- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya
Bài học ngày 29.1.2020
99. Kinh Subha (Subha Sutta)
Xuất gia có là con đường tốt để phụng sự quần sanh?
Subha, con của bà la môn Todeyya, đến gặp Đức Thế Tôn để nói lên quan điểm được các nhiều bà la môn bênh vực là lối sống “nhập thế” có giá trị lớn hơn là đời sống từ bỏ tất cả của người xuất gia. Qua câu trả lởi của Đức Phật hai điểm then chốt được nêu lên: Phật Pháp là cơ sở nhận thức dựa trên sự phân tích = Vibhajjavāda và truyền thống xuất gia được xem là quan trọng cho sự tu tập. Chính hai điểm nầy một số các sử gia Tây Phương gọi Phật giáo Nguyên Thuỷ (Theravāda) là Phân tích tông (Vibhajjavāda) và là tông phái nghiêng về tu viện (đời sống xuất gia).
476. Đúng chăng để nói: thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa?
Thanh niên Subha muốn đưa ra quan điểm lợi thế lớn của nếp sống tại gia. Đức Phật dạy vấn đề nên hiểu theo cách phân tích không nên võ đoán phiến diện:
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana, tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta trú ở Sāvatthī, tại nhà một gia chủ vì một vài công vụ. Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta trú tại nhà gia chủ, nói với vị gia chủ ấy:
-- Này Gia chủ, tôi nghe như sau: " Sāvatthī không phải không có các bậc A-la-hán lui tới". Hôm nay chúng ta nên đến chiêm ngưỡng vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào?
-- Thưa Tôn giả, Thế Tôn hiện trú tại Sāvatthī, Jetavana, tịnh xá ông Anāthapiṇḍika. Thưa Tôn giả, hãy đi đến chiêm ngưỡng Thế Tôn ấy.
Rồi thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta vâng theo lời gia chủ ấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn đã nói như sau: "Người tại gia thành tựu chánh đạo thiện pháp. Người xuất gia không thành tựu chánh đạo thiện pháp". Ở đây, Tôn giả Gotama có nói gì?
-- Này thanh niên Bà-la-môn, ở đây, Ta chủ trương phân tích; ở đây, Ta không chủ trương nói một chiều. Này Thanh niên Bà-la-môn, Ta không tán thán tà đạo của kẻ tại gia hay kẻ xuất gia. Này Thanh niên Bà-la-môn, kẻ tại gia hay kẻ xuất gia hành tà đạo, do nhân duyên hành tà đạo, không thành tựu được chánh đạo thiện pháp. Này Thanh niên Bà-la-môn, Ta tán thán chánh đạo của kẻ tại gia hay kẻ xuất gia. Này Thanh niên Bà-la-môn, kẻ tại gia hay kẻ xuất gia hành chánh đạo, do nhân duyên hành chánh đạo, thành tựu được chánh đạo thiện pháp.
-- Thưa Tôn giả Gotama, do dịch vụ nhiều, công tác nhiều, tổ chức nhiều, lao lực nhiều, nên nghiệp sự của kẻ tại gia có quả báo lớn; do dịch vụ ít, công tác ít, tổ chức ít, lao lực ít nên nghiệp sự của kẻ xuất gia không có quả lớn. Ở đây, Tôn giả Gotama, có nói gì?
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, ở đây, Ta chủ trương pháp phân tích; ở đây, Ta không chủ trương nói một chiều. Này Thanh niên Bà-la-môn, có nghiệp sự (Kammāṭṭhanaṃ) với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ. Này Thanh niên Bà-la-môn có nghiệp sự với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm thành tựu, làm đúng, sẽ có kết quả lớn. Này Thanh niên Bà-la-môn, có nghiệp sự với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ. Này Thanh niên Bà-la-môn, có nghiệp sự với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm thành tựu, làm đúng, sẽ có kết quả lớn.
Này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là nghiệp sự với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ? Này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự nông nghiệp với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ. Và này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là nghiệp sự với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn? Này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự nông nghiệp với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn. Này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là nghiệp sự với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ?
Này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự buôn bán với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ. Này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là nghiệp sự với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn? Này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự buôn bán với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn. Ví như, này Thanh niên Bà-la- môn, nghiệp sự buôn bán với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn lao lực lớn, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự của một cư sĩ, dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ.
Ví như, này thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự nông nghiệp, dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự của một cư sĩ, dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn. Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự buôn bán, dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự của người xuất gia, dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ. Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự buôn bán, dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự của người xuất gia, dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn.
-- Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, năm pháp được các Bà-la-môn chủ trương tác phước, đắc thiện, nếu Ông không thấy nặng nhọc, lành thay. Ông hãy nói về năm pháp ấy trong hội chúng này.
-- Thưa Tôn giả Gotama, không có nặng nhọc gì cho con, khi ở đây có vị như Tôn giả, đang ngồi hay các vị giống như Tôn giả.
-- Vậy này Thanh niên Bà-la-môn, hãy nói đi.
-- Chân thực, thưa Tôn giả Gotama, là pháp thứ nhất, các Bà-la-môn chủ trương pháp này tác phước, đắc thiện. Khổ hạnh, thưa Tôn giả Gotama, là pháp thứ hai, các Bà-la-môn chủ trương pháp này tác phước, đắc thiện. Phạm hạnh, thưa Tôn giả Gotama là pháp thứ ba, các Bà-la-môn chủ trương pháp này tác phước, đắc thiện. Tụng đọc, thưa Tôn giả Gotama, là pháp thứ tư, các Bà-la-môn chủ trương pháp này tác phước, đắc thiện. Thí xả, thưa Tôn giả Gotama, là pháp thứ năm, các Bà-la-môn chủ trương pháp này tác phước, đắc thiện. Thưa Tôn giả Gotama, các vị Bà-la-môn chủ trương năm pháp này tác phước, đắc thiện. Ở đây, Tôn giả Gotama có nói gì?
-- Thế nào, này Thanh niên Bà-la-môn? Có một Bà-la-môn nào trong những Bà-la-môn đã nói như sau: "Sau khi chứng tri với thượng trí, tôi tuyên thuyết quả dị thục của năm pháp này?"
-- Thưa không, Tôn giả Gotama.
-- Thế nào, này Thanh niên Bà-la-môn? Có một Ðạo sư nào trong những Bà-la-môn, một Ðại tôn sư, cho đến bảy đời Tôn sư, Ðại tôn sư, vị ấy đã nói: "Sau khi tự mình chứng tri với thượng trí, tôi tuyên thuyết quả dị thục của năm pháp này"?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama.
-- Thế nào, này Thanh niên Bà-la-môn? Những vị tu sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh, và ngày nay những vị Ba La Môn cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy như các vị Atthaka, Vamaka, Vamadeva, Vessamita, Yamataggi, Angirasa, Bharadvaja, Vesettha, Kassapa, Bhagu, những vị ấy đã nói như sau: "Sau khi tự chứng tri với thượng trí, chúng tôi tuyên thuyết kết quả dị thục của năm pháp này"?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama.
-- Như vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, không có một vị Bà-la-môn nào trong các vị Bà-la-môn đã nói như sau: "Sau khi tự chứng tri với thượng trí, tôi tuyên thuyết kết quả dị thục của năm pháp này". Không có một Ðạo sư nào trong các Bà-la-môn, một Ðại tôn sư, cho đến bảy đời Tôn sư, Ðại tôn sư nào nói như sau: "Sau khi tự chứng tri với thượng trí, chúng tôi tuyên thuyết kết quả dị thục của năm pháp này". Những vị tu sĩ thời cổ trong các vị Bà-la-môn, những vị sáng tác các thần chú... không có một vị nào đã nói như sau: "Sau khi tự chứng tri với thượng trí, chúng tôi tuyên thuyết kết quả dị thục của năm pháp này". Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, chúng tôi nghĩ lời nói của những Bà-la-môn trở thành giống như một chuỗi người mù, người đầu không thấy, người giữa không thấy, người cuối cùng cũng không thấy.
477. Pháp thượng nhân không phải chỉ có tư duy triết lý mà phải thực chứng
Thanh niên Subha bất mãn khi nghe Đức Thế Tôn nói rằng những quan điểm truyền thống thường được chấp nhận với sự thiếu khách quan:
Khi nghe nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta phẫn nộ, không hoan hỷ vì bị Thế Tôn dùng ví dụ một chuỗi người mù, liền mạ lỵ Thế Tôn, hủy báng Thế Tôn và nói về Thế Tôn: "Sa-môn Gotama sẽ bị quả ác độc (pāpika)".
Rồi nói với Thế Tôn như sau:
-- Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pokkharasati thuộc dòng họ Upamaññā trú ở rừng Subhaga đã nói: "Cũng vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn tự cho đã chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh này". Lời nói này của vị ấy thật sự đáng chê cười, thật sự chỉ là lời nói suông, thật sự chỉ là trống không, thật sự chỉ là trống rỗng. Làm sao còn là người còn lại có thể biết được, hay thấy được, hay chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh? Sự kiện như vậy không thể xảy ra.
-- Thế nào, này Thanh niên Bà-la-môn? Bà-la- môn Pokkharasāti thuộc dòng họ Upamaññā, trú tại rừng Subhaga có thể biết tâm tư cả Sa-môn, Bà-la-môn với tâm tư của mình?
-- Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pokkharasāti thuộc dòng họ Upamaññā,, trú ở rừng Subhaga, với tâm tư của mình không thể biết được tâm tư của Puṇṇikā, người đầy tớ gái của mình, làm sao lại có thể biết được tâm tư tất cả Sa-môn, Bà-la-môn với tâm tư của mình?
-- Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn một người sanh ra đã mù không thể thấy các sắc màu đen, màu trắng, không thể thấy các sắc màu xanh, không thể thấy các sắc màu vàng, không thể thấy các sắc màu đỏ, không thể thấy các sắc màu đỏ tía, không thể thấy những gì bằng phẳng, không bằng phẳng, không thể thấy các vì sao, không thể thấy mặt trăng, mặt trời, người ấy nói như sau: "Không có các sắc màu đen, màu trắng, không có người thấy các sắc màu đen, màu trắng; không có các sắc màu xanh, không có người thấy các sắc màu xanh; không có các sắc màu vàng, không có người thấy các sắc màu vàng; không có các sắc màu đỏ, không có người thấy các sắc màu đỏ; không có các sắc màu đỏ tía, không có người thấy các sắc màu đỏ tía; không có những gì bằng phẳng, không bằng phẳng, không có người thấy cái gì bằng phẳng, không bằng phẳng; không có các vì sao, không có người thấy các vì sao; không có mặt trăng, mặt trời, không có người thấy mặt trăng, mặt trời. Tôi không biết như vậy; tôi không thấy như vậy, do vậy nên không có". Này Thanh niên Bà-la-môn, người ấy nói một cách chân chánh có nói như vậy không?
-- Thưa không vậy, Tôn giả Gotama. Có các sắc màu đen trắng, có người thấy các sắc màu đen trắng; có các sắc màu xanh, có người thấy các sắc màu xanh,... có mặt trăng, mặt trời, có người thấy mặt trăng, mặt trời".Tôi không biết như vậy; tôi không thấy như vậy. Do vậy, không có". Thưa Tôn giả Gotama, nếu người ấy nói một cách chân chánh thì sẽ không nói như vậy.
-- Cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, Bà-la-môn Pokkharasāti thuộc dòng họ Upamaññā, trú ở rừng Subhaga là người mù, không có mắt. Vị ấy có thể biết được, hay thấy được, hay chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; sự kiện như vậy không xảy ra. Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Những vị Bà-la-môn giàu sang ở Kosala, như Bà-la-môn Caṅkī, Bà-la- môn Tārukkha, Bà-la-môn Pokkharasāti, Bà-la-môn Jāṇussoṇi, và thân phụ của Ông Todeyya, cái gì tốt hơn cho những vị ấy, lời nói của các vị ấy được thế tục chấp nhận (sammusā) hay không được thế tục chấp nhận?
-- Ðược thế tục chấp nhận, thưa Tôn giả Gotama.
-- Cái gì tốt hơn cho họ, lời họ nói lên cần phải được suy tư hay không suy tư?
-- Cần phải được suy tư, thưa Tôn giả Gotama.
-- Cái gì tốt hơn cho họ, lời họ nói lên cần phải được phân tích, cân nhắc hay không cần phải phân tích, cân nhắc?
-- Cần phải phân tích, cân nhắc, thưa Tôn giả Gotama.
-- Cái gì tốt hơn cho họ, lời họ nói lên cần phải liên hệ đến mục đích, hay không cần phải liên hệ đến mục đích?
-- Cần phải liên hệ đến mục đích, thưa Tôn giả Gotama.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Nếu là như vậy thời lời nói của Bà-la-môn Pokkharasāti thuộc dòng họ Upamaññā, trú tại rừng Subhaga được thế tục chấp nhận hay không được thế tục chấp nhận?
-- Không được thế tục chấp nhận, thưa Tôn giả Gotama.
-- Lời nói được nói lên là có suy tư, hay không suy tư?
-- Không suy tư, thưa Tôn giả Gotama.
-- Lời nói được nói lên có phân tích, cân nhắc, hay không phân tích cân nhắc?
– Không phân tích, cân nhắc, thưa Tôn giả Gotama.
-- Lời nói được nói lên liên hệ đến mục đích, hay không liên hệ đến mục đích?
-- Không liên hệ đến mục đích, thưa Tôn giả Gotama.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, có năm triền cái này. Thế nào là năm? Tham dục triền cái, sân triền cái, hôn trầm thụy miên triền cái, trạo hối triền cái, nghi triền cái. Này Thanh niên Bà-la-môn, như vậy là năm triền cái. Này Thanh niên Bà-la-môn, Bà-la-môn Pokkharasāti thuộc dòng họ Upamaññā, trú ở rừng Subhaga đã bị trùm che, ngăn chận, bao phủ, và bao trùm bởi năm triền cái này. Vị ấy biết được, thấy được, hay chứng tri được các pháp Thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; sự kiện như vậy không xảy ra.
Này Thanh niên Bà-la-môn, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn; tiếng do tai nhận thức... hương do mũi nhận thức... vị do lưỡi nhận thức... xúc do thân nhận thức khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Này Thanh niên Bà-la-môn, như vậy là năm dục trưởng dưỡng. Này Thanh niên Bà- la-môn, Bà-la-môn Pokkharasāti thuộc dòng họ Upamaññā, trú ở rừng Subhaga bị trói buộc, bị đam mê, bị tham trước bởi năm dục trưởng dưỡng này, thụ hưởng chúng mà không thấy sự nguy hiểm, không soi thấu sự thoát ly khỏi chúng. Vị ấy thật sự biết được, hay thấy được, hay chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; sự kiện như vậy không xảy ra.
Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Trong những loại lửa này, loại lửa nào có ngọn, có màu sắc hay có ánh sáng? Ngọn lửa được đốt lên nhờ cỏ và củi khô, hay ngọn lửa được đốt lên, không nhờ cỏ và củi khô?
-- Thưa Tôn giả Gotama, nếu có sự kiện có thể đốt lửa mà không nhờ cỏ và củi khô, thì ngọn lửa ấy có ngọn, có sắc và có ánh sáng.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, không có sự kiện, không có trường hợp có thể đốt lửa mà không nhờ cỏ và củi khô, trừ phi dùng thần thông. Này Thanh niên Bà-la-môn, Ta nói hỷ này, hỷ do năm dục trưởng dưỡng đem lại, hỷ này ví như ngọn lửa đốt lên nhờ cỏ và củi khô. Này Thanh niên Bà-la-môn, Ta nói hỷ này, hỷ do ly dục, ly các bất thiện pháp đem lại, hỷ này ví như ngọn lửa đốt lên, không nhờ cỏ và củi khô. Và này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là hỷ do ly dục, ly các bất thiện pháp đem lại? Ở đây, nay thanh niên Bà-la-môn, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất. Hỷ này, này Thanh niên Bà-la-môn, là hỷ ly dục, ly bất thiện pháp đem lại. Lại nữa, này Thanh niên Bà-la-môn, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ,... chứng và trú Thiền thứ hai. Hỷ này, này Thanh niên Bà-la-môn, là hỷ ly dục, ly bất thiện pháp đem lại.
Này thanh niên Bà-la-môn, các vị Bà-la-môn ấy chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện. Ở đây, các Bà-la-môn chủ trương pháp tác phước, đắc thiện nào có kết quả lớn hơn?
-- Thưa Tôn giả Gotama, những vị Bà-la-môn chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện này. Ở đây, các Bà-la-môn chủ trương pháp thí xả (caga) tác phước, đắc thiện có quả báo lớn.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, một tế đàn lớn được một vị Bà-la-môn lập lên và có hai vị Bà-la-môn đi đến và nghĩ như sau: "Chúng ta sẽ thọ hưởng đại tế đàn của vị Bà-la-môn với danh tánh thế này". Ở đây, một vị Bà-la-môn suy nghĩ như sau: "Mong rằng trong phòng ăn, ta sẽ được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, món ăn khất thực tốt nhất; còn vị Bà-la-môn kia, trong phòng ăn, không được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, món ăn khất thực tốt nhất". Này Thanh niên Bà-la-môn, sự kiện này xảy ra. Người Bà-la-môn ấy trong phòng ăn có thể được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, món ăn khất thực tốt nhất. Còn người Bà-la-môn kia, trong phòng ăn, không được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, món ăn khất thực tốt nhất. Vị Bà-la-môn kia nghĩ như sau: "Vị Bà-la-môn ấy, trong phòng ăn, được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, món ăn khất thực tốt nhất. Còn ta, trong phòng ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất". Vị ấy phẫn nộ, không hoan hỷ. Này Thanh niên Bà-la-môn, các Bà-la-môn chủ trương quả dị thục gì cho người Bà-la-môn này?
-- Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn không bố thí với ý nghĩ: "Do bố thí này, người kia phẫn nộ, không hoan hỷ. Các Bà-la-môn bố thí chỉ vì lòng ái mẫn".
-- Sự kiện là như vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, thời đây có phải là tác phước sự thứ sáu, nghĩa là lòng ái mẫn?
-- Sự kiện là như vậy, thưa Tôn giả Gotama, thời đây là tác phước sự thứ sáu, nghĩa là lòng ái mẫn.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, các vị Bà-la-môn ấy chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện này. Ông thấy năm pháp này nhiều nhất ở đâu, ở những người tại gia, hay ở những người xuất gia?
-- Thưa Tôn giả Gotama, những vị Bà-la-môn chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện này, tôi nhận thấy năm pháp này có nhiều ở những người xuất gia, có ít ở những người tại gia. Người tại gia, thưa Tôn giả Gotama, dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn không có thường hằng, liên tục, không nói lời chân thật. Người xuất gia, thưa Tôn giả Gotama , dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nhưng thường hằng liên tục, nói lời chân thật. Người tại gia, thưa Tôn giả Gotama, dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn không có thường hằng liên tục sống khổ hạnh, sống Phạm hạnh, đọc tụng nhiều, thí xả nhiều. Người xuất gia, thưa Tôn giả Gotama, dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nhưng thường hằng liên tục sống khổ hạnh, sống Phạm hạnh, đọc tụng nhiều, thí xả nhiều. Thưa Tôn giả Gotama, năm pháp tác phước, đắc thiện này được các vị Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương, tôi nhận thấy năm pháp này có nhiều ở những vị xuất gia, có ít ở những vị tại gia.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, năm pháp tác phước, đắc thiện này được các vị Bà-la-môn chủ trương, Ta nói những pháp này là những tư cụ của tâm, nghĩa là để tâm tu tập không hận, không sân. Ở đây, này Thanh niên Bà-la-môn, vị Tỷ-kheo nói lời chân thật, vị ấy nghĩ: "Ta nói lời chân thật", chứng được nghĩa tín thọ (atthavedaṃ), chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp. Ta nói sự hân hoan liên hệ đến thiện này là tư cụ của tâm, nghĩa là để tâm của vị ấy tu tập không hận, không sân. Ở đây, này Thanh niên Bà-la-môn vị Tỷ-kheo sống khổ hạnh, sống Phạm hạnh, đọc tụng nhiều, thí xả nhiều vị ấy nghĩ rằng: "Ta thí xả nhiều", chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp, Ta nói rằng sự hân hoan liên hệ đến thiện này là tư cụ của tâm, nghĩa là để tâm của vị ấy tu tập không hận, không sân. Này Thanh niên Bà-la-môn những vị Bà-la-môn chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện này, Ta nói các pháp ấy là tư cụ của tâm, nghĩa là để tâm của vị ấy tu tập không hận, không sân.
478. Con đường đến cảnh giới của thiền chứng hay phạm thiên giới
Ngay cả các bà la môn thường nói về cảnh giới cực lạc của phạm thiên nhưng lại mù mờ về con đường đưa tới phạm thiên giới:
Khi nghe nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta thưa với Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả Gotama, tôi nghe như sau: "Sa-môn Gotama biết con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên".
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Làng Naḷakāra có gần đây không? Có phải làng Naḷakāra không xa ở đây?
-- Thưa vâng, Tôn giả, làng Nalakara ở gần đây. Làng Naḷakāra không xa ở đây.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người sanh trưởng tại làng Naḷakāra, chưa rời khỏi làng Naḷakāra, và có người tới hỏi người ấy con đường đưa đến làng Naḷakāra. Này Thanh niên Bà-la-môn, người sanh trưởng tại làng Naḷakāra ấy phân vân hay ngập ngừng khi được hỏi về con đường đến làng Naḷakāra?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Gotama, vì người ấy sanh trưởng tại làng Naḷakāra. Người ấy biết rõ tất cả con đường đưa đến làng Naḷakāra.
-- Tuy vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, rất có thể người sanh trưởng tại làng Nalakara này khi được hỏi con đường đưa đến làng Nalakara còn có thể phân vân hay ngập ngừng. Nhưng Như Lai thì không vậy, khi được hỏi về Phạm thiên giới, hay về con đường đưa đến Phạm thiên giới, Như Lai không phân vân hay ngập ngừng. Và này Thanh niên Bà-la-môn, Ta biết Phạm thiên giới và con đường đưa đến Phạm thiên giới, và Ta cũng biết phải thành tựu như thế nào để được sanh vào Phạm thiên giới.
-- Thưa Tôn giả Gotama, con có nghe như sau: "Sa-môn Gotama thuyết dạy con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên". Tốt lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết giảng cho con, con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.
-- Vậy này Thanh niên Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, Tôn giả.
Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
-- Và này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên? Ở đây, này Thanh niên Bà-la-môn, Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Này Thanh niên Bà-la-môn, khi từ tâm giải thoát được tu tập như vậy, thì hành động được làm có tánh cách hạn lượng như vậy, không có trú ở nơi đây, không có dừng lại ở nơi đây. Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, một người lực sĩ thổi tù và làm cho bốn phương nghe được, không gì khó khăn; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, khi từ tâm giải thoát được tu tập như vậy, thì hành động được làm có tánh cách hạn lượng, không có trú ở nơi đây, không có dừng lại ở nơi đây. Này Thanh niên Bà-la-môn, đây là con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.
Lại nữa, này Thanh niên Bà-la-môn, vị Tỷ-kheo biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi... (như trên)... với tâm câu hữu với hỷ... (như trên)... với tâm câu hữu với xã, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Này Thanh niên Bà-la-môn, khi xả tâm giải thoát được tu tập như vậy, thì hành động được làm có tánh cách hạn lượng như vậy, không có trú ở nơi đây, không có dừng lại ở nơi đây. Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, một người lực sĩ thổi tù và làm cho bốn phương nghe được, không gì khó khăn; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, khi xả tâm giải thoát được tu tập như vậy, thì hành động được làm có tánh cách hạn lượng như vậy, không có trú ở nơi đây, không có dừng lại ở nơi đây. Này Thanh niên Bà-la-môn, đây là con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.
479. Quy y Tam Bảo
Khi nghe nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Thưa Tôn giả Gotama, nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm cư sĩ, từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng. Thưa Tôn giả Gotama, nay chúng con xin đi, chúng con có nhiều công việc phải làm.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, nay Ông hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.
Rồi thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
Lúc bấy giờ Bà-la-môn Jāṇussoṇi, với cỗ xe do toàn ngựa cái trắng kéo, đi ra khỏi Sāvatthī để nghỉ trưa. Bà-la-môn Jāṇussoṇi thấy thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta từ xa đi lại, sau khi thấy, liền nói với thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta:
-- Tôn giả Bhāradvāja đi từ đâu lại, quá sớm như vậy?
-- Thưa Tôn giả, tôi vừa từ Sa-môn Gotama lại.
-- Này Tôn giả Bhāradvāja, Tôn giả nghĩ thế nào? Tôn giả có nghĩ Sa-môn Gotama là bậc có trí, có trí tuệ sáng suốt (paññāveyyattiyam) không?
-- Thưa Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết được trí tuệ sáng suốt của Sa-môn Gotama?
Chỉ có vị nào như Ngài mới có thể biết được trí tuệ sáng suốt của Sa-môn Gotama.
-- Tôn giả Bhāradvāja thật đã tán thán Sa-môn Gotama với sự tán thán tối thượng.
-- Nhưng tôi là ai mà tôi lại tán thán Sa-môn Gotama? Tán thán bởi những người được tán thán là Sa- môn Gotama, là bậc tối thượng giữa các hàng Thiên Nhân. Thưa Tôn giả, các vị Bà-la-môn chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện này, Sa-môn Gotama nói rằng năm pháp ấy là tư cụ cho tâm, nghĩa là để tu tập, trở thành không hận, không sân.
Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn, Jāṇussoṇi bước xuống cỗ xe do toàn ngựa cái trắng kéo, đắp áo vào một phía bên vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn và thốt ra lời cảm hứng như sau: "Lợi ích thay cho vua Pasenadi nước Kosala! Tốt đẹp, lợi ích thay cho vua Pasenadi nước Kosala được Như Lai bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trú ở trong nước!"
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 99 [tóm tắt]
Kinh Subha
(Subha Sutta)
(M.ii, 196)
Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn hỏi ý kiến Ngài về quan niệm các Bà-la-môn cho rằng người tại gia thành tựu chánh đạo thiện pháp, còn người xuất gia thì không. Thế Tôn dạy, Ngài không chủ trương nói một chiều như vậy. Dù tại gia hay xuất gia mà hành tà đạo, kẻ ấy sẽ không thành đạt chánh đạo, thiện pháp. Ngược lại, bất cứ tại gia hay xuất gia hành chánh đạo đều thành đạt. Thanh niên Bà-la-môn lại thưa, do dịch vụ nhiều, tổ chức nhiều, lao lực nhiều nên nghiệp sự của tại gia có quả báo lớn, còn người xuất gia, vì nghiệp vụ ít, tổ chức ít, lao lực ít, nên quả báo nhỏ. Ở đây Thế Tôn cũng phân tích, không nói một chiều. Và Ngài phân tích các trường hợp sau:
1/ Dịch vụ lớn công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm đúng sẽ kết quả lớn: ví dụ nông nghiệp.
2/ Dịch vụ lớn, công tác lớn... làm sai sẽ có kết quả nhỏ, như nông nghiệp.
3/ Dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ v.v... làm đúng sẽ có kết quả lớn như buôn bán.
4/ Dịch vụ nhỏ... làm sai sẽ có kết quả nhỏ như buôn bán.
Cũng vậy, nghiệp vụ của cư sĩ dịch vụ lớn... nếu làm đúng sẽ có kết quả lớn, sai thì kết quả nhỏ. Nghiệp vụ của xuất gia giới dịch vụ nhỏ... nếu làm đúng sẽ có kết quả lớn, sai thì kết quả nhỏ.
Khi ấy Bà-la-môn nói về năm pháp tác phước, đắc thiện của Bà-la-môn giáo: Chân thực, khổ hạnh, phạm hạnh, tụng đọc và thí xả. Thế Tôn hỏi có vị Bà-la-môn nào tuyên bố quả dị thục (đời sau) của năm pháp này không? Bà-la-môn đáp không. Thế Tôn dạy, vậy chỉ như một chuỗi người mù ôm lưng nhau. Bà-la-môn tức giận trả đũa bằng cách ám chỉ lời nói thường được Phật dùng rằng “đã chứng thượng nhân pháp, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh” chỉ là hư ngụy dối gạt.
Thế Tôn thuyết cho thanh niên nghe về năm triền cái, năm dục trưởng dưỡng, những người Bà-la-môn đã bị năm triền cái ngăn che, không thể chứng tri kiến bậc Thánh, thụ hưởng năm dục không thoát ly khỏi chúng, nên không thể chứng pháp thượng nhân. Đề cập đến năm pháp tác phước đắc thiện, Phật dạy đây là những tư cụ của tâm, để người Bà-la-môn tu tập không hận, không sân. Khi ấy thanh niên Todeyyaputta hỏi Thế Tôn về con đường cộng trú với Phạm thiên và được Ngài chỉ dẫn về bốn vô lượng tâm. Thanh niên hoan hỷ xin quy y Phật.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 99 [dàn ý]
Kinh Subha
(Subha Sutta)
(M.ii, 196)
A. Duyên khởi:
Thanh niên Subha đi đến gặp Thế Tôn và mở đầu cuộc đàm đạo về một số vấn đề, nói lên quan điểm của các Bà-la-môn về các vấn đề ấy và hỏi ý kiến của Sa-môn Gotama.
B. Chánh kinh:
Cuộc đàm đạo giữa Subha và Thế Tôn.
I. Vấn đề thứ nhất: Subha hỏi ý kiến của Sa-môn Gotama về quan điểm này của các Bà-la-môn: “Người tại gia thành tựu chánh đạo, thiện pháp. Người xuất gia không thành tựu chánh đạo, thiện pháp”. Thế Tôn trả lời Ngài chủ trương phân tích, không chủ trương nói một chiều. Kẻ tại gia hay xuất gia hành chánh đạo, thành tựu được chánh đạo, thiện pháp.
II. Vấn đề thứ hai: Dịch vụ tại gia lớn nên có quả báo lớn. Dịch vụ xuất gia nhỏ nên cóquả báo nhỏ. Sa-môn Gotama trả lời Ngài không chủ trương một chiều:
1. Dịch vụ lớn làm hỏng, kết quả nhỏ.
2. Dịch vụ lớn làm thành tựu, kết quả lớn.
3. Dịch vụ nhỏ làm hỏng, kết quả nhỏ.
4. Dịch vụ nhỏ làm thành tựu, kết quả lớn.
III. Vấn đề thứ ba: Các Bà-la-môn chủ trương có 5 pháp tác phước đắc thiện: chân thực, khổ hạnh, phạm hạnh, tụng đọc, thí xả. Sa-môn Gotama trả lời không một Bà-la-môn nào chứng trú và tuyên thuyết quả dị thục của 5 pháp này, như vậy chẳng khác một đoàn người mù không thấy gì.
IV. Subha mắng Sa-môn Gotama và đề cao Bà-la-môn Pokkharasāti. Vấn nạn của Sa-môn Gotama:
1. Bà-la-môn Pokkharasāti, với tâm tư mình, không biết tâm tư của các Bà-la-môn và Sa-môn. Tự mình không chứng được pháp thượng nhân lại cho không có ai chứng được pháp thượng nhân. Cũng giống như 1 người mù không thấy màu sắc, không thấy trăng sao lại cho rằng không có màu sắc, không có trăng sao.
2. Lời nói của Bà-la-môn Pokkharasāti không được thế tục chấp nhận, không được suy tư, không được phân tích cân nhắc, không liên hệ đến mục đích.
3. Bà-la-môn Pokkharasāti bị 5 triền cái bao phủ, bị 5 dục trưởng dưỡng chi phối, không làm sao chứng được pháp thượng nhân.
4. Có 2 loại lửa, một loại được đốt lên nhờ cỏ và củi, một loại lửa do thần thông đưa đến. Cũng vậy có 2 loại hỷ, một loại do lòng dục đưa đến, một loại do tu thiền đưa lại.
5. Trong 5 pháp tác phước đắc thiện, thí xả, tổ chức lễ tế đàn nhiều khi làm cho vị Bà-la-môn tham dự không hoan hỷ vì bị đối xử không tử tế.
V. Trong 5 phước tác phước đắc thiện này, người xuất gia hành trì nhiều hơn người tại gia.
VI. 5 pháp tác phước đắc thiện này là tư cụ của tâm, tức là để tâm tu tập tâm không hận không sân.
VII. Được hỏi có biết con đường đưa đến Phạm thiên hay không được, Thế Tôn trả lời có biết và giới thiệu pháp môn 4 phạm trú hay 4 vô lượng tâm.
C. Kết luận:
Thanh niên Subha tán thán Phật và xin quy y 3 ngôi báu. Bà-la-môn Jāṇussoṇi nghe thanh niên Subha tán thán Đức Phật, có lời khen vua Pasenadi có phước lớn vì có Thế Tôn trú ở trong nước của mình.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 99 [toát yếu]
Kinh Subha
(Subha Sutta)
(M.ii, 196)
I. TOÁT YẾU
Subha Sutta - To Subha.
The Buddha answers a young Brahmin’s questions and teaches him the way to rebirth in the Brahma-world.
Giảng cho Tư-bạt.
Phật trả lời những câu hỏi của một bà-la-môn trẻ và dạy cho anh ta con đường tái sinh lên Phạm thiên giới.
II. TÓM TẮT
Bà-la-môn Subha Todeyyaputta [1] trình bày với Phật chủ trương của các bà-la-môn rằng chính người tại gia thành tựu chánh đạo, thiện pháp, xuất gia không thành tựu. Do vì tại gia có nhiều dịch vụ, công tác, tổ chức, lao lực, nên có quả báo lớn. Còn xuất gia ít dịch vụ, công tác, ít tổ chức, lao lực, nên quả báo nhỏ. Phật dạy Ngài chủ trương cần phải phân tích [2], không thể nói một chiều. Và Ngài phân tích có 4 trường hợp:
(1) Dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm hỏng, kết quả nhỏ
(2) Dịch vụ lớn ... tổ chức lớn, nếu làm đúng, kết quả lớn
(3) Dịch vụ nhỏ ... tổ chức nhỏ, làm hỏng, sẽ có kết quả nhỏ
(4) Dịch vụ nhỏ ... tổ chức nhỏ, làm thành tựu, sẽ có quả báo lớn
Hai trường hợp đầu là nông nghiệp, hai trường hợp sau là buôn bán [3]. Kế tiếp bà-la-môn đưa ra năm pháp tác phước đắc thiện mà họ chủ trương, là Chân thực, khổ hạnh, phạm hạnh, tụng đọc và thí xả . Phật hỏi trong số những người bà-la-môn hiện tại và quá khứ, có ai tuyên bố họ đã chứng ngộ với thượng trí, quả báo dị thục của năm pháp ấy? Thanh niên trả lời không. Phật dạy vậy cũng như một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người đầu, người giữa và người cuối đều không thấy [4].
Thanh niên bà-la-môn bất mãn vì bị nói như vậy, bèn dẫn lời Pokkharasāti, một bà-la-môn danh tiếng nói rằng [5] có một số sa môn bà-la-môn tự cho đã chứng pháp thượng nhân, thật sự thấy chỉ là lời trống rỗng, vì làm sao còn là người lại chứng được pháp vượt con người?
Phật hỏi lại, bà-la-môn ấy có tha tâm thông, biết tâm tư của tất cả sa môn bà-la-môn khác không. Thanh niên đáp tâm người tớ gái ông ta còn không biết, làm sao có thể biết tâm tất cả sa môn bà-la-môn?
Phật dạy ví như người mù tuyên bố không có các hình sắc, vì anh ta không thấy biết chúng, lời ấy đúng không. Rồi Ngài khiến thanh niên phải xác nhận bốn tiêu chuẩn của lời nói tốt đẹp là: được thế tục chấp nhận, cần phải được suy tư, cần phân tích cân nhắc, và liên hệ đến mục đích. Thanh niên công nhận lời tuyên bố trên của các bà- la-môn hoàn toàn thiếu bốn tiêu chuẩn ấy.
Kế tiếp Phật nêu lên 5 triền cái và 5 dục, bà-la-môn Pokkharasāti đã bị chúng ngăn che và trói buộc nên không chứng được thượng nhân pháp. Ngài lại đề cập hỷ lạc do thiền định ly dục bất thiện pháp như là ngọn lửa đốt lên không nhờ các nhiên liệu thông thường. Ngài hỏi thanh niên 5 pháp tác phước đắc thiện có nhiều hơn ở người tại gia hay người xuất gia, thanh niên bà-la-môn nói ở xuất gia. Phật dạy 5 pháp ấy là những tư cụ của tâm, để tu tập không sân hận.
Cuối cùng Ngài giảng con đường cộng trú với Phạm thiên [6] là biến mãn khắp mười phương với tâm từ, bi, hỷ, xả, không có hạn lượng [7], còn gọi bốn phạm trú. Thanh niên tán thán Phật và xin quy y.
III. CHÚ GIẢI
1. Subha Todeyyaputta là một bà-la-môn giàu có, thống lĩnh một khu làng Tudigama gần thành Xá vệ. Kinh 135 cũng được giảng cho ông Tư Bạt này.
2. Vibhajjavādo kho ahaṃ ettha. Những lời nói như vậy giải thích tại sao về sau đạo Phật được gọi là vibhajjavāda, Tỳ-bà-sa luận hay lý thuyết phân tích.
3. Rõ ràng vào thời ấy, thương mãi còn ở giai đoạn sơ khai. Ngày nay tuyệt nhiên không còn có thể nói như vậy.
4. Như trong kinh 95.
5. Lời này có lẽ đã được nói trước khi Pokkharasati trở thành đệ tử Phật, như được nói trong kinh 95.
6. Trí này thuộc về Như Lai lực thứ ba, biết đường đến các cảnh giới. Xem kinh số 12.
7. Theo kinh sớ, nghiệp hữu hạn là nghiệp thuộc dục giới; ngược với nghiệp vô hạn là các thiền thuộc sắc hoặc vô sắc giới. Ở đây muốn nói đến các phạm trú được tu tập như một pháp môn thiền. Khi chứng đắc và làm chủ một thiền thuộc vô sắc hay vô sắc giới thì một nghiệp thuộc dục giới không thể thắng lướt nó và có được cơ hội phát sinh hậu quả. Vì ngăn chặn được hậu quả của các nghiệp thuộc dục giới, phạm trú mà hành giả đã chủ động được, sẽ đưa vị ấy tái sinh cộng trú với Phạm thiên.
IV. PHÁP SỐ
4 phạm trú; 4 lý do tại gia có nhiều phước đức theo chủ trương của bà-la-môn; 4 sự phân tích theo Phật. 5 pháp tác phước đắc thiện của bà-la-môn; 5 triền cái, 5 dục tăng trưởng.
V. KỆ TỤNG
Gmail
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
99. Subhasuttaṃ [Mūla]
462. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena subho māṇavo todeyyaputto sāvatthiyaṃ paṭivasati aññatarassa gahapatissa nivesane kenacideva karaṇīyena. Atha kho subho māṇavo todeyyaputto yassa gahapatissa nivesane paṭivasati taṃ gahapatiṃ etadavoca : ''sutaṃ metaṃ, gahapati : 'avivittā sāvatthī arahantehīti. Kaṃ nu khvajja samaṇaṃ vā brāhmaṇaṃ vā payirupāseyyāmāti? ''ayaṃ, bhante, Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Taṃ, bhante, bhagavantaṃ payirupāsassūti. Atha kho subho māṇavo todeyyaputto tassa gahapatissa paṭissutvā yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho subho māṇavo todeyyaputto bhagavantaṃ etadavoca : ''brāhmaṇā, bho gotama, evamāhaṃsu : 'gahaṭṭho ārādhako hoti ñāyaṃ dhammaṃ kusalaṃ, na pabbajito ārādhako hoti ñāyaṃ dhammaṃ kusalanti. Idha bhavaṃ gotamo kimāhāti?
463. ''Vibhajjavādo kho ahamettha, māṇava nāhamettha ekaṃsavādo. Gihissa vāhaṃ, māṇava, pabbajitassa vā micchāpaṭipattiṃ na vaṇṇemi. Gihī vā hi 2.0651, māṇava, pabbajito vā micchāpaṭipanno micchāpaṭipattādhikaraṇahetu na ārādhako hoti ñāyaṃ dhammaṃ kusalaṃ. Gihissa vāhaṃ, māṇava, pabbajitassa vā sammāpaṭipattiṃ vaṇṇemi. Gihī vā hi, māṇava, pabbajito vā sammāpaṭipanno sammāpaṭipattādhikaraṇahetu ārādhako hoti ñāyaṃ dhammaṃ kusalanti. ''Brāhmaṇā, bho gotama, evamāhaṃsu : 'mahaṭṭhamidaṃ mahākiccaṃ mahādhikaraṇaṃ mahāsamārambhaṃ gharāvāsakammaṭṭhānaṃ mahapphalaṃ hoti appaṭṭhamidaṃ appakiccaṃ appādhikaraṇaṃ appasamārambhaṃ pabbajjā kammaṭṭhānaṃ appaphalaṃ hotīti. Idha bhavaṃ gotamo kimāhāti. ''Etthāpi kho ahaṃ, māṇava, vibhajjavādo nāhamettha ekaṃsavādo. Atthi, māṇava, kammaṭṭhānaṃ mahaṭṭhaṃ mahākiccaṃ mahādhikaraṇaṃ mahāsamārambhaṃ vipajjamānaṃ appaphalaṃ hoti atthi, māṇava, kammaṭṭhānaṃ mahaṭṭhaṃ mahākiccaṃ mahādhikaraṇaṃ mahāsamārambhaṃ sampajjamānaṃ mahapphalaṃ hoti atthi, māṇava, kammaṭṭhānaṃ appaṭṭhaṃ appakiccaṃ appādhikaraṇaṃ appasamārambhaṃ vipajjamānaṃ appaphalaṃ hoti atthi, māṇava, kammaṭṭhānaṃ appaṭṭhaṃ appakiccaṃ appādhikaraṇaṃ appasamārambhaṃ sampajjamānaṃ mahapphalaṃ hoti. Katamañca, māṇava , kammaṭṭhānaṃ mahaṭṭhaṃ mahākiccaṃ mahādhikaraṇaṃ mahāsamārambhaṃ vipajjamānaṃ appaphalaṃ hoti? kasi kho, māṇava, kammaṭṭhānaṃ mahaṭṭhaṃ mahākiccaṃ mahādhikaraṇaṃ mahāsamārambhaṃ vipajjamānaṃ appaphalaṃ hoti. Katamañca, māṇava, kammaṭṭhānaṃ mahaṭṭhaṃ mahākiccaṃ mahādhikaraṇaṃ mahāsamārambhaṃ sampajjamānaṃ mahapphalaṃ hoti? kasiyeva kho, māṇava, kammaṭṭhānaṃ mahaṭṭhaṃ mahākiccaṃ mahādhikaraṇaṃ mahāsamārambhaṃ sampajjamānaṃ mahapphalaṃ hoti. Katamañca, māṇava, kammaṭṭhānaṃ appaṭṭhaṃ appakiccaṃ appādhikaraṇaṃ appasamārambhaṃ vipajjamānaṃ appaphalaṃ hoti? vaṇijjā kho, māṇava, kammaṭṭhānaṃ appaṭṭhaṃ appakiccaṃ appādhikaraṇaṃ appasamārambhaṃ vipajjamānaṃ appaphalaṃ hoti. Katamañca māṇava, kammaṭṭhānaṃ appaṭṭhaṃ appakiccaṃ appādhikaraṇaṃ appasamārambhaṃ sampajjamānaṃ mahapphalaṃ hoti? vaṇijjāyeva kho, māṇava, kammaṭṭhānaṃ appaṭṭhaṃ appakiccaṃ appādhikaraṇaṃ appasamārambhaṃ sampajjamānaṃ mahapphalaṃ hoti.
464. ''Seyyathāpi, māṇava, kasi kammaṭṭhānaṃ mahaṭṭhaṃ mahākiccaṃ mahādhikaraṇaṃ mahāsamārambhaṃ vipajjamānaṃ appaphalaṃ hoti evameva kho, māṇava, gharāvāsakammaṭṭhānaṃ mahaṭṭhaṃ mahākiccaṃ mahādhikaraṇaṃ mahāsamārambhaṃ vipajjamānaṃ appaphalaṃ hoti. Seyyathāpi, māṇava, kasiyeva kammaṭṭhānaṃ mahaṭṭhaṃ mahākiccaṃ mahādhikaraṇaṃ mahāsamārambhaṃ sampajjamānaṃ mahapphalaṃ hoti evameva kho, māṇava, gharāvāsakammaṭṭhānaṃ mahaṭṭhaṃ mahākiccaṃ mahādhikaraṇaṃ mahāsamārambhaṃ sampajjamānaṃ mahapphalaṃ hoti. Seyyathāpi, māṇava, vaṇijjā kammaṭṭhānaṃ appaṭṭhaṃ appakiccaṃ appādhikaraṇaṃ appasamārambhaṃ vipajjamānaṃ appaphalaṃ hoti evameva kho, māṇava, pabbajjā kammaṭṭhānaṃ appaṭṭhaṃ appakiccaṃ appādhikaraṇaṃ appasamārambhaṃ vipajjamānaṃ appaphalaṃ hoti. Seyyathāpi, māṇava, vaṇijjāyeva kammaṭṭhānaṃ appaṭṭhaṃ appakiccaṃ appādhikaraṇaṃ appasamārambhaṃ sampajjamānaṃ mahapphalaṃ hoti evameva kho , māṇava, pabbajjā kammaṭṭhānaṃ appaṭṭhaṃ appakiccaṃ appādhikaraṇaṃ appasamārambhaṃ sampajjamānaṃ mahapphalaṃ hotīti. ''Brāhmaṇā , bho gotama, pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāyāti. ''Ye te, māṇava, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāya : sace te agaru : sādhu te pañca dhamme imasmiṃ parisati bhāsassūti. ''Na kho me, bho gotama, garu yatthassu bhavanto vā nisinno bhavantarūpo vāti [nisinnā bhavantarūpā vāti (sī. syā. kaṃ. pī.)]. ''Tena hi, māṇava, bhāsassūti. ''Saccaṃ kho, bho gotama, brāhmaṇā paṭhamaṃ dhammaṃ paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāya. Tapaṃ kho, bho gotama, brāhmaṇā dutiyaṃ dhammaṃ paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāya. Brahmacariyaṃ kho, bho gotama, brāhmaṇā tatiyaṃ dhammaṃ paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāya. Ajjhenaṃ kho, bho gotama, brāhmaṇā catutthaṃ dhammaṃ paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāya. Cāgaṃ kho, bho gotama, brāhmaṇā pañcamaṃ dhammaṃ paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāya. Brāhmaṇā, bho gotama, ime pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāyāti. Idha bhavaṃ gotamo kimāhāti?
465. ''Kiṃ pana, māṇava, atthi koci brāhmaṇānaṃ ekabrāhmaṇopi yo evamāha : 'ahaṃ imesaṃ pañcannaṃ dhammānaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā vipākaṃ pavedemīti? ''no hidaṃ, bho gotama. ''Kiṃ pana, māṇava, atthi koci brāhmaṇānaṃ ekācariyopi ekācariyapācariyopi yāva sattamā ācariyamahayugāpi yo evamāha : 'ahaṃ imesaṃ pañcannaṃ dhammānaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā vipākaṃ pavedemīti? ''no hidaṃ, bho gotama. ''Kiṃ pana, māṇava, yepi te brāhmaṇānaṃ pubbakā isayo mantānaṃ kattāro mantānaṃ pavattāro yesamidaṃ etarahi brāhmaṇā porāṇaṃ mantapadaṃ gītaṃ pavuttaṃ samihitaṃ tadanugāyanti tadanubhāsanti bhāsitamanubhāsanti vācitamanuvācenti, seyyathidaṃ : aṭṭhako vāmako vāmadevo vessāmitto yamataggi aṅgīraso bhāradvājo vāseṭṭho kassapo bhagu, tepi evamāhaṃsu : 'mayaṃ imesaṃ pañcannaṃ dhammānaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā vipākaṃ pavedemāti? ''no hidaṃ, bho gotama. ''Iti kira, māṇava, natthi koci brāhmaṇānaṃ ekabrāhmaṇopi yo evamāha : 'ahaṃ imesaṃ pañcannaṃ dhammānaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā vipākaṃ pavedemīti natthi koci brāhmaṇānaṃ ekācariyopi ekācariyapācariyopi yāva sattamā ācariyamahayugāpi yo evamāha : 'ahaṃ imesaṃ pañcannaṃ dhammānaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā vipākaṃ pavedemīti yepi te brāhmaṇānaṃ pubbakā isayo mantānaṃ kattāro mantānaṃ pavattāro, yesamidaṃ etarahi brāhmaṇā porāṇaṃ mantapadaṃ gītaṃ pavuttaṃ samihitaṃ, tadanugāyanti tadanubhāsanti bhāsitamanubhāsanti vācitamanuvācenti, seyyathidaṃ : aṭṭhako vāmako vāmadevo vessāmitto yamataggi aṅgīraso bhāradvājo vāseṭṭho kassapo bhagu. Tepi na evamāhaṃsu : 'mayaṃ imesaṃ pañcannaṃ dhammānaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā vipākaṃ pavedemāti. ''Seyyathāpi, māṇava, andhaveṇi paramparāsaṃsattā purimopi na passati majjhimopi na passati pacchimopi na passati evameva kho, māṇava, andhaveṇūpamaṃ maññe brāhmaṇānaṃ bhāsitaṃ sampajjati : purimopi na passati majjhimopi na passati pacchimopi na passatīti.
466. Evaṃ vutte, subho māṇavo todeyyaputto bhagavatā andhaveṇūpamena vuccamāno kupito anattamano bhagavantaṃyeva khuṃsento bhagavantaṃyeva vambhento bhagavantaṃyeva vadamāno : 'samaṇo gotamo pāpito bhavissatīti bhagavantaṃ etadavoca : ''brāhmaṇo, bho gotama, pokkharasāti opamañño subhagavaniko evamāha : 'evameva panidhekacce [panimeke (sabbattha)] samaṇabrāhmaṇā uttarimanussadhammā alamariyañāṇadassanavisesaṃ paṭijānanti. Tesamidaṃ bhāsitaṃ hassakaṃyeva sampajjati, nāmakaṃyeva sampajjati, rittakaṃyeva sampajjati, tucchakaṃyeva sampajjati. Kathañhi nāma manussabhūto uttarimanussadhammā alamariyañāṇadassanavisesaṃ ñassati vā dakkhati vā sacchi vā karissatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjatīti? ''kiṃ pana, māṇava, brāhmaṇo pokkharasāti opamañño subhagavaniko sabbesaṃyeva samaṇabrāhmaṇānaṃ cetasā ceto paricca pajānātīti? ''sakāyapi hi, bho gotama, puṇṇikāya dāsiyā brāhmaṇo pokkharasāti opamañño subhagavaniko cetasā ceto paricca na pajānāti, kuto pana sabbesaṃyeva samaṇabrāhmaṇānaṃ cetasā ceto paricca pajānissatīti? ''seyyathāpi, māṇava, jaccandho puriso na passeyya kaṇhasukkāni rūpāni, na passeyya nīlakāni rūpāni, na passeyya pītakāni rūpāni, na passeyya lohitakāni rūpāni, na passeyya mañjiṭṭhakāni rūpāni, na passeyya samavisamaṃ, na passeyya tārakarūpāni, na passeyya candimasūriye. So evaṃ vadeyya : 'natthi kaṇhasukkāni rūpāni, natthi kaṇhasukkānaṃ rūpānaṃ dassāvī natthi nīlakāni rūpāni, natthi nīlakānaṃ rūpānaṃ dassāvī natthi pītakāni rūpāni, natthi pītakānaṃ rūpānaṃ dassāvī natthi lohitakāni rūpāni, natthi lohitakānaṃ rūpānaṃ dassāvī natthi mañjiṭṭhakāni rūpāni, natthi mañjiṭṭhakānaṃ rūpānaṃ dassāvī natthi samavisamaṃ, natthi samavisamassa dassāvī natthi tārakarūpāni, natthi tārakarūpānaṃ dassāvī natthi candimasūriyā, natthi candimasūriyānaṃ dassāvī. Ahametaṃ na jānāmi, ahametaṃ na passāmi tasmā taṃ natthīti. Sammā nu kho so, māṇava, vadamāno vadeyyāti? ''no hidaṃ, bho gotama. Atthi kaṇhasukkāni rūpāni, atthi kaṇhasukkānaṃ rūpānaṃ dassāvī atthi nīlakāni rūpāni, atthi nīlakānaṃ rūpānaṃ dassāvī atthi pītakāni rūpāni, atthi pītakānaṃ rūpānaṃ dassāvī atthi lohitakāni rūpāni, atthi lohitakānaṃ rūpānaṃ dassāvī atthi mañjiṭṭhakāni rūpāni, atthi mañjiṭṭhakānaṃ rūpānaṃ dassāvī atthi samavisamaṃ, atthi samavisamassa dassāvī atthi tārakarūpāni, atthi tārakarūpānaṃ dassāvī atthi candimasūriyā, atthi candimasūriyānaṃ dassāvī. 'Ahametaṃ na jānāmi, ahametaṃ na passāmi tasmā taṃ natthīti na hi so, bho gotama, sammā vadamāno vadeyyāti. ''Evameva kho, māṇava, brāhmaṇo pokkharasāti opamañño subhagavaniko andho acakkhuko. So vata uttarimanussadhammā alamariyañāṇadassanavisesaṃ ñassati vā dakkhati vā sacchi vā karissatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati.
467. ''Taṃ kiṃ maññasi, māṇava, ye te kosalakā brāhmaṇamahāsālā, seyyathidaṃ : caṅkī brāhmaṇo tārukkho brāhmaṇo pokkharasāti brāhmaṇo jāṇussoṇi brāhmaṇo pitā ca [vā (sī. syā. kaṃ. pī.)] te todeyyo, katamā nesaṃ seyyo [seyyā (syā. kaṃ.)], yaṃ vā te sammuccā [sammusā (sī. pī.)] vācaṃ bhāseyyuṃ yaṃ vā asammuccāti? ''sammuccā, bho gotama. ''Katamā nesaṃ seyyo, yaṃ vā te mantā vācaṃ bhāseyyuṃ yaṃ vā amantāti? ''mantā, bho gotama. ''Katamā nesaṃ seyyo, yaṃ vā te paṭisaṅkhāya vācaṃ bhāseyyuṃ yaṃ vā appaṭisaṅkhāyāti? ''paṭisaṅkhāya, bho gotama. ''Katamā nesaṃ seyyo, yaṃ vā te atthasaṃhitaṃ vācaṃ bhāseyyuṃ yaṃ vā anatthasaṃhitanti? ''atthasaṃhitaṃ, bho gotama. ''Taṃ kiṃ maññasi, māṇava, yadi evaṃ sante, brāhmaṇena pokkharasātinā opamaññena subhagavanikena sammuccā vācā bhāsitā asammuccāti [asammusā vāti (pī.) evamitarapañhattayepi vāsaddena saha dissati]? ''asammuccā, bho gotama. ''Mantā vācā bhāsitā amantā vāti? ''amantā, bho gotama. ''Paṭisaṅkhāya vācā bhāsitā appaṭisaṅkhāyāti? ''appaṭisaṅkhāya, bho gotama. ''Atthasaṃhitā vācā bhāsitā anatthasaṃhitāti? ''anatthasaṃhitā, bho gotama. ''Pañca kho ime, māṇava, nīvaraṇā. Katame pañca? kāmacchandanīvaraṇaṃ, byāpādanīvaraṇaṃ, thīnamiddhanīvaraṇaṃ uddhaccakukkuccanīvaraṇaṃ, vicikicchānīvaraṇaṃ : ime kho, māṇava, pañca nīvaraṇā. Imehi kho māṇava, pañcahi nīvaraṇehi brāhmaṇo pokkharasāti opamañño subhagavaniko āvuto nivuto ophuṭo [ovuto (sī.), ophuto (syā. kaṃ. pī.)] pariyonaddho. So vata uttarimanussadhammā alamariyañāṇadassanavisesaṃ ñassati vā dakkhati vā sacchi vā karissatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati.
468. ''Pañca kho ime, māṇava, kāmaguṇā. Katame pañca? cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā, sotaviññeyyā saddā - pe - ghānaviññeyyā gandhā... jivhā viññeyyā rasā... kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā : ime kho, māṇava, pañca kāmaguṇā. Imehi kho, māṇava, pañcahi kāmaguṇehi brāhmaṇo pokkharasāti opamañño subhagavaniko gathito mucchito ajjhopanno anādīnavadassāvī anissaraṇapañño paribhuñjati. So vata uttarimanussadhammā alamariyañāṇadassanavisesaṃ ñassati vā dakkhati vā sacchi vā karissatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. ''Taṃ kiṃ maññasi, māṇava, yaṃ vā tiṇakaṭṭhupādānaṃ paṭicca aggiṃ jāleyya yaṃ vā nissaṭṭhatiṇakaṭṭhupādānaṃ aggiṃ jāleyya, katamo nu khvāssa aggi accimā ceva vaṇṇavā ca pabhassaro cāti? ''sace taṃ, bho gotama, ṭhānaṃ nissaṭṭhatiṇakaṭṭhupādānaṃ aggiṃ jāletuṃ, svāssa aggi accimā ceva vaṇṇavā ca pabhassaro cāti. ''Aṭṭhānaṃ kho etaṃ, māṇava, anavakāso yaṃ nissaṭṭhatiṇakaṭṭhupādānaṃ aggiṃ jāleyya aññatra iddhimatā. Seyyathāpi, māṇava, tiṇakaṭṭhupādānaṃ paṭicca aggi jalati tathūpamāhaṃ, māṇava, imaṃ pītiṃ vadāmi yāyaṃ pīti pañca kāmaguṇe paṭicca. Seyyathāpi, māṇava, nissaṭṭhatiṇakaṭṭhupādāno [nissaṭṭhatiṇakaṭṭhupādānaṃ paṭicca (sī. pī. ka.)] aggi jalati tathūpamāhaṃ, māṇava , imaṃ pītiṃ vadāmi yāyaṃ pīti aññatreva kāmehi aññatra akusalehi dhammehi. ''Katamā ca, māṇava, pīti aññatreva kāmehi aññatra akusalehi dhammehi? idha, māṇava, bhikkhu vivicceva kāmehi - pe - paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ayampi kho, māṇava, pīti aññatreva kāmehi aññatra akusalehi dhammehi. Puna caparaṃ, māṇava, bhikkhu vitakkavicārānaṃ vūpasamā - pe - dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ayampi kho, māṇava, pīti aññatreva kāmehi aññatra akusalehi dhammehi.
469. ''Ye te, māṇava, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya, katamettha [kamettha (ka. sī. syā. kaṃ. pī.)] brāhmaṇā dhammaṃ mahapphalataraṃ paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāyāti? ''yeme, bho gotama, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya, cāgamettha brāhmaṇā dhammaṃ mahapphalataraṃ paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāyāti. ''Taṃ ki maññasi, māṇava, idha aññatarassa brāhmaṇassa mahāyañño paccupaṭṭhito assa. Atha dve brāhmaṇā āgaccheyyuṃ : 'itthannāmassa brāhmaṇassa mahāyaññaṃ anubhavissāmāti. Tatrekassa [tatthekassa (pī.)] brāhmaṇassa evamassa : 'aho vata! ahameva labheyyaṃ bhattagge aggāsanaṃ aggodakaṃ aggapiṇḍaṃ, na añño brāhmaṇo labheyya bhattagge aggāsanaṃ aggodakaṃ aggapiṇḍanti. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, māṇava , vijjati yaṃ añño brāhmaṇo labheyya bhattagge aggāsanaṃ aggodakaṃ aggapiṇḍaṃ, na so brāhmaṇo labheyya bhattagge aggāsanaṃ aggodakaṃ aggapiṇḍaṃ. 'Añño brāhmaṇo labhati bhattagge aggāsanaṃ aggodakaṃ aggapiṇḍaṃ, nāhaṃ labhāmi bhattagge aggāsanaṃ aggodakaṃ aggapiṇḍanti : iti so kupito hoti anattamano. Imassa pana, māṇava, brāhmaṇā kiṃ vipākaṃ paññapentīti? ''na khvettha, bho gotama, brāhmaṇā evaṃ dānaṃ denti : 'iminā paro kupito hotu anattamanoti. Atha khvettha brāhmaṇā anukampājātikaṃyeva [anukampajātikaṃyeva (syā. kaṃ. ka.)] dānaṃ dentīti. ''Evaṃ sante, kho, māṇava, brāhmaṇānaṃ idaṃ chaṭṭhaṃ puññakiriyavatthu hoti : yadidaṃ anukampājātikanti. ''Evaṃ sante, bho gotama, brāhmaṇānaṃ idaṃ chaṭṭhaṃ puññakiriyavatthu hoti : yadidaṃ anukampājātikanti. ''Ye te, māṇava, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya, ime tvaṃ pañca dhamme kattha bahulaṃ samanupassasi : gahaṭṭhesu vā pabbajitesu vāti? ''yeme, bho gotama, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya, imāhaṃ pañca dhamme pabbajitesu bahulaṃ samanupassāmi appaṃ gahaṭṭhesu. Gahaṭṭho hi, bho gotama, mahaṭṭho mahākicco mahādhikaraṇo mahāsamārambho, na satataṃ samitaṃ saccavādī hoti pabbajito kho pana, bho gotama, appaṭṭho appakicco appādhikaraṇo appasamārambho, satataṃ samitaṃ saccavādī hoti. Gahaṭṭho hi, bho gotama, mahaṭṭho mahākicco mahādhikaraṇo mahāsamārambho na satataṃ samitaṃ tapassī hoti... brahmacārī hoti... sajjhāyabahulo hoti... cāgabahulo hoti pabbajito kho pana, bho gotama, appaṭṭho appakicco appādhikaraṇo appasamārambho satataṃ samitaṃ tapassī hoti... brahmacārī hoti... sajjhāyabahulo hoti... cāgabahulo hoti. Yeme, bho gotama, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya, imāhaṃ pañca dhamme pabbajitesu bahulaṃ samanupassāmi appaṃ gahaṭṭhesūti. ''Ye te, māṇava, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya cittassāhaṃ ete parikkhāre vadāmi : yadidaṃ cittaṃ averaṃ abyābajjhaṃ tassa bhāvanāya. Idha, māṇava, bhikkhu saccavādī hoti. So 'saccavādīmhīti labhati atthavedaṃ, labhati dhammavedaṃ, labhati dhammūpasaṃhitaṃ pāmojjaṃ. Yaṃ taṃ kusalūpasaṃhitaṃ pāmojjaṃ, cittassāhaṃ etaṃ parikkhāraṃ vadāmi : yadidaṃ cittaṃ averaṃ abyābajjhaṃ tassa bhāvanāya. Idha, māṇava, bhikkhu tapassī hoti - pe - brahmacārī hoti - pe - sajjhāyabahulo hoti - pe - cāgabahulo hoti. So 'cāgabahulomhīti labhati atthavedaṃ, labhati dhammavedaṃ, labhati dhammūpasaṃhitaṃ pāmojjaṃ. Yaṃ taṃ kusalūpasaṃhitaṃ pāmojjaṃ, cittassāhaṃ etaṃ parikkhāraṃ vadāmi : yadidaṃ cittaṃ averaṃ abyābajjhaṃ tassa bhāvanāya. Ye te māṇava, brāhmaṇā, pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya, cittassāhaṃ ete parikkhāre vadāmi : yadidaṃ cittaṃ averaṃ abyābajjhaṃ tassa bhāvanāyāti.
470. Evaṃ vutte, subho māṇavo todeyyaputto bhagavantaṃ etadavoca : ''sutaṃ metaṃ, bho gotama : 'samaṇo gotamo brahmānaṃ sahabyatāya maggaṃ jānātīti. ''Taṃ kiṃ maññasi, māṇava, āsanne ito naḷakāragāmo, na yito dūre naḷakāragāmoti? ''evaṃ, bho, āsanne ito naḷakāragāmo , na yito dūre naḷakāragāmoti. ''Taṃ, kiṃ maññasi māṇava, idhassa puriso naḷakāragāme jātavaddho [jātavaḍḍho (syā. kaṃ. ka.)] tamenaṃ naḷakāragāmato tāvadeva avasaṭaṃ [apasakkaṃ (syā. kaṃ. ka.)] naḷakāragāmassa maggaṃ puccheyyuṃ siyā nu kho, māṇava, tassa purisassa naḷakāragāme jātavaddhassa naḷakāragāmassa maggaṃ puṭṭhassa dandhāyitattaṃ vā vitthāyitattaṃ vāti? ''no hidaṃ, bho gotama. ''Taṃ kissa hetu? ''amu hi, bho gotama, puriso naḷakāragāme jātavaddho. Tassa sabbāneva naḷakāragāmassa maggāni suviditānīti. ''Siyā nu kho, māṇava, tassa purisassa naḷakāragāme jātavaddhassa naḷakāragāmassa maggaṃ puṭṭhassa dandhāyitattaṃ vā vitthāyitattaṃ vāti, na tveva tathāgatassa brahmalokaṃ vā brahmalokagāminiṃ vā paṭipadaṃ puṭṭhassa dandhāyitattaṃ vā vitthāyitattaṃ vā. Brahmānañcāhaṃ, māṇava, pajānāmi brahmalokañca brahmalokagāminiñca paṭipadaṃ yathāpaṭipanno ca brahmalokaṃ upapanno tañca pajānāmīti . ''Sutaṃ metaṃ, bho gotama : 'samaṇo gotamo brahmānaṃ sahabyatāya maggaṃ desetīti. Sādhu me bhavaṃ gotamo brahmānaṃ sahabyatāya maggaṃ desetūti. ''Tena hi, māṇava, suṇāhi, sādhukaṃ manasi karohi, bhāsissāmīti. ''Evaṃ bhoti kho subho māṇavo todeyyaputto bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca :
471. ''Katamo ca, māṇava, brahmānaṃ sahabyatāya maggo? idha, māṇava, bhikkhu mettāsahagatena cetasā ekaṃ disaṃ pharitvā viharati, tathā dutiyaṃ, tathā tatiyaṃ, tathā catutthaṃ iti uddhamadho tiriyaṃ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṃ lokaṃ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharati. Evaṃ bhāvitāya kho, māṇava, mettāya cetovimuttiyā yaṃ pamāṇakataṃ kammaṃ na taṃ tatrāvasissati, na taṃ tatrāvatiṭṭhati. Seyyathāpi, māṇava, balavā saṅkhadhamo appakasireneva cātuddisā viññāpeyya [evameva kho māṇava evaṃ bhāvitāya mettāya (sī. syā. kaṃ. pī. Dīgha Nikāye 1.556) tathāpi idha pāṭhoyeva upamāya saṃsandiyamāno paripuṇṇo viya dissati] evameva kho, māṇava - pe - evaṃ bhāvitāya kho, māṇava, mettāya [evameva kho māṇava evaṃ bhāvitāya mettāya (sī. syā. kaṃ. pī. Dīgha Nikāye 1.556) tathāpi idha pāṭhoyeva upamāya saṃsandiyamāno paripuṇṇo viya dissati] cetovimuttiyā yaṃ pamāṇakataṃ kammaṃ na taṃ tatrāvasissati, na taṃ tatrāvatiṭṭhati. Ayampi kho, māṇava, brahmānaṃ sahabyatāya maggo. ''Puna caparaṃ, māṇava, bhikkhu karuṇāsahagatena cetasā - pe - muditāsahagatena cetasā - pe - upekkhāsahagatena cetasā ekaṃ disaṃ pharitvā viharati, tathā dutiyaṃ, tathā tatiyaṃ, tathā catutthaṃ iti uddhamadho tiriyaṃ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṃ lokaṃ upekkhāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharati. Evaṃ bhāvitāya kho, māṇava, upekkhāya cetovimuttiyā yaṃ pamāṇakataṃ kammaṃ na taṃ tatrāvasissati, na taṃ tatrāvatiṭṭhati. Seyyathāpi, māṇava, balavā saṅkhadhamo appakasireneva cātuddisā viññāpeyya evameva kho, māṇava - pe - evaṃ bhāvitāya kho, māṇava, upekkhāya cetovimuttiyā yaṃ pamāṇakataṃ kammaṃ na taṃ tatrāvasissati, na taṃ tatrāvatiṭṭhati. Ayampi kho, māṇava, brahmānaṃ sahabyatāya maggoti.
472. Evaṃ vutte, subho māṇavo todeyyaputto bhagavantaṃ etadavoca : ''abhikkantaṃ, bho gotama, abhikkantaṃ, bho gotama! seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya : cakkhumanto rūpāni dakkhantīti : evamevaṃ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṃ bhavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ. Handa, ca dāni mayaṃ, bho gotama, gacchāma bahukiccā mayaṃ bahukaraṇīyāti. ''Yassadāni tvaṃ, māṇava, kālaṃ maññasīti. Atha kho subho māṇavo todeyyaputto bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā pakkāmi. Tena kho pana samayena jāṇussoṇi brāhmaṇo sabbasetena vaḷavābhirathena [vaḷabhīrathena (sī.)] sāvatthiyā niyyāti divā divassa. Addasā kho jāṇussoṇi brāhmaṇo subhaṃ māṇavaṃ todeyyaputtaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna subhaṃ māṇavaṃ todeyyaputtaṃ etadavoca : ''handa, kuto nu bhavaṃ bhāradvājo āgacchati divā divassāti? ''ito hi kho ahaṃ, bho , āgacchāmi samaṇassa gotamassa santikāti. ''Taṃ kiṃ maññasi, bhavaṃ bhāradvājo, samaṇassa gotamassa paññāveyyattiyaṃ paṇḍito maññeti? ''ko cāhaṃ, bho, ko ca samaṇassa gotamassa paññāveyyattiyaṃ jānissāmi? sopi nūnassa tādisova yo samaṇassa gotamassa paññāveyyattiyaṃ jāneyyāti. ''Uḷārāya khalu, bhavaṃ bhāradvājo, samaṇaṃ gotamaṃ pasaṃsāya pasaṃsatīti. ''Ko cāhaṃ, bho, ko ca samaṇaṃ gotamaṃ pasaṃsissāmi? pasatthapasatthova so bhavaṃ gotamo seṭṭho devamanussānaṃ. Ye cime, bho, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya cittassete samaṇo gotamo parikkhāre vadeti : yadidaṃ cittaṃ averaṃ abyābajjhaṃ tassa bhāvanāyāti. Evaṃ vutte, jāṇussoṇi brāhmaṇo sabbasetā vaḷavābhirathā orohitvā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā yena Bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā udānaṃ udānesi : ''lābhā rañño pasenadissa kosalassa, suladdhalābhā rañño pasenadissa kosalassa yassa vijite tathāgato viharati arahaṃ sammāsambuddhoti.
Subhasuttaṃ niṭṭhitaṃ navamaṃ.
99. Subhasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
462. Evaṃ me sutanti subhasuttaṃ. Tattha todeyyaputtoti tudigāmavāsino todeyyabrāhmaṇassa putto. Ārādhako hotīti sampādako hoti paripūrako. Ñāyaṃ dhammanti kāraṇadhammaṃ. Kusalanti anavajjaṃ.
463. Micchāpaṭipattinti aniyyānikaṃ akusalapaṭipadaṃ. Sammāpaṭipattinti niyyānikaṃ kusalapaṭipadaṃ.
Mahaṭṭhantiādīsu mahantehi veyyāvaccakarehi vā upakaraṇehi vā bahūhi attho etthāti mahaṭṭhaṃ. Mahantāni nāmaggahaṇamaṅgalādīni kiccāni etthāti mahākiccaṃ. Idaṃ ajja kattabbaṃ, idaṃ sveti evaṃ mahantāni adhikārasaṅkhātāni adhikaraṇāni etthāti mahādhikaraṇaṃ. Bahūnaṃ kamme yuttappayuttatāvasena pīḷāsaṅkhāto mahāsamārambho etthāti mahāsamārambhaṃ. Gharāvāsakammaṭṭhānanti gharāvāsakammaṃ. Evaṃ sabbavāresu attho veditabbo. Kasikamme cettha naṅgalakoṭiṃ ādiṃ katvā upakaraṇānaṃ pariyesanavasena mahaṭṭhatā, vaṇijjāya yathāṭhitaṃyeva bhaṇḍaṃ gahetvā parivattanavasena appaṭṭhatā veditabbā. Vipajjamānanti avuṭṭhiativuṭṭhiādīhi kasikammaṃ, maṇisuvaṇṇādīsu acchekatādīhi ca vaṇijjakammaṃ appaphalaṃ hoti, mūlacchedampi pāpuṇāti. Vipariyāyena sampajjamānaṃ mahapphalaṃ cūḷantevāsikassa viya.
464. Evameva khoti yathā kasikammaṭṭhānaṃ vipajjamānaṃ appaphalaṃ hoti, evaṃ gharāvāsakammaṭṭhānampi. Akatakalyāṇo hi kālaṃ katvā niraye nibbattati. Mahādattasenāpati nāma kireko brāhmaṇabhatto ahosi, tassa maraṇasamaye nirayo upaṭṭhāsi. So brāhmaṇehi ‘‘kiṃ passasī’’ti vutto? Lohitagharanti āha. Brahmaloko bho esoti. Brahmaloko nāma bho kahanti? Uparīti. Mayhaṃ heṭṭhā upaṭṭhātīti. Kiñcāpi heṭṭhā upaṭṭhāti, tathāpi uparīti kālaṃ katvā niraye nibbatto. ‘‘Iminā amhākaṃ yaññe doso dinno’’ti sahassaṃ gahetvā nīharituṃ adaṃsu. Sampajjamānaṃ pana mahapphalaṃ hoti. Katakalyāṇo hi kālaṃ katvā sagge nibbattati. Sakalāya guttilavimānakathāya dīpetabbaṃ. Yathā pana taṃ vaṇijjakammaṭṭhānaṃ vipajjamānaṃ appaphalaṃ hoti, evaṃ sīlesu aparipūrakārino anesanāya yuttassa pabbajjākammaṭṭhānampi. Evarūpā hi neva jhānādisukhaṃ na saggamokkhaṃ labhati. Sampajjamānaṃ pana mahapphalaṃ hoti. Sīlāni hi pūretvā vipassanaṃ vaḍḍhento arahattampi pāpuṇāti.
Brāhmaṇā, bho gotamoti idha kiṃ pucchāmīti pucchati? Brāhmaṇā vadanti – ‘‘pabbajito ime pañca dhamme pūretuṃ samattho nāma natthi, gahaṭṭhova pūretī’’ti. Samaṇo pana gotamo – ‘‘gihissa vā ahaṃ māṇava pabbajitassa vā’’ti punappunaṃ vadati, neva pabbajitaṃ muñcati, mayhameva pucchaṃ maññe na sallakkhetīti cāgasīsena pañca dhamme pucchāmīti pucchati. Sace te agarūti sace tuyhaṃ yathā brāhmaṇā paññapenti, tathā idha bhāsituṃ bhāriyaṃ na hoti, yadi na koci aphāsukabhāvo hoti, bhāsassūti attho. Na kho me, bhoti kiṃ sandhāyāha? Paṇḍitapaṭirūpakānañhi santike kathetuṃ dukkhaṃ hoti, te pade pade akkhare akkhare dosameva vadanti. Ekantapaṇḍitā pana kathaṃ sutvā sukathitaṃ pasaṃsanti, dukkathite pāḷipadaatthabyañjanesu yaṃ yaṃ virujjhati, taṃ taṃ ujuṃ katvā denti. Bhagavatā ca sadiso ekantapaṇḍito nāma natthi, tenāha ‘‘na kho me, bho gotama, garu, yatthassu bhavanto vā nisinno bhavantarūpo vā’’ti. Saccanti vacīsaccaṃ. Tapanti tapacariyaṃ. Brahmacariyanti methunaviratiṃ. Ajjhenanti mantagahaṇaṃ. Cāganti āmisapariccāgaṃ.
466. Pāpito bhavissatīti. Ajānanabhāvaṃ pāpito bhavissati. Etadavocāti bhagavatā andhaveṇūpamāya niggahito taṃ paccāharituṃ asakkonto yathā nāma dubbalasunakho migaṃ uṭṭhapetvā sāmikassa abhimukhaṃ katvā sayaṃ apasakkati, evamevaṃ ācariyaṃ apadisanto evaṃ ‘‘brāhmaṇo’’tiādivacanaṃ avoca. Tattha pokkharasātīti idaṃ tassa nāmaṃ, ‘‘pokkharasāyī’’tipi vuccati. Tassa kira kāyo setapokkharasadiso devanagare ussāpitarajatatoraṇaṃ viya sobhati, sīsaṃ panassa kāḷavaṇṇaindanīlamayaṃ viya, massupi candamaṇḍale kāḷamegharāji viya khāyati, akkhīni nīluppalasadisāni, nāsā rajatapanāḷikā viya suvaṭṭitā suparisuddhā, hatthapādatalāni ceva mukhañca katalākhārasaparikammaṃ viya sobhati. Ativiya sobhaggappatto brāhmaṇassa attabhāvo. Arājake ṭhāne rājānaṃ kātuṃ yuttamimaṃ brāhmaṇaṃ, evamesa sassiriko, iti naṃ pokkharasadisattā ‘‘pokkharasātī’’ti sañjānanti, pokkhare pana so nibbatto, na mātukucchiyanti iti naṃ pokkhare sayitattā ‘‘pokkharasāyī’’tipi sañjānanti. Opamaññoti upamaññagotto. Subhagavanikoti ukkaṭṭhāya subhagavanassa issaro. Hassakaṃyevāti hasitabbakaññeva. Nāmakaṃyevāti lāmakaṃyeva. Tadeva taṃ atthābhāvena rittakaṃ. Rittakattā ca tucchakaṃ. Idāni naṃ bhagavā sācariyakaṃ niggaṇhituṃ kiṃ pana māṇavātiādimāha.
467. Tattha katamā nesaṃ seyyoti katamā vācā tesaṃ seyyo, pāsaṃsataroti attho. Sammuccāti sammutiyā lokavohārena. Mantāti tulayitvā pariggaṇhitvā. Paṭisaṅkhāyāti jānitvā. Atthasaṃhitanti kāraṇanissitaṃ. Evaṃ santeti lokavohāraṃ amuñcitvā tulayitvā jānitvā kāraṇanissitaṃ katvā kathitāya seyyabhāve sati. Āvutoti āvarito. Nivutoti nivārito. Ophuṭoti onaddho. Pariyonaddhoti paliveṭhito.
468. Gadhitotiādīni vuttatthāneva. Sace taṃ, bho gotama, ṭhānanti sace etaṃ kāraṇamatthi. Svāssāti dhūmachārikādīnaṃ abhāvena so assa aggi accimā ca vaṇṇimā ca pabhassaro cāti. Tathūpamāhaṃ māṇavāti tappaṭibhāgaṃ ahaṃ. Idaṃ vuttaṃ hoti – yatheva hi tiṇakaṭṭhupādānaṃ paṭicca jalamāno aggi dhūmachārikaṅgārānaṃ atthitāya sadoso hoti, evamevaṃ pañca kāmaguṇe paṭicca uppannā pīti jātijarābyādhimaraṇasokādīnaṃ atthitāya sadosā. Yathā pana pariccattatiṇakaṭṭhupādāno dhūmādīnaṃ abhāvena parisuddho, evamevaṃ lokuttarajjhānadvayasampayuttā pīti jātiādīnaṃ abhāvena parisuddhāti attho.
469. Idāni ye te brāhmaṇehi cāgasīsena pañca dhammā paññattā, tepi yasmā pañceva hutvā na niccalā tiṭṭhanti, anukampājātikena saddhiṃ cha āpajjanti. Tasmā taṃ dosaṃ dassetuṃ ye te māṇavātiādimāha. Tattha anukampājātikanti anukampāsabhāvaṃ.
Kattha bahulaṃ samanupassasīti idaṃ bhagavā yasmā – ‘‘esa ime pañca dhamme pabbajito paripūretuṃ samattho nāma natthi, gahaṭṭho paripūretī’’ti āha, tasmā – ‘‘pabbajitova ime pūreti, gahaṭṭho pūretuṃ samattho nāma natthī’’ti teneva mukhena bhaṇāpetuṃ pucchati.
Na satataṃ samitaṃ saccavādītiādīsu gahaṭṭho aññasmiṃ asati vaḷañjanakamusāvādampi karotiyeva, pabbajitā asinā sīse chijjantepi dve kathā na kathenti. Gahaṭṭho ca antotemāsamattampi sikkhāpadaṃ rakkhituṃ na sakkoti, pabbajito niccameva tapassī sīlavā tapanissitako hoti. Gahaṭṭho māsassa aṭṭhadivasamattampi uposathakammaṃ kātuṃ na sakkoti, pabbajitā yāvajīvaṃ brahmacārino honti. Gahaṭṭho ratanasuttamaṅgalasuttamattampi potthake likhitvā ṭhapeti, pabbajitā niccaṃ sajjhāyanti. Gahaṭṭho salākabhattampi akhaṇḍaṃ katvā dātuṃ na sakkoti, pabbajitā aññasmiṃ asati kākasunakhādīnampi piṇḍaṃ denti, bhaṇḍaggāhakadaharassapi patte pakkhipantevāti evamattho daṭṭhabbo. Cittassāhametenti ahaṃ ete pañca dhamme mettacittassa parivāre vadāmīti attho.
470. Jātavaddhoti jāto ca vaḍḍhito ca. Yo hi kevalaṃ tattha jātova hoti, aññattha vaḍḍhito, tassa samantā gāmamaggā na sabbaso paccakkhā honti, tasmā jātavaddhoti āha. Jātavaddhopi hi yo ciraṃ nikkhanto, tassa na sabbaso paccakkhā honti, tasmā tāvadeva avasaṭanti āha, taṃkhaṇameva nikkhantanti attho. Dandhāyitattanti ‘‘ayaṃ nu kho maggo ayaṃ na nu kho’’ti kaṅkhāvasena cirāyitattaṃ. Vitthāyitattanti yathā sukhumaṃ atthajātaṃ sahasā pucchitassa kassaci sarīraṃ thaddhabhāvaṃ gaṇhāti, evaṃ thaddhabhāvagahaṇaṃ. Natvevāti iminā sabbaññutaññāṇassa appaṭihatabhāvaṃ dasseti. Tassa hi purisassa mārāvaṭṭanādīnaṃ vasena siyā ñāṇassa paṭighāto, tena so dandhāyeyya vā vitthāyeyya vā, sabbaññutaññāṇaṃ pana appaṭihataṃ, na sakkā tassa kenaci antarāyo kātunti dīpeti.
Seyyathāpi māṇava balavā saṅkhadhamoti ettha balavāti balasampanno. Saṅkhadhamoti saṅkhadhamako. Appakasirenāti akicchena adukkhena. Dubbalo hi saṅkhadhamako saṅkhaṃ dhamantopi na sakkoti catasso disā sarena viññāpetuṃ, nāssa saṅkhasaddo sabbaso phari. Balavato pana vipphāriko hoti, tasmā balavāti āha. Mettāya cetovimuttiyāti ettha mettāyāti vutte upacāropi appanāpi vaṭṭati, cetovimuttiyāti vutte pana appanāva vaṭṭati. Yaṃ pamāṇakataṃ kammanti pamāṇakataṃ kammaṃ nāma kāmāvacaraṃ vuccati, appamāṇakataṃ kammaṃ nāma rūpārūpāvacaraṃ. Tesupi idha brahmavihārakammaññeva adhippetaṃ. Tañhi pamāṇaṃ atikkamitvā odhisakaanodhisaka disāpharaṇavasena vaḍḍhetvā katattā appamāṇakatanti vuccati. Na taṃ tatrāvasissati, na taṃ tatrāvatiṭṭhatīti taṃ kāmāvacarakammaṃ tasmiṃ rūpārūpāvacarakamme na ohīyati na tiṭṭhati. Kiṃ vuttaṃ hoti? Kāmāvacarakammaṃ tassa rūpārūpāvacarakammassa antarā laggituṃ vā ṭhātuṃ vā rūpārūpāvacarakammaṃ pharitvā pariyādiyitvā attano okāsaṃ gahetvā patiṭṭhātuṃ vā na sakkoti, atha kho rūpārūpāvacarakammameva kāmāvacaraṃ mahogho viya parittaudakaṃ pharitvā pariyādiyitvā attano okāsaṃ gahetvā tiṭṭhati, tassa vipākaṃ paṭibāhitvā sayameva brahmasahabyataṃ upanetīti. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Subhasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.