- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya
Bài học ngày 7.4.2021
139. Kinh Vô Tránh Phân Biệt
(Araṇavibhaṅga Sutta)
Những Cách Giảm Thiểu Tranh Chấp
Chữ araṇavibhaṅga có nghĩa là sự phân tích hay giảng rộng về những pháp tránh tranh chấp (bản dịch Việt là vô tránh phân biệt). Đây là pháp thoại của Đức Phật cho chư tăng về những pháp nên lưu tâm thực hành nhằm tránh né hay giảm thiểu những bất đồng vốn thường xẩy ra giữa tập thể những người tu tập.
641. Nói tổng quát về pháp không tranh chấp
Những bất đồng va chạm trong cộng đồng của những tu sĩ là điều thường xẩy ra. Tuy vậy có những pháp nếu khéo hành trì sẽ giảm thiểu những phiền luỵ đó, Đức Thế Tôn nêu ra tám pháp trước khi giảng giải rộng rãi:
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Tại đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo".
-- "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông Vô tránh phân biệt. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Chớ có hành trì dục lạc, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích. Và cũng không nên hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích. Từ bỏ hai cực đoan ấy, có con đường Trung đạo đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Nên biết tán thán và nên biết chỉ trích. Sau khi biết tán thán và sau khi biết chỉ trích, không tán thán, không chỉ trích, chỉ nên thuyết pháp. Nên biết phán xét về lạc. Sau khi biết phán xét về lạc, nên chú tâm vào nội lạc. Không nên nói lên lời bí mật. Mặt đối mặt (với ai), không nên nói lời mất lòng. Nên nói thật từ từ, không có vội vàng. Chớ có chấp trước địa phương ngữ, chớ có đi quá xa ngôn ngữ thường dùng. Như vậy là tổng thuyết về vô tránh phân biệt.
642. Pháp thứ nhất: Tránh xa cực đoan của khổ hạnh
Những hành trì mang tánh khổ tu cực đoan có thể tạo nên phiền luỵ cho những pháp lữ chung sống thí dụ quá cố chấp trong sự đi chân không, không mang giày dép khi đi đó đây trong thế giới hôm nay:
Khi được nói đến "Chớ có hành trì dục lạc, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, và cũng không nên hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích", do duyên gì được nói đến như vậy?
Phàm lạc gì liên hệ với dục nhưng đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy là có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Phàm lạc gì liên kết với dục, nhưng không đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo.
Phàm hành trì tự kỷ khổ hạnh nào, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Phàm không hành trì khổ hạnh nào, đau khổ không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo".
643. Pháp thứ hai: Tránh xa cực đoan của lợi dưỡng
Một người sống quá nặng nhu cầu vật chất thí dụ có cách ăn uống riêng biệt khiến đàn tín phải khổ công cung ứng:
Khi được nói đến "Chớ có hành trì dục lạc, hạ liệt, đê tiện, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, và cũng không nên hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích", chính do duyên này, được nói đến như vậy.
644. Pháp thứ ba: tu tập trung đạo
Không lợi dưỡng, không khổ hạnh chưa đủ mà phải có nếp sống tu tập tinh tiến qua bát chánh đạo:
Khi được nói đến "Từ bỏ hai cực đoan ấy, có con đường Trung đạo đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn", do duyên gì được nói đến như vậy? Ðây là con đường Thánh tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Khi được nói đến "Từ bỏ hai cực đoan ấy, có con đường Trung đạo đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn", chính do duyên này, được nói đến như vậy.
645. Pháp thứ tư: thích đáng trong sự khen chê
Biết ca ngợi người đáng ca ngợi không ca ngợi người không đáng ca ngợi không những là thái độ của người trí mà còn giảm thiểu những bất bình vì cái nhìn bất xứng của một tu sĩ thí dụ một tỳ kheo không nên tán thán một nhà chính trị hoạt đầu hoặc giả đối với một người hữu tâm thiện trí mà xem thường:
Khi được nói đến "Nên biết tán thán và nên biết chỉ trích; sau khi biết tán thán và sau khi biết chỉ trích, không tán thán, không chỉ trích, chỉ nên thuyết pháp", do duyên gì được nói đến như vậy?
Này các Tỷ-kheo, thế nào là tán thán, thế nào là chỉ trích, nhưng không thuyết pháp? Vị ấy chỉ trích một số người và nói như sau: "Những ai tìm thấy lạc liên hệ với dục nhưng đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những người ấy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo". Vị ấy tán thán một số người và nói như sau: "Những ai tìm thấy lạc liên hệ với dục, nhưng không đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những vị ấy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo".
Ở đây, vị ấy chỉ trích một số người và nói như sau: "Những ai đam mê hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những vị ấy đều có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc về tà đạo". Ở đây, vị ấy tán thán một số người và nói như sau: "Những ai không đam mê hành trì tự kỷ khổ hạnh; đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những vị ấy đều không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo".
Ở đây, vị ấy chỉ trích một số người và nói như sau: "Những ai chưa đoạn tận hữu kiết sử, tất cả những vị ấy đều có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo". Ở đây, vị ấy tán thán một số người và nói như sau: "Những ai đã đoạn tận hữu kiết sử, tất cả những vị ấy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo". Như vậy, này các Tỷ-kheo là có tán thán và có chỉ trích nhưng không thuyết pháp.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không có tán thán và không có chỉ trích, nhưng có thuyết pháp? Vị ấy không nói như sau: "Những ai tìm thấy lạc liên hệ với dục, nhưng đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những vị ấy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo". Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: "Sự đam mê là một pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo". Vị ấy không nói: "Những ai tìm thấy lạc liên hệ với dục, nhưng không đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, tất cả những vị ấy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. "Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: "Không đam mê là một pháp không đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo".
Vị ấy không nói: "Những ai đam mê hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những vị ấy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. "Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: "Sự đam mê là một pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. "Vị ấy không nói: "Những ai không đam mê hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, tất cả những vị ấy đều không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo". Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: "Sự không đam mê là không đau khổ, pháp này không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc về chánh đạo".
Vị ấy không có nói: "Những ai chưa đoạn tận hữu kiết sử, tất cả những vị ấy đều có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não". Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: "Khi hữu kiết sử chưa đoạn tận, hữu chưa đoạn tận". Vị ấy không nói như sau: "Những ai đã đoạn tận hữu kiết sử, tất cả những vị ấy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não. "Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: "Và khi hữu kiết sử được đoạn tận, hữu được đoạn tận". Như vậy, này các Tỷ-kheo là không tán thán, không chỉ trích, nhưng chỉ thuyết pháp.
Khi được nói đến "Nên biết tán thán và nên biết chỉ trích; sau khi biết tán thán và sau khi biết chỉ trích, chớ có tán thán, chớ có chỉ trích, chỉ nên thuyết pháp", chính do duyên này được nói đến như vậy.
646. Pháp thứ năm: Biết thế nào là an lạc thật sự
Người thật sự an lạc không ưa tranh chấp, kiện cáo. Sự an lạc đúng nghĩa là nội tâm có tu dưỡng:
Khi được nói đến "Nên biết phán xét về lạc; sau khi biết pháp xét về lạc, nên chú tâm vào nội lạc", do duyên gì được nói đến như vậy?
Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc pháp do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, liên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức,... ; các hương do mũi nhận thức,... ; các vị do lưỡi nhận thức... ; các xúc do thân cảm giác, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, như vậy là năm dục trưởng dưỡng. Này các Tỷ-kheo, do duyên năm dục trưởng dưỡng này khởi lên lạc và hỷ, như vậy gọi là dục lạc, uế lạc, phàm phu lạc, phi Thánh lạc. Ta nói loại lạc này không nên thực hành, không nên tu tập, không nên làm cho sung mãn, nên sợ hãi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Ðình chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm... Thiền thứ ba... chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Như vậy gọi là xuất ly lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, giác ngộ lạc. Ta nói loại lạc này nên thực hành, nên tu tập, nên làm cho sung mãn, không nên sợ hãi.
Khi được nói đến "Nên biết phán xét về lạc; sau khi phán xét về lạc, hãy chú tâm vào nội lạc", do chính duyên này được nói đến như vậy.
647. Pháp thứ sáu: Tránh nói lời mang sự tư ẩn hay lời gây đụng chạm
Những chuyện riêng tư cá nhân của người khác đừng nói ra và cũng không nên biết. Sự đụng chạm cá nhân cũng nên tránh tối đa:
Khi được nói đến "Không nên nói lên lời bí mật. Mặt đối mặt (với ai), không nên nói lời mất lòng", do duyên gì được nói đến như vậy?
Tại đây, này các Tỷ-kheo, biết được một lời bí mật là không thực, hư vọng, không liên hệ mục đích, nếu có thể được, chớ nói lên lời bí mật ấy. Và nếu biết được một lời bí mật là thực, không hư vọng, nhưng không liên hệ mục đích, hãy tự tập đừng nói lời ấy. Và nếu biết được một lời bí mật là thực, không hư vọng, có liên hệ mục đích; ở đây nên biết thời nói lên lời bí mật ấy.
Nếu biết một lời mất lòng, mặt đối mặt (với ai) là không thực, hư vọng, không liên hệ mục đích, nếu có thể được, mặt đối mặt; chớ có nói lên lời nói mất lòng ấy. Nếu biết một lời mất lòng, mặt đối mặt (với ai) là thực, không hư vọng, nhưng không liên hệ mục đích, hãy tập chớ nói lên lời ấy. Và nếu biết một lời mất lòng, mặt đối mặt (với ai) là thực, không hư vọng, có liên hệ mục đích; ở đây nên biết thời nói lên lời mất lòng ấy.
Khi được nói đến "Không nên nói lên lời bí mật, mặt đối mặt (với ai), không nên nói lên lời mất lòng", do chính duyên này được nói đến như vậy.
648. Pháp thứ bảy: Nên nói với cách nói hoà nhã không hấp tấp
Lời nói khoan thai, dịu dàng thường có năng lực hoá giải “ngòi nỗ” của những va chạm:
Khi được nói đến "Nên nói thật từ từ, chớ có vội vàng", do duyên gì được nói đến như vậy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu nói vội vàng, thời thân mệt mõi, tâm bị tổn hại, tiếng bị tổn hại và cổ họng bị đau. Lời nói một người vội vàng không được rõ ràng và không được nhận hiểu.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, nói lời từ từ, thân không mệt mỏi, tâm không tổn hại, tiếng không tổn hại và cổ họng không bị đau. Lời nói một người nói từ từ được rõ ràng và được nhận hiểu. Khi được nói đến "Nên nói thật từ từ, chớ có nói vội vàng ", chính do duyên này được nói đến như vậy.
649. Pháp thứ tám: Không nên quá cố chấp ngôn ngữ nhất là sự dị biệt vùng miền
Cách dùng từ ngữ thường ảnh hưởng địa phương. Nên tôn trọng phương ngữ hơn là đòi hỏi mọi người phải dùng hiểu theo ý mình thí dụ trái đào lộn hột hay trái điều là hai cách gọi một loại trái không nên cương quyến nói cách gọi nào đúng cách gọi nào sai.
Khi được nói đến "Chớ có chấp trước địa phương ngữ, chớ có đi quá xa ngôn ngữ thường dùng, "do duyên gì, được nói đến như vậy? Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chấp trước địa phương ngữ và đi quá xa ngôn ngữ thường dùng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, trong nhiều quốc độ, người ta biết (những chữ) pāti... patta... vittha.. sarava.. dhāropa.. poṇa... pisīla. Như vậy, như họ biết trong các quốc độ ấy những chữ là như vậy, như vậy, có người lại làm như vậy, kiên trì chấp thủ, chấp trước và nói: "Chỉ như vây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chấp trước địa phương ngữ, là đi quá xa ngôn ngữ thường dùng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không chấp trước địa phương ngữ, không đi quá xa ngôn ngữ thường dùng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, trong nhiều quốc độ, người ta biết những chữ pāti.. patta... vittha.. sarāva... dhāropa... poṇa.. pisīla.. Như vậy, như họ biết trong các quốc độ ấy, những chữ là như vậy, như vậy, một người không chấp thủ mà giải thích: "Các vị ấy y cứ như thế này, giải thích như vậy. "Như vậy, này các Tỷ-kheo là không chấp trước địa phương ngữ, không đi quá xa ngôn ngữ thường dùng.
Khi được nói đến "Chớ có chấp trước địa phương ngữ, chớ có đi quá xa ngôn ngữ thường dùng", do chính duyên này được nói đến như vậy.
650. Ý thức rõ pháp dẫn đến va chạm và pháp giảm thiểu va chạm trong tập thể Tăng chúng
Người có hiểu biết luôn ý thức những điều tạo nên hoà ái và những điều dễ gây đụng chạm:
Ở đây, này các Tỷ-kheo, phàm lạc gì liên hệ với dục nhưng có đam mê loại hỷ, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lạc gì, liên kết với dục, nhưng không có đam mê loại hỷ, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm không có hành trì tự kỷ khổ hạnh, không đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, đây là Trung đạo đã được Thế Tôn giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết - bàn. Pháp này không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, pháp tán thán và chỉ trích nhưng không thuyết pháp này, pháp này có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có phiền não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, pháp không tán thán, cũng không chỉ trích, chỉ có thuyết pháp, pháp này không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, pháp dục lạc này là uế lạc, phàm phu lạc, phi Thánh lạc, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, pháp xuất ly lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, pháp này là pháp không đau khổ, không phiền lao, không ưu não, không nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói bí mật nào không thật, hư vọng, không liên hệ mục đích, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói bí mật nào là chân thật, không hư vọng, không liên hệ mục đích, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói bí mật nào là chân thật, không hư vọng, có liên hệ mục đích, pháp này là pháp không đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói mất lòng nào, mặt đối mặt (với ai), không chân thật, hư vọng, không liên hệ mục đích, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói mất lòng nào, mặt đối mặt (với ai) là chân thật, không hư vọng, không liên hệ mục đích, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói mất lòng nào, mặt đối mặt (với ai) là chân thật, không hư vọng, liên hệ mục đích, pháp này là pháp không đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói nào được nói lên một cách vội vàng, pháp này có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây này các Tỷ-kheo, phàm lời nói nào được nói lên một cách từ từ, pháp này không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, chấp trước địa phương ngữ và đi quá xa ngôn ngữ thường dùng, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, không chấp trước địa phương ngữ và không đi quá xa ngôn ngữ thường dùng, pháp này là pháp không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông phải tự tu học như sau: "Chúng ta sẽ biết hữu tránh pháp và chúng ta sẽ biết vô tránh pháp. Sau khi biết hữu tránh pháp và sau khi biết vô tránh pháp, chúng ta sẽ hành trì vô tránh đạo". Và này các Tỷ-kheo, Thiện gia nam tử Subhūti (Tu-bồ-đề) đã hành trì vô tránh pháp.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 139 [tóm tắt]
Kinh Vô Tránh Phân Biệt
(Araṇavibhaṅga Sutta)
(M.iii, 230)
Đức Thế Tôn dạy các Tỷ-kheo một số hành vi về thân, ngữ, ý và các nguyên tắc trong khi giao tiếp:
1/ Chớ hành trì dục lạc hạ liệt, nhưng cũng không nên hành trì khổ hạnh. Đó là trung đạo đưa đến Niết-bàn.
2/ Nên biết tán thán và biết chỉ trích, nhưng sau khi biết như vậy, không nên tán thán hay chỉ trích mà chỉ thuyết pháp.
3/ Nên biết phán xét về lạc, sau khi phán xét hãy chú tâm vào nội lạc.
4/ Không nên nói lời bí mật mất lòng, khi nói nên nói từ từ, chậm rãi, đừng chấp trước địa phương ngữ, đừng nói quá xa ngôn ngữ thường dùng.
Rồi Thế Tôn giảng rộng như sau:
1. Dục lạc là lạc liên hệ đến dục, đam mê loại hỷ hạ liệt không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, đem lại đau khổ thuộc tà đạo. Trừ bỏ hai cực đoan này, có con đường trung đạo, ấy là Thánh đạo tám ngành: Chánh kiến, chánh tư duy... đưa đến giác ngộ Niết-bàn.
2. Có tán thán và chỉ trích mà không thuyết pháp là khi nói rằng: “Ai theo dục lạc đều đau khổ, thuộc tà đạo” (chỉ trích), hoặc: “Ai không theo dục lạc đều không đau khổ, thuộc chánh đạo” (tán thán), “Ai hành trì khổ hạnh đều đau khổ, không liên hệ mục đích” (chỉ trích), “Ai không khổ hạnh đều không đau khổ” (tán thán), “Ai chưa đoạn hữu kiết sử đều có phiền lao, ưu não, thuộc tà đạo” (chỉ trích), “Ai đã đoạn hữu kiết sử đều không khổ đau, thuộc chánh đạo” (tán thán).
Không tán thán, không chỉ trích, mà chỉ thuyết pháp nói rằng: “Sự đam mê là một pháp có đau khổ, thuộc tà đạo”, “Không đam mê là một pháp không đau khổ, thuộc chánh đạo” v.v... (nghĩa là chỉ nói đến pháp không đề cập người).
3. Phán xét về lạc là biết năm dục trưởng dưỡng: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, gọi là dục lạc, ô uế lạc, phàm phu lạc, phi thánh lạc. Loại lạc này không nên thực hành, mà nên sợ hãi. Nội lạc là viễn ly lạc do bốn thiền đem lại.
4. Khi biết một lời bí mật là không thực, không ích lợi (cho mục đích tu hành) thì không nên nói. Nếu biết một lời bí mật là thật, có ích, thì nên nói phải thời. Đối với lời mất lòng (làm cho người nghe buồn khổ) cũng vậy, chỉ nói lên khi nó là lời thật và lời liên hệ mục đích.
Nên nói từ từ là vì nói mau có sáu cái hại là thân mệt mỏi, tâm tổn hại, tiếng tổn hại, cổ họng bị đau, lời nói ra không được rõ ràng, người nghe không hiểu kịp.
“Chớ chấp trước địa phương ngữ, chớ đi quá xa ngôn ngữ thường dùng”, là khi chấp rằng chỉ có tiếng nói của một vùng nào là đúng, ngoài ra đều sai.
Như vậy, đam mê lạc liên hệ đến dục phàm phu là pháp hữu tránh; không đam mê là pháp vô tránh. Tự khổ hạnh là hữu tránh; không tự khổ hạnh là pháp vô tránh. Pháp thuộc tà đạo là hữu tránh; chánh đạo là vô tránh. Tán thán, chỉ trích mà không thuyết pháp là hữu tránh; không tán thán, không chỉ trích mà thuyết pháp là vô tránh. Lời bí mật hư vọng, vô ích là pháp hữu tránh; lời bí mật, chân thật, có ích là vô tránh. Lời mất lòng, không thật, vô ích là hữu tránh pháp; lời mất lòng, chân thật, có ích là pháp vô tránh. Lời nói vội vàng là pháp hữu tránh; lời nói từ từ là vô tránh. Chấp địa phương ngữ, đi quá xa ngôn ngữ thường dùng là pháp hữu tránh; ngược lại là vô tránh.
Thế Tôn khuyên hãy hành trì vô tránh đạo, sau khi biết như trên.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 139 [tóm tắt]
Kinh Vô Tránh Phân Biệt
(Araṇavibhaṅga Sutta)
(M.iii, 230)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và dạy về Vô tránh phân biệt.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn trình bày tổng thuyết về Vô tránh phân biệt gồm có 7 điểm.
II. Thế Tôn giải thích biệt thuyết về Vô tránh phân biệt:
1. Thế nào là hành trì dục lạc và khổ hạnh.
2. Thế nào là từ bỏ hai cực đoan, có con đường trung đạo.
3. Thế nào là nên biết tán thán, nên biết chỉ trích. Sau khi biết tán thán, biết chỉ trích, không tán thán, không chỉ trích, chỉ có thuyết pháp.
4. Nên biết phán xét về lạc. Sau khi phán xét về lạc, nên chú tâm vào nội lạc.
5. Không nên nói lời bí mật. Mặt đối mặt không nên nói lời mất lòng.
6. Nên nói từ từ, chớ có vội vàng.
7. Chớ có chấp trước địa phương ngữ, chớ có đi quá xa ngôn ngữ thường dùng.
III. Thế Tôn phân tích thế nào là pháp đưa đến tranh luận, thế nào là pháp không đưa đến tranh luận.
IV. Thế Tôn khuyên nên biết rõ hữu tránh pháp và vô tránh pháp. Sau khi biết vậy, nên hành trì vô tránh pháp.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 139 [tóm tắt]
Kinh Vô Tránh Phân Biệt
(Araṇavibhaṅga Sutta)
(M.iii, 230)
I. TOÁT YẾU
The Exposition of Non-Conflict.
The Buddha gives a detailed discourse on things that lead to conflict and things that lead away from conflict.
Trình bày về không tranh cãi.
Phật giảng chi tiết về những điều đưa đến tranh cãi và những điều làm lắng dịu tranh chấp.
II. TÓM TẮT
Phật dạy không nên theo dục lạc thấp kém, cũng không nên tự hành xác bằng khổ hạnh, cả hai cực đoan này đều thuộc tà đạo. Con đường trung đạo được Ngài thân chứng đã tác thành trí tuệ, giác ngộ, Niết-bàn, đấy là đạo bát chánh: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Nên biết khen chê nhưng không nên khen chê mà chỉ nói pháp.
Ví dụ nói Ai đam mê dục lạc là theo tà đạo, sẽ đau khổ, là có chỉ trích một số người; hoặc nói ai không đam mê dục lạc thì không đau khổ, thuộc thánh đạo, thì có tán thán một số người.
Nếu chỉ nói: Theo đuổi dục lạc hay khổ hạnh, không từ bỏ hữu kết sử là khổ, thuộc tà đạo, không xứng đáng bậc thánh, (nhưng không đề cập con người), ấy là chỉ thuyết pháp. Biết phân biệt lạc nhưng chỉ chú tâm nội lạc, có nghĩa năm dục thuộc về sắc thanh hương vị xúc gọi là dục lạc, đáng sợ hãi.
Hỷ lạc trong bốn thiền là ly dục lạc, không đáng sợ. Không nói lời bí mật, lời mếch lòng khi nó không thực, không ích lợi, không đúng thời. Nên nói từ từ, vì nói nhanh thì không rõ ràng, khó nghe; thân tâm và cổ họng bị tổn hại. Không bám vào địa phương ngữ xa với ngôn ngữ thường dùng, vì mỗi địa phương dùng một tiếng khác nhau, không nên chấp đây đúng kia sai.
Tóm lại, dục lạc thuộc tà đạo là pháp hữu tránh (có tranh chấp); lạc nào không dẫn đến đau khổ nhiệt não là pháp vô tránh; khổ hạnh là hữu tránh, trung đạo là vô tránh; khen chê là hữu tránh, chỉ nói Pháp là vô tránh; dục lạc là hữu tránh, ly dục lạc là vô tránh...
Sau khi biết như vậy, tỷ kheo nên hành trì pháp vô tránh.
III. CHÚ GIẢI
(không có)
IV. PHÁP SỐ
(không có)
V. KỆ TỤNG
Phật dạy các tỷ kheo:
Chớ đam mê dục lạc
Cũng chớ tự hành xác
Cả hai đều thuộc tà.
Trung đạo Ngài thân chứng
Ðã tác thành trí tuệ
Giác ngộ và Niết-bàn
Tức là đạo bát chánh.
Biết tán thán chỉ trích
Nhưng không tán thán ai
Cũng không chỉ trích ai
Mà chỉ nên nói pháp.
Nên biết phân biệt lạc
Nhưng chỉ chuyên nội lạc.
Nói: Ai mê dục lạc
Là tà đạo, sẽ khổ,
Là chỉ trích một số;
Nói: Ai không tham dục
Là chánh đạo, không khổ,
Tức có khen một số.
Nếu chỉ nói như sau:
Dục lạc hay khổ hạnh,
Không bỏ hữu kết sử
Ðều khổ, thuộc tà đạo
Không xứng với bậc thánh,
Ấy là chỉ thuyết pháp.
Nên biết phân biệt lạc
Nhưng chỉ chuyên nội lạc:
Năm dục về sắc thanh
Hương vị xúc đáng sợ
Ðược gọi là dục lạc.
Hỷ lạc ở bốn thiền
Ly dục, không đáng sợ.
Không nói lời bí mật,
Hoặc những lời mếch lòng
Khi nó không chân thực,
Vô ích, không đúng thời.
Nói thì nên từ từ,
Rõ ràng và dễ nghe
Cũng khỏi làm tổn thương
Thân tâm và cổ họng.
Không bám địa phương ngữ
Trái ngôn ngữ thường dùng,
Vì mỗi vùng một khác,
Không nên chấp đúng sai.
Cái gì không xứng thánh
Không liên hệ mục đích
Có đau khổ phiền lao
Ðều thuộc về tà đạo
Gọi là pháp hữu tránh
(có đưa đến tranh chấp).
Dục lạc và khổ hạnh;
Tán thán và chỉ trích
Nhưng không có nói pháp;
Lời bí mật, mếch lòng,
Chấp trước địa phương ngữ...
Thuộc tà đạo, hữu tránh
Thiền lạc và trung đạo
Nói pháp, không khen chê
Không nói lời vô ích
Không chấp địa phương ngữ
Là chánh đạo vô tranh
Sau khi biết như vậy
Vô tránh nên hành trì.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
139. Araṇavibhaṅgasuttaṃ [Mūla]
323. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''araṇavibhaṅgaṃ vo, bhikkhave, desessāmi. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''na kāmasukhamanuyuñjeyya hīnaṃ gammaṃ pothujjanikaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ, na ca attakilamathānuyogamanuyuñjeyya dukkhaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ. Ete kho, bhikkhave [ete kho (sī.), ete te (syā. kaṃ. pī.)], ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā, cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Ussādanañca jaññā, apasādanañca jaññā ussādanañca ñatvā apasādanañca ñatvā nevussādeyya, na apasādeyya [nāpasādeyya (sī.)], dhammameva deseyya. Sukhavinicchayaṃ jaññā sukhavinicchayaṃ ñatvā ajjhattaṃ sukhamanuyuñjeyya. Rahovādaṃ na bhāseyya, sammukhā na khīṇaṃ [nātikhīṇaṃ (syā. kaṃ. ka.)] bhaṇe. Ataramānova bhāseyya, no taramāno. Janapadaniruttiṃ nābhiniveseyya, samaññaṃ nātidhāveyyāti : ayamuddeso araṇavibhaṅgassa.
324. '''Na kāmasukhamanuyuñjeyya hīnaṃ gammaṃ pothujjanikaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ, na ca attakilamathānuyogamanuyuñjeyya dukkhaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitanti : iti kho panetaṃ vuttaṃ kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yo kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogo hīno gammo pothujjaniko anariyo anatthasaṃhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho micchāpaṭipadā. Yo kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogaṃ ananuyogo hīnaṃ gammaṃ pothujjanikaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho sammāpaṭipadā. Yo attakilamathānuyogo dukkho anariyo anatthasaṃhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho micchāpaṭipadā. Yo attakilamathānuyogaṃ ananuyogo dukkhaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho sammāpaṭipadā. 'Na kāmasukhamanuyuñjeyya hīnaṃ gammaṃ pothujjanikaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ, na ca attakilamathānuyogaṃ anuyuñjeyya dukkhaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitanti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vuttaṃ.
325. '''Ete kho ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā, cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattatīti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ : sammādiṭṭhi , sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammāājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi. 'Ete kho ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā, cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattatīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ, idametaṃ paṭicca vuttaṃ.
326. '''Ussādanañca jaññā, apasādanañca jaññā ussādanañca ñatvā apasādanañca ñatvā nevussādeyya, na apasādeyya, dhammameva deseyyāti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? kathañca, bhikkhave, ussādanā ca hoti apasādanā ca, no ca dhammadesanā? 'ye kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogaṃ anuyuttā hīnaṃ gammaṃ pothujjanikaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ, sabbe te sadukkhā saupaghātā saupāyāsā sapariḷāhā micchāpaṭipannāti : iti vadaṃ [iti paraṃ (ka.)] ittheke apasādeti. '''Ye kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogaṃ ananuyuttā hīnaṃ gammaṃ pothujjanikaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ, sabbe te adukkhā anupaghātā anupāyāsā apariḷāhā sammāpaṭipannāti : iti vadaṃ ittheke ussādeti. '''Ye attakilamathānuyogaṃ anuyuttā dukkhaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ, sabbe te sadukkhā saupaghātā saupāyāsā sapariḷāhā micchāpaṭipannāti : iti vadaṃ ittheke apasādeti. '''Ye attakilamathānuyogaṃ ananuyuttā dukkhaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ, sabbe te adukkhā anupaghātā anupāyāsā apariḷāhā sammāpaṭipannāti : iti vadaṃ ittheke ussādeti. '''Yesaṃ kesañci bhavasaṃyojanaṃ appahīnaṃ, sabbe te sadukkhā saupaghātā saupāyāsā sapariḷāhā micchāpaṭipannāti : iti vadaṃ ittheke apasādeti. '''Yesaṃ kesañci bhavasaṃyojanaṃ pahīnaṃ, sabbe te adukkhā anupaghātā anupāyāsā apariḷāhā sammāpaṭipannāti : iti vadaṃ ittheke ussādeti. Evaṃ kho, bhikkhave, ussādanā ca hoti apasādanā ca, no ca dhammadesanā.
327. ''Kathañca, bhikkhave, nevussādanā hoti na apasādanā, dhammadesanā ca [dhammadesanāva (syā. kaṃ.)]? 'ye kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogaṃ anuyuttā hīnaṃ gammaṃ pothujjanikaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ, sabbe te sadukkhā saupaghātā saupāyāsā sapariḷāhā micchāpaṭipannāti : na evamāha. 'Anuyogo ca kho, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho micchāpaṭipadāti : iti vadaṃ dhammameva deseti. '''Ye kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogaṃ ananuyuttā hīnaṃ gammaṃ pothujjanikaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ, sabbe te adukkhā anupaghātā anupāyāsā apariḷāhā sammāpaṭipannāti : na evamāha. 'Ananuyogo ca kho, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho sammāpaṭipadāti : iti vadaṃ dhammameva deseti. '''Ye attakilamathānuyogaṃ anuyuttā dukkhaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ, sabbe te sadukkhā saupaghātā saupāyāsā sapariḷāhā micchāpaṭipannāti : na evamāha. 'Anuyogo ca kho , sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho micchāpaṭipadāti : iti vadaṃ dhammameva deseti. '''Ye attakilamathānuyogaṃ ananuyuttā dukkhaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ, sabbe te adukkhā anupaghātā anupāyāsā apariḷāhā sammāpaṭipannāti : na evamāha. 'Ananuyogo ca kho, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho sammāpaṭipadāti : iti vadaṃ dhammameva deseti. '''Yesaṃ kesañci bhavasaṃyojanaṃ appahīnaṃ, sabbe te sadukkhā saupaghātā saupāyāsā sapariḷāhā micchāpaṭipannāti : na evamāha . 'Bhavasaṃyojane ca kho appahīne bhavopi appahīno hotīti : iti vadaṃ dhammameva deseti. '''Yesaṃ kesañci bhavasaṃyojanaṃ pahīnaṃ, sabbe te adukkhā anupaghātā anupāyāsā apariḷāhā sammāpaṭipannāti : na evamāha. 'Bhavasaṃyojane ca kho pahīne bhavopi pahīno hotīti : iti vadaṃ dhammameva deseti. Evaṃ kho, bhikkhave, nevussādanā hoti na apasādanā, dhammadesanā ca. 'Ussādanañca jaññā, apasādanañca jaññā ussādanañca ñatvā apasādanañca ñatvā nevussādeyya, na apasādeyya, dhammameva deseyyāti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vuttaṃ.
328. '''Sukhavinicchayaṃ jaññā sukhavinicchayaṃ ñatvā ajjhattaṃ sukhamanuyuñjeyyāti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? pañcime, bhikkhave, kāmaguṇā. Katame pañca? cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā, sotaviññeyyā saddā... ghānaviññeyyā gandhā... jivhāviññeyyā rasā... kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā : ime kho, bhikkhave, pañca kāmaguṇā. Yaṃ kho, bhikkhave, ime pañca kāmaguṇe paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ idaṃ vuccati kāmasukhaṃ mīḷhasukhaṃ puthujjanasukhaṃ anariyasukhaṃ. 'Na āsevitabbaṃ, na bhāvetabbaṃ, na bahulīkātabbaṃ, bhāyitabbaṃ etassa sukhassāti : vadāmi. Idha , bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati - pe - tatiyaṃ jhānaṃ... catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Idaṃ vuccati nekkhammasukhaṃ pavivekasukhaṃ upasamasukhaṃ sambodhisukhaṃ. 'Āsevitabbaṃ, bhāvetabbaṃ, bahulīkātabbaṃ, na bhāyitabbaṃ etassa sukhassāti : vadāmi . 'Sukhavinicchayaṃ jaññā sukhavinicchayaṃ ñatvā ajjhattaṃ sukhamanuyuñjeyyāti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vuttaṃ.
329. '''Rahovādaṃ na bhāseyya, sammukhā na khīṇaṃ bhaṇeti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? tatra, bhikkhave, yaṃ jaññā rahovādaṃ abhūtaṃ atacchaṃ anatthasaṃhitaṃ sasakkaṃ [sampattaṃ (ka.)] taṃ rahovādaṃ na bhāseyya. Yampi jaññā rahovādaṃ bhūtaṃ tacchaṃ anatthasaṃhitaṃ tassapi sikkheyya avacanāya. Yañca kho jaññā rahovādaṃ bhūtaṃ tacchaṃ atthasaṃhitaṃ tatra kālaññū assa tassa rahovādassa vacanāya. Tatra, bhikkhave, yaṃ jaññā sammukhā khīṇavādaṃ abhūtaṃ atacchaṃ anatthasaṃhitaṃ sasakkaṃ taṃ sammukhā khīṇavādaṃ na bhāseyya. Yampi jaññā sammukhā khīṇavādaṃ bhūtaṃ tacchaṃ anatthasaṃhitaṃ tassapi sikkheyya avacanāya. Yañca kho jaññā sammukhā khīṇavādaṃ bhūtaṃ tacchaṃ atthasaṃhitaṃ tatra kālaññū assa tassa sammukhā khīṇavādassa vacanāya. 'Rahovādaṃ na bhāseyya, sammukhā na khīṇaṃ bhaṇeti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ, idametaṃ paṭicca vuttaṃ.
330. '''Ataramānova bhāseyya no taramānoti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? tatra, bhikkhave, taramānassa bhāsato kāyopi kilamati, cittampi upahaññati [ūhaññati (sī.)], saropi upahaññati [ūhaññati (sī.)], kaṇṭhopi āturīyati, avisaṭṭhampi hoti aviññeyyaṃ taramānassa bhāsitaṃ. Tatra, bhikkhave, ataramānassa bhāsato kāyopi na kilamati, cittampi na upahaññati, saropi na upahaññati, kaṇṭhopi na āturīyati, visaṭṭhampi hoti viññeyyaṃ ataramānassa bhāsitaṃ. 'Ataramānova bhāseyya, no taramānoti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ, idametaṃ paṭicca vuttaṃ.
331. '''Janapadaniruttiṃ nābhiniveseyya, samaññaṃ nātidhāveyyāti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? kathañca, bhikkhave, janapadaniruttiyā ca abhiniveso hoti samaññāya ca atisāro? idha, bhikkhave, tadevekaccesu janapadesu 'pātīti sañjānanti, 'pattanti sañjānanti , 'vittanti [viṭṭhanti (syā. kaṃ.)] sañjānanti, 'sarāvanti sañjānanti 'dhāropanti [harosanti (syā. kaṃ.)] sañjānanti, 'poṇanti sañjānanti, 'pisīlavanti [pisīlanti (sī. pī.), pipilanti (syā. kaṃ.)] sañjānanti. Iti yathā yathā naṃ tesu tesu janapadesu sañjānanti tathā tathā thāmasā parāmāsā [parāmassa (sī.)] abhinivissa voharati : 'idameva saccaṃ , moghamaññanti. Evaṃ kho, bhikkhave, janapadaniruttiyā ca abhiniveso hoti samaññāya ca atisāro.
332. ''Kathañca, bhikkhave, janapadaniruttiyā ca anabhiniveso hoti samaññāya ca anatisāro? idha, bhikkhave, tadevekaccesu janapadesu 'pātīti sañjānanti, 'pattanti sañjānanti, 'vittanti sañjānanti, 'sarāvanti sañjānanti, 'dhāropanti sañjānanti, 'poṇanti sañjānanti, 'pisīlavanti sañjānanti. Iti yathā yathā naṃ tesu tesu janapadesu sañjānanti 'idaṃ kira me [idaṃ kira te ca (ka.)] āyasmanto sandhāya voharantīti tathā tathā voharati aparāmasaṃ. Evaṃ kho, bhikkhave, janapadaniruttiyā ca anabhiniveso hoti, samaññāya ca anatisāro. 'Janapadaniruttiṃ nābhiniveseyya samaññaṃ nātidhāveyyāti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ, idametaṃ paṭicca vuttaṃ.
333. ''Tatra, bhikkhave, yo kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogo hīno gammo pothujjaniko anariyo anatthasaṃhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yo kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogaṃ ananuyogo hīnaṃ gammaṃ pothujjanikaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
334. ''Tatra, bhikkhave, yo attakilamathānuyogo dukkho anariyo anatthasaṃhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yo attakilamathānuyogaṃ ananuyogo dukkhaṃ anariyaṃ anatthasaṃhitaṃ, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
335. ''Tatra, bhikkhave, yāyaṃ majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā, cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho sammāpaṭipadā . Tasmā eso dhammo araṇo.
336. ''Tatra , bhikkhave, yāyaṃ ussādanā ca apasādanā ca no ca dhammadesanā, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yāyaṃ nevussādanā ca na apasādanā ca dhammadesanā ca, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
337. ''Tatra, bhikkhave, yamidaṃ kāmasukhaṃ mīḷhasukhaṃ pothujjanasukhaṃ anariyasukhaṃ , sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yamidaṃ nekkhammasukhaṃ pavivekasukhaṃ upasamasukhaṃ sambodhisukhaṃ, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
338. ''Tatra, bhikkhave, yvāyaṃ rahovādo abhūto ataccho anatthasaṃhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yvāyaṃ rahovādo bhūto taccho anatthasaṃhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yvāyaṃ rahovādo bhūto taccho atthasaṃhito, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
339. ''Tatra , bhikkhave, yvāyaṃ sammukhā khīṇavādo abhūto ataccho anatthasaṃhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yvāyaṃ sammukhā khīṇavādo bhūto taccho anatthasaṃhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yvāyaṃ sammukhā khīṇavādo bhūto taccho atthasaṃhito, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
340. ''Tatra, bhikkhave, yamidaṃ taramānassa bhāsitaṃ, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave , yamidaṃ ataramānassa bhāsitaṃ, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
341. ''Tatra, bhikkhave, yvāyaṃ janapadaniruttiyā ca abhiniveso samaññāya ca atisāro, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra bhikkhave, yvāyaṃ janapadaniruttiyā ca anabhiniveso samaññāya ca anatisāro, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo. ''Tasmātiha, bhikkhave, 'saraṇañca dhammaṃ jānissāma, araṇañca dhammaṃ jānissāma saraṇañca dhammaṃ ñatvā araṇañca dhammaṃ ñatvā araṇapaṭipadaṃ paṭipajjissāmāti evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṃ. Subhūti ca pana, bhikkhave, kulaputto araṇapaṭipadaṃ paṭipannoti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.
Araṇavibhaṅgasuttaṃ niṭṭhitaṃ navamaṃ.
139. Araṇavibhaṅgasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
323. Evaṃ me sutanti araṇavibhaṅgasuttaṃ. Tattha nevussādeyya na apasādeyyāti gehasitavasena kañci puggalaṃ neva ukkhipeyya na avakkhipeyya. Dhammameva deseyyāti sabhāvameva katheyya. Sukhavinicchayanti vinicchitasukhaṃ. Raho vādanti parammukhā avaṇṇaṃ, pisuṇavācanti attho. Sammukhā na khīṇanti sammukhāpi khīṇaṃ ākiṇṇaṃ saṃkiliṭṭhaṃ vācaṃ na bhaṇeyya. Nābhiniveseyyāti na adhiṭṭhahitvā ādāya vohareyya. Samaññanti lokasamaññaṃ lokapaṇṇattiṃ. Nātidhāveyyāti nātikkameyya.
324. Kāmapaṭisandhisukhinoti kāmapaṭisandhinā kāmūpasaṃhitena sukhena sukhitassa. Sadukkhoti vipākadukkhena saṃkilesadukkhenapi sadukkho. Saupaghātoti vipākūpaghātakilesūpaghāteheva saupaghāto. Tathā sapariḷāho. Micchāpaṭipadāti ayāthāvapaṭipadā akusalapaṭipadā.
326. Ittheke apasādetīti evaṃ gehasitavasena ekacce puggale apasādeti. Ussādanepi eseva nayo. Bhavasaṃyojananti bhavabandhanaṃ, taṇhāyetaṃ nāmaṃ.
Subhūtitthero kira imaṃ catukkaṃ nissāya etadagge ṭhapito. Bhagavato hi dhammaṃ desentassa puggalānaṃ ussādanāapasādanā paññāyanti, tathā sāriputtattherādīnaṃ. Subhūtittherassa pana dhammadesanāya ‘‘ayaṃ puggalo appaṭipannako anārādhako’’ti vā, ‘‘ayaṃ sīlavā guṇavā lajjipesalo ācārasampanno’’ti vā natthi, dhammadesanāya panassa ‘‘ayaṃ micchāpaṭipadā, ayaṃ sammāpaṭipadā’’tveva paññāyati. Tasmā bhagavā ‘‘etadaggaṃ, bhikkhave, mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ araṇavihārīnaṃ yadidaṃ subhūtī’’ti āha.
329. Kālaññū assāti asampatte ca atikkante ca kāle akathetvā ‘‘idāni vuccamānaṃ mahājano gaṇhissatī’’ti yuttapattakālaṃ ñatvāva parammukhā avaṇṇaṃ bhāseyya. Khīṇavādepi eseva nayo.
330. Upahaññatīti ghātiyati. Saropi upahaññatīti saddopi bhijjati. Āturīyatīti āturo hoti gelaññappatto sābādho. Avissaṭṭhanti vissaṭṭhaṃ apalibuddhaṃ na hoti.
331. Tadevāti taṃyeva bhājanaṃ. Abhinivissa voharatīti pattanti sañjānanajanapadaṃ gantvā ‘‘pattaṃ āharatha dhovathā’’ti sutvā ‘‘andhabālaputhujjano, nayidaṃ pattaṃ, pāti namesā, evaṃ vadāhī’’ti abhinivissa voharati. Evaṃ sabbapadehi yojetabbaṃ. Atisāroti atidhāvanaṃ.
332. Tathā tathā voharati aparāmasanti amhākaṃ janapade bhājanaṃ pātīti vuccati, ime pana naṃ pattanti vadantīti tato paṭṭhāya janapadavohāraṃ muñcitvā pattaṃ pattanteva aparāmasanto voharati. Sesapadesupi eseva nayo.
333. Idāni mariyādabhājanīyaṃ karonto tatra, bhikkhavetiādimāha. Tattha saraṇoti sarajo sakileso. Araṇoti arajo nikkileso. Subhūti ca pana, bhikkhaveti ayaṃ thero dvīsu ṭhānesu etadaggaṃ āruḷho ‘‘araṇavihārīnaṃ yadidaṃ subhūti, dakkhiṇeyyānaṃ yadidaṃ subhūtī’’ti (a. ni. 1.202).
Dhammasenāpati kira vatthuṃ sodheti, subhūtitthero dakkhiṇaṃ sodheti. Tathā hi dhammasenāpati piṇḍāya caranto gehadvāre ṭhito yāva bhikkhaṃ āharanti, tāva pubbabhāge paricchinditvā nirodhaṃ samāpajjati, nirodhā vuṭṭhāya deyyadhammaṃ paṭiggaṇhāti. Subhūtitthero ca tatheva mettājhānaṃ samāpajjati, mettājhānā vuṭṭhāya deyyadhammaṃ paṭiggaṇhāti. Evaṃ pana kātuṃ sakkāti. Āma sakkā, neva acchariyañcetaṃ, yaṃ mahābhiññappattā sāvakā evaṃ kareyyuṃ. Imasmimpi hi tambapaṇṇidīpe porāṇakarājakāle piṅgalabuddharakkhitatthero nāma uttaragāmaṃ nissāya vihāsi. Tattha satta kulasatāni honti, ekampi taṃ kuladvāraṃ natthi, yattha thero samāpattiṃ na samāpajji. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Araṇavibhaṅgasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.