Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 20.2.2021 _ 112. Kinh Sáu Thanh Tịnh (Chabbisodhana Sutta)

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 20.2.2021 _ 112. Kinh Sáu Thanh Tịnh (Chabbisodhana Sutta)

, 20/02/2021, 15:04 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 20.2.2021

112. Kinh Sáu Thanh Tịnh

(Chabbisodhana Sutta)

Kinh Sáu Thanh Tịnh là đề tài chỉ cho sáu pháp, một con số vẫn có nhiều bàn cãi. Việc xác chứng ai là a la hán thật sự là một điều rất tế nhị và phức tạp. Khi Bậc Đạo Sư trụ thế thì chính Ngài là người tuyên bố vị nào thật sự chứng đắc. Điều chắc chắn là khi không có Đức Phật thì thật khó khăn để lượng định ai là người chứng đắc đạo quả tối thượng. Đối với đa số Tăng chúng hôm nay thì chỉ có một phương cách duy nhất là nêu lên những câu hỏi cần thiết. Điều cần nhớ là không nên có thái độ cả tin hay phủ bác khi chưa nêu lên câu hỏi và lắng nghe câu trả lời.

537. Một vấn đề không đơn giản

Khi nghe một người tuyên bố đã hoàn toàn giải thoát thì khoan vội tin, khoan vội phủ nhận:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:, "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :

-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo nói lên chánh trí (aññaṁ) như sau: "Ta tuệ tri như vầy:"Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa"".

Này các Tỷ-kheo, lời nói của vi Tỷ-kheo ấy, không nên tán thán cũng không nên bác bỏ.

538. Câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi chánh đáng

Hãy bắt đầu với câu hỏi y cứ trên truyền thống chánh pháp:

Không tán thán, không bác bỏ, cần hỏi câu hỏi: "Này Hiền giả, có bốn hình thức tuyên bố này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chân chánh nói lên. Thế nào là bốn? Cái gì được thấy được nói lên như là được thấy. Cái gì được nghe được nói lên là được nghe. Cái gì được cảm giác được nói lên như là cảm giác. Cái gì được nhận thức được nói lên như là được nhận thức. Bốn hình thức tuyên bố này, Này Hiền giả, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh nói lên. Nhưng biết cái gì, thấy cái gì, đối với bốn hình thức tuyên bố này, Tôn giả có thể nói là tâm của Tôn giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ?"

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo, các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp (anudhamma) của vị ấy phải như sau:

"Này chư Hiền, tôi không cảm thấy luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế, đối với những vật được thấy... được nghe... được cảm giác... được nhận thức. Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với bốn hình thức tuyên bố này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ".

539. Trình độ nhận thức đối với tự thân

Một vị thật sự giải thoát trước hết là phải vượt quan những chấp thủ đối với năm uẩn:

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải được tán thán, phải được tùy hỷ với lời nói: "Lành thay!" Sau khi tán thán, tùy hỷ với lời nói: "Lành thay", một câu hỏi nữa cần phải được hỏi.:

"Này Hiền giả, năm thủ uẩn này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chân chánh nói lên. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, thọ thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Năm thủ uẩn này, này Hiền giả, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chân chánh nói lên. Nhưng biết cái gì, thấy cái gì, đối với năm thủ uẩn này, Tôn giả có thể nói tâm của Tôn giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ?"

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp của vị ấy phải như sau:

"Này chư Hiền, sau khi biết sắc này là vô lực, biến hoại, không an ổn, đối với những sắc là những chấp thủ phương tiện (upāyupādānā), là những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên, đối với những sắc ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Này chư Hiền, sau khi biết thọ này... Này chư Hiền, sau khi biết tưởng này...

Này chư Hiền, sau khi biết hành này…

Này chư Hiền, sau khi biết thức này là vô lực, biến hoại, không an ổn, đối với thức là những chấp thủ phương tiện, là những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên. Ðối với những thức ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với năm thủ uẩn này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ".

540. Tuy vậy vẫn nên hỏi thêm

Cái nhìn về vạn pháp (vũ trụ quan) của một vị hoàn toàn giải thoát cũng cần được hỏi rõ:

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải được tán thán, phải được tùy hỷ với lời nói: "Lành thay!". Sau khi tán thán, tùy hỷ với lời nói: "Lành thay", một câu hỏi nữa cần phải được hỏi thêm:

"Này Hiền giả, sáu giới này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh nói lên. Thế nào là sáu? Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thực giới. Sáu giới này, này Hiền giả, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nói lên. Nhưng biết cái gì, thấy cái gì với sáu giới này, Tôn giả có thể nói tâm của Tôn giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ?"

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt mục địch, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp của vị ấy phải như sau:

"Chư Hiền, tôi đã đi đến địa giới như là không phải tự ngã, và (đi đến) tự ngã như là không tùy thuộc địa giới. Ðối với những pháp là những chấp thủ phương tiện tùy thuộc địa giới, là những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên; đối với những pháp ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến thủy giới... Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến hỏa giới... Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến phong giới... Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến không giới...

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến thức giới như là không phải tự ngã, và (đi đến) tự ngã như là không tùy thuộc thức giới. Ðối với những pháp là những chấp thủ phương tiện tùy thuộc thức giới, là những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên; đối với những pháp ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với sáu giới này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ".

541. Vẫn cần hỏi rõ y cứ trên căn bản pháp học

Đắc chứng đạo quả không phải là một danh vị ban phong mà là khả năng nhìn xuyên suốt cuộc sống với chân pháp:

Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải được tán thán, cần phải được tủy hỷ với lời nói: "Lành thay!". Sau khi tán thán tùy hỷ với lời nói:"Lành thay", một câu hỏi nữa cần phải được hỏi:

"Này Hiền giả, sáu nội ngoại xứ này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh nói lên. Thế nào là sáu? Mắt và sắc, tai và tiếng, mũi và hương, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và pháp. Sáu nội ngoại xứ này, này Hiền giả, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nói lên.

Nhưng biết cái gì, thấy cái gì, thấy cái gì đối với sáu nội ngoại xứ này, Tôn giả có thể nói tâm của Tôn giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ?".

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp của vị ấy phải như sau:

"Chư Hiền, đối với mắt, đối với sắc, đối với nhãn thức, đối với những pháp được nhận thức bởi nhãn thức, phàm có dục gì, tham gì, hỷ gì, ái gì, phàm có những pháp chấp thủ phương tiện, những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên. Ðối với những pháp ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát. Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với sáu nội ngoại xứ này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Chư Hiền, đối với tai, đối với tiếng, đối với nhĩ thức...; chư Hiền, đối với mũi, đối với hương, đối với tỷ thức...; chư Hiền, đối với lưỡi, đối với vị, đối với thiệt thức...; chư Hiền, đối với thân, đối với xúc, đối với thân thức...; chư Hiền, đối với ý, đối với pháp, đối với ý thức, đối với các pháp được nhận thức bởi ý thức, phàm có dục gì, tham gì, hỷ gì, ái gì, phàm có những chấp thủ phương tiện, những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên; đối với những pháp ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với sáu nội ngoại xứ này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ".

542. Mạn tuỳ miên là một câu hỏi lớn cần được nêu ra

Mạn là kiết sử sau cùng trong năm thượng phần kiết sử. Không một vị nào đạt đến viên mãn cứu cánh mà mạn tuỳ miên vẫn tồn đọng ngay cả trong hình thức vi tế nhất:

Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải được tán thán, cần phải được tùy hỷ với lời nói: "Lành thay!" Sau khi tán thán, tùy hỷ với lời nói: "Lành thay", một câu hỏi nữa cần phải được hỏi thêm:

"Nhưng này Hiền giả, do biết gì, thấy gì, do đối với các thân có nhận thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, Tôn giả có thể nói về mạn tùy miên: "Ta là người làm, sở thuộc của ta là người làm", mạn tùy miên của Tôn giả được đoạn trừ một cách hoàn toàn?".

Chư Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm, đã làm, đã đặt gánh xuống, đã thành đạt mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp của vị ấy phải như sau:

"Chư Hiền, thuở xưa, khi tôi chưa xuất gia, tôi còn ngu muội. Tôi được Như Lai, đệ tử Như Lai thuyết pháp. Sau khi nghe pháp. Tôi có lòng tịnh tín đối với Như Lai. Thánh tựu được tịnh tín ấy, tôi suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình".

"Chư Hiền, một thời gian sau, tôi từ bỏ tài sản nhỏ hay từ bỏ tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay từ bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Khi đã xuất gia như vậy, tôi thành tựu học giới và nếp sống các vị Tỷ-kheo, tôi từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót tất cả chúng sanh và các loại hữu tình. Tôi từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh không có trộm cướp. Tôi từ bỏ phi Phạm hạnh, sống theo Phạm hạnh, sống tránh xa (phi Phạm hạnh), từ bỏ dâm dục tục pháp.

Tôi từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chơn thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không phản lại đời. Tôi từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi; nghe điều gì ở chỗ này, không đến nói chỗ kia để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều này ở chỗ kia, không đi nói với những người này, để sinh chia rẽ ở những người kia. Tôi sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thoải mái trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Tôi từ bỏ nói lời độc ác, tránh xa nói lời độc ác, tôi nói những lời nhẹ nhàng, thuận tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, tôi nói những lời nói như vậy. Tôi từ bỏ nói lời phù phiếm, tránh xa nói phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.

Tôi từ bỏ không làm hại đến các hột giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn phi thời. Tôi từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn. Tôi từ bỏ không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa, các thời trang, các thời sức. Tôi từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn. Tôi từ bỏ không nhận các hạt sống. Tôi từ bỏ không nhận thịt sống. Tôi từ bỏ không nhận đàn bà, con gái. Tôi từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai. Tôi từ bỏ không nhận cừu dê. Tôi từ bỏ không nhận gia cầm và heo. Tôi từ bỏ không voi, bò, ngựa và ngựa cái. Tôi từ bỏ không nhận ruộng nương và đất đai. Tôi từ bỏ không nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới. Tôi từ bỏ không buôn bán. Tôi từ bỏ các sự gian lận bằng cân tiền bạc và đo lường. Tôi từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo. Tôi từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá.

Tôi bằng lòng (tri túc) với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y bát). Ví như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, tôi bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y bát). Tôi thành tựu Thánh giới uẩn này, cảm giác lạc thọ thuộc nội tâm, không lỗi lầm.

Khi mắt thấy sắc, tôi không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì con mắt không được chế ngự khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, tôi tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, tôi không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, tôi tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Tôi thành tựu Thánh hộ trì các căn này, cảm giác lạc thọ thuộc nội tâm, không vẩn đục.

Khi đi tới, khi đi lui, tôi đều tỉnh giác. Khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh, tôi đều tỉnh giác. Khi co tay, khi duỗi tay, tôi đều tỉnh giác. Khi mang y kép, y bát, tôi đều tỉnh giác. Khi ăn, uống, nhai, nuốt, tôi đều tỉnh giác. Khi đi đại tiện, tiểu tiện, tôi đều tỉnh giác. Khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng, tôi đều tỉnh giác.

"Và tôi đều thành tự Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này và thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này chọn một chỗ thanh vắng, tịch mịch như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm.

Sau khi đi khất thực về và ăn xong, tôi ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên và an trú chánh niệm trước mặt. Tôi từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, tôi sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rữa tâm hết sân hân. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, tôi sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trâm thụy miên. Trừ bỏ trạo cử hối quá, tôi sống không trạo cử, hối quá, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá. Từ bỏ nghi ngờ, tôi sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

"Tôi từ bỏ năm triền cái, các pháp làm cho tâm ô uế, làm cho trí tuệ muội lược này, ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục, sanh có tầm có tứ. Tôi diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tôi ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tôi xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.

"Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tôi dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Tôi biết như thật:"Ðây là khổ", biết như thật:"Ðây là nguyên nhân của khổ", biết như thật:"Ðây là khổ diệt", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là các lậu hoặc được đoạn trừ", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến các lậu hoặc được diệt trừ".

"Tôi nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của tôi thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, tôi khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát"". Tôi biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; không còn trở lui trạng thái này nữa".

"Chư Hiền do biết như vậy, thấy như vậy, đối với các thân có nhận thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, mạn tùy miên: "Ta là người làm, sở thuộc của ta là người làm", mạn tùy miên này được đoạn trừ một cách hoàn toàn".

543. Hãy hoan hỷ chấp nhận nếu có câu trả lời chân xác

Nếu những câu hỏi được trả lời thoả đáng thì nên hoan hỷ chứ không nên luôn giữ thái độ nghi hoặc:

Này các Tỷ-kheo Tỷ-kheo ấy cần phải được tán thán, cần phải được tùy hỷ với lời nói: "Lành thay!" Sau khi tán thán, tùy hỷ với lời nói: "Lành thay" vị ấy cần phải nói như sau: "Thật lợi ích thay cho chúng tôi, thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một vị sống Phạm hạnh như Tôn giả".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Thảo luận 1. Thảo luận 1. Ngày nay có nhiều Phật tử tuyên bố về các vị thiền sư là A la hán. Những tuyên bố như vậy có lợi hay có hại thế nào đối với sự tồn tại của Phật giáo?

 

Thảo luận 2. Phải chăng theo Phật Pháp thì chỉ những bậc có sự chứng đắc ngang bằng mới có thể thật sự hiểu và biết nhau (như A la hán mới biết A la hán)?

 

Thảo luận 3. Sau khi Đức Thế Tôn viên tịch có những trường hợp được lịch sử ghi lại về chư vị A la hán như chư vị trùng truyên Tam Tạng hay câu chuyện ngài Nagasena hay được ghi trong Thanh Tịnh Đạo… Sự xác lập đó được ghi nhận thế nào?

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 112 [tóm tắt]

Kinh Sáu Thanh Tịnh

(Chabbisodhana Sutta)

(M.iii, 29)

Kinh này Thế Tôn đề cập đến sáu hành tướng của một vị đã chứng quả A-la-hán:

1. Đối với những gì được thấy, nghe, tư duy, nhận thức, vị ấy không tùy thuận, không chống đối, độc lập (không bị tà kiến và ái chi phối), không bị trói buộc (bởi tham dục), không hệ lụy (thoát ly bốn ách, dục, hữu, kiến và vô minh), an trú tâm vô lượng.

2. Đối với năm thủ uẩn, vị ấy biết là vô lực, biến hoại, không an ổn, nên đoạn tận sắc, thọ,.. tâm được giải thoát, không chấp thủ.

3. Đối với sáu giới (địa, thủy, hỏa, phong, không, thức) biết rằng không phải tự ngã, tự ngã không tùy thuộc chúng, đoạn tận những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên đối với chúng, được giải thoát khỏi lậu hoặc, không chấp thủ.

4-5. Đối với sáu ngoại, nội xứ, vị ấy được giải thoát khỏi lậu hoặc, không chấp thủ.

6. Đối với tự thân và các pháp, không còn mạn tùy miên, nhờ thành tựu giới uẩn, hộ trì các căn, chánh niệm tỉnh giác, từ bỏ năm triền cái, chứng năm thiền chi ở Sơ thiền, diệt tầm tứ, chứng và trú Nhị thiền cho đến Tứ thiền. Với tâm nhu nhuyến, vị ấy hướng tâm đến Lậu tận trí. Nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm vị ấy thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát, vị ấy biết sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc làm đã xong, sau đời này không có đời sống nào khác.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 112 [dàn ý]

Kinh Sáu Thanh Tịnh

(Chabbisodhana Sutta)

(M.iii, 29)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

Đức Phật dạy, khi một Tỷ-kheo nói lên mình đã được chánh trí, thời cần phải xác nhận vị Tỷ-kheo ấy có đạt được sự thanh tịnh hay không.

I. Thanh tịnh thứ nhất: Điều được thấy nghe, được cảm giác, được nhận thức, không ái luyến, không chống đối, độc lập, không trói buộc, được giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không hạn chế.

II. Thanh tịnh thứ hai: Đối với năm uẩn được giải thoát khỏi chấp thủ phương tiện, tâm cố chấp, thiên chấp tùy miên được đoạn tận, ly tham.

III. Thanh tịnh thứ ba: Đối với sáu giới đã đi đến không phải là tự ngã, tự ngã không phải là sáu giới, đã giải thoát khỏi chấp thủ phương tiện, tâm cố chấp, thiên chấp tùy miên được đoạn tận, ly tham.

IV và V. Thanh tịnh thứ tư và thứ năm:

Đối với 6 nội ngoại xứ, phàm có dục, tham gì, hỷ gì, chấp thủ phương tiện, những cố chấp, thiên chấp tùy miên đã được đoạn tận, ly tham.

VI. Thanh tịnh thứ sáu:

1. Đã nghe pháp, xuất gia, giữ giới.

2. Đã tu tập thiền định, đoạn năm triền cái, chứng 4 thiền.

3. Đã như thật biết khổ, khổ tập, khổ diệt, con đường đưa đến khổ diệt, đã như thật biết các lậu hoặc, các lậu hoặc tập khởi, các lậu hoặc diệt, con đường đưa đến các lậu hoặc diệt.

4. Giải thoát khỏi các lậu hoặc, chứng quả, đối với thân có nhận thức này và đối với tất cả tướng ở bên ngoài, mạn tùy miên đã được đọan trừ hoàn toàn.

C. Kết luận:

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 112 [toát yếu]

Kinh Sáu Thanh Tịnh

(Chabbisodhana Sutta)

(M.iii, 29)

I. TOÁT YẾU

Chabbisodhana Sutta - The Sixfold Purity.

The Buddha explains how a bhikkhu should be interrogated when he claims final knowledge and how he would answer if his claim is genuine.

Sáu sự thanh tịnh.

Phật giảng cách chất vấn một tỷ kheo khi vị ấy tuyên bố đã đạt trí tối hậu; nếu đúng thật thì vị ấy phải trả lời như thế nào.

II. TÓM TẮT

Phật dạy chúng tỷ kheo: Nếu có vị nào tuyên bố đã đoạn tận lậu hoặc, việc làm đã xong, thì khi nghe vậy không nên khen hay bác bỏ, mà nên hỏi lại vị ấy những vấn đề như sau. Họ thấy, nghe, nghĩ, biết [1] những gì mà tuyên bố như vậy? Trả lời chân chính là: Ðối với những gì thấy nghe nghĩ biết (kiến văn giác tri) họ không ái luyến không chống đối, không bị chúng trói buộc, an trú với tâm không hạn lượng [2]. Ðược trả lời như vậy, cần hỏi tiếp là thái độ của họ thế nào đối với năm thủ uẩn. Cần trả lời đã đoạn trừ tâm cố chấp và tùy miên [3] đối với chúng vì biết chúng vô thường, biến hoại. Vấn đề thứ ba là về sáu giới (địa thủy hỏa phong không và thức), họ phải thấy là địa giới không phải tự ngã, tự ngã không tùy thuộc vào địa giới [4] (cũng vậy với năm giới còn lại). Vấn đề thứ tư là sáu xúc xứ (căn trần thức, tức mười tám giới), câu trả lời chân chính là: đối với mắt, sắc, nhãn thức, và các pháp được nhận thức bởi nhãn thức [5], họ đã đoạn tận dục tham hỷ ái, thiên chấp, tùy miên

(cũng vậy với năm căn trần thức còn lại) nên biết tâm đã giải thoát. Thứ năm là đối với thức thân và tướng ngoài, làm sao biết đã đoạn mạn tùy miên tôi là người làm, sở thuộc của tôi là người làm [6]? Trả lời câu này, họ phải kể lại tuần tự việc xuất gia với lòng tin, thành tựu thánh giới uẩn, đắc bốn thiền [7] cho đến thấy như thật bốn chân lý và nhờ quán sát với trí tuệ, tâm giải thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, khởi lên hiểu biết: Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không còn đời sống nào khác nữa. Khi ấy, nên tán thán: Thật lợi ích thay cho chúng tôi được thấy một vị Phạm hạnh như tôn giả. [8]

III. CHÚ GIẢI

1. Xem số 17.

2. Cũng như trong kinh 111 đoạn 4, nhưng ở đây các từ này cốt diễn đạt sự đoạn tận nhiễm ô nhờ A la hán đạo.

3. Theo kinh sớ, tất cả từ này đều có nghĩa ái và kiến.

4. Phần đầu phủ nhận sự xem địa đại là tự ngã, phần hai phủ nhận xem các sắc và tâm pháp ngoài địa đại là tự ngã. Cũng thế với các đại khác.

5. Kinh có vẻ như trùng lặp khi đã nói sắc lại còn nói thêm các pháp được tâm nhận biết bằng nhãn thức. Sớ giải đưa ra hai quan điểm để giải quyết vấn đề. Một quan điểm cho rằng sắc là chỉ cho mọi vật thực sự đi vào nhận thức, còn các pháp có thể nhận biết bằng nhãn thức là những vật thấy được nhưng đã chấm dứt trước khi được thấy. Quan điểm thứ hai nói Sắc chỉ tất cả hình dạng không phân biệt, còn nhóm từ thứ hai là ba tâm uẩn hoạt động cùng với nhãn thức.

6. MA (Sớ giải Trung bộ) giải thích tôi làm (ahankāra) là mạn còn của tôi làm (mamankāra) là tham. Mọi tướng (nimitta) ngoài chỉ cho ngoại vật.

7. Túc mạng trí và sinh tử trí ở đây được gạt bỏ vì câu hỏi đầu tiên liên hệ đến sự chứng quả A la hán chứ không nói các định chứng thuộc thế gian.

8. MA cho rằng kinh này còn gọi là Ekavissajjitasutta; và thấy khó giải thích con số sáu trong nhan đề nguyên thủy, vì trong kinh chỉ có năm câu hỏi đáp. Có thể chia mục cuối thành hai, là thân với thân thức của mình và thân thức người khác. Hoặc có quan điểm cho rằng bốn chân lý có thể được xem là vấn đề thứ sáu. Nhưng cả hai quan điểm đều không ổn, nên rất có thể là có một đoạn đã thất truyền.

IV. PHÁP SỐ

Không có

V. KỆ TỤNG

Phật dạy chúng tỷ kheo

Nếu có người tuyên bố

Sinh tận, phạm hạnh thành

Không nên khen, hoặc bác.

Nên hỏi họ thấy gì

Nghe, nghĩ, biết những gì

Ðể tự xưng giải thoát

Không còn việc phải làm?

Cần trả lời chân chính:

Tôi không khởi ưa chán

Ðối kiến văn giác tri

Hằng trú tâm vô hạn.

Ðối với năm thủ uẩn

Thấy vô thường biến hoại

Tôi đoạn trừ cố chấp

Tâm giải thoát não phiền.

Với sáu giới trong ngoài

(Bốn đại và không, thức)

Không chấp đấy là tôi

Hay tự ngã của tôi.

Với sáu nội ngoại xứ

(tức là mười tám giới)

Tôi rũ sạch hỷ tham

Tự biết đã giải thoát.

Nhưng làm sao biết được

Ðã dứt mạn tùy miên:

Ta chính là người làm

Sở thuộc ta, người làm?

Với lòng tin xuất gia

Tôi thành tựu thánh giới

Chính niệm và tỉnh giác

Trong tất cả uy nghi.

Thiền định nơi vắng vẻ

Gột trừ năm triền cái

Chứng cho đến tứ thiền

Tâm hướng trí lậu tận.

Như thật biết bốn đế

Tâm giải thoát dục lậu

Hữu lậu, vô minh lậu

Biết việc làm đã xong.

Do thấy biết như trên

Ðối với thức thân này

Và tất cả ngoại tướng

Tôi dứt mạn tùy miên.

Ðược trả lời như trên

Hãy thốt lời ngợi khen:

Lành thay cho chúng tôi

Gặp người như tôn giả.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

112. Chabbisodhanasuttaṃ [Mūla]

98. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca :

''Idha, bhikkhave, bhikkhu aññaṃ byākaroti : 'khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti pajānāmīti. Tassa, bhikkhave, bhikkhuno bhāsitaṃ neva abhinanditabbaṃ nappaṭikkositabbaṃ. Anabhinanditvā appaṭikkositvā pañho pucchitabbo : 'cattārome, āvuso, vohārā tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātā. Katame cattāro? diṭṭhe diṭṭhavāditā, sute sutavāditā, mute mutavāditā, viññāte viññātavāditā : ime kho, āvuso, cattāro vohārā tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātā. Kathaṃ jānato panāyasmato, kathaṃ passato imesu catūsu vohāresu anupādāya āsavehi cittaṃ vimuttanti? khīṇāsavassa, bhikkhave, bhikkhuno vusitavato katakaraṇīyassa ohitabhārassa anuppattasadatthassa parikkhīṇabhavasaṃyojanassa sammadaññāvimuttassa ayamanudhammo hoti veyyākaraṇāya : 'diṭṭhe kho ahaṃ , āvuso, anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṃyutto vimariyādīkatena cetasā viharāmi. Sute kho ahaṃ, āvuso - pe - mute kho ahaṃ, āvuso... viññāte kho ahaṃ, āvuso, anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṃyutto vimariyādīkatena cetasā viharāmi. Evaṃ kho me, āvuso, jānato evaṃ passato imesu catūsu vohāresu anupādāya āsavehi cittaṃ vimuttanti. Tassa, bhikkhave, bhikkhuno 'sādhūti bhāsitaṃ abhinanditabbaṃ anumoditabbaṃ. 'Sādhūti bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uttariṃ pañho pucchitabbo.

99. '''Pañcime, āvuso, upādānakkhandhā tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātā. Katame pañca? seyyathidaṃ : rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho : ime kho, āvuso, pañcupādānakkhandhā tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātā. Kathaṃ jānato panāyasmato, kathaṃ passato imesu pañcasu upādānakkhandhesu anupādāya āsavehi cittaṃ vimuttanti? khīṇāsavassa, bhikkhave, bhikkhuno vusitavato katakaraṇīyassa ohitabhārassa anuppattasadatthassa parikkhīṇabhavasaṃyojanassa sammadaññāvimuttassa ayamanudhammo hoti veyyākaraṇāya : 'rūpaṃ kho ahaṃ, āvuso, abalaṃ virāgunaṃ [virāgaṃ (sī. pī.), virāgutaṃ (ṭīkā)] anassāsikanti viditvā ye rūpe upāyūpādānā [upayūpādānā (ka.)] cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā tesaṃ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā vimuttaṃ me cittanti pajānāmi. Vedanaṃ kho ahaṃ, āvuso - pe - saññaṃ kho ahaṃ, āvuso... saṅkhāre kho ahaṃ, āvuso... viññāṇaṃ kho ahaṃ, āvuso, abalaṃ virāgunaṃ anassāsikanti viditvā ye viññāṇe upāyūpādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā tesaṃ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā vimuttaṃ me cittanti pajānāmi. Evaṃ kho me, āvuso, jānato evaṃ passato imesu pañcasu upādānakkhandhesu anupādāya āsavehi cittaṃ vimuttanti. Tassa, bhikkhave, bhikkhuno 'sādhūti bhāsitaṃ abhinanditabbaṃ, anumoditabbaṃ. 'Sādhūti bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uttariṃ pañho pucchitabbo.

100. '''Chayimā , āvuso, dhātuyo tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātā. Katamā cha? pathavīdhātu, āpodhātu, tejodhātu, vāyodhātu, ākāsadhātu, viññāṇadhātu : imā kho, āvuso, cha dhātuyo tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātā. Kathaṃ jānato panāyasmato, kathaṃ passato imāsu chasu dhātūsu anupādāya āsavehi cittaṃ vimuttanti? khīṇāsavassa, bhikkhave, bhikkhuno vusitavato katakaraṇīyassa ohitabhārassa anuppattasadatthassa parikkhīṇabhavasaṃyojanassa sammadaññāvimuttassa ayamanudhammo hoti veyyākaraṇāya : 'pathavīdhātuṃ kho ahaṃ, āvuso, na attato upagacchiṃ, na ca pathavīdhātunissitaṃ attānaṃ. Ye ca pathavīdhātunissitā upāyūpādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā tesaṃ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā vimuttaṃ me cittanti pajānāmi. Āpodhātuṃ kho ahaṃ, āvuso - pe - tejodhātuṃ kho ahaṃ, āvuso... vāyodhātuṃ kho ahaṃ, āvuso... ākāsadhātuṃ kho ahaṃ, āvuso... viññāṇadhātuṃ kho ahaṃ, āvuso, na attato upagacchiṃ, na ca viññāṇadhātunissitaṃ attānaṃ. Ye ca viññāṇadhātunissitā upāyūpādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā tesaṃ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā vimuttaṃ me cittanti pajānāmi. Evaṃ kho me, āvuso, jānato, evaṃ passato imāsu chasu dhātūsu anupādāya āsavehi cittaṃ vimuttanti. Tassa, bhikkhave, bhikkhuno 'sādhūti bhāsitaṃ abhinanditabbaṃ, anumoditabbaṃ. 'Sādhūti bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uttariṃ pañho pucchitabbo.

101. '''Cha kho panimāni, āvuso, ajjhattikabāhirāni [ajjhattikāni bāhirāni (syā. kaṃ. pī.)] āyatanāni tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātāni. Katamāni cha? cakkhu ceva rūpā ca, sotañca saddā ca, ghānañca gandhā ca, jivhā ca rasā ca, kāyo ca phoṭṭhabbā ca, mano ca dhammā ca : imāni kho, āvuso, cha ajjhattikabāhirāni āyatanāni tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātāni. Kathaṃ jānato panāyasmato, kathaṃ passato imesu chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu anupādāya āsavehi cittaṃ vimuttanti? khīṇāsavassa, bhikkhave, bhikkhuno vusitavato katakaraṇīyassa ohitabhārassa anuppattasadatthassa parikkhīṇabhavasaṃyojanassa sammadaññāvimuttassa ayamanudhammo hoti veyyākaraṇāya : 'cakkhusmiṃ, āvuso, rūpe cakkhuviññāṇe cakkhuviññāṇaviññātabbesu dhammesu yo chando yo rāgo yā nandī [nandi (sī. syā. kaṃ. pī.)] yā taṇhā ye ca upāyūpādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā tesaṃ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā vimuttaṃ me cittanti pajānāmi. Sotasmiṃ, āvuso, sadde sotaviññāṇe - pe - ghānasmiṃ, āvuso, gandhe ghānaviññāṇe... jivhāya, āvuso, rase jivhāviññāṇe... kāyasmiṃ, āvuso, phoṭṭhabbe kāyaviññāṇe... manasmiṃ, āvuso, dhamme manoviññāṇe manoviññāṇaviññātabbesu dhammesu yo chando yo rāgo yā nandī yā taṇhā ye ca upāyūpādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā tesaṃ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā vimuttaṃ me cittanti pajānāmi. Evaṃ kho me, āvuso, jānato evaṃ passato imesu chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu anupādāya āsavehi cittaṃ vimuttanti. Tassa, bhikkhave, bhikkhuno 'sādhūti bhāsitaṃ abhinanditabbaṃ anumoditabbaṃ. 'Sādhūti bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uttariṃ pañho pucchitabbo.

102. '''Kathaṃ jānato panāyasmato, kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṃkāramamaṃkāramānānusayā samūhatāti [susamūhatāti (sī. syā. kaṃ. pī.)]? khīṇāsavassa , bhikkhave, bhikkhuno vusitavato katakaraṇīyassa ohitabhārassa anuppattasadatthassa parikkhīṇabhavasaṃyojanassa sammadaññāvimuttass ayamanudhammo hoti veyyākaraṇāya : 'pubbe kho ahaṃ, āvuso, agāriyabhūto samāno aviddasu ahosiṃ. Tassa me tathāgato vā tathāgatasāvako vā dhammaṃ desesi. Tāhaṃ dhammaṃ sutvā tathāgate saddhaṃ paṭilabhiṃ. So tena saddhāpaṭilābhena samannāgato iti paṭisañcikkhiṃ : sambādho gharāvāso rajāpatho, abbhokāso pabbajjā. Nayidaṃ sukaraṃ agāraṃ ajjhāvasatā ekantaparipuṇṇaṃ ekantaparisuddhaṃ saṅkhalikhitaṃ brahmacariyaṃ carituṃ. Yaṃnūnāhaṃ kesamassuṃ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṃ pabbajeyyanti. ''So kho ahaṃ, āvuso, aparena samayena appaṃ vā bhogakkhandhaṃ pahāya mahantaṃ vā bhogakkhandhaṃ pahāya, appaṃ vā ñātiparivaṭṭaṃ pahāya mahantaṃ vā ñātiparivaṭṭaṃ pahāya kesamassuṃ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṃ pabbajiṃ. So evaṃ pabbajito samāno bhikkhūnaṃ sikkhāsājīvasamāpanno pāṇātipātaṃ pahāya pāṇātipātā paṭivirato ahosiṃ nihitadaṇḍo nihitasattho, lajjī dayāpanno sabbapāṇabhūtahitānukampī vihāsiṃ. Adinnādānaṃ pahāya adinnādānā paṭivirato ahosiṃ dinnādāyī dinnapāṭikaṅkhī, athenena sucibhūtena attanā vihāsiṃ. Abrahmacariyaṃ pahāya brahmacārī ahosiṃ ārācārī virato methunā gāmadhammā. Musāvādaṃ pahāya musāvādā paṭivirato ahosiṃ saccavādī saccasandho theto paccayiko avisaṃvādako lokassa. Pisuṇaṃ vācaṃ pahāya pisuṇāya vācāya paṭivirato ahosiṃ, ito sutvā na amutra akkhātā imesaṃ bhedāya, amutra vā sutvā na imesaṃ akkhātā amūsaṃ bhedāya iti bhinnānaṃ vā sandhātā sahitānaṃ vā anuppadātā samaggārāmo samaggarato samagganandī samaggakaraṇiṃ vācaṃ bhāsitā ahosiṃ. Pharusaṃ vācaṃ pahāya pharusāya vācāya paṭivirato ahosiṃ yā sā vācā nelā kaṇṇasukhā pemanīyā hadayaṅgamā porī bahujanakantā bahujanamanāpā tathārūpiṃ vācaṃ bhāsitā ahosiṃ. Samphappalāpaṃ pahāya samphappalāpā paṭivirato ahosiṃ kālavādī bhūtavādī atthavādī dhammavādī vinayavādī nidhānavatiṃ vācaṃ bhāsitā ahosiṃ kālena sāpadesaṃ pariyantavatiṃ atthasaṃhitaṃ. ''So bījagāmabhūtagāmasamārambhā paṭivirato ahosiṃ, ekabhattiko ahosiṃ rattūparato virato vikālabhojanā. Naccagītavāditavisūkadassanā paṭivirato ahosiṃ. Mālāgandhavilepanadhāraṇamaṇḍanavibhūsanaṭṭhānā paṭivirato ahosiṃ. Uccāsayanamahāsayanā paṭivirato ahosiṃ. Jātarūparajatapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṃ, āmakadhaññapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṃ, āmakamaṃsapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṃ itthikumārikapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṃ, dāsidāsapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṃ, ajeḷakapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṃ, kukkuṭasūkarapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṃ , hatthigavassavaḷavapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṃ, khettavatthupaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṃ. Dūteyyapahiṇagamanānuyogā paṭivirato ahosiṃ, kayavikkayā paṭivirato ahosiṃ, tulākūṭakaṃsakūṭamānakūṭā paṭivirato ahosiṃ, ukkoṭanavañcananikatisāciyogā paṭivirato ahosiṃ, chedanavadhabandhanaviparāmosaālopasahasākārā paṭivirato ahosiṃ. ''So santuṭṭho ahosiṃ kāyaparihārikena cīvarena, kucchiparihārikena piṇḍapātena. So yena yeneva [yena yena ca (ka.)] pakkamiṃ samādāyeva pakkamiṃ. Seyyathāpi nāma pakkhī sakuṇo yena yeneva ḍeti sapattabhārova ḍeti evameva kho ahaṃ, āvuso santuṭṭho ahosiṃ kāyaparihārikena cīvarena, kucchiparihārikena piṇḍapātena. So yena yeneva pakkamiṃ samādāyeva pakkamiṃ. So iminā ariyena sīlakkhandhena samannāgato ajjhattaṃ anavajjasukhaṃ paṭisaṃvedesiṃ.

103. ''So cakkhunā rūpaṃ disvā na nimittaggāhī ahosiṃ nānubyañjanaggāhī yatvādhikaraṇamenaṃ cakkhundriyaṃ asaṃvutaṃ viharantaṃ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṃ, tassa saṃvarāya paṭipajjiṃ rakkhiṃ cakkhundriyaṃ, cakkhundriye saṃvaraṃ āpajjiṃ. Sotena saddaṃ sutvā - pe - ghānena gandhaṃ ghāyitvā - pe - jivhāya rasaṃ sāyitvā - pe - kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā - pe - manasā dhammaṃ viññāya na nimittaggāhī ahosiṃ nānubyañjanaggāhī yatvādhikaraṇamenaṃ manindriyaṃ asaṃvutaṃ viharantaṃ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṃ, tassa saṃvarāya paṭipajjiṃ rakkhiṃ manindriyaṃ, manindriye saṃvaraṃ āpajjiṃ. So iminā ariyena indriyasaṃvarena samannāgato ajjhattaṃ abyāsekasukhaṃ paṭisaṃvedesiṃ. ''So abhikkante paṭikkante sampajānakārī ahosiṃ, ālokite vilokite sampajānakārī ahosiṃ, samiñjite pasārite sampajānakārī ahosiṃ, saṅghāṭipattacīvaradhāraṇe sampajānakārī ahosiṃ, asite pīte khāyite sāyite sampajānakārī ahosiṃ, uccārapassāvakamme sampajānakārī ahosiṃ, gate ṭhite nisinne sutte jāgarite bhāsite tuṇhībhāve sampajānakārī ahosiṃ. ''So iminā ca ariyena sīlakkhandhena samannāgato, (imāya ca ariyāya santuṭṭhiyā samannāgato,) [passa mAnguttara Nikāye 1.296 cūḷahatthipadopame] iminā ca ariyena indriyasaṃvarena samannāgato, iminā ca ariyena satisampajaññena samannāgato vivittaṃ senāsanaṃ bhajiṃ araññaṃ rukkhamūlaṃ pabbataṃ kandaraṃ giriguhaṃ susānaṃ vanapatthaṃ abbhokāsaṃ palālapuñjaṃ. So pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto nisīdiṃ pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. ''So abhijjhaṃ loke pahāya vigatābhijjhena cetasā vihāsiṃ, abhijjhāya cittaṃ parisodhesiṃ. Byāpādapadosaṃ pahāya abyāpannacitto vihāsiṃ sabbapāṇabhūtahitānukampī, byāpādapadosā cittaṃ parisodhesiṃ. Thinamiddhaṃ pahāya vigatathinamiddho vihāsiṃ ālokasaññī sato sampajāno, thinamiddhā cittaṃ parisodhesiṃ. Uddhaccakukkuccaṃ pahāya anuddhato vihāsiṃ ajjhattaṃ, vūpasantacitto, uddhaccakukkuccā cittaṃ parisodhesiṃ. Vicikicchaṃ pahāya tiṇṇavicikiccho vihāsiṃ akathaṃkathī kusalesu dhammesu, vicikicchāya cittaṃ parisodhesiṃ.

104. ''So ime pañca nīvaraṇe pahāya cetaso upakkilese paññāya dubbalīkaraṇe vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja vihāsiṃ. Vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ - pe - tatiyaṃ jhānaṃ... catutthaṃ jhānaṃ upasampajja vihāsiṃ.

''So evaṃ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte āsavānaṃ khayañāṇāya cittaṃ abhininnāmesiṃ. So idaṃ dukkhanti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, ayaṃ dukkhasamudayoti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, ayaṃ dukkhanirodhoti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadāti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ ime āsavāti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, ayaṃ āsavasamudayoti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, ayaṃ āsavanirodhoti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, ayaṃ āsavanirodhagāminī paṭipadāti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ. Tassa me evaṃ jānato evaṃ passato kāmāsavāpi cittaṃ vimuccittha, bhavāsavāpi cittaṃ vimuccittha, avijjāsavāpi cittaṃ vimuccittha vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ ahosi. Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti abbhaññāsiṃ. Evaṃ kho me, āvuso, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṃkāramamaṃkāramānānusayā samūhatāti . ''Tassa, bhikkhave, bhikkhuno 'sādhūti bhāsitaṃ abhinanditabbaṃ anumoditabbaṃ. 'Sādhūti bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā evamassa vacanīyo : 'lābhā no, āvuso, suladdhaṃ no, āvuso, ye mayaṃ āyasmantaṃ tādisaṃ sabrahmacāriṃ samanupassāmāti [passāmāti (sī.)]. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Chabbisodhanasuttaṃ niṭṭhitaṃ dutiyaṃ.

112. Chabbisodhanasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

98. Evaṃ me sutanti chabbisodhanasuttaṃ. Tattha khīṇā jātītiādīsu ekenāpi padena aññā byākatāva hoti, dvīhipi. Idha pana catūhi padehi aññabyākaraṇaṃ āgataṃ. Diṭṭhe diṭṭhavāditātiādīsu yāya cetanāya diṭṭhe diṭṭhaṃ meti vadati, sā diṭṭhe diṭṭhavāditā nāma. Sesapadesupi eseva nayo. Ayamanudhammoti ayaṃ sabhāvo. Abhinanditabbanti na kevalaṃ abhinanditabbaṃ, parinibbutassa panassa sabbopi khīṇāsavassa sakkāro kātabbo. Uttariṃ pañhoti sace panassa veyyākaraṇena asantuṭṭhā hotha, uttarimpi ayaṃ pañho pucchitabboti dasseti. Ito paresupi tīsu vāresu ayameva nayo.

99. Abalanti dubbalaṃ. Virāgunanti vigacchanasabhāvaṃ. Anassāsikanti assāsavirahitaṃ. Upāyūpādānāti taṇhādiṭṭhīnametaṃ adhivacanaṃ. Taṇhādiṭṭhiyo hi tebhūmakadhamme upentīti upāyā, upādiyantīti upādānā. Cetaso adiṭṭhānābhinivesānusayātipi tāsaṃyeva nāmaṃ. Cittañhi taṇhādiṭṭhīhi sakkāyadhammesu tiṭṭhati adhitiṭṭhatīti taṇhādiṭṭhiyo cetaso adhiṭṭhānā, tāhi taṃ abhinivisatīti abhinivesā, tāhiyeva taṃ anusetīti anusayāti vuccanti. Khayā virāgātiādīsu khayena virāgenāti attho. Sabbāni cetāni aññamaññavevacanāneva.

100. Pathavīdhātūti patiṭṭhānadhātu. Āpodhātūti ābandhanadhātu. Tejodhātūti paripācanadhātu. Vāyodhātūti vitthambhanadhātu. Ākāsadhātūti asamphuṭṭhadhātu. Viññāṇadhātūti vijānanadhātu. Na anattato upagacchinti ahaṃ attāti attakoṭṭhāsena na upagamiṃ. Na ca pathavīdhātunissitanti pathavīdhātunissitā sesadhātuyo ca upādārūpañca arūpakkhandhā ca. Tepi hi nissitavatthurūpānaṃ pathavīdhātunissitattā ekena pariyāyena pathavīdhātunissitāva. Tasmā ‘‘na ca pathavīdhātunissita’’nti vadanto sesarūpārūpadhammepi attato na upagacchinti vadati. Ākāsadhātunissitapade pana avinibbhogavasena sabbampi bhūtupādārūpaṃ ākāsadhātunissitaṃ nāma, tathā taṃnissitarūpavatthukā arūpakkhandhā. Evaṃ idhāpi rūpārūpaṃ gahitameva hoti. Viññāṇadhātunissitapade pana sahajātā tayo khandhā cittasamuṭṭhānarūpañca viññāṇadhātunissitanti rūpārūpaṃ gahitameva hoti.

101. Rūpe cakkhuviññāṇe cakkhuviññāṇaviññātabbesu dhammesūti ettha yaṃ atīte cakkhudvārassa āpāthaṃ āgantvā niruddhaṃ, yañca anāgate āpāthaṃ āgantvā nirujjhissati, yampi etarahi āgantvā niruddhaṃ, taṃ sabbaṃ rūpaṃ nāma. Yaṃ pana atītepi āpāthaṃ anāgantvā niruddhaṃ, anāgatepi anāgantvā nirujjhissati, etarahipi anāgantvā niruddhaṃ, taṃ cakkhuviññāṇaviññātabbadhammesu saṅgahitanti vutte tipiṭakacūḷābhayatthero āha – ‘‘imasmiṃ ṭhāne dvidhā karotha, upari chandovāre kinti karissatha, nayidaṃ labbhatī’’ti. Tasmā tīsu kālesu āpāthaṃ āgataṃ vā anāgataṃ vā sabbampi taṃ rūpameva, cakkhuviññāṇasampayuttā pana tayo khandhā cakkhuviññāṇaviññātabbadhammāti veditabbā. Ayañhettha attho ‘‘cakkhuviññāṇena saddhiṃ viññātabbesu dhammesū’’ti. Chandoti taṇhāchando. Rāgoti sveva rajjanavasena rāgo. Nandīti sveva abhinandanavasena nandī. Taṇhāti sveva taṇhāyanavasena taṇhā. Sesadvāresupi eseva nayo.

102. Ahaṅkāramamaṅkāramānānusayāti ettha ahaṅkāro māno, mamaṅkāro taṇhā, sveva mānānusayo. Āsavānaṃ khayañāṇāyāti idaṃ pubbenivāsaṃ dibbacakkhuñca avatvā kasmā vuttaṃ? Bhikkhū lokiyadhammaṃ na pucchanti, lokuttarameva pucchanti, tasmā pucchitapañhaṃyeva kathento evamāha. Ekavissajjitasuttaṃ nāmetaṃ, chabbisodhanantipissa nāmaṃ. Ettha hi cattāro vohārā pañca khandhā cha dhātuyo cha ajjhattikabāhirāni āyatanāni attano saviññāṇakakāyo paresaṃ saviññāṇakakāyoti ime cha koṭṭhāsā visuddhā, tasmā ‘‘chabbisodhaniya’’nti vuttaṃ. Parasamuddavāsittherā pana attano ca parassa ca viññāṇakakāyaṃ ekameva katvā catūhi āhārehi saddhinti cha koṭṭhāse vadanti.

Ime pana cha koṭṭhāsā ‘‘kiṃ te adhigataṃ, kinti te adhigataṃ, kadā te adhigataṃ, kattha te adhigataṃ, katame te kilesā pahīnā, katamesaṃ tvaṃ dhammānaṃ lābhī’’ti (pārā. 198) evaṃ vinayaniddesapariyāyena sodhetabbā.

Ettha hi kiṃ te adhigatanti adhigamapucchā, jhānavimokkhādīsu sotāpattimaggādīsu vā kiṃ tayā adhigataṃ. Kinti te adhigatanti upāyapucchā. Ayañhi etthādhippāyo – kiṃ tayā aniccalakkhaṇaṃ dhuraṃ katvā adhigataṃ, dukkhānattalakkhaṇesu aññataraṃ vā, kiṃ vā samādhivasena abhinivisitvā, udāhu vipassanāvasena, tathā kiṃ rūpe abhinivisitvā, udāhu arūpe, kiṃ vā ajjhattaṃ abhinivisitvā, udāhu bahiddhāti. Kadā te adhigatanti kālapucchā, pubbaṇhamajjhanhikādīsu katarasmiṃ kāleti vuttaṃ hoti.

Kattha te adhigatanti okāsapucchā, kismiṃ okāse, kiṃ rattiṭṭhāne divāṭṭhāne rukkhamūle maṇḍape katarasmiṃ vā vihāreti vuttaṃ hoti. Katame te kilesā pahīnāti pahīnakilese pucchati, kataramaggavajjhā tava kilesā pahīnāti vuttaṃ hoti.

Katamesaṃ tvaṃ dhammānaṃ lābhīti paṭiladdhadhammapucchā, paṭhamamaggādīsu katamesaṃ tvaṃ dhammānaṃ lābhīti vuttaṃ hoti.

Tasmā idāni cepi koci bhikkhu uttarimanussadhammādhigamaṃ byākareyya, na so ettāvatāva sakkātabbo. Imesu pana chasu ṭhānesu sodhanatthaṃ vattabbo ‘‘kiṃ te adhigataṃ, kiṃ jhānaṃ udāhu vimokkhādīsu aññatara’’nti? Yo hi yena adhigato dhammo, so tassa pākaṭo hoti. Sace ‘‘idaṃ nāma me adhigata’’nti vadati, tato ‘‘kinti te adhigata’’nti pucchitabbo. Aniccalakkhaṇādīsu kiṃ dhuraṃ katvā, aṭṭhatiṃsāya vā ārammaṇesu rūpārūpaajjhattabahiddhādibhedesu vā dhammesu kena mukhena abhinivisitvāti? Yo hi yassābhiniveso, so tassa pākaṭo hoti.

Sace pana ‘‘ayaṃ nāma me abhiniveso, evaṃ mayā adhigata’’nti vadati, tato ‘‘kadā te adhigata’’nti pucchitabbo, ‘‘kiṃ pubbaṇhe, udāhu majjhanhikādīsu aññatarasmiṃ kāle’’ti? Sabbesañhi attanā adhigatakālo pākaṭo hoti. Sace ‘‘amukasmiṃ nāma me kāle adhigata’’nti vadati, tato ‘‘kattha te adhigata’’nti pucchitabbo, ‘‘kiṃ divāṭṭhāne, udāhu rattiṭṭhānādīsu aññatarasmiṃ okāse’’ti? Sabbesañhi attanā adhigatokāso pākaṭo hoti. Sace ‘‘amukasmiṃ nāma me okāse adhigata’’nti vadati, tato ‘‘katame te kilesā pahīnā’’ti pucchitabbo, ‘‘kiṃ paṭhamamaggavajjhā, udāhu dutiyādimaggavajjhā’’ti? Sabbesañhi attanā adhigatamaggena pahīnakilesā pākaṭā honti.

Sace ‘‘ime nāma me kilesā pahīnā’’ti vadati, tato ‘‘katamesaṃ tvaṃ dhammānaṃ lābhī’’ti pucchitabbo, ‘‘kiṃ sotāpattimaggassa, udāhu sakadāgāmimaggādīsu aññatarassā’’ti? Sabbesañhi attanā adhigatadhammo pākaṭo hoti. Sace ‘‘imesaṃ nāmāhaṃ dhammānaṃ lābhī’’ti vadati, ettāvatāpissa vacanaṃ na saddhātabbaṃ. Bahussutā hi uggahaparipucchākusalā bhikkhū imāni cha ṭhānāni sodhetuṃ sakkonti. Imassa bhikkhuno āgamanapaṭipadā sodhetabbā, yadi āgamanapaṭipadā na sujjhati, ‘‘imāya paṭipadāya lokuttaradhammā nāma na labbhantī’’ti apanetabbo.

Yadi panassa āgamanapaṭipadā sujjhati, ‘‘dīgharattaṃ tīsu sikkhāsu appamatto jāgariyamanuyutto catūsu paccayesu alaggo ākāse pāṇisamena cetasā viharatī’’ti paññāyati, tassa bhikkhuno byākaraṇaṃ paṭipadāya saddhiṃ saṃsandati sameti. ‘‘Seyyathāpi nāma gaṅgodakaṃ yamunodakena saddhiṃ saṃsandati sameti, evameva supaññattā tena bhagavatā sāvakānaṃ nibbānagāminī paṭipadā saṃsandati sameti nibbānañca paṭipadā cā’’ti (dī. ni. 2.296) vuttasadisaṃ hoti.

Apica kho ettakenāpi sakkāro na kātabbo. Kasmā? Ekaccassa hi puthujjanassāpi sato khīṇāsavapaṭipattisadisā paṭipadā hoti. Tasmā so bhikkhu tehi tehi upāyehi uttāsetabbo. Khīṇāsavassa nāma asaniyāpi matthake patamānāya bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā na hoti, puthujjanassa appamattakenāpi hoti.

Tatrimāni vatthūni – dīghabhāṇakaabhayatthero kira ekaṃ piṇḍapātikaṃ pariggahetuṃ asakkonto daharassa saññaṃ adāsi. So taṃ nhāyamānaṃ kalyāṇīnadīmukhadvāre nimujjitvā pāde aggahesi. Piṇḍapātiko kumbhīloti saññāya mahāsaddamakāsi, tadā naṃ puthujjanoti sañjāniṃsu. Candamukhatissarājakāle pana mahāvihāre saṅghatthero khīṇāsavo dubbalacakkhuko vihāreyeva acchi. Rājā theraṃ pariggaṇhissāmīti bhikkhūsu bhikkhācāraṃ gatesu appasaddo upasaṅkamitvā sappo viya pāde aggahesi. Thero silāthambho viya niccalo hutvā ko etthāti āha? Ahaṃ, bhante, tissoti. Sugandhaṃ vāyasi no tissāti? Evaṃ khīṇāsavassa bhayaṃ nāma natthīti.

Ekacco pana puthujjanopi atisūro hoti nibbhayo. So rañjanīyena ārammaṇena pariggaṇhitabbo. Vasabharājāpi hi ekaṃ theraṃ pariggaṇhamāno ghare nisīdāpetvā tassa santike badarasāḷavaṃ maddamāno nisīdi. Mahātherassa kheḷo cali, tato therassa puthujjanabhāvo āvibhūto. Khīṇāsavassa hi rasataṇhā nāma suppahīnā, dibbesupi rasesu nikanti nāma na hoti. Tasmā imehi upāyehi pariggahetvā sacassa bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā rasataṇhā vā uppajjati, na tvaṃ arahāti apanetabbo. Sace pana abhīrū acchambhī anutrāsī hutvā sīho viya nisīdati, dibbārammaṇepi nikantiṃ na janeti. Ayaṃ bhikkhu sampannaveyyākaraṇo samantā rājarājamahāmattādīhi pesitaṃ sakkāraṃ arahatīti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya