QUÁN CHIẾU TỰ THÂN _ 147. Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La (Cūḷarāhulovāda Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 17.6.2021

QUÁN CHIẾU TỰ THÂN _ 147. Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La (Cūḷarāhulovāda Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 17.6.2021

Thursday, 17/06/2021, 16:05 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 17.6.2021


QUÁN CHIẾU TỰ THÂN

147. Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La

(Cūḷarāhulovāda Sutta)

Rāhula là con trai duy nhất của Đại Bồ Tát Siddhattha trước khi xuất gia. Sau nầy xuất gia sa di lúc lên bảy tuổi. Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La có nghĩa là Bài kinh ngắn ghi lại lời giáo huấn cho Rāhula. Đây là trường hợp hai bài đại kinh và tiểu kinh sắp xếp trong mục lục Trung Bộ nằm xa nhau. Đại Kinh Giáo Giới La-Hầu-La mang số 62 trong khi tiểu kinh lại mang số 147. Theo Sớ giải bài kinh nầy được Đức Phật thuyết năm Rāhula được mười tám tuổi. Sau pháp thoại nầy Tôn giả chứng vô sanh thánh quả A la hán. Nội dung bài kinh đề cập pháp quán chiếu vô thường, khổ, vô ngã đối với sáu giác quan.

677. Đại diễm phúc làm con của Phật hai lần

Tôn giả Rāhula là đứa con máu mủ của Đức Bồ Tát Siddhattha. Bài kinh nầy ghi lại sự kiện tôn giả viên mãn giác ngộ do sự khai thị Đức Từ Phụ mà theo cách nói là trong văn học Phạn ngữ là “được sanh ra từ kim khẩu của Phật”:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm) tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika. Rồi Thế Tôn trong khi nhàn tịnh độc cư, khởi lên tư niệm sau đây: "Ðã thuần thục là những pháp đã đưa đến giải thoát cho Rāhula. Vậy Ta hãy huấn luyện Rāhula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc". Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sāvatthī để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Sāvatthī, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Thế Tôn cho gọi Tôn giả Rāhula và nói:

-- Này Rāhula, hãy cầm tọa cụ, chúng ta sẽ đi đến Andhavana để nghỉ ban ngày.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Rāhula vâng đáp Thế Tôn, cầm lấy tọa cụ và đi theo sau lưng Thế Tôn.

Lúc bấy giờ hàng ngàn chư Thiên đi theo Thế Tôn và nghĩ rằng: "Hôm nay, Thế Tôn sẽ huấn luyện cho Tôn giả Rāhula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc".

678. Giác ngộ có nghĩa là xoá tan ảo giác bằng thấy biết chân thật

Sự hiện hữu của chúng sanh nói theo ngôn ngữ của chánh pháp là tập hợp của nhân duyên. Căn, cảnh, thức tạo nên xúc, thọ… là chuyển dịch của duyên khởi. Ai quán sát và nhận rõ bản chất tụ, tán của duyên sinh thì xoá tan mê chấp về cái ta, của ta, và tự ngã của ta:

Rồi Thế Tôn đi sâu vào rừng Andhavana và ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn dưới một gốc cây. Tôn giả Rāhula đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Rāhula đang ngồi một bên:

-- Này Rāhula, Ông nghĩ thế nào? Con mắt là thường hay vô thường?

-- Bạch Thế Tôn, là vô thường.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Bạch Thế Tôn, là khổ

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"

-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn

Này Rāhula. Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?... Nhãn thức là thường hay vô thường?... Nhãn xúc là thường hay vô thường?... Do duyên nhãn xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức; pháp được khởi lên ấy là thường hay vô thường?

-- Bạch Thế Tôn, là vô thường

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Bạch Thế Tôn, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"

-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn

-- Này Rāhula, Ông nghĩ thế nào? Tai là thường hay vô thường? ... Mũi là thường hay vô thường?... Lưỡi là thường hay vô thường?... Thân là thường hay vô thường... Ý là thường hay vô thường?... Pháp là thường hay vô thường?... Ý thức là thường hay vô thường?... Ý xúc là thường hay vô thường?... Do duyên ý xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức các pháp (được khởi lên) ấy là thường hay vô thường?

-- Bạch Thế Tôn, là vô thường

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Bạch Thế Tôn, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"

-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn

-- Này Rāhula, do thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly con mắt, yếm ly các sắc, yếm ly nhãn thức, yếm ly nhãn xúc, do duyên nhãn xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức. Vị ấy yếm ly pháp (được khởi lên) ấy. Vị ấy yếm ly tai, yếm ly các tiếng... yếm ly mũi, yếm ly các hương... yếm ly các hương... yếm ly lưỡi, yếm ly các vị... yếm ly thân, yếm ly các xúc,.. yếm ly ý, yếm ly các pháp, yếm ly ý thức, yếm ly ý xúc. Do duyên ý xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức. Vị ấy yếm ly các pháp (được khởi lên) ấy. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát là sự hiểu biết: "Ta đã được giải thoát ". Và vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Rāhula, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự thuyết giảng này được nói lên, tâm của Tôn giả Rāhula được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Và đối với hàng ngàn chư Thiên ấy, được khởi lên pháp nhãn ly trần, vô cấu: "Phàm cái gì được khởi lên, tất cả đều bị diệt tận".

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 147 [tóm tắt]

Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La

(Cūḷarāhulovāda Sutta)

(M.iii, 277)

Thế Tôn giáo giới Tôn giả Rāhula về sự vô thường của con mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc, lỗ tai, âm thinh, nhĩ thức, nhĩ xúc,.. cho đến ý xúc. Do duyên ý xúc các pháp, thọ, tưởng, hành thức khởi lên cũng vô thường. Cái gì vô thường là khổ, là không có tự ngã. Do thấy như vậy, vị Thánh đệ tử yểm ly con mắt, yểm ly các sắc, yểm ly nhãn thức, yểm ly nhãn xúc; do duyên nhãn xúc này được khởi lên thọ tưởng, hành, thức, vị ấy yểm ly các pháp được khởi lên ấy. Cũng vậy, đối với tai và tiếng, mũi và hương,.. ý và pháp. Do yểm ly vị ấy ly dục, do ly dục được giải thoát. Trong sự giải thoát, vị ấy biết: “Ta đã giải thoát, sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm; không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Sau khi Thế Tôn thuyết giảng, tâm của Tôn giả Rāhula được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không chấp thủ. Hàng ngàn chư Thiên đi theo Thế Tôn để nghe pháp cũng được pháp nhãn, ly trần vô cấu, biết rằng: “Phàm cái gì khởi lên đều bị diệt tận”.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 147 [dàn ý]

Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La

(Cūḷarāhulovāda Sutta)

(M.iii, 277)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn biết đã thuần thục là những pháp đưa đến giải thoát cho Tôn giả Rāhula. Thế Tôn quyết định huấn luyện Tôn giả Rāhula đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc. Thế Tôn bảo Tôn giả Rāhula cùng đi với Thế Tôn để nghỉ trưa ở Andhavana và Thế Tôn khởi sự luận đạo với Tôn giả Rāhula về lý vô ngã.

B. Chánh kinh:

I. Lý vô ngã đối với con mắt, các sắc, nhãn thức, nhãn xúc, nhãn thọ, tưởng, hành, thức.

II. Lý vô ngã đối với tai, nhĩ thức, nhĩ xúc, nhĩ thọ, tưởng, hành, thức và đối với các căn khác cho đến ý căn.

III. Sự giải thoát của bậc đa văn Thánh đệ tử khỏi các pháp được khởi lên nhờ không chấp thủ các pháp.

C. Kết luận:

Tôn giả Rāhula chứng được quả A-la-hán và các chư thiên chứng được quả Dự lưu.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 147 [toát yếu]

Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La

(Cūḷarāhulovāda Sutta)

(M.iii, 277)

I. TOÁT YẾU

The Shorter Discourse of Advice to Rāhula.

The Buddha gives Rāhula a discourse that leads him to the attainment of arahantship.

Bài kinh ngắn giảng cho La-hầu-la.

Phật giảng cho La-hầu-la một pháp thoại đưa Ngài đến chứng quả A-la-hán.

II. TÓM TẮT

Một hôm Phật nghĩ đã đến lúc huấn luyện thêm cho tôn giả Rahula trong việc đoạn tận các lậu hoặc, vì tôn giả đã thuần thục trong 15 pháp đem lại giải thoát [tức là tín, tấn, niệm, định, tuệ; 5 tuệ quán vô thường, khổ, vô ngã, từ bỏ, đoạn tận; và năm pháp: bạn lành, giới, thảo luận, tinh tấn, và tuệ.]

Sau bữa ngọ trai, Ngài dạy tôn giả hãy đem theo tọa cụ, cùng với Ngài đi vào rừng Andha. Sau khi tôn giả đảnh lễ Phật và ngồi trên tọa cụ, Phật tuần tự hỏi tôn giả: Mắt, sắc, nhãn thức là thường hay vô thường? Cái gì vô thường là khổ hay vui? Cái gì đã vô thường, đau khổ, thì có hợp lý để xem nó là của tôi, là tôi, hay tự ngã của tôi không? Tôn giả đều thưa không.

Với tai, mũi, lưỡi, thân, ý (căn); thanh, hương, vị, xúc, pháp (trần); nhĩ thức, cho đến ý thức (thức) cũng vậy (18 giới). Kế tiếp Ngài hỏi tương tự như trên về nhãn xúc cho đến ý xúc, và tôn giả cũng đáp như trên. Do xúc khởi lên thọ, tưởng, hành, thức, các pháp được khởi lên đều vô thường, khổ, không nên xem là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi.

Thế Tôn kết luận: Do thấy biết như vậy, đa văn thánh đệ tử yểm ly căn trần thức, yểm ly xúc thọ tưởng hành. Do yểm ly, vị ấy ly dục; do ly dục, vị ấy giải thoát. Khi giải

thoát vị ấy biết tâm đã giải thoát. Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.

Tôn giả Rāhula hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, tâm tôn giả giải thoát các lậu hoặc, không còn chấp thủ. Hàng ngàn chư thiên đã đi theo đức Phật cũng khởi lên Pháp nhãn ly trần vô cấu, thấy rằng: Tất cả những gì được khởi lên đều phải bị hoại diệt.

III. CHÚ GIẢI

Khổ là do xem là tôi và của tôi, một cái vốn dĩ rất vô thường, đau khổ là cái thân xác này với những thọ, tưởng, hành, thức khởi lên từ đấy. Nhưng tất cả cái gì có khởi lên là có chấm dứt, nhờ thấy rõ như vậy mà khởi tâm chán lìa, ly tham, giải thoát. Trí này dường như được gọi là sinh diệt trí.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Phật thấy La-hầu-la

Ðã thuần thục các pháp

Giúp đem lại giải thoát

- Tín, tấn, niệm, định, tuệ -

Một hôm ngọ trai xong,

Ngài cho theo vào rừng.

Tại ngôi rừng An-dha

Sau khi cùng an tọa

Phật hỏi tôn giả rằng

Con mắt, sắc, nhãn thức

Là thường hay vô thường?

Vô thường khổ hay vui?

Cái gì vô thường, khổ,

Thì có hợp lý chăng

Xem là tôi, của tôi,

Hay tự ngã của tôi?

Tôn giả đều thưa không.

Với tai, mũi, lưỡi, thân,

Ý; và đối tượng chúng

(thanh, hương, vị, xúc, pháp);

Nhĩ thức, cho đến ý thức

Tức 18 giới đều vậy.

Kế tiếp Ngài lại hỏi

Nhãn xúc đến ý xúc,

Tôn giả đáp như trên.

Do xúc khởi lên thọ,

Tưởng, hành, và thức,

Các pháp được khởi lên

Ðều vô thường, đau khổ,

Không nên xem của tôi,

Là tôi, tự ngã tôi.

Thế Tôn bèn kết luận:

Do thấy biết như vậy,

Ða văn thánh đệ tử

Yểm ly căn trần thức,

Chán xúc thọ tưởng hành.

Do yểm ly, lìa dục;
Do lìa dục, giải thoát.
Và vị ấy biết được:

Tâm này đã giải thoát
Sanh tận, phạm hạnh thành

Việc nên làm đã làm

Không còn trở lui lại.

Ðức Thế Tôn giảng xong

Tôn giả La-hầu-la

Liền hoan hỷ tín thọ

Tâm giải thoát lậu hoặc

Hàng ngàn vị thiên nhân

Cùng theo họ vào rừng

Cùng khởi lên Pháp nhãn

Thấy tất cả những gì

Ðược sinh đều hoại diệt.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

147. Cūḷarāhulovādasuttaṃ [Mūla]

416. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho bhagavato rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi : ''paripakkā kho rāhulassa vimuttiparipācanīyā dhammā. Yaṃnūnāhaṃ rāhulaṃ uttariṃ āsavānaṃ khaye vineyyanti. Atha kho Bhagavā pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṃ piṇḍāya pāvisi. Sāvatthiyaṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto āyasmantaṃ rāhulaṃ āmantesi : ''gaṇhāhi, rāhula, nisīdanaṃ yena andhavanaṃ tenupasaṅkamissāma divāvihārāyāti . ''Evaṃ, bhanteti kho āyasmā rāhulo bhagavato paṭissutvā nisīdanaṃ ādāya bhagavantaṃ piṭṭhito piṭṭhito anubandhi. Tena kho pana samayena anekāni devatāsahassāni bhagavantaṃ anubandhāni honti : ''ajja Bhagavā āyasmantaṃ rāhulaṃ uttariṃ āsavānaṃ khaye vinessatīti. Atha kho Bhagavā andhavanaṃ ajjhogāhetvā aññatarasmiṃ rukkhamūle paññatte āsane nisīdi. Āyasmāpi kho rāhulo bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ rāhulaṃ Bhagavā etadavoca :

417. ''Taṃ kiṃ maññasi, rāhula, cakkhu niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante . ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kiṃ maññasi, rāhula, rūpā niccā vā aniccā vāti? ''aniccā, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kiṃ maññasi, rāhula, cakkhuviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kiṃ maññasi, rāhula, cakkhusamphasso nicco vā anicco vāti? ''anicco, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kiṃ maññasi, rāhula, yamidaṃ [yampidaṃ (sī. ka.)] cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṃ saññāgataṃ saṅkhāragataṃ viññāṇagataṃ tampi niccaṃ vā aniccaṃ vāti ? ''aniccaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante.

418. ''Taṃ kiṃ maññasi rāhula, sotaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante - pe - ghānaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante - pe - jivhā niccā vā aniccā vāti? ''aniccā, bhante - pe - kāyo nicco vā anicco vāti? ''anicco, bhante - pe - mano nicco vā anicco vāti? ''anicco, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ :'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kiṃ maññasi rāhula, dhammā niccā vā aniccā vāti? ''aniccā, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kiṃ maññasi rāhula, manoviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kiṃ maññasi rāhula, manosamphasso nicco vā anicco vāti? ''anicco, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kiṃ maññasi, rāhula, yamidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṃ saññāgataṃ saṅkhāragataṃ viññāṇagataṃ, tampi niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante.

419. ''Evaṃ passaṃ, rāhula, sutavā ariyasāvako cakkhusmiṃ [cakkhusmimpi (syā. kaṃ.) evamitaresupi] nibbindati, rūpesu nibbindati, cakkhuviññāṇe nibbindati, cakkhusamphasse nibbindati, yamidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṃ saññāgataṃ saṅkhāragataṃ viññāṇagataṃ tasmimpi nibbindati. Sotasmiṃ nibbindati, saddesu nibbindati - pe - , ghānasmiṃ nibbindati, gandhesu nibbindati... jivhāya nibbindati, rasesu nibbindati... kāyasmiṃ nibbindati, phoṭṭhabbesu nibbindati... manasmiṃ nibbindati, dhammesu nibbindati, manoviññāṇe nibbindati, manosamphasse nibbindati, yamidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṃ saññāgataṃ saṅkhāragataṃ viññāṇagataṃ tasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati, virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. 'Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti pajānātīti.

Idamavoca Bhagavā. Attamano āyasmā rāhulo bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne āyasmato rāhulassa anupādāya āsavehi cittaṃ vimucci. Tāsañca anekānaṃ devatāsahassānaṃ virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādi : 'yaṃ kiñci samudayadhammaṃ sabbaṃ taṃ nirodhadhammanti.

Cūḷarāhulovādasuttaṃ niṭṭhitaṃ pañcamaṃ.

147. Rāhulovādasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

416. Evaṃ me sutanti rāhulovādasuttaṃ. Tattha vimuttiparipācanīyāti vimuttiṃ paripācentīti vimuttiparipācanīyā. Dhammāti pannarasa dhammā. Te saddhindriyādīnaṃ visuddhikāraṇavasena veditabbā. Vuttañhetaṃ –

‘‘Assaddhe puggale parivajjayato, saddhe puggale sevato bhajato payirupāsato pasādanīye suttante paccavekkhato imehi tīhākārehi saddhindriyaṃ visujjhati. Kusīte puggale parivajjayato āraddhavīriye puggale sevato bhajato payirupāsato sammappadhāne paccavekkhato imehi tīhākārehi vīriyindriyaṃ visujjhati. Muṭṭhassatī puggale parivajjayato upaṭṭhitassatī puggale sevato bhajato payirupāsato satipaṭṭhāne paccavekkhato imehi tīhākārehi satindriyaṃ visujjhati. Asamāhite puggale parivajjayato samāhite puggale sevato bhajato payirupāsato jhānavimokkhe paccavekkhato imehi tīhākārehi samādhindriyaṃ visujjhati. Duppaññe puggale parivajjayato paññavante puggale sevato bhajato payirupāsato gambhīrañāṇacariyaṃ paccavekkhato imehi tīhākārehi paññindriyaṃ visujjhati. Iti ime pañca puggale parivajjayato pañca puggale sevato bhajato payirupāsato pañca suttantakkhandhe paccavekkhato imehi pannarasahi ākārehi imāni pañcindriyāni visujjhantī’’ti (paṭi. ma. 1.185).

Aparepi pannarasa dhammā vimuttiparipācanīyā – saddhādīni pañcimāni indriyāni, aniccasaññā, anicce dukkhasaññā, dukkhe anattasaññā, pahānasaññā, virāgasaññāti, imā pañca nibbedhabhāgiyā saññā, meghiyattherassa kathitā kalyāṇamittatādayo pañcadhammāti. Kāya pana velāya bhagavato etadahosīti. Paccūsasamaye lokaṃ volokentassa.

419. Anekānaṃ devatāsahassānanti āyasmatā rāhulena padumuttarassa bhagavato pādamūle pālitanāgarājakāle patthanaṃ paṭṭhapentena saddhiṃ patthanaṃ paṭṭhapitadevatāyeva. Tāsu pana kāci bhūmaṭṭhakā devatā, kāci antalikkhakā, kāci cātumahārājikā, kāci devaloke, kāci brahmaloke nibbattā. Imasmiṃ pana divase sabbā ekaṭṭhāne andhavanasmiṃyeva sannipatitā. Dhammacakkhunti upāliovāda- (ma. ni. 2.69) dīghanakhasuttesu (ma. ni. 2.206) paṭhamamaggo dhammacakkhunti vutto, brahmāyusutte (ma. ni. 2.395) tīṇi phalāni, imasmiṃ sutte cattāro maggā, cattāri ca phalāni dhammacakkhunti veditabbāni. Tattha hi kāci devatā sotāpannā ahesuṃ, kāci sakadāgāmī, anāgāmī, khīṇāsavā. Tāsañca pana devatānaṃ ettakāti gaṇanavasena paricchedo natthi. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Rāhulovādasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.