Những ẩn sĩ giác ngộ khả kính _ Kinh Thôn Tiên (Isigili Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 2.3.2021 _ Bài.116

Những ẩn sĩ giác ngộ khả kính _ Kinh Thôn Tiên (Isigili Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 2.3.2021 _ Bài.116

Tuesday, 02/03/2021, 15:35 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 2.3.2021

116. Kinh Thôn Tiên (Isigili Sutta)

"Những ẩn sĩ giác ngộ khả kính"

Isigili là tên một ngọn núi trong rặng núi bao chung quanh thành Rājagaha (Vương Xá). Isigili có nghĩa là “nuốt những bậc ẩn sĩ” nên bản chữ Hán dịch là “Thôn Tiên”. Chữ “thôn” ở đây nghĩa là nuốt trộng. Đức Thế Tôn đã kể lại nguyên do ngọn núi có tiên là Isigili vì từ thuở rất xa xưa dân chúng ở đây từng nhìn thấy nhiều vị Phật độc giác “đi vào rồi thời không được thấy nữa”. Nhân dịp nầy Đức Phật cũng nêu lên danh tánh của một số chư Phật độc giác và nói lên lời tán thán. Do câu Phật ngôn sau cùng của kinh nầy nên tại Tích Lan Kinh Thôn Tiên được trì tụng như một bài kinh cầu an.

558. Không phải tự nhiên mà Dức Phật đề cập đến tên các đỉnh núi.

Miền Trung Ấn, châu thổ sông Hằng không những có liên quan tối nhiều vị Chánh Đẳng Giác trong quá khứ mà còn là nơi từng xuất hiện chư vị bích chi Phật (pacceka buddha). Địa danh Isigila bắt nguồn từ câu chuyện của các ngài:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú tại Rājagaha (Vương Xá), trên núi Isigili (Thôn tiên). Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ- kheo: "Này các Tỷ-kheo" -- "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Vebhāra (Phụ Trọng) này không?

-- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Vebhāra này, một tên gọi khác. Này các Tỷ- kheo, các Ông có thấy núi Paṇḍava (Bạch Thiện) này không?

-- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Paṇḍava này, một tên gọi khác. Này các Tỷ- kheo, các Ông có thấy núi Vepulla (Quảng Phổ) này không?

-- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Vepulla này, một tên gọi khác. Này các Tỷ- kheo, các Ông có thấy núi Gijjhakūṭa (Linh Thứu) này không?

-- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Gijjhakūṭa này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Isigili (Thôn tiên) này không?

-- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn

-- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng của núi Isigili, một tên gọi khác.

Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có năm trăm vị Ðộc Giác Phật sống trong một thời gian khá dài, trong núi Isigili này. Những vị ấy được thấy đi vào trong ngọn núi này (nhưng) khi đi vào rồi thời không được thấy nữa. Quần chúng thấy vậy nói như sau: "Ngọn núi này nuốt những ẩn sĩ ấy (Ime isī gilatīti) nên được danh xưng là Isigili.

559. Danh tánh những bậc đại sĩ Độc Giác Phật

Với Phật nhãn vô thượng, bậc Đạo Sư không chỉ biết rõ về danh tánh của những bậc đại sĩ thầm lặng mà còn biết được cảnh giới đắc chứng của những vị đó:

Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ kể tên các vị Ðộc Giác Phật; này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng tên các vị Ðộc Giác Phật. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn

-- Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

-- Ariṭṭha (A-lợi-sá), này các Tỷ-kheo, là tên vị Ðộc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Upariṭṭha (Bà-lợi-sá) này các Tỷ-kheo, là tên vị Ðộc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này Tagarasikhi, này các Tỷ-kheo, là tên vị Ðộc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Yasassi, này các Tỷ-kheo, là tên vị Ðộc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Sudassana (Thiện Kiến), này các Tỷ-kheo, là tên vị Ðộc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Piyadassi, này các Tỷ-kheo, là tên vị Ðộc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Gandhāra, này các Tỷ-kheo, là tên vị Ðộc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Piṇḍola, này các Tỷ-kheo, là tên vị Ðộc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Upāsabha, này các Tỷ-kheo, là tên vị Ðộc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Nītha, này các Tỷ-kheo, là tên vị Ðộc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Tatha, này các Tỷ-kheo, là tên vị Ðộc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Sutavā, này các Tỷ-kheo, là tên vị Ðộc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Bhāvitatta, này các Tỷ-kheo là tên vị Ðộc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này.

560. Tuyên danh và tán thán

Đức Phật toàn giác với trình độ tu tập và chứng ngộ cao hơn chư vị độc giác nhưng không phải vì vậy mà không có lời tán thán:

*Chư hữu tình tinh hoa,

Không khổ, không tham ái,

Riêng tự mình chứng đắc,

Chánh Ðẳng Giác (vô thượng)

Chư vị thượng thắng nhân,

Vượt ngoài mũi tên bắn

Hãy lóng tai nghe kỹ,

Ta sẽ xướng danh hiệu:

*Ariṭṭha, Upariṭṭha, Tagarasikhi, Yasassi,

Sudassana, Phật Piyadassi,

Gandhāra, Piṇḍola,

Upāsabha, Nītha, Tatha, Sutavā, Bhāvitatta.

*Sumbha, Subha, Methula,

Atthama, Athassumegha,

Anigha, Sudāṭha

Chư vị Ðộc Giác Phật,

Ðoạn trừ nguồn tái sanh.

*Hiṅgū và Hiṅga

Chư vị Ðại Uy lực,

Hai ẩn sĩ Jāli Rồi đến Aṭṭhaka,

Ðức Phật Kosala,

Tiếp đến Subāhu.

*Ngài Upanemi, cả Ngài Nemi này,

Ngài Santacitta, các Ngài bậc Chân thực,

Sống như chân, ly trần,

Cũng là bậc Hiền triết.

*Kāḷa, Upakāḷa, Vijita, Jita

Aṅga, Paṅga và Gutijjita

Passi bỏ chấp thủ

Căn rễ của khổ đau.

*Aparajita, đánh bại ma quân lực,

Satthā, Pāvātta, Sarabhaṅga, Lomahaṁsa,

Uccaṅgamaya, Asita, Ānāsava,

Manomaya đoạn trừ được nạn,

Và Bandhumā,

Tadādhimutta vô cấu uế,

Và Ketumā.

*Ketuṁbarāga và Mātaṅga Ariya,

Accuta, Accutagāma, Byāmaka,

Sumaṅgala, Dabbila, Supatiṭṭhita

Asayha, Khemābhirata và Sorata,

Durannaya, Saṁgha, rồi đến Ujjaya,

Rồi đến ẩn sĩ Sayha,

Với can đảm phi thường

Ānanda, Nanda, Upananda,

Tất cả là mười hai.

*Bhāradvāja thọ trì thân cuối cùng,

Bodhi, Mahānāma, kể cả Bhāradvāja

Thượng thắng, có chóp tóc và đẹp trai,

Tissa, Upatissa, Upasīdari

Ðã đoạn hữu kiết sử,

Và Sīdari, đã đoạn trừ tham ái.

*Ðức Phật tên Maṅgala,

Với tham được đoạn trừ,

Usabha đã cắt lưới khổ căn

Upanita, vị chứng an tịnh đạo.

*Uposatha, Sundara, Saccanama,

Jeta, Jayanta, Paduma, Uppala và

Padumuttara, Rakkhita và Pabbata,

Mānatthaddha, Sobhita, Vītarāga,

Và Ðức Phật Kaṇha

Với tâm được giải thoát.

*Những vị này, vị khác

Là những bậc Ðộc Giác,

Những bậc Ðại Uy Lực,

Ðã đoạn nguồn tái sanh.

*Hãy đảnh lễ chư vị,

Ðại Ẩn sĩ vô lượng,

Ðã thắng mọi chiến trận,

Ðã đạt bát Niết-bàn.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 116 [tóm tắt]

Kinh Thôn Tiên

(Isigili Sutta)

(M.iii, 68)

Thế Tôn kể lai lịch ngọn núi Isigili ở thành Vương Xá. Thuở xưa, có 500 vị Độc Giác Phật sống trong một thời gian dài trong núi ấy. Những vị ấy được quần chúng thấy vào trong núi mà không đi ra lại, nên quần chúng bảo: “Ngọn núi này nuốt những ẩn sĩ ấy” (Ime isī gilatīti), do đó có tên Isigili. Rồi đức Phật kể tên một số vị Độc Giác Phật ở trong núi ấy bằng bài kệ, ca ngợi họ là những bậc đại uy lực đã đoạn nguồn tái sanh, đã thắng mọi chiến trận, đã đạt Niết-bàn.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 116 [dàn ý]

Kinh Thôn Tiên

(Isigili Sutta)

(M.iii, 68)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn đứng trên núi Isigili và nói với các Tỷ-kheo về những ngọn núi xung quanh Rājagaha (Vương xá).

B. Chánh kinh:

I. 5 ngọn núi gần Rājagaha đã từng có những tên gọi khác nhau.

II. Thế Tôn kể câu chuyện quá khứ về ngọn núi Isigili:

1. Nguồn gốc của tên gọi núi Isigili.

2. 13 bậc Độc Giác Phật đã từng trú ở núi Isigili.

III. Thế Tôn khuyên đảnh lễ những bậc Độc Giác Phật như vậy.

C. Kết luận:

Không có câu: “Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy”.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 116 [toát yếu]

Kinh Thôn Tiên

(Isigili Sutta)

(M.iii, 68)

I. TOÁT YẾU

Isigili Sutta – Isigili, The Gullet of the Seers.

An enumeration of the names and epithets of pacceka- buddhas who formely dwelt on the mountain Isigili.

Vật nuốt những vị tiên.

Kể ra tên và đặc điểm các vị Phật Độc giác trước kia đã cư trú trên núi Thôn tiên.

II. TÓM TẮT

Khi ở thành Vương Xá, trên núi Isigili, Phật chỉ cho các tỷ kheo những ngọn núi vây quanh thành, là núi Vebhàra [2] (Phụ trọng), Pandava (Bạch thiện), núi Vepulla (Quảng phổ), núi Gijjhakùta (Linh thứu) và dạy chúng: Những núi này xưa kia có tên khác, nay tên khác, duy chỉ ngọn núi Isigili thì xưa nay vẫn vậy. Phật kể lai lịch cái tên này như sau. Thuở xa xưa có năm trăm vị Ðộc giác Phật [3] sống trong núi này một thời gian khá dài. Họ được thấy đi vào trong núi rồi không thấy trở ra, nên quần chúng đã bảo nhau: Ngọn núi này đã nuốt những ẩn sĩ (Ime isigilatīti) [4]. Do vậy nó có tên là Thôn tiên. Và Phật kể danh xưng mười ba vị Phật độc giác đã trú lâu ngày trong núi ấy: Arittha, Uparittha, Tagarasikhī [5], Yasassī, Sudassana, Piyadassī, Gandhāra, Pindola, Upāsabha, Nitha, Tatha, Sutavā và Bhāvitatta [6]. Ngoài ra còn nhiều vì độc giác và ẩn sĩ khác nữa. Họ là những tinh hoa của hữu tình đã nhổ mũi tên khổ và dứt sạch tham ái, tự mình chứng đắc giải thoát, những vị đã đoạn tận tái sinh, từ bỏ chấp thủ nguồn gốc của đau khổ, đánh bại quân ma, những bậc vô cấu đoạn trừ tai nạn, có can đảm phi thường, thọ thân sau chót, đã đoạn kết sử, đã thắng mọi chiến trận, đã đạt đến Niết- bàn.

III. CHÚ GIẢI

1. Ở Tích Lan kinh này được tụng thường xuyên làm kinh cầu an.

2. Núi này và núi sau đó là những ngọn núi bao quanh thành Vương xá.

3. Ðộc giác Phật là một vị tự mình đạt giác ngộ giải thoát không nhờ Pháp do Phật giảng. Vị ấy không thể giảng dạy Pháp cho người và cũng không thể thiết lập nền giáo lý. Ðộc giác Phật chỉ xuất hiện vào thời trên thế gian không còn có Phật pháp.

4. Hán dịch là thôn tiên, trong đó thôn là nuốt trộng.

5. Tagarasikhin được nhắc đến trong Ud5 và SN3.

6. Ñaṇamoli nhận xét rằng nếu không có luận giải thì thật rất khó mà phân biệt tên riêng và đặc điểm của các vị Phật độc giác.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Khi ở thành Vương xá

Từ đỉnh núi Thôn tiên
Phật chỉ các ngọn núi
Vây quanh thành Vương xá:

Ve-bhā-ra (Phụ trọng)

Pan-da-va (Bạch thiện)

Ve-pu-lla (Quảng phổ)

Gijja-kā-ta (Linh thứu)

Những núi này xưa kia

Ðều mang những tên khác

Duy có tên Thôn tiên

Trước sao nay vẫn vậy.

Do đâu có tên này
Là I-si-gi-li (Thôn tiên)?

Xưa năm trăm Ðộc giác

Tu trong này khá lâu.

Họ đã vào trong núi
Rồi không thấy trở ra
Nên quần chúng bảo nhau:

Núi này nuốt (thôn) ẩn sĩ.

Và Phật kể danh xưng

Mười ba vị độc giác

Ðã trú trong núi ấy

Cùng nhiều ẩn sĩ khác.

Họ là những tinh hoa

Của tất cả hữu tình

Ðã nhổ mũi tên khổ

Và dứt sạch tham ái;

Ðã tự mình chứng đắc,

Ðã đoạn tận tái sinh
Ðã từ bỏ chấp thủ

Nguồn gốc của khổ đau;

Ðã đánh bại quân ma,

Ðã đoạn trừ tai nạn

Có can đảm phi thường

Thọ hình hài sau chót

Những con người vô cấu

Ðã đoạn hữu kết sử,

Ðã thắng mọi chiến trận

Ðã đạt đến Niết-bàn.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

116. Isigilisuttaṃ [Mūla]

133. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā rājagahe viharati isigilismiṃ pabbate. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''passatha no tumhe, bhikkhave, etaṃ vebhāraṃ pabbatanti? ''evaṃ, bhante. ''Etassapi kho, bhikkhave, vebhārassa pabbatassa aññāva samaññā ahosi aññā paññatti. ''Passatha no tumhe, bhikkhave, etaṃ paṇḍavaṃ pabbatanti? ''evaṃ, bhante. ''Etassapi kho, bhikkhave, paṇḍavassa pabbatassa aññāva samaññā ahosi aññā paññatti. ''Passatha no tumhe, bhikkhave, etaṃ vepullaṃ pabbatanti? ''evaṃ, bhante. ''Etassapi kho, bhikkhave, vepullassa pabbatassa aññāva samaññā ahosi aññā paññatti.

''Passatha no tumhe, bhikkhave, etaṃ gijjhakūṭaṃ pabbatanti? ''evaṃ, bhante. ''Etassapi kho, bhikkhave, gijjhakūṭassa pabbatassa aññāva samaññā ahosi aññā paññatti. ''Passatha no tumhe, bhikkhave, imaṃ isigiliṃ pabbatanti? ''evaṃ, bhante. ''Imassa kho pana, bhikkhave, isigilissa pabbatassa esāva samaññā ahosi esā paññatti. ''Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, pañca paccekabuddhasatāni imasmiṃ isigilismiṃ pabbate ciranivāsino ahesuṃ. Te imaṃ pabbataṃ pavisantā dissanti , paviṭṭhā na dissanti. Tamenaṃ manussā disvā evamāhaṃsu : 'ayaṃ pabbato ime isī [isayo (ka.)] gilatīti 'isigili isigili tveva samaññā udapādi. Ācikkhissāmi [acikkhissāmi vo (ka.)], bhikkhave, paccekabuddhānaṃ nāmāni kittayissāmi, bhikkhave, paccekabuddhānaṃ nāmāni desessāmi, bhikkhave , paccekabuddhānaṃ nāmāni . Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca :

134. ''Ariṭṭho nāma, bhikkhave, paccekasambuddho [paccekabuddho (ka. sī. pī.)] imasmiṃ isigilismiṃ pabbate ciranivāsī ahosi upariṭṭho nāma, bhikkhave, paccekasambuddho imasmiṃ isigilismiṃ pabbate ciranivāsī ahosi tagarasikhī [taggarasikhī (ka.)] nāma, bhikkhave, paccekasambuddho imasmiṃ isigilismiṃ pabbate ciranivāsī ahosi yasassī nāma, bhikkhave, paccekasambuddho imasmiṃ isigilismiṃ pabbate ciranivāsī ahosi sudassano nāma, bhikkhave, paccekasambuddho imasmiṃ isigilismiṃ pabbate ciranivāsī ahosi piyadassī nāma, bhikkhave, paccekasambuddho imasmiṃ isigilismiṃ pabbate ciranivāsī ahosi gandhāro nāma, bhikkhave, paccekasambuddho imasmiṃ isigilismiṃ pabbate ciranivāsī ahosi piṇḍolo nāma, bhikkhave, paccekasambuddho imasmiṃ isigilismiṃ pabbate ciranivāsī ahosi upāsabho nāma, bhikkhave, paccekasambuddho imasmiṃ isigilismiṃ pabbate ciranivāsī ahosi nīto nāma, bhikkhave, paccekasambuddho imasmiṃ isigilismiṃ pabbate ciranivāsī ahosi tatho nāma, bhikkhave, paccekasambuddho imasmiṃ isigilismiṃ pabbate ciranivāsī ahosi, sutavā nāma, bhikkhave, paccekasambuddho imasmiṃ isigilismiṃ pabbate ciranivāsī ahosi bhāvitatto nāma, bhikkhave, paccekasambuddho imasmiṃ isigilismiṃ pabbate ciranivāsī ahosi.

135. ''Ye sattasārā anīghā nirāsā,

Paccekamevajjhagamaṃsu bodhiṃ [paccekamevajjhagamuṃ subodhiṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)].

Tesaṃ visallāna naruttamānaṃ,

Nāmāni me kittayato suṇātha..

''Ariṭṭho upariṭṭho tagarasikhī yasassī,

Sudassano piyadassī ca susambuddho [buddho (sī. syā. kaṃ. pī.)].

Gandhāro piṇḍolo upāsabho ca,

Nīto tatho sutavā bhāvitatto..

''Sumbho subho matulo [methulo (sī. syā. kaṃ. pī.)] aṭṭhamo ca,

Athassumegho [aṭṭhasumedho (ka.)] anīgho sudāṭho.

Paccekabuddhā bhavanettikhīṇā,

Hiṅgū ca hiṅgo ca mahānubhāvā..

''Dve jālino munino aṭṭhako ca,

Atha kosallo buddho atho subāhu.

Upanemiso nemiso santacitto,

Sacco tatho virajo paṇḍito ca..

''Kāḷūpakāḷā vijito jito ca,

Aṅgo ca paṅgo ca guttijito ca.

Passi jahi upadhidukkhamūlaṃ [passī jahī upadhiṃ dukkhamūlaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)],

Aparājito mārabalaṃ ajesi..

''Satthā pavattā sarabhaṅgo lomahaṃso,

Uccaṅgamāyo asito anāsavo.

Manomayo mānacchido ca bandhumā,

Tadādhimutto vimalo ca ketumā..

''Ketumbharāgo ca mātaṅgo ariyo,

Athaccuto accutagāmabyāmako.

Sumaṅgalo dabbilo supatiṭṭhito,

Asayho khemābhirato ca sorato..

''Durannayo saṅgho athopi ujjayo,

Aparo muni sayho anomanikkamo.

Ānando nando upanando dvādasa,

Bhāradvājo antimadehadhārī [antimadehadhāri (sī.)]..

''Bodhi mahānāmo athopi uttaro,

Kesī sikhī sundaro dvārabhājo.

Tissūpatissā bhavabandhanacchidā,

Upasikhi taṇhacchido ca sikhari [upasīdarī taṇhacchido ca sīdarī (sī. syā. kaṃ. pī.)]..

''Buddho ahu maṅgalo vītarāgo,

Usabhacchidā jāliniṃ dukkhamūlaṃ.

Santaṃ padaṃ ajjhagamopanīto,

Uposatho sundaro saccanāmo..

''Jeto jayanto padumo uppalo ca,

Padumuttaro rakkhito pabbato ca.

Mānatthaddho sobhito vītarāgo,

Kaṇho ca buddho suvimuttacitto..

''Ete ca aññe ca mahānubhāvā,

Paccekabuddhā bhavanettikhīṇā.

Te sabbasaṅgātigate mahesī,

Parinibbute vandatha appameyyeti..

Isigilisuttaṃ niṭṭhitaṃ chaṭṭhaṃ.

116. Isigilisuttavaṇṇanā [Atthakathā]

133. Evaṃ me sutanti isigilisuttaṃ. Tattha aññāva samaññā ahosīti isigilissa isigilīti samaññāya uppannakāle vebhāro na vebhāroti paññāyittha, aññāyevassa samaññā ahosi. Aññā paññattīti idaṃ purimapadasseva vevacanaṃ. Sesesupi eseva nayo.

Tadā kira bhagavā sāyanhasamaye samāpattito vuṭṭhāya gandhakuṭito nikkhamitvā yasmiṃ ṭhāne nisinnānaṃ pañca pabbatā paññāyanti, tattha bhikkhusaṅghaparivuto nisīditvā ime pañca pabbate paṭipāṭiyā ācikkhi. Tattha na bhagavato pabbatehi attho atthi, iti imesu pana pabbatesu paṭipāṭiyā kathiyamānesu isigilissa isigilibhāvo kathetabbo hoti. Tasmiṃ kathiyamāne padumavatiyā puttānaṃ pañcasatānaṃ paccekabuddhānaṃ nāmāni ceva padumavatiyā ca patthanā kathetabbā bhavissatīti bhagavā imaṃ pañca pabbatapaṭipāṭiṃ ācikkhi.

Pavisantā dissanti paviṭṭhā na dissantīti yathāphāsukaṭṭhāne piṇḍāya caritvā katabhattakiccā āgantvā cetiyagabbhe yamakamahādvāraṃ vivarantā viya taṃ pabbataṃ dvedhā katvā anto pavisitvā rattiṭṭhānadivāṭṭhānāni māpetvā tattha vasiṃsu, tasmā evamāha. Ime isīti ime paccekabuddhaisī.

Kadā pana te tattha vasiṃsu? Atīte kira anuppanne tathāgate bārāṇasiṃ upanissāya ekasmiṃ gāmake ekā kuladhītā khettaṃ rakkhamānā ekassa paccekabuddhassa pañcahi lājāsatehi saddhiṃ ekaṃ padumapupphaṃ datvā pañca puttasatāni patthesi. Tasmiṃyeva ca khaṇe pañcasatā migaluddakā madhuramaṃsaṃ datvā ‘‘etissā puttā bhaveyyāmā’’ti patthayiṃsu. Sā yāvatāyukaṃ ṭhatvā devaloke nibbattā, tato cutā jātassare padumagabbhe nibbatti. Tameko tāpaso disvā paṭijaggi, tassā vicarantiyāva pāduddhāre pāduddhāre bhūmito padumāni uṭṭhahanti. Eko vanacarako disvā bārāṇasirañño ārocesi. Rājā naṃ āharāpetvā aggamahesiṃ akāsi, tassā gabbho saṇṭhāsi. Mahāpadumakumāro mātukucchiyaṃ vasi, sesā gabbhamalaṃ nissā nibbattā. Vayappattā uyyāne padumassare kīḷantā ekekasmiṃ padume nisīditvā khayavayaṃ paṭṭhapetvā paccekabodhiñāṇaṃ nibbattayiṃsu. Ayaṃ tesaṃ byākaraṇagāthā ahosi –

‘‘Saroruhaṃ padumapalāsapattajaṃ, supupphitaṃ bhamaragaṇānuciṇṇaṃ;

Aniccatāyupagataṃ viditvā, eko care khaggavisāṇakappo’’ti.

Tasmiṃ kāle te tattha vasiṃsu, tadā cassa pabbatassa isigilīti samaññā udapādi.

135. Ye sattasārāti ariṭṭho upariṭṭho tagarasikhī yasassī sudassano piyadassī gandhāro piṇḍolo upāsabho nīto tatho sutavā bhāvitattoti terasannaṃ paccekabuddhānaṃ nāmāni vatvā idāni tesañca aññesañca gāthābandhena nāmāni ācikkhanto ye sattasārātiādimāha. Tattha sattasārāti sattānaṃ sārabhūtā. Anīghāti niddukkhā. Nirāsāti nittaṇhā.

Dve jālinoti cūḷajāli mahājālīti dve jālināmakā. Santacittoti idampi ekassa nāmameva. Passi jahi upadhidukkhamūlanti ettha passi nāma so paccekabuddho, dukkhassa pana mūlaṃ upadhiṃ jahīti ayamassa thuti. Aparājitotipi ekassa nāmameva.

Satthā pavattā sarabhaṅgo lomahaṃso uccaṅgamāyoti ime pañca janā. Asito anāsavo manomayoti imepi tayo janā. Mānacchido ca bandhumāti bandhumā nāma eko, mānassa pana chinnattā mānacchidoti vutto. Tadādhimuttotipi nāmameva.

Ketumbharāgo ca mātaṅgo ariyoti ime tayo janā. Athaccutoti atha accuto. Accutagāmabyāmaṅkoti ime dve janā. Khemābhirato ca soratoti ime dveyeva.

Sayho anomanikkamoti sayho nāma so buddho, anomavīriyattā pana anomanikkamoti vutto. Ānando nando upanando dvādasāti cattāro ānandā, cattāro nandā cattāro upanandāti evaṃ dvādasa. Bhāradvājo antimadehadhārīti bhāradvājo nāma so buddho. Antimadehadhārīti thuti.

Taṇhacchidoti sikharissāyaṃ thuti. Vītarāgoti maṅgalassa thuti. Usabhacchidā jāliniṃ dukkhamūlanti usabho nāma so buddho dukkhamūlabhūtaṃ jāliniṃ acchidāti attho. Santaṃ padaṃ ajjhagamopanītoti upanīto nāma so buddho santaṃ padaṃ ajjhagamā. Vītarāgotipi ekassa nāmameva. Suvimuttacittoti ayaṃ kaṇhassa thuti.

Ete ca aññe cāti ete pāḷiyaṃ āgatā ca pāḷiyaṃ anāgatā aññe ca etesaṃ ekanāmakāyeva. Imesu hi pañcasu paccekabuddhasatesu dvepi tayopi dasapi dvādasapi ānandādayo viya ekanāmakā ahesuṃ. Iti pāḷiyaṃ āgatanāmeheva sabbesaṃ nāmāni vuttāni hontīti ito paraṃ visuṃ visuṃ avatvā ‘‘ete ca aññe cā’’ti āha. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Isigilisuttavaṇṇanā niṭṭhitā.