![]() |
![]() |
AI GÂY NỖI TRẦM THỐNG NẦY? _ Kinh Bị Áp Đảo (Attahatasuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THẮNG (S.i, 39) _ Môn TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 31.8.2021 Tuesday, 31/08/2021, 15:53 GMT+7 Lớp Phật Pháp Buddhadhamma Môn TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA Bài học ngày 31.8.2021 AI GÂY NỖI TRẦM THỐNG NẦY? Kinh Bị Áp Đảo (Attahatasuttaṃ) (CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THẮNG) (S.i, 39) ![]()
Chúng sanh ở đời thường muốn hai chữ bình yên hay nghĩ rằng mình đang sống trong yên bình. Kỳ thật với một chút tỉnh táo sẽ nhận ra cuộc sống luôn trong thế bị động vì bản án tử dành cho tất cả cuộc sống. Muôn vật hiện hữu cạn dần thời lượng tồn tại vì lão hoá. Ái dục, trong góc nhìn thực tế, không hẳn là sự thăng hoa mà là mũi tên tạo nên vết thương lòng. Khát vọng luôn nung nấu tâm can cho dù sự mong cầu cái rất tầm thường hay vô cùng trừu tượng. Đức Phật gióng lên tiếng trống đánh thức quần sanh nhìn lại thực trạng của cuộc sống để khởi tâm hướng cầu giác ngộ giải thoát chứ không tiếp tục là nạn nhân của già, chết và của chính kẻ thù bên trong mỗi chúng ta.
![]() maccu = sự chết, tử thần abbhāhata = bức bách, áp bức jara = lão hoá, sự già parivārita = bao vây, bao phủ taṇhāsalla = mũi tên ái otiṇṇo = bị bắn hạ, bị đánh gục icchādhūpāyito = (iccha + dhūpāyito) bị thiêu đốt, bị khói phủ trùm là sự mong cầu sadā = luôn luôn ![]() Sự chết huỷ hoại tất cả và không ai tránh khỏi nên gọi sự chết bức bách đời. Sự lão hoá hay già nua như vòng vây ở trận tuyến ngày càng thu hẹp cuộc sống. Ái dục hay vướng mắc tạo nên vết thương lòng vì không cho tâm được tự tại an nhiên. Những khát vọng mong cầu như thứ lửa bao phủ kiếp nhân sinh không bao giờ ngừng nghỉ. Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng -ooOoo- 6. Attahatasuttaṃ [Mūla] 66. ‘‘Kenassubbhāhato loko, kenassu parivārito; Kena sallena otiṇṇo, kissa dhūpāyito sadā’’ti. ‘‘Maccunābbhāhato loko, jarāya parivārito; otiṇṇo, icchādhūpāyito sadā’’ti. 6. Attahatasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā] 66.Chaṭṭhe kenassubbhāhatoti kena abbhāhato. Su-kāro nipātamattaṃ. Icchādhūpāyitoti icchāyaāditto. Chaṭṭhaṃ. |