![]() |
![]() |
Môn học: Phạn ngữ “HỌC PĀLI TRONG 32 BÀI” - BÀI 30. BIẾN CÁCH TÍNH TỪ TẬN CÙNG BẰNG -VANTU VÀ -MANTU Friday, 25/02/2022, 13:37 GMT+7 Lớp Phật Pháp Buddhadhamma Môn học: Phạn ngữ “HỌC PĀLI TRONG 32 BÀI” Bài học ngày 25.2.2022 BÀI 30. BIẾN CÁCH TÍNH TỪ TẬN CÙNG BẰNG -VANTU VÀ -MANTU 1. Biến cách tính từ tận cùng bằng -vantu và -mantu Những tính từ tận cùng vàn -vantu và -mantu có biến cách ứng dụng chung cho cả ba tánh. Chúng tương thích về tánh, số, và cách với danh từ mà chúng bổ nghĩa
*
*
* 2. Một số tính từ tận cùng bằng -vantu và -mantu
* PĀLI VUI ĐỂ HỌC KẾT CUỘC VÔ DUYÊN Như sự tình cờ ba chữ indriya, hetu, paccaya trong tiếng Pāli mang nhiều nghĩa “chồng lấn rắc rối” tương tự như ba chữ căn, nhân, duyên trong Hán Việt. Nói đại khái thì indriya dịch là “căn” hay “quyền” chỉ cho nền tảng hay cơ sở, cơ phận như chữ faculty trong Anh ngữ. Indriya có thể chỉ cho sáu căn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt thân ý mà cũng là năm “căn tu” tín, tấn, niệm, định, tuệ. Chữ hetu dịch là “nhân” được hiểu là căn nguyên bao gồm cả nguyên nhân và cội rễ. Chữ paccaya dịch là “duyên” chỉ cho tác động hay ảnh hưởng bao gồm tác động sanh khởi hoặc ảnh hưởng. Duyên bao gồm cả hai năng duyên (tác động) và sở duyên (bị hay được tác động) Nói tổng quát thì dường như không có gì khó hiểu nhưng đi vào chi tiết có nhiều rắc rối. Thu thúc sáu căn mang ý nghĩa khác với quân bình năm căn. Các pháp sanh do nhân (ye dhammā hetuppabhavā) chữ nhân đó không giống chữ nhân trong sáu nhân (tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si) Nếu đi đường tự nhiên gặp phiền phức người ta bực bội: thật vô duyên! nhưng theo Phật pháp thì có duyên mà là … nghiệp duyên (kammapaccaya). Còn nữa người tạo phước rồi phát nguyện do phước đã tạo là thiện duyên chứng đắc niết bàn (Idaṃ me puññaṃ nibbanassa paccayo hotu) nhưng ít người biết niết bàn là pháp vô vi nên… vô duyên vì không do duyên tạo. * PĀLI NGHI THỨC NHẬT HÀNH
* Bài tập 30 A. Dịch tiếng Pāli sang tiếng Việt 1. Balavantehi bhūpatīhi arayo parājitā honti. 2. Mayaṃ cakkhūhi bhānumantassa suriyassa rasmiyo oloketuṃ na sakkoma. 3. Bhikkhavo Bhagavatā desitaṃ dhammaṃ sutvā satimantā bhavituṃ vāyamiṃsu. 4. Sīlavantā upāsakā Bhagavantaṃ vanditvā dhammaṃ sutvā satimantā bhavituṃ vāyamiṃsu. 5. Paññavantehi icchitaṃ patthitaṃ samijjhissati. 6. Kulavato bhātā Bhagavatā saha mantento bhūmiyaṃ pattharitāya kilañjāyaṃ (mat) nisinno ahosi. B. Dịch Tiếng Việt sang tiếng Pāli 1. Những bậc thánh sống trên Tuyết Sơn thỉnh thoảng (kadāci) xuống các thị trấn. 2. Những tu sĩ có chánh niệm thuyết pháp cho những cư sĩ có trí. 3. Những người may mắn có bạn đức hạnh và gia quyến 4. Những thương gia giàu có đi từ làng nầy sang làng khác bán hàng hoá. 5. Thiếu nữ đức hạnh đã là vợ vị thầy giáo giàu có. 6. Vị sa môn khôn ngoan đã trả lời những câu hỏi của quan chức có thế lực Dịch và biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng |
Link nội dung: https://chuaphapluan.com/en/mon-hoc-phan-ngu-hoc-p-li-trong-32-bai-bai-30-bien-cach-tinh-tu-tan-cung-bang-vantu-va-mantu.html |