Này Ānanda, có loại cúng dường không được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận. Này Ānanda, có loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận.
Và này Ānanda, thế nào là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng không bởi người nhận? Ở đây, này Ānanda, người cho giữ giới, theo thiện pháp, còn những người nhận theo ác giới, theo ác pháp. Như vậy, này Ānanda, là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng không bởi người nhận.
Và này Ānanda, thế nào là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho? Ở đây, này Ānanda, người cho theo ác giới, theo ác pháp, còn những người nhận giữ giới, theo thiện pháp. Như vậy, này Ānanda, là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho.
Và này Ānanda, thế nào là loại cúng dường không được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận? Ở đây, này Ānanda, người cho theo ác giới, theo ác pháp, và người nhận cũng theo ác giới, theo ác pháp. Như vậy, này Ānanda, là sự cúng dường không được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận.
Và này Ānanda, thế nào là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận? Ở đây, này Ānanda, người cho giữ giới, theo thiện pháp; và người nhận cũng giữ giới, theo thiện pháp. Như vậy, này Ānanda, là sự cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận.
Này Ānanda, như vậy là bốn sự thanh tịnh của các loại cúng dường. Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Bậc Thiện Thệ sau khi nói như vậy, bậc Ðạo sư lại nói thêm:
Ai đầy đủ giới luật,
Bố thí cho ác giới;
Vật thí được đúng pháp,
Với tâm khéo hoan hỷ,
Với lòng tin vững vàng
Vào quả lớn của nghiệp,
Sự cúng dường như vậy,
Thanh tịnh bởi người cho.
Ai không giữ giới luật,
Bố thí cho thiện giới;
Vật thí không đúng pháp,
Với tâm không hoan hỷ,
Không lòng tin vững vàng,
Vào quả lớn của nghiệp,
Sự cúng dường như vậy,
Thanh tịnh bởi người nhận.
Ai không giữ giới luật,
Bố thí cho ác giới;
Vật thí không đúng pháp,
Với tâm không hoan hỷ,
Không lòng tin vững vàng,
Vào quả lớn của nghiệp,
Sự cúng dường như vậy
Cả hai không thanh tịnh.
Ai đầy đủ giới luật,
Bố thí cho thiện giới;
Vật thí được đúng pháp,
Với tâm khéo hoan hỷ,
Với lòng tin vững vàng,
Vào quả lớn của nghiệp,
Ta nói bố thí ấy
Chắc chắn có quả lớn.
Ai xuất ly tham ái
Bố thí không tham ái,
Vật thí được đúng pháp.
Với tâm khéo hoan hỷ,
Với lòng tin vững vàng,
Vào quả lớn của nghiệp,
Ta nói bố thí ấy
Là quảng đại tài thí.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 142 [tóm tắt]
Kinh Phân Biệt Cúng Dường
(Dakkhināvibhaṅga Sutta)
(M.iii, 253)
I. Có mười bốn loại cúng dường, kể theo thứ tự được công đức từ ít đến nhiều vô lượng:
1/ Bố thí cho bàng sanh.
2/ Bố thí phàm phu theo ác giới.
3/ Bố thí phàm phu giữ giới.
4/ Bố thí những vị ngoại đạo học đã ly tham dục.
5/ Bố thí những người hướng về quả Dự lưu.
6/ Bố thí những người đã chứng quả Dự lưu.
7/ Bố thí những người hướng về quả Nhất lai.
8/ Bố thí những người đã chứng quả Nhất lai.
9/ Bố thí những người hướng về quả Bất hoàn.
10/ Bố thí những người đã chứng quả Bất hoàn.
11/ Bố thí những người hướng đến quả A-la-hán.
12/ Bố thí những người đã chứng quả A-la-hán.
13/ Cúng dường các vị Độc Giác Phật.
14/ Cúng dường các đức Như Lai.
II. Lại có bảy loại cúng dường Tăng chúng, công đức lớn nhất được kể trước:
1/ Bố thí cho cả hai Tăng chúng với đức Phật cầm đầu.
2/ Bố thí cho cả hai Tăng chúng sau khi đức Phật nhập diệt.
3/ Bố thí cho chúng Tỷ-kheo.
4/ Bố thí chúng Tỷ-kheo-ni.
5/ Bố thí cho một số Tỷ-kheo và một số Tỷ-kheo-ni.
6/ Bố thí một số Tỷ-kheo.
7/ Bố thí một số Tỷ-kheo-ni.
III. Có bốn sự thanh tịnh các loại cúng dường:
1/ Có loại cúng dường thanh tịnh bởi người cho, không bởi người nhận: người cho giữ giới, người nhận không.
2/ Có loại cúng dường thanh tịnh bởi người nhận, không bởi người cho.
3/ Có loại cúng dường được thanh tịnh bởi cả hai bên: người cho, người nhận đều giữ giới.
4/ Có loại cúng dường không được thanh tịnh bởi cả hai bên: người cho, người nhận đều theo ác giới.
Bố thí cho người xuất ly tham ái, vật thí đúng pháp và người bố thí tâm hoan hỷ, có lòng tin vững vàng vào quả báo, thì đó là sự bố thí tài vật lớn nhất.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 142 [dàn ý]
Kinh Phân Biệt Cúng Dường
(Dakkhināvibhaṅga Sutta)
(M.iii, 253)
A. Duyên khởi:
Mahāpajāpatī đến cúng dường Thế Tôn một cặp y. Thế Tôn không nhận, bảo nên đem cúng dường chúng Tăng. Tôn giả nanda yêu cầu Thế Tôn nên nhận cặp y vì Mahāpajāpatī đã giúp ích nhiều cho Thế Tôn. Và Thế Tôn cũng đã giúp ích nhiều cho Mahāpajāpatī. Thế Tôn bèn thuyết giảng kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn xác nhận công đức thật vô lượng, nếu một ai giúp đỡ người khác quy y ba ngôi báu, giữ gìn giới luật, có lòng tịnh tín bất động đối với ba ngôi báu, không còn nghi ngờ đối với bốn sự thật.
II. Thế Tôn phân tích có 14 loại cúng dường phân loại theo hạng người và số lượng công đức do các loại cúng dường này đem đến.
III. Thế Tôn phân tích 7 loại cúng dường cho Tăng chúng và xác nhận cúng dường cho chúng Tăng có kết quả công đức to lớn hơn cúng dường cho cá nhân.
IV. Thế Tôn phân tích có 4 sự thanh tịnh trong các loại cúng dường.
C. Kết luận:
Thế Tôn với một số bài kệ nói lên sự thanh tịnh trong các loại cúng dường.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 142 [toát yếu]
Kinh Phân Biệt Cúng Dường
(Dakkhināvibhaṅga Sutta)
(M.iii, 253)
I. TOÁT YẾU
The Exposition of Offerings.
The Buddha enumerates fourteen kinds of personal offerings and seven kinds of offerings made to the Sangha.
Trình bày về các sự cúng dường.
Phật kể ra 14 loại cúng dường cá nhân và bảy loại cúng dường cho tập thể.
II. TÓM TẮT
Một hôm bà di mẫu của Phật đến cúng dường Ngài một cặp y mới do chính tay bà dệt đặc biệt cho Thế Tôn. Phật dạy bà hãy đem cúng dường Tăng chúng, thì cũng như cúng dường cả Phật và Tăng. Bà năn nỉ ba lần, Phật vẫn dạy như trên.
Thấy thế tôn giả A-nan xin Phật nhận cặp y vì bà Di mẫu có ơn nuôi dưỡng Ngài từ lúc sơ sinh sau khi Ma-gia hoàng hậu từ trần. Và chính Phật cũng đã giúp bà quy y Tam bảo, giữ năm giới, có lòng tin bất động đối với Phật Pháp Tăng và Giới. Chính nhờ đức Thế Tôn mà bà hết hoài nghi đối với bốn thánh đế Khổ Tập Diệt Ðạo. Ðức Thế Tôn xác nhận đúng như thế, và dạy nếu ai nhờ một người nào mà được quy y Tam bảo, giữ năm giới, có tịnh tín đối với Tam bảo và giới luật, hết nghi ngờ về bốn chân lý, thì không có sự đền ơn nào cho tương xứng.
Kế tiếp Phật dạy có 14 loại bố thí:
1/Trên hết là cúng dường đức Như Lai, Ứng cúng Chánh đẳng giác, kế đến tuần tự:
2/ Ðộc giác;
3/ Các vị đã chứng quả A-la-hán;
4/ Các vị trên đạo lộ A-la-hán;
5/ Bất hoàn quả;
6/ Bất hoàn đạo;
7/ Nhất lai quả;
8/ Nhất lai đạo;
9/ Dự lưu quả;
10/ Dự lưu đạo;
11/ Vị ngoại học (bāhiraka) ly tham;
12/ phàm phu giữ giới;
13/ phàm phu phá giới;
14/ các loại bàng sanh.
Trong đó, bố thí cho bàng sanh đem lại một trăm công đức (lợi ích), cho phàm phu phá giới một ngàn công đức, cho phàm phu giữ giới một trăm ngàn công đức, cho ngoại học ly tham một trăm ngàn ức công đức. Bố thí cho các vị ở Dự lưu đạo có hy vọng đem lại vô số công đức, huống hồ các vị đã chứng Dự lưu quả và trên nữa cho đến cúng dường Phật?
Lại nữa, đối với tăng chúng có bảy loại cúng dường: Một là cúng Phật tại thế và hai bộ tăng là nhất. Thứ đến là sau khi Phật Niết-bàn, cúng dường cả hai bộ tăng. Thứ ba là cúng dường Tăng bộ. Thứ tư là cúng dường Ni bộ. Thứ năm là cúng một số tăng và một số ni theo chỉ định của tăng. Thứ sáu là cúng riêng một số ni theo chỉ định. Trong tương lai có những hạng ác tăng khoác áo ca sa nhưng mặc dù vậy, sự bố thí cho họ cũng được công đức vô lượng khi người bố thí muốn qua họ mà cúng dường tăng bảo.
Cuối cùng Phật dạy về bốn sự thanh tịnh do bố thí: Một là thanh tịnh bởi người cho; là người cho giữ giới, theo thiện pháp, người nhận phá giới theo ác pháp. Hai là thanh tịnh do người nhận; là người nhận giữ giới theo thiện pháp còn người cho thì ngược lại. Ba là cả người cho lẫn người nhận đều thanh tịnh, là cả hai bên đều có giới. Bốn là cả người cho lẫn người nhận đều không thanh tịnh; là cả hai bên đều phá giới.
Và sự bố thí thanh tịnh nhất là khi người cho người nhận đều có giới; vật thí đúng pháp; cho với tâm hoan hỷ vững tin vào nghiệp quả.
III. CHÚ GIẢI
Kinh này dễ hiểu.
IV. PHÁP SỐ
(không có)
V. KỆ TỤNG
Một hôm bà di mẫu
Ðến cúng dường đức
Phật Một cặp y đặc biệt
Bà dệt cho Thế Tôn.
Phật dạy nên cúng dường
Cho toàn thể chúng tăng
Với Phật vị dẫn đầu
Hơn là riêng cúng Phật.
Sau ba lần năn nỉ,
Phật vẫn dạy như trên.
Tôn giả Ānanda
Thương tình bèn can thiệp
Xin Ngài nhận cặp y
Bởi vì bà Di mẫu
Có ơn cho bú mớm
Có công lao nuôi dưỡng
Lúc sanh mẫu mệnh chung
Và cũng nhờ Thế Tôn
Mà bà theo Tam Bảo,
Thọ trì năm cấm giới,
Có lòng tin bất động
Ở Phật Pháp Tăng Giới.
Chính nhờ đức Thế Tôn
Mà bà hết hoài nghi
Về Khổ, Tập, Diệt, Ðạo
Bốn chân lý cao cả.
Phật xác nhận đúng thế,
Nếu ai nhờ người nào
Ðược quy y Tam bảo,
Thọ trì năm cấm giới
Tịnh tín, hết nghi ngờ
Bốn chân lý cao cả,
Thì cái ơn lớn ấy
Khó tương xứng đáp đền.
Kế tiếp Thế Tôn dạy
Mười bốn loại bố thí
Trên hết là cúng Phật
Như Lai Chánh đẳng giác,
Tuần tự tiếp theo đó:
Ðộc giác rồi La-hán;
Trên đường chứng La-hán;
Bất hoàn quả và đạo;
Nhất lai quả và đường;
Dự lưu quả và đạo;
Vị ngoại học ly tham;
Phàm phu có giữ giới;
Phàm phu không giữ giới;
Ðến các loại bàng sanh.
Trong mười bốn loại ấy
Bố thí cho bàng sanh
Cũng có trăm công đức
Cho phàm phu phá giới
Ðược một ngàn công đức,
Cho phàm phu giữ giới
Một trăm ngàn công đức,
Cho ngoại học ly tham
Trăm ngàn ức công đức.
Cho vị Dự lưu đạo
Có vô số công đức,
Huống là Dự lưu quả
Cho đến cúng Như Lai?
Lại đối với tăng chúng
Có bảy loại cúng dường:
Phật và hai bộ tăng
Lúc còn sinh tiền Phật
Là cúng dường bậc nhất.
Ðến cúng hai bộ tăng
Sau khi Phật Niết-bàn,
Rồi đến cúng Tăng bộ
Thứ tư, cúng Ni bộ.
Thứ năm, xin đại chúng
Chỉ định ít tăng, ni,
Sáu, cúng một số tăng
Theo tăng chúng chỉ định.
Bảy, cúng một số ni.
Trong tương lai sẽ có
Ác tăng khoác ca sa
Nhưng cúng dường tăng chúng
Công đức vẫn to lớn
Hơn phân loại cá nhân.
Và cuối cùng Phật dạy
Về bốn kiểu thanh tịnh
Trong hành vi bố thí:
Một, sạch bởi người cho
Giữ giới, theo thiện pháp,
Còn người nhận phá giới.
Hai, sạch do người nhận
Khi người nhận giữ giới
Người cho thì ngược lại.
Ba là sạch hai chiều
Người cho lẫn kẻ nhận
Bốn, cả hai không sạch.
Sự bố thí sạch nhất
Khi người cho kẻ nhận
Ðều có giới, theo thiện;
Vật bố thí đúng pháp;
Cho với tâm hoan hỷ;
Vững tin vào nghiệp quả.
Bố thí được như vậy
Là quảng đại tài thí.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
142. Dakkhiṇāvibhaṅgasuttaṃ [Mūla]
376. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sakkesu viharati kapilavatthusmiṃ nigrodhārāme. Atha kho mahāpajāpati [mahāpajāpatī (sī. syā. kaṃ. pī.)] gotamī navaṃ dussayugaṃ ādāya yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnā kho mahāpajāpati gotamī bhagavantaṃ etadavoca : ''idaṃ me, bhante, navaṃ dussayugaṃ bhagavantaṃ uddissa sāmaṃ kantaṃ sāmaṃ vāyitaṃ. Taṃ me, bhante, Bhagavā paṭiggaṇhātu anukampaṃ upādāyāti. Evaṃ vutte, Bhagavā mahāpajāpatiṃ gotamiṃ etadavoca : ''saṅghe, gotami, dehi. Saṅghe te dinne ahañceva pūjito bhavissāmi saṅgho cāti. Dutiyampi kho mahāpajāpati gotamī bhagavantaṃ etadavoca : ''idaṃ me, bhante, navaṃ dussayugaṃ bhagavantaṃ uddissa sāmaṃ kantaṃ sāmaṃ vāyitaṃ. Taṃ me, bhante, Bhagavā paṭiggaṇhātu anukampaṃ upādāyāti. Dutiyampi kho Bhagavā mahāpajāpatiṃ gotamiṃ etadavoca : ''saṅghe, gotami, dehi. Saṅghe te dinne ahañceva pūjito bhavissāmi saṅgho cāti. Tatiyampi kho mahāpajāpati gotamī bhagavantaṃ etadavoca : ''idaṃ me, bhante, navaṃ dussayugaṃ bhagavantaṃ uddissa sāmaṃ kantaṃ sāmaṃ vāyitaṃ. Taṃ me, bhante, Bhagavā paṭiggaṇhātu anukampaṃ upādāyāti. Tatiyampi kho Bhagavā mahāpajāpatiṃ gotamiṃ etadavoca : ''saṅghe, gotami, dehi . Saṅghe te dinne ahañceva pūjito bhavissāmi saṅgho cāti.
377. Evaṃ vutte, āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca : ''paṭiggaṇhātu, bhante, Bhagavā mahāpajāpatiyā gotamiyā navaṃ dussayugaṃ. Bahūpakārā [bahukārā (syā. kaṃ.)], bhante, mahāpajāpati gotamī bhagavato mātucchā āpādikā posikā khīrassa dāyikā bhagavantaṃ janettiyā kālaṅkatāya thaññaṃ pāyesi. Bhagavāpi, bhante, bahūpakāro mahāpajāpatiyā gotamiyā. Bhagavantaṃ, bhante, āgamma mahāpajāpati gotamī buddhaṃ saraṇaṃ gatā, dhammaṃ saraṇaṃ gatā, saṅghaṃ saraṇaṃ gatā. Bhagavantaṃ, bhante, āgamma mahāpajāpati gotamī pāṇātipātā paṭiviratā adinnādānā paṭiviratā kāmesumicchācārā paṭiviratā musāvādā paṭiviratā surāmerayamajjapamādaṭṭhānā paṭiviratā. Bhagavantaṃ, bhante, āgamma mahāpajāpati gotamī buddhe aveccappasādena samannāgatā , dhamme aveccappasādena samannāgatā, saṅghe aveccappasādena samannāgatā ariyakantehi sīlehi samannāgatā. Bhagavantaṃ, bhante, āgamma mahāpajāpati gotamī dukkhe nikkaṅkhā, dukkhasamudaye nikkaṅkhā, dukkhanirodhe nikkaṅkhā, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya nikkaṅkhā. Bhagavāpi, bhante, bahūpakāro mahāpajāpatiyā gotamiyāti.
378. ''Evametaṃ , ānanda. Yaṃ hānanda, puggalo puggalaṃ āgamma buddhaṃ saraṇaṃ gato hoti, dhammaṃ saraṇaṃ gato hoti, saṅghaṃ saraṇaṃ gato hoti, imassānanda, puggalassa iminā puggalena na suppatikāraṃ vadāmi, yadidaṃ : abhivādana-paccuṭṭhānaañjalikamma sāmīcikammacīvarapiṇḍapātasenāsanagilā- nappaccayabhesajjaparikkhārānuppadānena. ''Yaṃ hānanda, puggalo puggalaṃ āgamma pāṇātipātā paṭivirato hoti, adinnādānā paṭivirato hoti, kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, musāvādā paṭivirato hoti, surāmerayamajjapamādaṭṭhānā paṭivirato hoti, imassānanda, puggalassa iminā puggalena na suppatikāraṃ vadāmi, yadidaṃ : abhivādana-paccuṭṭhāna-añjalikamma-sāmīcikammacīvarapiṇḍapātasenāsanagilā- nappaccayabhesajjaparikkhārānuppadānena. ''Yaṃ hānanda, puggalo puggalaṃ āgamma buddhe aveccappasādena samannāgato hoti, dhamme... saṅghe... ariyakantehi sīlehi samannāgato hoti, imassānanda, puggalassa iminā puggalena na suppatikāraṃ vadāmi, yadidaṃ : abhivādana-paccuṭṭhāna-añjalikamma-sāmīcikammacīvarapiṇḍapātasenāsanagilā-nappaccayabhesajjaparikkhārānuppadānena.
''Yaṃ hānanda, puggalo puggalaṃ āgamma dukkhe nikkaṅkho hoti, dukkhasamudaye nikkaṅkho hoti, dukkhanirodhe nikkaṅkho hoti, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya nikkaṅkho hoti, imassānanda, puggalassa iminā puggalena na suppatikāraṃ vadāmi, yadidaṃ : abhivādana-paccuṭṭhānaañjalikamma-sāmīcikamma-cīvarapiṇḍapātasenāsanagilā- nappaccayabhesajjaparikkhārānuppadānena.
379. ''Cuddasa kho panimānanda, pāṭipuggalikā dakkhiṇā. Katamā cuddasa? tathāgate arahante sammāsambuddhe dānaṃ deti : ayaṃ paṭhamā pāṭipuggalikā dakkhiṇā. Paccekasambuddhe [paccekabuddhe (sī. pī.)] dānaṃ deti : ayaṃ dutiyā pāṭipuggalikā dakkhiṇā. Tathāgatasāvake arahante dānaṃ deti : ayaṃ tatiyā pāṭipuggalikā dakkhiṇā. Arahattaphalasacchikiriyāya paṭipanne dānaṃ deti : ayaṃ catutthī pāṭipuggalikā dakkhiṇā. Anāgāmissa dānaṃ deti : ayaṃ pañcamī pāṭipuggalikā dakkhiṇā. Anāgāmiphalasacchikiriyāya paṭipanne dānaṃ deti : ayaṃ chaṭṭhī pāṭipuggalikā dakkhiṇā. Sakadāgāmissa dānaṃ deti : ayaṃ sattamī pāṭipuggalikā dakkhiṇā. Sakadāgāmiphalasacchikiriyāya paṭipanne dānaṃ deti : ayaṃ aṭṭhamī pāṭipuggalikā dakkhiṇā. Sotāpanne dānaṃ deti : ayaṃ navamī pāṭipuggalikā dakkhiṇā. Sotāpattiphalasacchikiriyāya paṭipanne dānaṃ deti : ayaṃ dasamī pāṭipuggalikā dakkhiṇā. Bāhirake kāmesu vītarāge dānaṃ deti : ayaṃ ekādasamī pāṭipuggalikā dakkhiṇā. Puthujjanasīlavante dānaṃ deti : ayaṃ dvādasamī pāṭipuggalikā dakkhiṇā. Puthujjanadussīle dānaṃ deti : ayaṃ terasamī pāṭipuggalikā dakkhiṇā. Tiracchānagate dānaṃ deti : ayaṃ cuddasamī pāṭipuggalikā dakkhiṇāti. ''Tatrānanda, tiracchānagate dānaṃ datvā sataguṇā dakkhiṇā pāṭikaṅkhitabbā, puthujjanadussīle dānaṃ datvā sahassaguṇā dakkhiṇā pāṭikaṅkhitabbā, puthujjanasīlavante dānaṃ datvā satasahassaguṇā dakkhiṇā pāṭikaṅkhitabbā, bāhirake kāmesu vītarāge dānaṃ datvā koṭisatasahassaguṇā dakkhiṇā pāṭikaṅkhitabbā, sotāpattiphalasacchikiriyāya paṭipanne dānaṃ datvā asaṅkheyyā appameyyā dakkhiṇā pāṭikaṅkhitabbā, ko pana vādo sotāpanne, ko pana vādo sakadāgāmiphalasacchikiriyāya paṭipanne, ko pana vādo sakadāgāmissa, ko pana vādo anāgāmiphalasacchikiriyāya paṭipanne, ko pana vādo anāgāmissa, ko pana vādo arahattaphalasacchikiriyāya paṭipanne, ko pana vādo arahante, ko pana vādo paccekasambuddhe, ko pana vādo tathāgate arahante sammāsambuddhe!
380. ''Satta kho panimānanda, saṅghagatā dakkhiṇā. Katamā satta? buddhappamukhe ubhatosaṅghe dānaṃ deti : ayaṃ paṭhamā saṅghagatā dakkhiṇā. Tathāgate parinibbute ubhatosaṅghe dānaṃ deti : ayaṃ dutiyā saṅghagatā dakkhiṇā. Bhikkhusaṅghe dānaṃ deti : ayaṃ tatiyā saṅghagatā dakkhiṇā. Bhikkhunisaṅghe dānaṃ deti : ayaṃ catutthī saṅghagatā dakkhiṇā. 'Ettakā me bhikkhū ca bhikkhuniyo ca saṅghato uddissathāti dānaṃ deti : ayaṃ pañcamī saṅghagatā dakkhiṇā. 'Ettakā me bhikkhū saṅghato uddissathāti dānaṃ deti : ayaṃ chaṭṭhī saṅghagatā dakkhiṇā. 'Ettakā me bhikkhuniyo saṅghato uddissathāti dānaṃ deti : ayaṃ sattamī saṅghagatā dakkhiṇā. ''Bhavissanti kho panānanda, anāgatamaddhānaṃ gotrabhuno kāsāvakaṇṭhā dussīlā pāpadhammā. Tesu dussīlesu saṅghaṃ uddissa dānaṃ dassanti. Tadāpāhaṃ, ānanda, saṅghagataṃ dakkhiṇaṃ asaṅkheyyaṃ appameyyaṃ vadāmi. Na tvevāhaṃ, ānanda, kenaci pariyāyena saṅghagatāya dakkhiṇāya pāṭipuggalikaṃ dānaṃ mahapphalataraṃ vadāmi.
381. ''Catasso kho imā, ānanda, dakkhiṇā visuddhiyo. Katamā catasso? atthānanda, dakkhiṇā dāyakato visujjhati no paṭiggāhakato. Atthānanda, dakkhiṇā paṭiggāhakato visujjhati no dāyakato. Atthānanda, dakkhiṇā neva dāyakato visujjhati no paṭiggāhakato. Atthānanda, dakkhiṇā dāyakato ceva visujjhati paṭiggāhakato ca. ''Kathañcānanda, dakkhiṇā dāyakato visujjhati no paṭiggāhakato? idhānanda, dāyako hoti sīlavā kalyāṇadhammo, paṭiggāhakā honti dussīlā pāpadhammā : evaṃ kho, ānanda, dakkhiṇā dāyakato visujjhati no paṭiggāhakato. ''Kathañcānanda, dakkhiṇā paṭiggāhakato visujjhati no dāyakato? idhānanda, dāyako hoti dussīlo pāpadhammo, paṭiggāhakā honti sīlavanto [sīlavantā (sī.)] kalyāṇadhammā : evaṃ kho, ānanda, dakkhiṇā paṭiggāhakato visujjhati no dāyakato. ''Kathañcānanda, dakkhiṇā neva dāyakato visujjhati no paṭiggāhakato? idhānanda, dāyako ca hoti dussīlo pāpadhammo, paṭiggāhakā ca honti dussīlā pāpadhammā : evaṃ kho, ānanda, dakkhiṇā neva dāyakato visujjhati no paṭiggāhakato.
''Kathañcānanda, dakkhiṇā dāyakato ceva visujjhati paṭiggāhakato ca? idhānanda, dāyako ca hoti sīlavā kalyāṇadhammo, paṭiggāhakā ca honti sīlavanto kalyāṇadhammā : evaṃ kho, ānanda, dakkhiṇā dāyakato ceva visujjhati paṭiggāhakato ca. Imā kho, ānanda, catasso dakkhiṇā visuddhiyoti. Idamavoca Bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā :
382.
''Yo sīlavā dussīlesu dadāti dānaṃ,
Dhammena laddhaṃ [laddhā (sī. pī.)] supasannacitto.
Abhisaddahaṃ kammaphalaṃ uḷāraṃ,
Sā dakkhiṇā dāyakato visujjhati..
''Yo dussīlo sīlavantesu dadāti dānaṃ,
Adhammena laddhaṃ appasannacitto.
Anabhisaddahaṃ kammaphalaṃ uḷāraṃ,
Sā dakkhiṇā paṭiggāhakato visujjhati..
''Yo dussīlo dussīlesu dadāti dānaṃ,
Adhammena laddhaṃ appasannacitto.
Anabhisaddahaṃ kammaphalaṃ uḷāraṃ,
Na taṃ dānaṃ vipulapphalanti brūmi..
''Yo sīlavā sīlavantesu dadāti dānaṃ,
Dhammena laddhaṃ supasannacitto.
Abhisaddahaṃ kammaphalaṃ uḷāraṃ,
Taṃ ve dānaṃ vipulapphalanti brūmi [sā dakkhiṇā nevubhato visujjhati (sī. pī.)]..
''Yo vītarāgo vītarāgesu dadāti dānaṃ,
Dhammena laddhaṃ supasannacitto.
Abhisaddahaṃ kammaphalaṃ uḷāraṃ,
Taṃ ve dānaṃ āmisadānānamagga [taṃ ve dānaṃ vipulanti brūmi (sī.)] nti..
Dakkhiṇāvibhaṅgasuttaṃ niṭṭhitaṃ dvādasamaṃ.
Vibhaṅgavaggo niṭṭhito catuttho.
Tassuddānaṃ :
Bhaddekānandakaccāna, lomasakaṅgiyāsubho.
Mahākammasaḷāyatanavibhaṅgā, uddesaaraṇā dhātu saccaṃ..
Dakkhiṇāvibhaṅgasuttanti.
142. Dakkhiṇāvibhaṅgasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
376. Evaṃ me sutanti dakkhiṇāvibhaṅgasuttaṃ. Tattha mahāpajāpati gotamīti gotamīti gottaṃ. Nāmakaraṇadivase panassā laddhasakkārā brāhmaṇā lakkhaṇasampattiṃ disvā – ‘‘sace ayaṃ dhītaraṃ labhissati, cakkavattirañño aggamahesī bhavissati. Sace puttaṃ labhissati, cakkavattirājā bhavissatīti ubhayathāpi mahatīyevassā pajā bhavissatī’’ti byākariṃsu. Athassā mahāpajāpatīti nāmaṃ akaṃsu. Idha pana gottena saddhiṃ saṃsanditvā mahāpajāpatigotamīti vuttaṃ. Navanti ahataṃ. Sāmaṃ vāyitanti na sahattheneva vāyitaṃ, ekadivasaṃ pana dhātigaṇaparivutā sippikānaṃ vāyanaṭṭhānaṃ āgantvā vemakoṭiṃ gahetvā vāyanākāraṃ akāsi. Taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ.
Kadā pana gotamiyā bhagavato dussayugaṃ dātuṃ cittaṃ uppannanti. Abhisambodhiṃ patvā paṭhamagamanena kapilapuraṃ āgatakāle. Tadā hi piṇḍāya paviṭṭhaṃ satthāraṃ gahetvā suddhodanamahārājā sakaṃ nivesanaṃ pavesesi, atha bhagavato rūpasobhaggaṃ disvā mahāpajāpatigotamī cintesi – ‘‘sobhati vata me puttassa attabhāvo’’ti. Athassā balavasomanassaṃ uppajji. Tato cintesi – ‘‘mama puttassa ekūnatiṃsa vassāni agāramajjhe vasantassa antamaso mocaphalamattampi mayā dinnakameva ahosi, idānipissa cīvarasāṭakaṃ dassāmī’’ti. ‘‘Imasmiṃ kho pana rājagehe bahūni mahagghāni vatthāni atthi, tāni maṃ na tosenti, sahatthā katameva maṃ toseti, sahatthā katvā dassāmī’’ti cittaṃ uppādesi.
Athantarāpaṇā kappāsaṃ āharāpetvā sahattheneva pisitvā pothetvā sukhumasuttaṃ kantitvā antovatthusmiṃyeva sālaṃ kārāpetvā sippike pakkosāpetvā sippikānaṃ attano paribhogakhādanīyabhojanīyameva datvā vāyāpesi, kālānukālañca dhātigaṇaparivutā gantvā vemakoṭiṃ aggahesi. Niṭṭhitakāle sippikānaṃ mahāsakkāraṃ katvā dussayugaṃ gandhasamugge pakkhipitvā vāsaṃ gāhāpetvā – ‘‘mayhaṃ puttassa cīvarasāṭakaṃ gahetvā gamissāmī’’ti rañño ārocesi. Rājā maggaṃ paṭiyādāpesi, vīthiyo sammajjitvā puṇṇaghaṭe ṭhapetvā dhajapaṭākā ussāpetvā rājagharadvārato paṭṭhāya yāva nigrodhārāmā maggaṃ paṭiyādāpetvā pupphābhikiṇṇaṃ akaṃsu. Mahāpajāpatipi sabbālaṅkāraṃ alaṅkaritvā dhātigaṇaparivutā samuggaṃ sīse ṭhapetvā bhagavato santikaṃ gantvā idaṃ me, bhante, navaṃ dussayugantiādimāha.
Dutiyampi khoti ‘‘saṅghe gotami dehī’’ti vutte – ‘‘pahomahaṃ, bhante, dussakoṭṭhāgārato bhikkhusatassāpi bhikkhusahassassāpi bhikkhusatasahassassāpi cīvaradussāni dātuṃ, idaṃ pana me bhagavantaṃ uddissa sāmaṃ kantaṃ sāmaṃ vāyitaṃ, taṃ me, bhante, bhagavā paṭiggaṇhātū’’ti nimantayamānā āha. Evaṃ yāvatatiyaṃ yāci, bhagavāpi paṭikkhipiyeva.
Kasmā pana bhagavā attano diyyamānaṃ bhikkhusaṅghassa dāpetīti? Mātari anukampāya. Evaṃ kirassa ahosi – ‘‘imissā maṃ ārabbha pubbacetanā muñcacetanā paracetanāti tisso cetanā uppannā, bhikkhusaṅghampissā ārabbha uppajjantu, evamassā cha cetanā ekato hutvā dīgharattaṃ hitāya sukhāya pavattissantī’’ti. Vitaṇḍavādī panāha – ‘‘saṅghe dinnaṃ mahapphalanti tasmā evaṃ vutta’’nti. So vattabbo – ‘‘kiṃ tvaṃ satthu dinnato saṅghe dinnaṃ mahapphalataraṃ vadasī’’ti āma vadāmīti. Suttaṃ āharāti. Saṅghe gotami dehi, saṅghe te dinne ahañceva pūjito bhavissāmi saṅgho cāti. Kiṃ panassa suttassa ayameva atthoti? Āma ayamevāti. Yadi evaṃ ‘‘tena hānanda, vighāsādānaṃ pūvaṃ dehī’’ti ca (pāci. 269) ‘‘tena hi tva, kaccāna, vighāsādānaṃ guḷaṃ dehī’’ti (mahāva. 284) ca vacanato vighāsādānaṃ dinnaṃ mahapphalatarañca bhaveyya. Evampi hi ‘‘satthā attano diyyamānaṃ dāpetī’’ti. Rājarājamahāmattādayopi attano āgataṃ paṇṇākāraṃ hatthigopakādīnaṃ dāpenti, te rājādīhi mahantatarā bhaveyyuṃ. Tasmā mā evaṃ gaṇha –
‘‘Nayimasmiṃ loke parasmiṃ vā pana,
Buddhena seṭṭho sadiso vā vijjati;
Yamāhuneyyānamaggataṃ gato,
Puññatthikānaṃ vipulaphalesina’’nti. –
Vacanato hi satthārā uttaritaro dakkhiṇeyyo nāma natthi. Evamassā cha cetanā ekato hutvā dīgharattaṃ hitāya sukhāya bhavissantīti sandhāya yāvatatiyaṃ paṭibāhitvā saṅghassa dāpesi.
Pacchimāya janatāya saṅghe cittīkārajananatthaṃ cāpi evamāha. Evaṃ kirassa ahosi – ‘‘ahaṃ na ciraṭṭhitiko, mayhaṃ pana sāsanaṃ bhikkhusaṅghe patiṭṭhahissati, pacchimā janatā saṅghe cittīkāraṃ janetū’’ti yāvatatiyaṃ paṭibāhitvā saṅghassa dāpesi. Evañhi sati – ‘‘satthā attano diyyamānampi saṅghassa dāpesi, saṅgho nāma dakkhiṇeyyo’’ti pacchimā janatā saṅghe cittīkāraṃ uppādetvā cattāro paccaye dātabbe maññissati, saṅgho catūhi paccayehi akilamanto buddhavacanaṃ uggahetvā samaṇadhammaṃ karissati. Evaṃ mama sāsanaṃ pañca vassasahassāni ṭhassatīti. ‘‘Paṭiggaṇhātu, bhante, bhagavā’’ti vacanatopi cetaṃ veditabbaṃ ‘‘satthārā uttaritaro dakkhiṇeyyo nāma natthī’’ti. Na hi ānandattherassa mahāpajāpatiyā āghāto vā veraṃ vā atthi. Na thero – ‘‘tassā dakkhiṇā mā mahapphalā ahosī’’ti icchati. Paṇḍito hi thero bahussuto sekkhapaṭisambhidāpatto, so satthu dinnassa mahapphalabhāve sampassamānova paṭiggaṇhātu, bhante, bhagavāti gahaṇatthaṃ yāci.
Puna vitaṇḍavādī āha – ‘‘saṅghe te dinne ahañceva pūjito bhavissāmi saṅgho cā’’ti vacanato satthā saṅghapariyāpanno vāti. So vattabbo – ‘‘jānāsi pana tvaṃ kati saraṇāni, kati aveccappasādā’’ti jānanto tīṇīti vakkhati, tato vattabbo – tava laddhiyā satthu saṅghapariyāpannattā dveyeva honti. Evaṃ sante ca – ‘‘anujānāmi, bhikkhave, imehi tīhi saraṇagamanehi pabbajjaṃ upasampada’’nti (mahāva. 34) evaṃ anuññātā pabbajjāpi upasampadāpi na ruhati. Tato tvaṃ neva pabbajito asi, na gihi. Sammāsambuddhe ca gandhakuṭiyaṃ nisinne bhikkhū uposathampi pavāraṇampi saṅghakammānipi karonti, tāni satthu saṅghapariyāpannattā kuppāni bhaveyyuṃ, na ca honti. Tasmā na vattabbametaṃ ‘‘satthā saṅghapariyāpanno’’ti.
377. Āpādikāti saṃvaḍḍhikā, tumhākaṃ hatthapādesu hatthapādakiccaṃ asādhentesu hatthe ca pāde ca vaḍḍhetvā paṭijaggikāti attho. Posikāti divasassa dve tayo vāre nhāpetvā bhojetvā pāyetvā tumhe posesi. Thaññaṃ pāyesīti nandakumāro kira bodhisattato katipāheneva daharo, tasmiṃ jāte mahāpajāpati attano puttaṃ dhātīnaṃ datvā sayaṃ bodhisattassa dhātikiccaṃ sādhayamānā attano thaññaṃ pāyesi. Taṃ sandhāya thero evamāha. Iti mahāpajāpatiyā bahūpakārataṃ kathetvā idāni tathāgatassa bahūpakārataṃ dassento bhagavāpi, bhantetiādimāha. Tattha bhagavantaṃ, bhante, āgammāti bhagavantaṃ paṭicca nissāya sandhāya.
378. Atha bhagavā dvīsu upakāresu atirekataraṃ anumodanto evametantiādimāha. Tattha yaṃ hānanda, puggalo puggalaṃ āgammāti yaṃ ācariyapuggalaṃ antevāsikapuggalo āgamma. Imassānanda, puggalassa iminā puggalenāti imassa ācariyapuggalassa iminā antevāsikapuggalena. Na suppaṭikāraṃ vadāmīti paccūpakāraṃ na sukaraṃ vadāmi, abhivādanādīsu ācariyaṃ disvā abhivādanakaraṇaṃ abhivādanaṃ nāma. Yasmiṃ vā disābhāge ācariyo vasati, iriyāpathe vā kappento tadabhimukho vanditvā gacchati, vanditvā nisīdati, vanditvā nipajjati, ācariyaṃ pana dūratova disvā paccuṭṭhāya paccuggamanakaraṇaṃ paccuṭṭhānaṃ nāma. Ācariyaṃ pana disvā añjaliṃ paggayha sīse ṭhapetvā ācariyaṃ namassati, yasmiṃ vā disābhāge so vasati, tadabhimukhopi tatheva namassati, gacchantopi ṭhitopi nisinnopi añjaliṃ paggayha namassatiyevāti idaṃ añjalikammaṃ nāma. Anucchavikakammassa pana karaṇaṃ sāmīcikammaṃ nāma. Cīvarādīsu cīvaraṃ dento na yaṃ vā taṃ vā deti, mahagghaṃ satamūlikampi pañcasatamūlikampi sahassamūlikampi detiyeva. Piṇḍapātādīsupi eseva nayo. Kiṃ bahunā, catūhi paṇītapaccayehi cakkavāḷantaraṃ pūretvā sinerupabbatena kūṭaṃ gahetvā dentopi ācariyassa anucchavikaṃ kiriyaṃ kātuṃ na sakkotiyeva.
379. Cuddasa kho panimāti kasmā ārabhi? Idaṃ suttaṃ pāṭipuggalikaṃ dakkhiṇaṃ ārabbha samuṭṭhitaṃ. Ānandattheropi ‘‘paṭiggaṇhātu, bhante, bhagavā’’ti pāṭipuggalikadakkhiṇaṃyeva samādapeti, cuddasasu ca ṭhānesu dinnadānaṃ pāṭipuggalikaṃ nāma hotīti dassetuṃ imaṃ desanaṃ ārabhi. Ayaṃ paṭhamāti ayaṃ dakkhiṇā guṇavasenapi paṭhamā jeṭṭhakavasenapi. Ayañhi paṭhamā aggā jeṭṭhikā, imissā dakkhiṇāya pamāṇaṃ nāma natthi. Dutiyatatiyāpi paramadakkhiṇāyeva, sesā paramadakkhiṇabhāvaṃ na pāpuṇanti. Bāhirake kāmesu vītarāgeti kammavādikiriyavādimhi lokiyapañcābhiññe. Puthujjanasīlavanteti puthujjanasīlavā nāma gosīladhātuko hoti, asaṭho amāyāvī paraṃ apīḷetvā dhammena samena kasiyā vā vaṇijjāya vā jīvikaṃ kappetā. Puthujjanadussīleti puthujjanadussīlā nāma kevaṭṭamacchabandhādayo paraṃ pīḷāya jīvikaṃ kappetā.
Idāni pāṭipuggalikadakkhiṇāya vipākaṃ paricchindanto tatrānandātiādimāha. Tattha tiracchānagateti yaṃ guṇavasena upakāravasena posanatthaṃ dinnaṃ, idaṃ na gahitaṃ. Yampi ālopaaḍḍhaālopamattaṃ dinnaṃ, tampi na gahitaṃ. Yaṃ pana sunakhasūkarakukkuṭakākādīsu yassa kassaci sampattassa phalaṃ paṭikaṅkhitvā yāvadatthaṃ dinnaṃ, idaṃ sandhāya vuttaṃ ‘‘tiracchānagate dānaṃ datvā’’ti. Sataguṇāti satānisaṃsā. Pāṭikaṅkhitabbāti icchitabbā. Idaṃ vuttaṃ hoti – ayaṃ dakkhiṇā āyusataṃ vaṇṇasataṃ sukhasataṃ balasataṃ paṭibhānasatanti pañca ānisaṃsasatāni deti, attabhāvasate āyuṃ deti, vaṇṇaṃ, sukhaṃ, balaṃ, paṭibhānaṃ deti, nipparitasaṃ karoti. Bhavasatepi vutte ayameva attho. Iminā upāyena sabbattha nayo netabbo.
Sotāpattiphalasacchikiriyāya paṭipanneti ettha heṭṭhimakoṭiyā tisaraṇaṃ gato upāsakopi sotāpattiphalasacchikiriyāya paṭipanno nāma, tasmiṃ dinnadānampi asaṅkhyeyyaṃ appameyyaṃ. Pañcasīle patiṭṭhitassa tato uttari mahapphalaṃ, dasasīle patiṭṭhitassa tato uttari, tadahupabbajitassa sāmaṇerassa tato uttari, upasampannabhikkhuno tato uttari, upasampannasseva vattasampannassa tato uttari, vipassakassa tato uttari, āraddhavipassakassa tato uttari, uttamakoṭiyā pana maggasamaṅgī sotāpattiphalasacchikiriyāya paṭipanno nāma. Etassa dinnadānaṃ tato uttari mahapphalameva.
Kiṃ pana maggasamaṅgissa sakkā dānaṃ dātunti? Āma sakkā. Āraddhavipassako hi pattacīvaramādāya gāmaṃ piṇḍāya pavisati, tassa gehadvāre ṭhitassa hatthato pattaṃ gahetvā khādanīyabhojanīyaṃ pakkhipanti. Tasmiṃ khaṇe bhikkhuno maggavuṭṭhānaṃ hoti, idaṃ dānaṃ maggasamaṅgino dinnaṃ nāma hoti. Atha vā panesa āsanasālāya nisinno hoti, manussā gantvā patte khādanīyabhojanīyaṃ ṭhapenti, tasmiṃ khaṇe tassa maggavuṭṭhānaṃ hoti, idampi dānaṃ maggasamaṅgino dinnaṃ nāma. Atha vā panassa vihāre vā āsanasālāya vā nisinnassa upāsakā pattaṃ ādāya attano gharaṃ gantvā khādanīyabhojanīyaṃ pakkhipanti, tasmiṃ khaṇe tassa maggavuṭṭhānaṃ hoti, idampi dānaṃ maggasamaṅgino dinnaṃ nāma. Tattha soṇḍiyaṃ udakassa viya sotāpattiphalasacchikiriyāya paṭipanne dinnadānassa asaṅkhyeyyatā veditabbā. Tāsu tāsu mahānadīsu mahāsamudde ca udakassa viya sotāpannādīsu dinnadānassa uttaritaravasena asaṅkhyeyyatā veditabbā. Pathaviyā khayamaṇḍalamatte padese paṃsuṃ ādiṃ katvā yāva mahāpathaviyā paṃsuno appameyyatāyapi ayamattho dīpetabbo.
380. Satta kho panimāti kasmā ārabhi? ‘‘Saṅghe gotami dehi, saṅghe te dinne ahañceva pūjito bhavissāmi saṅgho cā’’ti hi vuttaṃ, tattha sattasu ṭhānesu dinnadānaṃ saṅghe dinnaṃ nāma hotīti dassetuṃ imaṃ desanaṃ ārabhi. Tattha buddhappamukhe ubhatosaṅgheti ekato bhikkhusaṅgho, ekato bhikkhunisaṅgho, satthā majjhe nisinno hotīti ayaṃ buddhappamukho ubhatosaṅgho nāma. Ayaṃ paṭhamāti imāya dakkhiṇāya samappamāṇā dakkhiṇā nāma natthi. Dutiyadakkhiṇādayo pana etaṃ paramadakkhiṇaṃ na pāpuṇanti.
Kiṃ pana tathāgate parinibbute buddhappamukhassa ubhatosaṅghassa dānaṃ dātuṃ sakkāti? Sakkā. Kathaṃ? Ubhatosaṅghassa hi pamukhe sadhātukaṃ paṭimaṃ āsane ṭhapetvā ādhārakaṃ ṭhapetvā dakkhiṇodakaṃ ādiṃ katvā sabbaṃ satthu paṭhamaṃ datvā ubhatosaṅghassa dātabbaṃ, evaṃ buddhappamukhassa ubhatosaṅghassa dānaṃ dinnaṃ nāma hoti. Tattha yaṃ satthu dinnaṃ, taṃ kiṃ kātabbanti? Yo satthāraṃ paṭijaggati vattasampanno bhikkhu, tassa dātabbaṃ. Pitusantakañhi puttassa pāpuṇāti, bhikkhusaṅghassa dātumpi vaṭṭati, sappitelāni pana gahetvā dīpā jalitabbā, sāṭakaṃ gahetvā paṭākā āropetabbāti. Bhikkhusaṅgheti aparicchinnakamahābhikkhusaṅghe. Bhikkhunisaṅghepi eseva nayo.
Gotrabhunoti gottamattakameva anubhavamānā, nāmamattasamaṇāti attho. Kāsāvakaṇṭhāti kāsāvakaṇṭhanāmakā. Te kira ekaṃ kāsāvakhaṇḍaṃ hatthe vā gīvāya vā bandhitvā vicarissanti. Gharadvāraṃ pana tesaṃ puttabhariyā kasivaṇijjādikammāni ca pākatikāneva bhavissanti. Tesu dussīlesu saṅghaṃ uddissa dānaṃ dassantīti ettha dussīlasaṅghanti na vuttaṃ. Saṅgho hi dussīlo nāma natthi. Dussīlā pana upāsakā tesu dussīlesu bhikkhusaṅghaṃ uddissa saṅghassa demāti dānaṃ dassanti. Iti bhagavatā buddhappamukhe saṅghe dinnadakkhiṇāpi guṇasaṅkhāya asaṅkhyeyyāti vuttaṃ. Kāsāvakaṇṭhasaṅghe dinnadakkhiṇāpi guṇasaṅkhāyeva asaṅkhyeyyāti vuttā. Saṅghagatā dakkhiṇā hi saṅghe cittīkāraṃ kātuṃ sakkontassa hoti, saṅghe pana cittīkāro dukkaro hoti.
Yo hi saṅghagataṃ dakkhiṇaṃ dassāmīti deyyadhammaṃ paṭiyādetvā vihāraṃ gantvā, – ‘‘bhante, saṅghaṃ uddissa ekaṃ theraṃ dethā’’ti vadati, atha saṅghato sāmaṇeraṃ labhitvā ‘‘sāmaṇero me laddho’’ti aññathattaṃ āpajjati, tassa dakkhiṇā saṅghagatā na hoti. Mahātheraṃ labhitvāpi ‘‘mahāthero me laddho’’ti somanassaṃ uppādentassāpi na hotiyeva. Yo pana sāmaṇeraṃ vā upasampannaṃ vā daharaṃ vā theraṃ vā bālaṃ vā paṇḍitaṃ vā yaṃkiñci saṅghato labhitvā nibbematiko hutvā saṅghassa demīti saṅghe cittīkāraṃ kātuṃ sakkoti, tassa dakkhiṇā saṅghagatā nāma hoti. Parasamuddavāsino kira evaṃ karonti.
Tattha hi eko vihārasāmi kuṭumbiko ‘‘saṅghagataṃ dakkhiṇaṃ dassāmī’’ti saṅghato uddisitvā ekaṃ bhikkhuṃ dethāti yāci. So ekaṃ dussīlabhikkhuṃ labhitvā nisinnaṭṭhānaṃ opuñjāpetvā āsanaṃ paññāpetvā upari vitānaṃ bandhitvā gandhadhūmapupphehi pūjetvā pāde dhovitvā telena makkhetvā buddhassa nipaccakāraṃ karonto viya saṅghe cittīkārena deyyadhammaṃ adāsi. So bhikkhu pacchābhattaṃ vihārajagganatthāya kudālakaṃ dethāti gharadvāraṃ āgato, upāsako nisinnova kudālaṃ pādena khipitvā ‘‘gaṇhā’’ti adāsi. Tamenaṃ manussā āhaṃsu – ‘‘tumhehi pātova etassa katasakkāro vattuṃ na sakkā, idāni upacāramattakampi natthi, kiṃ nāmeta’’nti. Upāsako – ‘‘saṅghassa so ayyā cittīkāro, na etassā’’ti āha. Kāsāvakaṇṭhasaṅghassa dinnadakkhiṇaṃ pana ko sodhetīti? Sāriputtamoggallānādayo asīti mahātherā sodhentīti. Apica therā ciraparinibbutā, there ādiṃ katvā yāvajja dharamānā khīṇāsavā sodhentiyeva.
Na tvevāhaṃ, ānanda, kenaci pariyāyena saṅghagatāya dakkhiṇāyāti ettha atthi buddhappamukho saṅgho, atthi etarahi saṅgho, atthi anāgate kāsāvakaṇṭhasaṅgho. Buddhappamukho saṅgho etarahi saṅghena na upanetabbo, etarahi saṅgho anāgate kāsāvakaṇṭhasaṅghena saddhiṃ na upanetabbo. Tena teneva samayena kathetabbaṃ. Saṅghato uddisitvā gahitasamaṇaputhujjano hi pāṭipuggaliko sotāpanno, saṅghe cittīkāraṃ kātuṃ sakkontassa puthujjanasamaṇe dinnaṃ mahapphalataraṃ. Uddisitvā gahito sotāpanno pāṭipuggaliko sakadāgāmītiādīsupi eseva nayo. Saṅghe cittīkāraṃ kātuṃ sakkontassa hi khīṇāsave dinnadānato uddisitvā gahite dussīlepi dinnaṃ mahapphalatarameva. Yaṃ pana vuttaṃ ‘‘sīlavato kho, mahārāja, dinnaṃ mahapphalaṃ, no tathā dussīle’’ti, taṃ imaṃ nayaṃ pahāya ‘‘catasso kho imānanda, dakkhiṇā visuddhiyo’’ti imasmiṃ catukke daṭṭhabbaṃ.
381. Dāyakato visujjhatīti mahapphalabhāvena visujjhati, mahapphalā hotīti attho. Kalyāṇadhammoti sucidhammo, na pāpadhammo. Dāyakato visujjhatīti cettha vessantaramahārājā kathetabbo. So hi jūjakabrāhmaṇassa dārake datvā pathaviṃ kampesi.
Paṭiggāhakato visujjhatīti ettha kalyāṇīnadīmukhadvāravāsikevaṭṭo kathetabbo. So kira dīghasomattherassa tikkhattumpi piṇḍapātaṃ datvā maraṇamañce nipanno ‘‘ayyassa maṃ dīghasomattherassa dinnapiṇḍapāto uddharatī’’ti āha.
Neva dāyakatoti ettha vaḍḍhamānavāsiluddako kathetabbo. So kira petadakkhiṇaṃ dento ekassa dussīlasseva tayo vāre adāsi, tatiyavāre ‘‘amanusso dussīlo maṃ vilumpatī’’ti viravi, ekassa sīlavantabhikkhuno datvā pāpitakāleyevassa pāpuṇi.
Dāyakato ceva visujjhatīti ettha asadisadānaṃ kathetabbaṃ.
Sā dakkhiṇā dāyakato visujjhatīti ettha yathā nāma cheko kassako asārampi khettaṃ labhitvā samaye kasitvā paṃsuṃ apanetvā sārabījāni patiṭṭhapetvā rattindivaṃ ārakkhe pamādaṃ anāpajjanto aññassa sārakhettato adhikataraṃ dhaññaṃ labhati, evaṃ sīlavā dussīlassa datvāpi phalaṃ mahantaṃ adhigacchatīti. Iminā upāyena sabbapadesu visujjhanaṃ veditabbaṃ.
Vītarāgo vītarāgesūti ettha vītarāgo nāma anāgāmī, arahā pana ekantavītarāgova, tasmā arahatā arahato dinnadānameva aggaṃ. Kasmā? Bhavālayassa bhavapatthanāya abhāvato. Nanu khīṇāsavo dānaphalaṃ na saddahatīti? Dānaphalaṃ saddahantā khīṇāsavasadisā na honti. Khīṇāsavena katakammaṃ pana nicchandarāgattā kusalaṃ vā akusalaṃ vā na hoti, kiriyaṭṭhāne tiṭṭhati, tenevassa dānaṃ aggaṃ hotīti vadanti.
Kiṃ pana sammāsambuddhena sāriputtattherassa dinnaṃ mahapphalaṃ, udāhu sāriputtattherena sammāsambuddhassa dinnanti. Sammāsambuddhena sāriputtattherassa dinnaṃ mahapphalanti vadanti. Sammāsambuddhañhi ṭhapetvā añño dānassa vipākaṃ jānituṃ samattho nāma natthi. Dānañhi catūhi sampadāhi dātuṃ sakkontassa tasmiṃyeva attabhāve vipākaṃ deti. Tatrimā sampadā – deyyadhammassa dhammena samena paraṃ apīḷetvā uppannatā, pubbacetanādivasena cetanāya mahattatā, khīṇāsavabhāvena guṇātirekatā, taṃdivasaṃ nirodhato vuṭṭhitabhāvena vatthusampannatāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Dakkhiṇāvibhaṅgasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.
Catutthavaggavaṇṇanā niṭṭhitā.