- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya
Bài học ngày 16.6.2020
5. Kinh Không Uế Nhiễm (Anaṅgaṇa Sutta)
Tên kinh được gọi là Kinh Không Uế Nhiễm nội dung đề cập tới bốn hạng người dựa trên sự uế nhiễm và không uế nhiễm.Trong pháp thoại ngắn dành cho chư tỳ kheo, Tôn giả Sāriputta nói về hai hạng người uế nhiễm và hai hạng người không uế nhiễm. Trong bốn hạng người đó thì có hai hạng người ưu thắng hai hạng hạ liệt. Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Mahāmoggallāna là hai bậc thượng thủ thinh văn đệ tử Phật. Tôn giả Sāriputta được Đức Phật xác nhận là bậc đệ nhất trí tuệ trong hàng đệ tử trong Tôn giả Mahāmoggallāna là bậc đệ nhất thần thông. Hai ngài là hai vị giáo thọ thường đi theo Đức Phật để hướng dẫn tu học cho hàng tỳ kheo. Tôn giả Sāriputta thường hướng dẫn về pháp học và khai tâm cho những người mới đến với Phật pháp trong lúc ngài Mahāmoggallāna thường hướng dẫn về pháp hành cho những người muốn đi xa trong sự thực hành thiền định. Trong bài kinh nầy Tôn giả Mahāmoggallāna với những câu hỏi tiếp theo trong hình thức vấn đáp để Tôn giả Sāriputta khai triển rộng rãi ý nghĩa của đề tài.
021. Biết hay không biết về bản thân là một điểm quan trọng
Nói về đề tài uế nhiễm Tôn giả Sāriputta nêu lên bốn hạng người:
A. Bản thân uế nhiễm, không tự biết mình uế nhiễm.
B. Bản thân uế nhiễm, tự biết mình uế nhiễm.
C. Bản thân không uế nhiễm, không tự biết mình không uế nhiễm.
D. Bản thân không uế nhiễm, tự biết mình uế nhiễm.
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở tại đây, Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo. "Chư Hiền Tỷ-kheo". --"Thưa Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sāriputta. Tôn giả Sāriputta nói như sau:
-- Này chư Hiền, ở đời có bốn hạng người. Thế nào là bốn? Chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Lại nữa chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, và như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Lại nữa chư Hiền, ở đây có hạng người không có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Lại nữa, chư Hiền, ở đây, có hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế".
Chư Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt. Chư Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người ưu thắng.
Chư Hiền, ở đây, có hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Trong hai hạng người không có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt. Chư Hiền, ở đây, hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Trong hai hạng người không có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người ưu thắng.
022. Sự lượng định của bậc trí không chỉ nằm ở hiện trạng mà còn hướng đi tương lai.
Không tự biết bản thân là dấu hiệu của tuột dốc. Ngược lại biết tự quán sát và nhận diện bản thân là dấu hiệu hướng thượng.
Ðược nói như vậy, Tôn giả Mahāmoggallāna (Ðại Mục-kiền-liên) nói với Tôn giả Sāriputta như sau:
-- Tôn giả Sāriputta, do nhân gì, do duyên gì, trong hai hạng người có cấu uế này, một hạng người được gọi là hạ liệt, một hạng người được gọi là ưu thắng? Tôn giả Sāriputta, do nhân gì, do duyên gì trong hai hạng người không có cấu uế này, một hạng người được gọi là hạ liệt, một hạng người được gọi là ưu thắng?
-- Ở đây, Hiền giả, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ không khởi lên ước muốn, sẽ không cố gắng, sẽ không tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm". Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, phủ đầy bụi bặm, và người chủ cái bát ấy không dùng đến, không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian càng ô nhiễm hơn, càng đầy bụi bặm hơn.
-- Này Hiền giả, sự thật là vậy.
-- Này Hiền giả, như vậy hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ không khởi lên ước muốn, sẽ không cố gắng, sẽ không tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn nhiễm".
Ở đây, này Hiền giả, hạng người có cấu uế, và như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ khởi lên ước muốn, sẽ cố gắng, sẽ tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi không còn tham, không còn sân, không còn si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm". Này Hiền giả, giống như cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, phủ đầy bụi bặm, và người chủ cái bát ấy dùng đến, lau chùi và không quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian được thanh tịnh hơn, được sạch sẽ hơn.
-- Này Hiền giả, sự thật là vậy.
-- Này Hiền giả, như vậy hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Với hạng người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ khởi lên ước muốn, sẽ cố gắng, sẽ tinh tấn, để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi không còn tham, không còn sân, không còn si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm".
Ở đây, này Hiền giả, hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm". Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ. Và người chủ cái bát ấy không dùng đến, không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian, càng ô nhiễm hơn, càng bụi bặm hơn.
-- Này Hiền giả, sự thật là vậy.
-- Này Hiền giả, như vậy hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Với người này có thể chờ đợi sau: "Người này sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm".
Ở đây, này Hiền giả, hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Với người này có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ không tư niệm tịnh tướng. Do không tư niệm tịnh tướng, tham sẽ không làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi không có tham, không có sân, không có si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm". Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ và người chủ cái bát ấy dùng đến, lau chùi và không quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian, càng được thanh tịnh hơn, càng được sạch sẽ hơn.
-- Này Hiền giả, sự thật là vậy.
-- Này Hiền giả, như vậy hạng người không có cấu uế, và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Với người này có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ không tư niệm tịnh tướng. Do không tư niệm tịnh tướng, tham sẽ không làm ô nhiễm tâm người này. Người này sẽ từ trần, không có tham, không có sân, không có si, không còn cấu uế, tâm không còn ô nhiễm".
Này Hiền giả Moggallāna, do nhân này, do duyên này, trong hai người có cấu uế này, một người được gọi là hạ liệt, một người được gọi là ưu thắng. Này Hiền giả Moggallāna, do nhân này, do duyên này, trong hai người này không có cấu uế, một người được gọi là hạ liệt, một người được gọi là ưu thắng.
023. Uế nhiễm và thanh tịnh trong ý nghĩa cụ thể
Thiện ác trong nhiều tôn giáo, học thuyết là khái niệm mơ hồ đôi khi liên quan tới thần linh. Ở đây khi được hỏi, Tôn giả Sāriputta đưa ra những những điểm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày:
-- Này Hiền giả, cấu uế gọi là cấu uế, danh từ gì là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế?
-- Này Hiền giả, các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng các Tỷ-kheo chớ có biết về ta rằng là đã phạm giới tội". Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo có thể biết được các Tỷ-kheo ấy đã phạm giới tội. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Tỷ-kheo đã biết được ta đã phạm giới tội". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng các Tỷ-kheo hãy quở trách ta ở chỗ kín đáo, không phải ở giữa Tăng chúng". Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo quở trách Tỷ-kheo ấy ở giữa Tăng chúng, không phải ở chỗ kín đáo. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Tỷ-kheo quở trách ta ở giữa Tăng chúng, không phải ở chỗ kín đáo". Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ, và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng một Tỷ-kheo đồng đẳng hãy quở trách ta, chớ không phải một vị không đồng đẳng". Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo không đồng đẳng quở trách Tỷ-kheo ấy, không phải một Tỷ-kheo đồng đẳng. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo không đồng đẳng quở trách ta, không phải một Tỷ-kheo đồng đẳng". Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng bậc Ðạo Sư hãy hỏi ta nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo! Mong rằng bậc Ðạo Sư không hỏi Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo!". Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: bậc Ðạo Sư hỏi một Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo, bậc Ðạo Sư không hỏi Tỷ-kheo ấy nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Bậc Ðạo Sư hỏi một Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo. Bậc Ðạo Sư không hỏi ta nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng các Tỷ-kheo hãy để ta đi trước trong khi vào làng để dùng cơm! Mong rằng các Tỷ-kheo không để một Tỷ- kheo khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ- kheo để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm, các Tỷ-kheo không để Tỷ-kheo ấy đi trước trong khi vào làng để dùng cơm. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Tỷ-kheo để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm, các Tỷ-kheo không để ta đi trước trong khi vào làng để dùng cơm". Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng tại chỗ ăn, ta được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất! Mong rằng Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất; còn Tỷ-kheo ấy tại chỗ ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất. Tại chỗ ăn, ta không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng tại chỗ ăn sau khi ăn xong, ta sẽ thuyết tùy hỷ pháp, không phải Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, sẽ thuyết tùy hỷ pháp!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, thuyết tùy hỷ pháp; Tỷ-kheo ấy tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, không thuyết tùy hỷ pháp. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, thuyết tùy hỷ pháp. Ta tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, không thuyết tùy hỷ pháp". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng, ta sẽ thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá, chớ không phải một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn Tỷ-kheo ấy không thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá, còn ta không thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá". Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng, ta sẽ thuyết pháp cho các Tỷ-kheo-ni tụ tập tại ngôi tịnh xá,... (như trên)... ta sẽ thuyết pháp cho các Nam cư sĩ... ta sẽ thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá, chớ không phải một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn Tỷ-kheo ấy không thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn ta không thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta; các vị Tỷ-kheo chớ có cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường một Tỷ-kheo khác!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng lễ bái, cũng dường một Tỷ-kheo khác, các Tỷ-kheo không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ- kheo khác chớ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta". Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng các Tỷ- kheo-ni... (như trên)... các Nam cư sĩ... (như trên)... các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta. Các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác, các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác; các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta". Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng ta nhận được các y phục tối thắng, Tỷ-kheo khác không nhận được các y phục tối thắng!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác nhận được các y phục tối thắng, Tỷ-kheo ấy không nhận được các y phục tối thắng. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo khác nhận được các y phục tối thắng; ta không nhận được các y phục tối thắng". Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng ta nhận được các đồ ăn khất thực tối thắng... (như trên)... các sàng tọa tối thắng, các dược phẩm trị bịnh tối thắng. Tỷ-kheo khác không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng, còn Tỷ-kheo ấy không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng". Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo khác nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng; còn ta không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng". Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục này là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế.
Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo nào, các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này còn được thấy và nghe là chưa được diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy là vị sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng, sống hạnh khất thực, thứ lớp khất thực từng nhà một, theo hạnh mang phấn tảo y, mặc y phục thô xấu, thời các đồng phạm hạnh không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này còn được thấy và còn được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới dục của Tỷ-kheo chưa được diệt trừ.
Này Hiền giả, ví như một bát bằng đồng, mang từ chợ về hay từ nhà người thợ rèn về, bát ấy thanh tịnh, sạch sẽ. Nhưng người chủ của bát ấy đựng đầy bát với xác rắn, xác chó hay xác người, đậy lại với một cái bát đồng khác rồi mang về hàng chợ lại. Có người thấy vậy bèn hỏi: "Bạn mang cái gì có vẻ đẹp đẽ ngon lành vậy?" Khi cầm cái bát lên, mở ra và nhìn vào, thì với người ấy, không ưa thích khởi lên, sự ghê tởm khởi lên, và sự yếm ố khởi lên. Những người đói còn chưa muốn ăn các thứ ấy, huống nữa là những người đã no.
Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo nào, các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này còn được thấy và được nghe là chưa được diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy là vị sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng, sống hạnh khất thực, thứ lớp khất thực từng nhà một, theo hạnh mang phấn tảo y, mặc y phục thô xấu, thời các đồng phạm hạnh không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này còn được thấy và còn được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này là chưa được diệt trừ.
Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo nào mà các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này được thấy và được nghe là đã diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy sống gần làng mạc, chấp nhận biệt thỉnh thực, mang y người gia chủ cúng, thời các đồng phạm hạnh cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường vị Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này được thấy và được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục của vị Tỷ-kheo ấy đã được diệt trừ.
Này Hiền giả, ví như một bát đồng, mang từ hàng chợ về hay từ nhà người thợ rèn về, bát ấy thanh tịnh, sạch sẽ. Người chủ cái bát ấy dựng đầy với gạo ngon, cơm lành, các hột đen đã lấy ra, các loại đồ ăn, đậy lại với một bát đồng khác rồi mang về hàng chợ lại. Các người thấy vậy bèn hỏi: "Bạn mang cái gì có vẻ đẹp đẽ ngon lành vậy?" Khi cầm cái bát lên, mở ra và nhìn vào, thì đối với người ấy, ưa thích khởi lên, sự không ghê tởm khởi lên, sự không yếm ố khởi lên. Người no còn muốn ăn các thứ ấy huống nữa là người đói.
Này Hiền giả, cũng vậy, đối với vị Tỷ-kheo nào, mà các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này được thấy và được nghe là đã diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy sống ở biên giới gần làng mạc, chấp nhận biệt thỉnh thực, mang y người gia chủ cúng, thời các đồng phạm hạnh cung kính, tôn trọng lễ bái cúng dường Tỷ- kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này được thấy và được nghe các ác, bất thiện pháp cảnh giới của dục này đã được diệt trừ.
024. “Những tư tưởng lớn gặp nhau”
Tôn giả Mahāmoggallāna sau khi nghe Tôn giả Sāriputta đã nói lên một thí dụ về hai người cùng nghề và giỏi như nhau khi người nầy nhìn người kia đẽo một vành xe cả hai đều giống nhau trong ý nghĩ cái gì nên làm. Một thí dụ để tán thán pháp được giảng và tán thán người giảng pháp:
Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Mahāmoggallāna thưa với Tôn giả Sāriputta:
-- Hiền giả Sāriputta, một ví dụ khởi lên cho tôi!
-- Hiền giả Moggallāna, hãy nói lên ví dụ ấy.
-- Hiền giả, một thời tôi ở thành Vương Xá, tại Giribbaja. Này Hiền giả, rồi tôi đắp y vào buổi sáng, mang theo y bát, vào thành Vương Xá để khất thực. Lúc bấy giờ, Samīti, con một người làm xe, đang đẽo một vành xe, và tà mạng ngoại đạo Paṇḍuputta, trước là con của một người làm xe, đang đứng một bên. Rồi tà mạng ngoại đạo Paṇḍuputta trước là con một người làm xe, khởi lên ý nghĩ như sau: "Mong rằng Samīti, con người thợ xe, hãy đẽo đường cong này, đường méo này và các mắt gỗ này, để vành xe này không có cong, không có đường méo, không có mắt gỗ, được trơn tru và được đặt vào trong trục chính". Này Hiền giả, tà mạng ngoại đạo Panṇḍuputta, trước là con một người làm xe suy nghĩ như thế nào, thời đúng như vậy, Samīti, con người làm xe, đẽo đường cong này, đường méo này và các mắt gỗ này của vành xe ấy. Này Hiền giả, tà mạng ngoại đạo Paṇḍuputta trước là con người làm xe, hoan hỷ nói lên lời hoan hỷ như sau: "Hình như người này đang đẽo (vành xe ấy) như là với tâm của anh ta, anh ta biết tâm ta vậy".
Này Hiền giả, những ai không có lòng tin, vì mục đích sinh sống, không phải vì lòng tin mà xuất gia, sống đời sống vô gia đình, những vị gian ngụy, xảo trá, khi cuống, trạo cử, kiêu mạn, dao động, lắm lời, tạp thoại, không hộ trì các căn, không tiết độ trong ăn uống, không chú tâm cảnh giác, không tha thiết với hạnh Sa-môn, không nhiệt thành tôn trọng Phật pháp, ưa sống sung túc, biếng nhác, dẫn đầu về đọa lạc, chối bỏ trọng trách sống viễn ly, giải đãi không tinh tấn, lãng quên không chú niệm, không định tâm, tâm tán loạn, liệt tuệ, đần độn. Tôn giả Sāriputta với pháp môn này, như là với tâm của Tôn giả, Tôn giả biết tâm của những hạng người ấy.
Những kẻ Thiện nam tử, do lòng tin, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; những vị nào không gian ngụy, không xảo trá, không khi cuống, không trạo cử, không kiêu mạn, không dao động, không lắm lời, không tạp thoại, hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, tha thiết với hạnh Sa-môn, nhiệt thành tôn trọng Phật pháp, không sống trong sung túc, không biếng nhác, bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc, dẫn đầu về viễn ly, tinh cần, tinh tấn, nỗ lực, chú tâm cảnh giác, định tâm, nhất tâm, có trí tuệ, không đần độn. Những vị này sau khi nghe pháp môn này của Tôn giả Sariputta, hình như đang uống, hình như đang nếm với lời nói và tâm ý. Thật lành thay, một vị Tôn giả đồng phạm hạnh đã khiến cho vượt khỏi bất thiện và an trú vào chánh thiện!
Này Hiền giả, ví như một người đàn bà hay người đàn ông, còn đang tuổi trẻ, tánh ưa trang sức, sau khi gội đầu xong, sau khi được một vòng hoa sen xanh hay một vòng vũ sanh hoa, hay một vòng thiện tư hoa, dùng hai tay cầm lấy vòng hoa ấy và đặt trên đỉnh đầu. Này Hiền giả, cũng vậy những Thiện nam tử vì lòng tin đã xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, không gian ngụy... (như trên)... Thật lành thay một Tôn giả đồng phạm hạnh đã khiến cho vượt khỏi bất thiện và an trú vào chánh thiện!
Như vậy hai vị cao đức ấy cùng nhau thiện thuyết, cùng nhau tùy hỷ.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 5 [tóm tắt]
Kinh Không Uế Nhiễm
(Anaṅgaṇa Sutta)
(M.i, 24)
Thế Tôn ở Sāvatthī, Jetavana, Anāthapiṇḍika. Sāriputta gọi các Tỷ-kheo và giảng kinh này.
Có bốn hạng người ở đời:
(1-2) Hạng người có cấu uế, không như thật biết mình có cấu uế, hay như thật biết mình có cấu uế. Hạng đầu hạ liệt hơn vì hạng này không có hy vọng khởi lên ý muốn diệt trừ cấu uế. Hạng thứ hai thù thắng hơn, vì biết mình có cấu uế nên tinh tấn đoạn trừ cấu uế.
(3-4) Hai hạng người không có cấu uế, một hạng không như thật biết mình không có cấu uế, một hạng người biết mình không có cấu uế. Hạng đầu hạ liệt hơn, vì có thể khởi tịnh tướng, và do vậy tâm bị ô nhiễm. Hạng thứ hai sẽ không khởi lên tịnh tướng, nhờ vậy không có tham, sân, si...
Sāriputta lấy bốn ví dụ tượng trưng cho bốn hạng người này. Hạng đầu như cái bát bằng đồng bị bụi bặm đem về nhà lại quăng vào chỗ bụi bặm. Hạng thứ hai như cái bát đầy bụi bặm đem về nhà để vào chỗ sạch sẽ và thỉnh thoảng lau chùi. Hạng thứ ba như cái bát sạch sẽ nhưng đem về nhà bỏ vào chỗ không sạch sẽ, và hạng thứ tư như cái bát sạch sẽ, đem về nhà lại để vào chỗ sạch sẽ, lại biết lau chùi, nên cái bát càng sạch sẽ hơn lên.
Rồi Sāriputta định nghĩa cấu uế (anganam) tức là các ác pháp, các bất thiện pháp, các cảnh giới của dục là đồng nghĩa với cấu uế. Và Sāriputta kể mười ba trường hợp, trong ấy một Tỷ-kheo giữa tăng chúng khởi lên mười ba ý muốn, nhưng không được toại nguyện, nên khởi lên bất mãn và phẫn nộ, bất mãn là cấu uế.
Mười ba trường hợp như sau:
1/ Tỷ-kheo có phạm tội, muốn rằng chúng Tăng không có biết.
2/ Tỷ-kheo có phạm tội, mong rằng các Tỷ-kheo buộc tội trong chỗ kín, không tại chỗ đông người.
3/ Tỷ-kheo có phạm tội, muốn rằng được Tỷ-kheo đồng hạng buộc tội.
4/ Muốn rằng trong khi giảng pháp, bậc Đạo sư hỏi mình nhiều về chánh pháp.
5/ Muốn rằng các Tỷ-kheo để mình đi trước, khi đi vào làng dùng cơm.
6/ Mong rằng tại chỗ ăn, được chỗ ngồi, được nước uống, được đồ ăn khất thực tốt ngon.
7/ Mong rằng sau khi ăn, mình được mời thuyết hoan hỷ pháp.
8/ Mong rằng mình được thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá.
9/ Mong rằng mình được thuyết pháp cho các Tỷ-kheo- ni..., nam cư sĩ..., nữ cư sĩ.
10/ Mong rằng các Tỷ-kheo chỉ cung kính tôn trọng một mình ta, không tôn kính tôn trọng các Tỷ-kheo khác.
11/ Mong rằng các Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ chỉ cung kính tôn trọng một mình ta, không cung kính tôn trọng các Tỷ-kheo khác.
12-13/ Mong rằng mình nhận được y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh thù thắng nhất.
Cuối cùng Sāriputta xác định rằng nếu vị Tỷ-kheo được thấy và được nghe còn cấu uế chưa diệt trừ, thời dù Tỷ- kheo ấy sống ở trong rừng núi xa vắng, khất thực từng nhà một, mang phấn tảo y, mặc y phục thô xấu, các vị đồng Phạm hạnh cũng không cung kính tôn trọng vị Tỷ- kheo ấy. Trái lại, vị Tỷ-kheo nào các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục được thấy và được nghe đã được đoạn trừ, thời dù Tỷ-kheo ấy ở làng mạc, chấp nhận biệt thỉnh thực, mang y phục của người gia chủ cúng, thời các vị đồng Phạm hạnh tôn trọng cung kính người ấy.
Đến đây, Mahāmoggallāna kể một ví dụ. Mahāmoggallāna kể chuyện có thấy Samīti, con một người làm xe đang đẽo một vành xe, và một tà mạng ngoại đạo tên là Paṇḍuputta đang đứng nhìn, người này trước kia là một người làm xe. Paṇḍuputta vì biết đẽo vành xe nên nghĩ rằng Samīti hãy đẽo đường cong này, đường méo này, để vành xe không có đường cong méo, và Samīti làm y như Paṇḍuputta đã nghĩ. Khi ấy Paṇḍuputta phải nói rằng Samīti đang đẽo vành xe với tâm của nó biết được tâm của mình. Cũng vậy Sāriputta đã biết được tâm địa của những người xuất gia chơn chánh hay không chơn chánh. Nhưng người không vì lòng tin xuất gia, vì mục đích sinh sống, gian ngụy, xảo trá, lắm lời, không tiết độ trong ăn uống, với pháp môn này, Sāriputta biết tâm các vị ấy. Còn đối với những vị vì lòng tin xuất gia, sống không gian ngụy, xảo trá, hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chúng sẽ nghe pháp môn này như đang uống, đang nếm với lời nói và tâm ý.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 5 [dàn ý]
Kinh Không Uế Nhiễm
(Anaṅgaṇa Sutta)
(M.i, 24)
A. Duyên khởi:
Tôn giả Sāriputta gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.
B. Chánh kinh:
I. Tôn giả Sāriputta nói có 4 hạng người ở đời:
1. Hạng có cấu uế và không biết mình có cấu uế,
2. Hạng có cấu uế và biết mình có cấu uế,
3. Hạng không có cấu uế và không biết mình không có cấu uế,
4. Hạng không có cấu uế và biết mình không có cấu uế.
II. Với câu hỏi của Tôn giả Moggallāna, Tôn giả Sāriputta giải thích vì sao hạng không như thật biết mình có cấu uế và không có cấu uế là hạ liệt; còn hạng như thật biết mình có cấu uế và biết mình không có cấu uế là ưu thắng.
III. Thế nào là cấu uế? 13 trường hợp cấu uế có thể xảy đến cho vị Tỷ-kheo ở trong chúng.
IV. Tỷ-kheo có cấu uế, dù ở trong rừng, tu hạnh đầu đà... vẫn không được các vị đồng phạm hạnh cung kính. Trái lại, vị Tỷ-kheo sống gần làng mạc, nhưng không cấu uế, vẫn được các vị đồng phạm hạnh cung kính.
Tôn giả Moggallāna dùng ví dụ tán thán Tôn giả Sāriputta đã khéo rõ biết tâm tư của vị xuất gia không chân chánh và vị xuất gia chân chánh.
C. Kết luận:
Hai vị Tôn giả cùng nhau khéo nói, cùng nhau tuỳ hỷ.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 5 [toát yếu]
Kinh Không Uế Nhiễm
(Anaṅgaṇa Sutta)
(M.i, 24)
I. Toát yếu
Anangana Sutta - Without blemishes.
The venerable Sāriputta gives a discourse to the Bhikkhus on the meaning of blemishes, explaining that a bhikkhus becomes blemished when he falls under the sway of evil wishes.
Không lỗi lầm.
Tôn giả Xá-lợi-phất giảng cho các tỳ kheo ý nghĩa của cấu uế -haylỗilầm-giải thích rằng một tỳ kheo có lỗi khi vị ấy bị thao túng bởi những ước muốn xấu.
II. Tóm tắt
Có 4 hạng người trên đời:
1. Có cấu uế mà không tự biết;
2. Có cấu uế và như thật biết mình có cấu uế;
3. Không cấu uế nhưng không tự biết;
4. Không cấu uế và biết như thật mình không cấu uế.
Trong hai hạng có cấu uế, hạng tự biết hơn người không tự biết. Vì khi có cấu uế mà không tự biết, vị ấy sẽ chết mang theo những cấu uế còn nguyên vẹn; nhưng nếu tự biết còn cấu uế, vị ấy sẽ khởi lên ước muốn tinh tấn diệt trừ cấu uế và sẽ từ trần với tâm không còn ô nhiễm. Như người có cái bát dơ, lại bỏ quên nó vào nơi bụi bặm thì càng ngày càng dơ. Ngược lại nếu thấy bát dơ, chủ nhân đem lau chùi không để vào nơi bụi bặm, thì bát càng ngày càng sáng sạch.
Trong hai hạng không cấu uế cũng vậy. Hạng không cấu uế nhưng không tự biết một cách như thật là mình không cấu uế, thì có thể có lúc do tiếp xúc sắc đẹp mà nổi tham, quên quán thân bất tịnh, gọi là "tư niệm tịnh tướng" và từ đó tham, sân làm ô nhiễm tâm vị ấy. Như một cái bát sạch mà chủ nhân không biết dùng, lại liệng nó vào chỗ bụi bặm thì dần dà nó sẽ thành bát dơ. Người không cấu uế và như thật tuệ tri mình không cấu uế, thì sẽ không tư niệm tịnh tướng, luôn quán bất tịnh nên tham không làm ô nhiễm tâm vị ấy. Vị ấy sẽ từ trần với tâm không còn ô nhiễm. Như chủ nhân một cái bát sạch nhờ biết nó sạch nên siêng lau chùi, giữ gìn không để nó lẫn lộn với rác rưởi.
Do vậy, trong bốn hạng người thì hai hạng "có biết" là hơn hai hạng kia.
Tiếp đến tôn giả kể ra những gì gọi là cấu uế nơi tỳ kheo: đó là các suy tư bất thiện liên hệ đến dục, như vị tỳ kheo nổi lên phẫn nộ bất mãn khi thầm mong nhiều chuyện mà toàn gặp chuyện trái lại: khi có phạm giới, thầm mong đừng ai biết; mong các tỳ kheo quở trách mình tại chỗ kín đáo đừng công khai; nếu bị cử tội công khai, mong người quở trách phải là người ngang hàng. Tại giảng đường, thầm mong Phật hỏi mình nhiều lần, đừng hỏi ai khác. Vào xóm khất thực, thầm mong chúng tỷ kheo để mình dẫn đầu; thầm mong mình được chỗ tốt nhất, thực phẩm tốt nhất; mong các tỷ kheo để cho mình phát biểu sau khi ăn xong tại nhà gia chủ [thuyết tùy hỷ pháp]. Khi đại chúng nhóm họp trong tịnh xá, thầm mong họ mời mình thuyết pháp cho chúng tỷ kheo, tỳ kheo ni, nam hoặc nữ cư sĩ. Thầm mong được chúng tỳ kheo, tỳ kheo ni, nam, nữ cư sĩ tôn trọng lễ bái cúng dường mình chớ không phải ai khác. Thầm mong mình được tứ sự cúng dường loại tốt nhất.
Tất cả những mong mỏi như trên, cùng với sự bất mãn phẫn nộ do cái khổ "cầu không được" đều gọi là cấu uế, là cảnh giới của dục.
Nơi tỳ kheo nào chưa diệt trừ các cấu uế, thì dù vị ấy là người sống ở rừng, tu đủ thứ khổ hạnh, vẫn không được các vị đồng phạm hạnh cung kính tôn trọng. Người ấy được ví như một cái bát bề ngoài đẹp đẽ nhưng đựng toàn thứ dơ bẩn gớm ghiếc như xác rắn xác chuột. Trái lại một tỳ kheo dù sống gần làng mạc, không tu khổ hạnh, nhưng đã diệt trừ cấu uế, thì vẫn được cung kính tôn trọng, như một cái bát đẹp lại chứa toàn thực phẩm ngon lành.
III. Chú giải
…
IV. Pháp số
Ba độc: tham sân si.
Ba nghiệp: thân, ngữ, ý.
Bốn hạng người: hai hạng có và hai hạng không cấu uế.
V. Kệ tụng
A. Bốn hạng người
1. Ðời có bốn hạng người:
Có lỗi mà tự tri,
Có lỗi, không tự tri
Không lỗi cũng gồm hai
Tự biết, không tự biết.
2. Hạng "có biết" là hơn:
Như cái bát dơ dáy
Chủ biết mà lau chùi
Thì sẽ thành bát sạch.
Cũng thế, người có lỗi
Tự biết, lo sửa đổi
Sẽ thành người trong sạch
Chết mang theo nghiệp lành.
3. Có lỗi không tự biết
Như bát dơ càng dơ
Vì lâu ngày không rửa;
Người xấu không tự biết
Chết mang theo xấu xa.
4. Người tốt không tự biết
Lại giao du bạn xấu
Ðam mê theo thanh sắc
Lâu ngày thành kẻ hư.
Như cái bát trong sáng
Mà đem liệng đống rác
Hoặc chứa toàn thứ dơ
Ði đời cái bát sạch.
5. Người tự biết không lỗi
Lo tư quán bất tịnh
Không rơi vào tham, sân
Chết với tâm vô nhiễm.
Như cái bát trong sáng
Chủ lại siêng lau chùi
Không để bám bụi bặm
Càng ngày càng sáng trong.
B. Cấu uế của tâm:
6. Các ác bất thiện pháp
Và cảnh giới của dục
Ấy gọi là đồng nghĩa
Với cấu uế của tâm.
7. Thầm mong đợi một đường
Việc xảy ra một nẻo
Nên phẫn nộ bất mãn
Ðây gọi là cấu uế.
8. Khi lỡ phạm giới tội
Cầu mong đừng ai biết
Người biết, bèn nổi sân
Ðây gọi là cấu uế.
9. "Mong họ quở trách ta
Chỗ kín đáo một chút
Chớ đừng giữa công khai"
Sự xảy ra ngược lại
Bị quở trách giữa tăng
Ðương sự bèn nổi sân
Ðây gọi là cấu uế.
10. "Ước chi người đồng đẳng
Quở trách tội lỗi mình"
Thực tế không được vậy
Bị người dưới chơi leo
Hậm hực, lòng bất mãn
Ðây gọi là cấu uế.
11. Tại giảng đường, học
Pháp Thầm mong thầy gọi mình
Thầy lại gọi người khác
Lòng bất mãn không vui
Ðây gọi là cấu uế.
12. "Mong ta được dẫn đầu
Khi vào làng khất thực,"
Hóa ra người dẫn đầu
Lại là tỳ kheo khác,
Mình bất mãn không vui
Ðây gọi là cấu uế.
13. "Mong tại nơi thọ thực
Ta ngồi chỗ tốt nhất
Ðược thức uống tốt nhất
Và thực phẩm hảo hạng."
Một tỳ kheo khác được
Những gì ta thầm mong
Ta phẫn nộ, bất mãn
Ðây gọi là cấu uế.
14. "Mong sau khi ăn xong
Ta thuyết tùy hỷ pháp"
Nhưng sự tình xảy ra
Là tỳ kheo khác thuyết;
Ta phẫn nộ, bất mãn
Ðây gọi là cấu uế.
15. Khi bốn chúng tụ tập
Tại một ngôi tịnh xá
Tỳ kheo ấy thầm mong
Mình được mời giảng pháp
Nhưng sự tình xảy ra
Một tỳ kheo khác giảng;
Ta phẫn nộ, bất mãn
Ðây gọi là cấu uế.
16. "Mong ta được bốn chúng
Lễ bái và cúng dường"
Nhưng một tỳ kheo khác
Ðã được địa vị ấy
Ta phẫn nộ, bất mãn
Ðây gọi là cấu uế.
17. "Mong ta sẽ có được
Những vật dụng tối thắng
Về tứ sự cúng dường"
Nhưng người được, ta không
Ta phẫn nộ, bất mãn
Ðây gọi là cấu uế.
18. Nơi vị tỳ kheo nào
Chưa đoạn trừ cấu uế
Dù có tu khổ hạnh
Cũng không đáng tôn sùng.
Nơi vị tỳ kheo nào
Ðã đoạn trừ cấu uế
Dù không tu khổ hạnh
Cũng đáng được tán dương.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
5. Anaṅgaṇasuttaṃ [Mūla]
57. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho āyasmā sāriputto bhikkhū āmantesi : ''āvuso, bhikkhaveti. ''Āvusoti kho te bhikkhū āyasmato sāriputtassa paccassosuṃ. Āyasmā sāriputto etadavoca : ''cattārome, āvuso, puggalā santo saṃvijjamānā lokasmiṃ. Katame cattāro? idhāvuso, ekacco puggalo sāṅgaṇova samāno 'atthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ nappajānāti. Idha panāvuso, ekacco puggalo sāṅgaṇova samāno 'atthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ pajānāti. Idhāvuso, ekacco puggalo anaṅgaṇova samāno 'natthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ nappajānāti. Idha panāvuso, ekacco puggalo anaṅgaṇova samāno 'natthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ pajānāti. Tatrāvuso, yvāyaṃ puggalo sāṅgaṇova samāno 'atthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ nappajānāti, ayaṃ imesaṃ dvinnaṃ puggalānaṃ sāṅgaṇānaṃyeva sataṃ hīnapuriso akkhāyati. Tatrāvuso, yvāyaṃ puggalo sāṅgaṇova samāno 'atthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ pajānāti, ayaṃ imesaṃ dvinnaṃ puggalānaṃ sāṅgaṇānaṃyeva sataṃ seṭṭhapuriso akkhāyati . Tatrāvuso, yvāyaṃ puggalo anaṅgaṇova samāno 'natthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ nappajānāti, ayaṃ imesaṃ dvinnaṃ puggalānaṃ anaṅgaṇānaṃyeva sataṃ hīnapuriso akkhāyati. Tatrāvuso, yvāyaṃ puggalo anaṅgaṇova samāno 'natthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ pajānāti, ayaṃ imesaṃ dvinnaṃ puggalānaṃ anaṅgaṇānaṃyeva sataṃ seṭṭhapuriso akkhāyatīti.
58. Evaṃ vutte, āyasmā mahāmoggallāno āyasmantaṃ sāriputtaṃ etadavoca : ''ko nu kho, āvuso sāriputta, hetu ko paccayo yenimesaṃ dvinnaṃ puggalānaṃ sāṅgaṇānaṃyeva sataṃ eko hīnapuriso akkhāyati, eko seṭṭhapuriso akkhāyati? ko panāvuso sāriputta, hetu ko paccayo yenimesaṃ dvinnaṃ puggalānaṃ anaṅgaṇānaṃyeva sataṃ eko hīnapuriso akkhāyati, eko seṭṭhapuriso akkhāyatīti?
59. ''Tatrāvuso, yvāyaṃ puggalo sāṅgaṇova samāno 'atthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ nappajānāti, tassetaṃ pāṭikaṅkhaṃ : na chandaṃ janessati na vāyamissati na vīriyaṃ ārabhissati tassaṅgaṇassa pahānāya so sarāgo sadoso samoho sāṅgaṇo saṃkiliṭṭhacitto kālaṃ karissati. Seyyathāpi, āvuso, kaṃsapāti ābhatā āpaṇā vā kammārakulā vā rajena ca malena ca pariyonaddhā. Tamenaṃ sāmikā na ceva paribhuñjeyyuṃ na ca pariyodapeyyuṃ [pariyodāpeyyuṃ (?)], rajāpathe ca naṃ nikkhipeyyuṃ. Evañhi sā, āvuso, kaṃsapāti aparena samayena saṃkiliṭṭhatarā assa malaggahitāti? ''evamāvusoti. ''Evameva kho, āvuso, yvāyaṃ puggalo sāṅgaṇova samāno 'atthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ nappajānāti, tassetaṃ pāṭikaṅkhaṃ : na chandaṃ janessati na vāyamissati na vīriyaṃ ārabhissati tassaṅgaṇassa pahānāya so sarāgo sadoso samoho sāṅgaṇo saṃkiliṭṭhacitto kālaṃ karissati. ''Tatrāvuso, yvāyaṃ puggalo sāṅgaṇova samāno 'atthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ pajānāti, tassetaṃ pāṭikaṅkhaṃ : chandaṃ janessati vāyamissati vīriyaṃ ārabhissati tassaṅgaṇassa pahānāya so arāgo adoso amoho anaṅgaṇo asaṃkiliṭṭhacitto kālaṃ karissati. Seyyathāpi, āvuso, kaṃsapāti ābhatā āpaṇā vā kammārakulā vā rajena ca malena ca pariyonaddhā. Tamenaṃ sāmikā paribhuñjeyyuñceva pariyodapeyyuñca, na ca naṃ rajāpathe nikkhipeyyuṃ. Evañhi sā, āvuso, kaṃsapāti aparena samayena parisuddhatarā assa pariyodātāti? ''evamāvusoti. ''Evameva kho, āvuso, yvāyaṃ puggalo sāṅgaṇova samāno 'atthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ pajānāti, tassetaṃ pāṭikaṅkhaṃ : chandaṃ janessati vāyamissati vīriyaṃ ārabhissati tassaṅgaṇassa pahānāya so arāgo adoso amoho anaṅgaṇo asaṃkiliṭṭhacitto kālaṃ karissati. ''Tatrāvuso , yvāyaṃ puggalo anaṅgaṇova samāno 'natthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ nappajānāti, tassetaṃ pāṭikaṅkhaṃ : subhanimittaṃ manasi karissati, tassa subhanimittassa manasikārā rāgo cittaṃ anuddhaṃsessati so sarāgo sadoso samoho sāṅgaṇo saṃkiliṭṭhacitto kālaṃ karissati. Seyyathāpi, āvuso, kaṃsapāti ābhatā āpaṇā vā kammārakulā vā parisuddhā pariyodātā. Tamenaṃ sāmikā na ceva paribhuñjeyyuṃ na ca pariyodapeyyuṃ, rajāpathe ca naṃ nikkhipeyyuṃ. Evañhi sā, āvuso, kaṃsapāti aparena samayena saṃkiliṭṭhatarā assa malaggahitāti? ''evamāvusoti. ''Evameva kho, āvuso, yvāyaṃ puggalo anaṅgaṇova samāno 'natthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ nappajānāti, tassetaṃ pāṭikaṅkhaṃ : subhanimittaṃ manasi karissati, tassa subhanimittassa manasikārā rāgo cittaṃ anuddhaṃsessatiso sarāgo sadoso samoho sāṅgaṇo saṃkiliṭṭhacittokālaṃkarissati. ''Tatrāvuso, yvāyaṃ puggalo anaṅgaṇova samāno 'natthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ pajānāti, tassetaṃ pāṭikaṅkhaṃ : subhanimittaṃ na manasi karissati, tassa subhanimittassa amanasikārā rāgo cittaṃ nānuddhaṃsessati so arāgo adoso amoho anaṅgaṇo asaṃkiliṭṭhacitto kālaṃ karissati. Seyyathāpi, āvuso, kaṃsapāti ābhatā āpaṇā vā kammārakulā vā parisuddhā pariyodātā. Tamenaṃ sāmikā paribhuñjeyyuñceva pariyodapeyyuñca, na ca naṃ rajāpathe nikkhipeyyuṃ. Evañhi sā, āvuso, kaṃsapāti aparena samayena parisuddhatarā assa pariyodātāti? ''evamāvusoti. ''Evameva kho, āvuso, yvāyaṃ puggalo anaṅgaṇova samāno 'natthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ pajānāti, tassetaṃ pāṭikaṅkhaṃ : subhanimittaṃ na manasi karissati, tassa subhanimittassa amanasikārā rāgo cittaṃ nānuddhaṃsessati so arāgo adoso amoho anaṅgaṇo asaṃkiliṭṭhacitto kālaṃ karissati. ''Ayaṃ kho, āvuso moggallāna , hetu ayaṃ paccayo yenimesaṃ dvinnaṃ puggalānaṃ sāṅgaṇānaṃyeva sataṃ eko hīnapuriso akkhāyati, eko seṭṭhapuriso akkhāyati. Ayaṃ panāvuso moggallāna, hetu ayaṃ paccayo yenimesaṃ dvinnaṃ puggalānaṃ anaṅgaṇānaṃyeva sataṃ eko hīnapuriso akkhāyati, eko seṭṭhapuriso akkhāyatīti.
60. ''Aṅgaṇaṃ aṅgaṇanti, āvuso, vuccati. Kissa nu kho etaṃ, āvuso, adhivacanaṃ yadidaṃ aṅgaṇanti? ''pāpakānaṃ kho etaṃ, āvuso, akusalānaṃ icchāvacarānaṃ adhivacanaṃ, yadidaṃ aṅgaṇanti. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evaṃ icchā uppajjeyya : 'āpattiñca vata āpanno assaṃ, na ca maṃ bhikkhū jāneyyuṃ āpattiṃ āpannoti. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ taṃ bhikkhuṃ bhikkhū jāneyyuṃ : 'āpattiṃ āpannoti. 'Jānanti maṃ bhikkhū āpattiṃ āpannoti : iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo : ubhayametaṃ aṅgaṇaṃ. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evaṃ icchā uppajjeyya : 'āpattiñca vata āpanno assaṃ, anuraho maṃ bhikkhū codeyyuṃ, no saṅghamajjheti. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ taṃ bhikkhuṃ bhikkhū saṅghamajjhe codeyyuṃ, no anuraho. 'Saṅghamajjhe maṃ bhikkhū codenti, no anurahoti : iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo : ubhayametaṃ aṅgaṇaṃ. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evaṃ icchā uppajjeyya : 'āpattiñca vata āpanno assaṃ, sappaṭipuggalo maṃ codeyya, no appaṭipuggaloti. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ taṃ bhikkhuṃ appaṭipuggalo codeyya, no sappaṭipuggalo. 'Appaṭipuggalo maṃ codeti, no sappaṭipuggaloti : iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo : ubhayametaṃ aṅgaṇaṃ. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evaṃ icchā uppajjeyya : 'aho vata mameva satthā paṭipucchitvā paṭipucchitvā bhikkhūnaṃ dhammaṃ deseyya, na aññaṃ bhikkhuṃ satthā paṭipucchitvā paṭipucchitvā bhikkhūnaṃ dhammaṃ deseyyāti. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ aññaṃ bhikkhuṃ satthā paṭipucchitvā paṭipucchitvā bhikkhūnaṃ dhammaṃ deseyya, na taṃ bhikkhuṃ satthā paṭipucchitvā paṭipucchitvā bhikkhūnaṃ dhammaṃ deseyya. 'Aññaṃ bhikkhuṃ satthā paṭipucchitvā paṭipucchitvā bhikkhūnaṃ dhammaṃ deseti, na maṃ satthā paṭipucchitvā paṭipucchitvā bhikkhūnaṃ dhammaṃ desetīti : iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo : ubhayametaṃ aṅgaṇaṃ. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evaṃ icchā uppajjeyya : 'aho vata mameva bhikkhū purakkhatvā purakkhatvā gāmaṃ bhattāya paviseyyuṃ, na aññaṃ bhikkhuṃ bhikkhū purakkhatvā purakkhatvā gāmaṃ bhattāya paviseyyunti. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ aññaṃ bhikkhuṃ bhikkhū purakkhatvā purakkhatvā gāmaṃ bhattāya paviseyyuṃ, na taṃ bhikkhuṃ bhikkhū purakkhatvā purakkhatvā gāmaṃ bhattāya paviseyyuṃ. 'Aññaṃ bhikkhuṃ bhikkhū purakkhatvā purakkhatvā gāmaṃ bhattāya pavisanti, na maṃ bhikkhū purakkhatvā purakkhatvā gāmaṃ bhattāya pavisantīti : iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo : ubhayametaṃ aṅgaṇaṃ. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evaṃ icchā uppajjeyya : 'aho vata ahameva labheyyaṃ bhattagge aggāsanaṃ aggodakaṃ aggapiṇḍaṃ, na añño bhikkhu labheyya bhattagge aggāsanaṃ aggodakaṃ aggapiṇḍanti. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ añño bhikkhu labheyya bhattagge aggāsanaṃ aggodakaṃ aggapiṇḍaṃ, na so bhikkhu labheyya bhattagge aggāsanaṃ aggodakaṃ aggapiṇḍaṃ. 'Añño bhikkhu labhati bhattagge aggāsanaṃ aggodakaṃ aggapiṇḍaṃ, nāhaṃ labhāmi bhattagge aggāsanaṃ aggodakaṃ aggapiṇḍanti : iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo : ubhayametaṃ aṅgaṇaṃ. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evaṃ icchā uppajjeyya : 'aho vata ahameva bhattagge bhuttāvī anumodeyyaṃ, na añño bhikkhu bhattagge bhuttāvī anumodeyyāti. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ añño bhikkhu bhattagge bhuttāvī anumodeyya, na so bhikkhu bhattagge bhuttāvī anumodeyya. 'Añño bhikkhu bhattagge bhuttāvī anumodati, nāhaṃ bhattagge bhuttāvī anumodāmīti : iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo : ubhayametaṃ aṅgaṇaṃ. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evaṃ icchā uppajjeyya : 'aho vata ahameva ārāmagatānaṃ bhikkhūnaṃ dhammaṃ deseyyaṃ, na añño bhikkhu ārāmagatānaṃ bhikkhūnaṃ dhammaṃ deseyyāti. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ añño bhikkhu ārāmagatānaṃ bhikkhūnaṃ dhammaṃ deseyya, na so bhikkhu ārāmagatānaṃ bhikkhūnaṃ dhammaṃ deseyya. 'Añño bhikkhu ārāmagatānaṃ bhikkhūnaṃ dhammaṃ deseti, nāhaṃ ārāmagatānaṃ bhikkhūnaṃ dhammaṃ desemīti : iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo : ubhayametaṃ aṅgaṇaṃ. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evaṃ icchā uppajjeyya : 'aho vata ahameva ārāmagatānaṃ bhikkhunīnaṃ dhammaṃ deseyyaṃ - pe - upāsakānaṃ dhammaṃ deseyyaṃ - pe - upāsikānaṃ dhammaṃ deseyyaṃ, na añño bhikkhu ārāmagatānaṃ upāsikānaṃ dhammaṃ deseyyāti. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ añño bhikkhu ārāmagatānaṃ upāsikānaṃ dhammaṃ deseyya, na so bhikkhu ārāmagatānaṃ upāsikānaṃ dhammaṃ deseyya. 'Añño bhikkhu ārāmagatānaṃ upāsikānaṃ dhammaṃ deseti, nāhaṃ ārāmagatānaṃ upāsikānaṃ dhammaṃ desemīti : iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo : ubhayametaṃ aṅgaṇaṃ. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evaṃ icchā uppajjeyya : 'aho vata mameva bhikkhū sakkareyyuṃ garuṃ kareyyuṃ [garukareyyuṃ (sī. syā. pī.)] māneyyuṃ pūjeyyuṃ, na aññaṃ bhikkhuṃ bhikkhū sakkareyyuṃ garuṃ kareyyuṃ māneyyuṃ pūjeyyunti. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ aññaṃ bhikkhuṃ bhikkhū sakkareyyuṃ garuṃ kareyyuṃ māneyyuṃ pūjeyyuṃ, na taṃ bhikkhuṃ bhikkhū sakkareyyuṃ garuṃ kareyyuṃ māneyyuṃ pūjeyyuṃ. 'Aññaṃ bhikkhuṃ bhikkhū sakkaronti garuṃ karonti mānenti pūjenti , na maṃ bhikkhū sakkaronti garuṃ karonti mānenti pūjentīti : iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo : ubhayametaṃ aṅgaṇaṃ. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evaṃ icchā uppajjeyya : 'aho vata mameva bhikkhuniyo - pe - upāsakā - pe - upāsikā sakkareyyuṃ garuṃ kareyyuṃ māneyyuṃ pūjeyyuṃ, na aññaṃ bhikkhuṃ upāsikā sakkareyyuṃ garuṃ kareyyuṃ māneyyuṃ pūjeyyunti. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ aññaṃ bhikkhuṃ upāsikā sakkareyyuṃ garuṃ kareyyuṃ māneyyuṃ pūjeyyuṃ, na taṃ bhikkhuṃ upāsikā sakkareyyuṃ garuṃ kareyyuṃ māneyyuṃ pūjeyyuṃ. 'Aññaṃ bhikkhuṃ upāsikā sakkaronti garuṃ karonti mānenti pūjenti, na maṃ upāsikā sakkaronti garuṃ karonti mānenti pūjentīti : iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo : ubhayametaṃ aṅgaṇaṃ. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evaṃ icchā uppajjeyya : 'aho vata ahameva lābhī assaṃ paṇītānaṃ cīvarānaṃ, na añño bhikkhu lābhī assa paṇītānaṃ cīvarānanti. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ añño bhikkhu lābhī assa paṇītānaṃ cīvarānaṃ, na so bhikkhu lābhī assa paṇītānaṃ cīvarānaṃ. 'Añño bhikkhu lābhī [lābhī assa (ka.)] paṇītānaṃ cīvarānaṃ, nāhaṃ lābhī [lābhī assaṃ (ka.)] paṇītānaṃ cīvarānanti : iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo : ubhayametaṃ aṅgaṇaṃ. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evaṃ icchā uppajjeyya : 'aho vata ahameva lābhī assaṃ paṇītānaṃ piṇḍapātānaṃ - pe - paṇītānaṃ senāsanānaṃ - pe - paṇītānaṃ gilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṃ, na añño bhikkhu lābhī assa paṇītānaṃ gilānappaccayabhesajjaparikkhārānanti. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ añño bhikkhu lābhī assa paṇītānaṃ gilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṃ, na so bhikkhu lābhī assa paṇītānaṃ gilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṃ. 'Añño bhikkhu lābhī [lābhī assa (ka.)] paṇītānaṃ gilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṃ, nāhaṃ lābhī [lābhī assaṃ (ka.)] paṇītānaṃ gilānappaccayabhesajjaparikkhārānanti : iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo : ubhayametaṃ aṅgaṇaṃ. ''Imesaṃ kho etaṃ, āvuso, pāpakānaṃ akusalānaṃ icchāvacarānaṃ adhivacanaṃ, yadidaṃ aṅgaṇanti.
61. ''Yassa kassaci, āvuso, bhikkhuno ime pāpakā akusalā icchāvacarā appahīnā dissanti ceva sūyanti ca, kiñcāpi so hoti āraññiko pantasenāsano piṇḍapātiko sapadānacārī paṃsukūliko lūkhacīvaradharo, atha kho naṃ sabrahmacārī na ceva sakkaronti na garuṃ karonti na mānenti na pūjenti. Taṃ kissa hetu? te hi tassa āyasmato pāpakā akusalā icchāvacarā appahīnā dissanti ceva sūyanti ca. Seyyathāpi, āvuso, kaṃsapāti ābhatā āpaṇā vā kammārakulā vā parisuddhā pariyodātā. Tamenaṃ sāmikā ahikuṇapaṃ vā kukkurakuṇapaṃ vā manussakuṇapaṃ vā racayitvā aññissā kaṃsapātiyā paṭikujjitvā antarāpaṇaṃ paṭipajjeyyuṃ. Tamenaṃ jano disvā evaṃ vadeyya : 'ambho, kimevidaṃ harīyati jaññajaññaṃ viyāti? tamenaṃ uṭṭhahitvā apāpuritvā [avāpuritvā (sī.)] olokeyya. Tassa sahadassanena amanāpatā ca saṇṭhaheyya, pāṭikulyatā [paṭikūlatā (ka.), pāṭikūlyatā (syā.)] ca saṇṭhaheyya, jegucchatā ca [jegucchitā ca (pī. ka.)] saṇṭhaheyya jighacchitānampi na bhottukamyatā assa, pageva suhitānaṃ. Evameva kho, āvuso, yassa kassaci bhikkhuno ime pāpakā akusalā icchāvacarā appahīnā dissanti ceva sūyanti ca, kiñcāpi so hoti āraññiko pantasenāsano piṇḍapātiko sapadānacārī paṃsukūliko lūkhacīvaradharo, atha kho naṃ sabrahmacārī na ceva sakkaronti na garuṃ karonti na mānenti na pūjenti. Taṃ kissa hetu? te hi tassa āyasmato pāpakā akusalā icchāvacarā appahīnā dissanti ceva sūyanti ca.
62. ''Yassa kassaci, āvuso, bhikkhuno ime pāpakā akusalā icchāvacarā pahīnā dissanti ceva sūyanti ca, kiñcāpi so hoti gāmantavihārī nemantaniko gahapaticīvaradharo, atha kho naṃ sabrahmacārī sakkaronti garuṃ karonti mānenti pūjenti. Taṃ kissa hetu ? te hi tassa āyasmato pāpakā akusalā icchāvacarā pahīnā dissanti ceva sūyanti ca. Seyyathāpi, āvuso, kaṃsapāti ābhatā āpaṇā vā kammārakulā vā parisuddhā pariyodātā. Tamenaṃ sāmikā sālīnaṃ odanaṃ vicitakāḷakaṃ [vicinitakāḷakaṃ (ka.)] anekasūpaṃ anekabyañjanaṃ racayitvā aññissā kaṃsapātiyā paṭikujjitvā antarāpaṇaṃ paṭipajjeyyuṃ. Tamenaṃ jano disvā evaṃ vadeyya : 'ambho, kimevidaṃ harīyati jaññajaññaṃ viyāti? tamenaṃ uṭṭhahitvā apāpuritvā olokeyya. Tassa saha dassanena manāpatā ca saṇṭhaheyya, appāṭikulyatā ca saṇṭhaheyya, ajegucchatā ca saṇṭhaheyya suhitānampi bhottukamyatā assa, pageva jighacchitānaṃ. Evameva kho, āvuso, yassa kassaci bhikkhuno ime pāpakā akusalā icchāvacarā pahīnā dissanti ceva sūyanti ca, kiñcāpi so hoti gāmantavihārī nemantaniko gahapaticīvaradharo, atha kho naṃ sabrahmacārī sakkaronti garuṃ karonti mānenti pūjenti . Taṃ kissa hetu? te hi tassa āyasmato pāpakā akusalā icchāvacarā pahīnā dissanti ceva sūyanti cāti.
63. Evaṃ vutte, āyasmā mahāmoggallāno āyasmantaṃ sāriputtaṃ etadavoca : ''upamā maṃ, āvuso sāriputta, paṭibhātīti. ''Paṭibhātu taṃ, āvuso moggallānāti. ''Ekamidāhaṃ, āvuso, samayaṃ rājagahe viharāmi giribbaje. Atha khvāhaṃ, āvuso, pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya rājagahaṃ piṇḍāya pāvisiṃ. Tena kho pana samayena samīti yānakāraputto rathassa nemiṃ tacchati. Tamenaṃ paṇḍuputto ājīvako purāṇayānakāraputto paccupaṭṭhito hoti. Atha kho, āvuso, paṇḍuputtassa ājīvakassa purāṇayānakāraputtassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi : 'aho vatāyaṃ samīti yānakāraputto imissā nemiyā imañca vaṅkaṃ imañca jimhaṃ imañca dosaṃ taccheyya, evāyaṃ nemi apagatavaṅkā apagatajimhā apagatadosā suddhā assa [suddhāssa (sī. pī.), suddhā (ka.)] sāre patiṭṭhitāti . Yathā yathā kho, āvuso, paṇḍuputtassa ājīvakassa purāṇayānakāraputtassa cetaso parivitakko hoti, tathā tathā samīti yānakāraputto tassā nemiyā tañca vaṅkaṃ tañca jimhaṃ tañca dosaṃ tacchati. Atha kho, āvuso, paṇḍuputto ājīvako purāṇayānakāraputto attamano attamanavācaṃ nicchāresi : 'hadayā hadayaṃ maññe aññāya tacchatīti. ''Evameva kho, āvuso, ye te puggalā assaddhā, jīvikatthā na saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitā, saṭhā māyāvino ketabino [keṭubhino (bahūsu)] uddhatā unnaḷā capalā mukharā vikiṇṇavācā, indriyesu aguttadvārā, bhojane amattaññuno, jāgariyaṃ ananuyuttā, sāmaññe anapekkhavanto, sikkhāya na tibbagāravā, bāhulikā sāthalikā, okkamane pubbaṅgamā, paviveke nikkhittadhurā, kusītā hīnavīriyā muṭṭhassatī asampajānā asamāhitā vibbhantacittā duppaññā eḷamūgā, tesaṃ āyasmā sāriputto iminā dhammapariyāyena hadayā hadayaṃ maññe aññāya tacchati. ''Ye pana te kulaputtā saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitā, asaṭhā amāyāvino aketabino anuddhatā anunnaḷā acapalā amukharā avikiṇṇavācā, indriyesu guttadvārā, bhojane mattaññuno, jāgariyaṃ anuyuttā, sāmaññe apekkhavanto, sikkhāya tibbagāravā, na bāhulikā na sāthalikā, okkamane nikkhittadhurā, paviveke pubbaṅgamā, āraddhavīriyā pahitattā upaṭṭhitassatī sampajānā samāhitā ekaggacittā paññavanto aneḷamūgā, te āyasmato sāriputtassa imaṃ dhammapariyāyaṃ sutvā pivanti maññe, ghasanti maññe vacasā ceva manasā ca : 'sādhu vata, bho, sabrahmacārī akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetīti. Seyyathāpi, āvuso, itthī vā puriso vā daharo yuvā maṇḍanakajātiko sīsaṃnhāto uppalamālaṃ vā vassikamālaṃ vā atimuttakamālaṃ [adhimuttakamālaṃ (syā.)] vā labhitvā ubhohi hatthehi paṭiggahetvā uttamaṅge sirasmiṃ patiṭṭhapeyya, evameva kho, āvuso, ye te kulaputtā saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitā, asaṭhā amāyāvino aketabino anuddhatā anunnaḷā acapalā amukharā avikiṇṇavācā, indriyesu guttadvārā, bhojane mattaññuno, jāgariyaṃ anuyuttā, sāmaññe apekkhavanto, sikkhāya tibbagāravā, na bāhulikā na sāthalikā, okkamane nikkhittadhurā, paviveke pubbaṅgamā, āraddhavīriyā pahitattā upaṭṭhitassatī sampajānā samāhitā ekaggacittā paññavanto aneḷamūgā, te āyasmato sāriputtassa imaṃ dhammapariyāyaṃ sutvā pivanti maññe, ghasanti maññe vacasā ceva manasā ca : 'sādhu vata, bho, sabrahmacārī akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetīti. Itiha te ubho mahānāgā aññamaññassa subhāsitaṃ samanumodiṃsūti.
Anaṅgaṇasuttaṃ niṭṭhitaṃ pañcamaṃ.
5. Anaṅgaṇasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
57. Evaṃ me sutaṃ…pe… āyasmā sāriputtoti anaṅgaṇasuttaṃ. Tatrāyaṃ anuttānapadavaṇṇanā – yathā cettha, evaṃ sabbasuttesu. Tasmā ito paraṃ ettakampi avatvā apubbapadavaṇṇanaṃyeva karissāma.
Cattāroti gaṇanaparicchedo. Puggalāti sattā narā posā. Ettāvatā ca puggalavādī mahātheroti na gahetabbaṃ, ayañhi āyasmā buddhaputtānaṃ seṭṭho, so buddhassa bhagavato desanaṃ avilomentoyeva deseti.
Sammutiparamatthadesanākathāvaṇṇanā
Buddhassa bhagavato duvidhā desanā sammutidesanā, paramatthadesanā cāti. Tattha puggalo satto itthī puriso khattiyo brāhmaṇo devo māroti evarūpā sammutidesanā. Aniccaṃ dukkhaṃ anattā, khandhā dhātū āyatanāni satipaṭṭhānāti evarūpā paramatthadesanā.
Tattha bhagavā ye sammutivasena desanaṃ sutvā atthaṃ paṭivijjhitvā mohaṃ pahāya visesaṃ adhigantuṃ samatthā, tesaṃ sammutidesanaṃ deseti. Ye pana paramatthavasena desanaṃ sutvā atthaṃ paṭivijjhitvā mohaṃ pahāya visesamadhigantuṃ samatthā, tesaṃ paramatthadesanaṃ deseti. Tatthāyaṃ upamā, yathā hi desabhāsākusalo tiṇṇaṃ vedānaṃ atthasaṃvaṇṇanako ācariyo ye damiḷabhāsāya vutte atthaṃ jānanti, tesaṃ damiḷabhāsāya ācikkhati. Ye andhakabhāsādīsu aññatarāya, tesaṃ tāya tāya bhāsāya. Evaṃ te māṇavakā chekaṃ byattaṃ ācariyamāgamma khippameva sippaṃ uggaṇhanti. Tattha ācariyo viya buddho bhagavā. Tayo vedā viya kathetabbabhāvena ṭhitāni tīṇi piṭakāni. Desabhāsākosallamiva sammutiparamatthakosallaṃ. Nānādesabhāsā māṇavakā viya sammutiparamatthadesanāpaṭivijjhanasamatthā veneyyasattā. Ācariyassa damiḷabhāsādiācikkhanaṃ viya bhagavato sammutiparamatthavasena desanā veditabbā. Āha cettha –
‘‘Duve saccāni akkhāsi, sambuddho vadataṃ varo;
Sammutiṃ paramatthañca, tatiyaṃ nūpalabbhati.
Saṅketavacanaṃ saccaṃ, lokasammutikāraṇā;
Paramatthavacanaṃ saccaṃ, dhammānaṃ bhūtakāraṇā.
Tasmā vohārakusalassa, lokanāthassa satthuno;
Sammutiṃ voharantassa, musāvādo na jāyatī’’ti.
Apica aṭṭhahi kāraṇehi bhagavā puggalakathaṃ katheti – hirottappadīpanatthaṃ, kammassakatādīpanatthaṃ, paccattapurisakāradīpanatthaṃ, ānantariyadīpanatthaṃ, brahmavihāradīpanatthaṃ, pubbenivāsadīpanatthaṃ, dakkhiṇāvisuddhidīpanatthaṃ, lokasammutiyā appahānatthañcāti. ‘‘Khandhadhātuāyatanāni hirīyanti ottappantī’’ti hi vutte mahājano na jānāti, sammohamāpajjati, paṭisattu hoti ‘‘kimidaṃ khandhadhātuāyatanāni hirīyanti ottappanti nāmā’’ti. ‘‘Itthī hirīyati ottappati puriso khattiyo brāhmaṇo devo māro’’ti vutte pana jānāti, na sammohamāpajjati, na paṭisattu hoti. Tasmā bhagavā hirottappadīpanatthaṃ puggalakathaṃ katheti.
‘‘Khandhā kammassakā dhātuyo āyatanānī’’ti vuttepi eseva nayo. Tasmā bhagavā kammassakatādīpanatthaṃ puggalakathaṃ katheti.
‘‘Veḷuvanādayo mahāvihārā khandhehi kārāpitā dhātūhi āyatanehī’’ti vuttepi eseva nayo. Tasmā bhagavā paccattapurisakāradīpanatthaṃ puggalakathaṃ katheti.
‘‘Khandhā mātaraṃ jīvitā voropenti pitaraṃ arahantaṃ ruhiruppādakammaṃ karonti, saṅghabhedakammaṃ karonti, dhātuyo āyatanānī’’ti vuttepi eseva nayo. Tasmā bhagavā ānantariyadīpanatthaṃ puggalakathaṃ katheti. ‘‘Khandhā mettāyanti dhātuyo āyatanānī’’ti vuttepi eseva nayo. Tasmā bhagavā brahmavihāradīpanatthaṃ puggalakathaṃ katheti.
‘‘Khandhā pubbenivāsamanussaranti dhātuyo āyatanānī’’ti vuttepi eseva nayo. Tasmā bhagavā pubbenivāsadīpanatthaṃ puggalakathaṃ katheti. ‘‘Khandhā dānaṃ paṭiggaṇhanti dhātuyo āyatanānī’’ti vuttepi mahājano na jānāti, sammohamāpajjati, paṭisattu hoti ‘‘kimidaṃ khandhadhātuāyatanāni paṭiggaṇhanti nāmā’’ti. ‘‘Puggalā paṭiggaṇhanti sīlavanto kalyāṇadhammā’’ti vutte pana jānāti, na sammohamāpajjati, na paṭisattu hoti. Tasmā bhagavā dakkhiṇāvisuddhidīpanatthaṃ puggalakathaṃ katheti.
Lokasammutiñca buddhā bhagavanto nappajahanti, lokasamaññāya lokaniruttiyaṃ lokābhilāpe ṭhitāyeva dhammaṃ desenti. Tasmā bhagavā lokasammutiyā appahānatthampi puggalakathaṃ katheti. Tasmā ayampi āyasmā lokavohārakusalatāya buddhassa bhagavato desanaṃ avilomento lokasammutiyaṃ ṭhatvāva cattārome, āvuso, puggalāti āha. Tasmā ettha paramatthavasena aggahetvā sammutivaseneva puggalo veditabbo.
Santo saṃvijjamānāti lokasaṅketavasena atthi upalabbhamānā. Lokasminti sattaloke. Sāṅgaṇova samānotiādīsu pana aṅgaṇanti katthaci kilesā vuccanti. Yathāha ‘‘tattha katamāni tīṇi aṅgaṇāni? Rāgo aṅgaṇaṃ, doso aṅgaṇaṃ, moho aṅgaṇa’’nti (vibha. 924). Katthaci yaṃkiñci malaṃ vā paṅko vā, yathāha ‘‘tasseva rajassa vā aṅgaṇassa vā pahānāya vāyamatī’’ti. Katthaci tathārūpo bhūmibhāgo, so bodhiyaṅgaṇaṃ cetiyaṅgaṇantiādīnaṃ vasena veditabbo. Idha pana nānappakārā tibbakilesā ‘‘aṅgaṇa’’nti adhippetā. Tathā hi vakkhati ‘‘pāpakānaṃ kho etaṃ, āvuso, akusalānaṃ icchāvacarānaṃ adhivacanaṃ, yadidaṃ aṅgaṇa’’nti (ma. ni. 1.60). Saha aṅgaṇena sāṅgaṇo.
Sāṅgaṇova samānoti sakilesoyeva santo. Atthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ nappajānātīti mayhaṃ attano cittasantāne kileso atthītipi na jānāti. ‘‘Ime kilesā nāma kakkhaḷā vāḷā jahitabbā na gahitabbā visaduṭṭhasallasadisā’’ti evaṃ yāthāvasarasatopi na jānāti. Yo atthīti ca jānāti, evañca jānāti. So ‘‘atthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ pajānātī’’ti vuccati. Yassa pana na ca maggena samūhatā kilesā, na ca uppajjanti yena vā tena vā vāritattā, ayamidha anaṅgaṇoti adhippeto. Natthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ nappajānātīti ‘‘mayhaṃ kilesā yena vā tena vā vāritattā natthi, na maggena samūhatattā’’ti na jānāti, ‘‘te uppajjamānā mahāanatthaṃ karissanti kakkhaḷā vāḷā visaduṭṭhasallasadisā’’ti evaṃ yāthāvasarasatopi na jānāti. Yo pana ‘‘iminā kāraṇena natthī’’ti ca jānāti, evañca jānāti, so ‘‘natthi me ajjhattaṃ aṅgaṇanti yathābhūtaṃ pajānātī’’ti vuccati. Tatrāti tesu catūsu puggalesu, tesu vā dvīsu sāṅgaṇesu, yvāyanti yo ayaṃ, yāyantipi pāṭho.
58. Ko nu kho, āvuso, sāriputta, hetu ko paccayoti ubhayenāpi kāraṇameva pucchati. Yenimesanti yena hetunā yena paccayena imesaṃ dvinnaṃ eko seṭṭhapuriso eko hīnapurisoti akkhāyati, so ko hetu ko paccayoti evamettha sambandho veditabbo. Tattha kiñcāpi ‘‘nappajānāti pajānātī’’ti evaṃ vuttaṃ, pajānanā nappajānanāti idameva ubhayaṃ hetu ceva paccayo ca.
59. Thero pana attano vicitrapaṭibhānatāya taṃ pākaṭataraṃ katvā dassetuṃ puna tatrāvusotiādimāha. Tattha tassetaṃ pāṭikaṅkhanti tassa puggalassa etaṃ pāṭikaṅkhitabbaṃ. Idameva esa pāpuṇissati, na aññanti icchitabbaṃ, avassaṃ bhāvīti vuttaṃ hoti. ‘‘Na chandaṃ janessatī’’tiādinā nayena vuttaṃ achandajananādiṃ sandhāyāha.
Tattha ca na chandaṃ janessatīti appajānanto tassa aṅgaṇassa pahānatthaṃ kattukamyatāchandaṃ na janessati. Na vāyamissatīti tato balavataraṃ vāyāmaṃ na karissati, na vīriyaṃ ārabhissatīti thāmagatavīriyaṃ pana neva ārabhissati, na pavattessatīti vuttaṃ hoti. Sāṅgaṇoti imehi rāgādīhi aṅgaṇehi sāṅgaṇo. Saṃkiliṭṭhacittoti tehiyeva suṭṭhutaraṃ kiliṭṭhacitto malīnacitto vibādhitacitto upatāpitacitto ca hutvā. Kālaṃ karissatīti marissati.
Seyyathāpīti yathā nāma. Kaṃsapātīti kaṃsalohabhājanaṃ. Ābhatāti ānītā. Āpaṇā vā kammārakulā vāti āpaṇato vā kaṃsapātikārakānaṃ kammārānaṃ gharato vā. Rajenāti āgantukarajena paṃsuādinā. Malenāti tattheva uṭṭhitena lohamalena. Pariyonaddhāti sañchannā. Na ceva paribhuñjeyyunti udakakhādanīyapakkhipanādīhi paribhogaṃ na kareyyuṃ. Na ca pariyodapeyyunti dhovanaghaṃsanādīhi na parisuddhaṃ kārāpeyyuṃ. Rajāpatheti rajapathe. Ayameva vā pāṭho, rajassa āgamanaṭṭhāne vā vuṭṭhānuṭṭhāne vā heṭṭhāmañce vā thusakoṭṭhake vā bhājanantare vā, yattha rajena okirīyatīti attho. Saṃkiliṭṭhatarā assa malaggahitāti ettha rajāpathe nikkhipanena saṃkiliṭṭhatarā, aparibhogāpariyodapanehi malaggahitatarāti vuttaṃ hoti, paṭipucchāvacanañcetaṃ. Tenassa evamattho veditabbo, āvuso, sā kaṃsapāti evaṃ karīyamānā aparena kālena saṃkiliṭṭhatarā ca malaggahitatarā ca mattikapātīti vā kaṃsapātīti vā itipi dujjānā bhaveyya nu kho noti, thero taṃ paṭijānanto āha ‘‘evamāvuso’’ti. Puna dhammasenāpati opammaṃ sampaṭipādento, evameva khotiādimāha. Tatthevaṃ opammasaṃsandanā veditabbā – kiliṭṭhakaṃsapātisadiso sāṅgaṇo puggalo. Saṃkiliṭṭhakaṃsapātiyā naparibhuñjanamādiṃ katvā rajāpathanikkhepo viya tassa puggalassa pabbajjaṃ labhamānassa vejjakammādīsu pasutapuggalasantike pabbajjāpaṭilābho. Saṃkiliṭṭhakaṃsapātiyā puna saṃkiliṭṭhatarabhāvo viya tassa puggalassa anukkamena ācariyupajjhāyānaṃ anusikkhato vejjakammādikaraṇaṃ, ettha ṭhitassa sāṅgaṇakālakiriyā. Atha vā anukkamena dukkaṭadubbhāsitavītikkamanaṃ, ettha ṭhitassa sāṅgaṇakālakiriyā. Atha vā anukkamena pācittiyathullaccayavītikkamanaṃ, saṅghādisesavītikkamanaṃ, pārājikavītikkamanaṃ, mātughātādiānantariyakaraṇaṃ, ettha ṭhitassa sāṅgaṇakālakiriyāti.
Saṃkiliṭṭhacitto kālaṃ karissatīti ettha ca akusalacittena kālaṃ karissatīti na evamattho daṭṭhabbo. Sabbasattā hi pakaticittena bhavaṅgacitteneva kālaṃ karonti. Ayaṃ pana avisodhetvā cittasantānaṃ kālaṃ karissatīti etamatthaṃ sandhāya evaṃ vuttoti veditabbo.
Dutiyavāre pariyodapeyyunti dhovanaghaṃsanasaṇhachārikāparimajjanādīhi parisuddhaṃ ādāsamaṇḍalasadisaṃ kareyyuṃ. Na ca naṃ rajāpatheti pubbe vuttappakāre ṭhāne anikkhipitvā karaṇḍamañjūsādīsu vā ṭhapeyyuṃ, paliveṭhetvā vā nāgadante lageyyuṃ. Sesaṃ vuttanayānusāreneva gahetabbaṃ.
Upamāsaṃsandanā cettha evaṃ veditabbā – kiliṭṭhakaṃsapātisadiso sāṅgaṇo bhabbapuggalo. Kiliṭṭhakaṃsapātiyā paribhuñjanamādiṃ katvā suddhaṭṭhāne ṭhapanaṃ viya tassa puggalassa pabbajjaṃ labhamānassa pesalabhikkhūnaṃ santike pabbajjāpaṭilābho. Ye ovadanti anusāsanti appamattakampi pamādaṃ disvā daṇḍakammaṃ katvā punappunaṃ sikkhāpenti, saṃkiliṭṭhakaṃsapātiyā aparakāle parisuddhapariyodātabhāvo viya tassa puggalassa ācariyupajjhāyānaṃ anusikkhato anukkamena sammāvattapaṭipatti, ettha ṭhitassa anaṅgaṇakālakiriyā. Atha vā anukkamena parisuddhe sīle patiṭṭhāya attano anurūpaṃ buddhavacanaṃ uggaṇhitvā dhutaṅgāni samādāya attano anukūlakammaṭṭhānaṃ gahetvā gāmantasenāsanavāsaṃ muñcitvā pantasenāsanavāso, ettha ṭhitassa anaṅgaṇakālakiriyā. Atha vā anukkamena kasiṇaparikammaṃ katvā aṭṭhasamāpattinibbattanena kilesavikkhambhanaṃ, vipassanāpādakajjhānā vuṭṭhāya vipassanāya kilesānaṃ tadaṅganivāraṇaṃ, sotāpattiphalādhigamo…pe… arahattasacchikiriyāti ettha ṭhitassa accantaṃ anaṅgaṇakālakiriyā eva.
Tatiyavāre subhanimittanti rāgaṭṭhāniyaṃ iṭṭhārammaṇaṃ. Manasi karissatīti tasmiṃ vipannassati taṃ nimittaṃ āvajjissati. Tassa subhanimittassa manasikārāti tassa puggalassa subhanimittamanasikārakāraṇā. Anuddhaṃsessatīti hiṃsissati adhibhavissati. Rāgo hi uppajjanto kusalavāraṃ pacchinditvā sayameva akusalajavanaṃ hutvā tiṭṭhanto kusalacittaṃ anuddhaṃsetīti veditabbo. Sesaṃ vuttanayānusāreneva gahetabbaṃ.
Opammasaṃsandanā panettha evaṃ veditabbā – parisuddhakaṃsapātisadiso pakatiyā appakileso anaṅgaṇapuggalo. Parisuddhakaṃsapātiyā naparibhuñjanaṃ ādiṃ katvā rajāpathe nikkhepo viya tassa puggalassa pabbajjaṃ labhamānassāti ito paraṃ sabbaṃ paṭhamavārasadisameva.
Catutthavāre subhanimittaṃ na manasi karissatīti tasmiṃ sativirahābhāvato taṃ nimittaṃ nāvajjissati, sesaṃ dutiyavārānusārena veditabbaṃ. ‘‘Ayaṃ kho, āvuso’’tiādi ‘‘ko nu kho, āvuso’’tiādimhi vuttanayameva.
60. Idāni taṃ aṅgaṇaṃ nānappakārato pākaṭaṃ kārāpetukāmenāyasmatā mahāmoggallānena ‘‘aṅgaṇaṃ aṅgaṇa’’ntiādinā nayena puṭṭho taṃ byākaronto pāpakānaṃ kho etaṃ, āvusotiādimāha. Tattha icchāvacarānanti icchāya avacarānaṃ, icchāvasena otiṇṇānaṃ pavattānaṃ nānappakārānaṃ kopaappaccayānanti attho. Yaṃ idhekaccassāti yena idhekaccassa evaṃ icchā uppajjeyya, taṃ ṭhānaṃ taṃ kāraṇaṃ vijjati atthi, upalabbhatīti vuttaṃ hoti. Āpanno assanti āpanno bhaveyyaṃ. Na ca maṃ bhikkhū jāneyyunti bhikkhū ca maṃ na jāneyyuṃ. Kiṃ panettha ṭhānaṃ, lābhatthikatā. Lābhatthiko hi bhikkhu pakatiyāpi ca katapuñño manussehi sakkato garukato evaṃ cinteti ‘‘āpattiṃ āpannaṃ bhikkhuṃ therā ñatvā majjhimānaṃ ārocenti, te navakānaṃ, navakā vihāre vighāsādādīnaṃ, te ovādaṃ āgatānaṃ bhikkhunīnaṃ, evaṃ kamena catasso parisā jānanti. Evamassa lābhantarāyo hoti. Aho vatāhaṃ āpattiñca vata āpanno assaṃ, na ca maṃ bhikkhū jāneyyu’’nti.
Yaṃ taṃ bhikkhuṃ bhikkhū jāneyyunti yena kāraṇena taṃ bhikkhuṃ aññe bhikkhū jāneyyuṃ, taṃ kāraṇaṃ vijjati kho pana atthiyeva, no natthi. Therā hi ñatvā majjhimānaṃ ārocenti. Evaṃ so pubbe vuttanayena catūsu parisāsu pākaṭo hoti. Evaṃ pākaṭo ca ayasābhibhūto gāmasatampi pavisitvā ummārasatesu ṭhānesu uñchitvā yathādhotena pattena nikkhamati. Tato jānanti maṃ bhikkhū āpattiṃ āpannoti tehi camhi evaṃ nāsitoti cintetvā, iti so kupito hoti appatīto so iminā kāraṇena kupito ceva hoti kodhābhibhūto appatīto ca domanassābhibhūto.
Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo ubhayametaṃ aṅgaṇanti, āvuso, yo cāyaṃ saṅkhārakkhandhasaṅgahito kopo, yo ca vedanākkhandhasaṅgahito appaccayo, etaṃ ubhayaṃ aṅgaṇanti evamettha attho daṭṭhabbo. Idañca tādisānaṃ puggalānaṃ vasena vuttaṃ. Lobho pana imassa aṅgaṇassa pubbabhāgavasena, moho sampayogavasenāpi gahitoyeva hoti.
Anuraho manti purimasadisameva bhikkhuṃ gahetvā vihārapaccante senāsanaṃ pavesetvā dvāraṃ thaketvā codente icchati. Ṭhānaṃ kho panetanti etaṃ kāraṇaṃ vijjati, yaṃ taṃ bhikkhuṃ catuparisamajjhe ānetvā byattā vinītā ‘‘tayā asukamhi nāma ṭhāne vejjakammaṃ kata’’ntiādinā nayena codeyyuṃ. So catūsu parisāsu pākaṭo hoti. Evaṃ pākaṭo ca ayasābhibhūtoti sabbaṃ purimasadisameva.
Sappaṭipuggaloti samāno puggalo. Samānoti sāpattiko. Paṭipuggaloti codako. Ayaṃ sāpattikeneva codanaṃ icchati, tvampi imañcimañca āpattiṃ āpanno, taṃ tāva paṭikarohi pacchā maṃ codessasīti vattuṃ sakkāti maññamāno. Apica jātiādīhipi samāno puggalo sappaṭipuggalo. Ayañhi attano jātiyā kulena bāhusaccena byattatāya dhutaṅgenāti evamādīhipi samāneneva codanaṃ icchati, tādisena vuttaṃ nātidukkhaṃ hotīti maññamāno. Appaṭipuggaloti ettha ayutto paṭipuggalo appaṭipuggalo. Imehi āpattādīhi asadisattā paṭisattu paṭisallo codako bhavituṃ ayuttoti vuttaṃ hoti. Iti so kupitoti iti so imāya appaṭipuggalacodanāya evaṃ kupito hoti.
Catutthavāre aho vatāti ‘‘aho vata re amhākaṃ paṇḍitakā, aho vata re amhākaṃ bahussutakā tevijjakā’’ti (dī. ni. 1.291) garahāyaṃ dissati. ‘‘Aho vata maṃ daharaṃyeva samānaṃ rajje abhisiñceyyu’’nti (mahāva. 57) patthanāyaṃ. Idha patthanāyameva. Paṭipucchitvā paṭipucchitvāti punappunaṃ pucchitvā. Ayaṃ bhikkhu lābhatthiko bhagavato attānaṃ paṭipucchitabbaṃ icchati, tañca kho anumatipucchāya, no maggaṃ vā phalaṃ vā vipassanaṃ vā antaraṃ katvā. Ayañhi passati bhagavantaṃ sāriputtādayo mahāthere ‘‘taṃ kiṃ maññasi, sāriputta, moggallāna, kassapa, rāhula cakkhuṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti evaṃ parisamajjhe paṭipucchitvā paṭipucchitvā dhammaṃ desentaṃ, manusse ca ‘‘tesa paṇḍitā therā satthu cittaṃ ārādhentī’’ti vaṇṇaṃ bhaṇante, lābhasakkārañca upaharante. Tasmā taṃ lābhasakkāraṃ icchanto evaṃ cintetvā nikhaṇitvā ṭhapitakhāṇu viya bhagavato puratova hoti.
Iti so kupitoti atha bhagavā taṃ amanasikaritvāva aññaṃ theraṃ paṭipucchitvā dhammaṃ deseti, tena so kupito hoti bhagavato ca therassa ca. Kathaṃ bhagavato kuppati? ‘‘Ahaṃ pabbajitakālato pabhuti gandhakuṭipariveṇato bahinikkhamanaṃ na jānāmi, sabbakālaṃ chāyāva na vijahāmi, maṃ nāma pucchitvā dhammadesanāmattampi natthi. Taṃmuhuttaṃ diṭṭhamattakameva theraṃ pucchitvā dhammaṃ desetī’’ti evaṃ bhagavato kuppati. Kathaṃ therassa kuppati? ‘‘Ayaṃ mahallakatthero bhagavato purato khāṇu viya nisīdati, kadā nu kho imaṃ dhammakammikā abhabbaṭṭhānaṃ pāpetvā nīharissanti, ayañhi yadi imasmiṃ vihāre na bhaveyya, avassaṃ bhagavā mayā saddhiṃ sallapeyyā’’ti evaṃ therassa kuppati.
Purakkhatvā purakkhatvāti purato purato katvā, samparivāretvāti vuttaṃ hoti. Ayampi lābhatthikoyeva, ayañhi passati bahussute bhikkhū mahāparivārena gāmaṃ pavisante, cetiyaṃ vandante, tesañca taṃ sampattiṃ disvā upāsake pasanne pasannākāraṃ karonte. Tasmā evaṃ icchati. Kupitoti ayampi dvīsu ṭhānesu kuppati bhikkhūnaṃ therassa ca. Kathaṃ bhikkhūnaṃ? ‘‘Ime yadeva mayhaṃ uppajjati cīvaraṃ vā piṇḍapāto vā, taṃ gahetvā paribhuñjanti, mayhaṃ pana pattacīvaraṃ gahetvā piṭṭhito āgacchantopi natthī’’ti evaṃ bhikkhūnaṃ kuppati. Kathaṃ therassa? ‘‘Eso mahallakatthero tesu tesu ṭhānesu sayameva paññāyati, kudāssu nāma naṃ dhammakammikā nikkaḍḍhissanti, imasmiṃ asati avassaṃ maṃyeva parivāressantī’’ti.
Bhattaggeti bhojanaṭṭhāne. Aggāsananti saṅghattherāsanaṃ. Aggodakanti dakkhiṇodakaṃ. Aggapiṇḍanti saṅghattherapiṇḍaṃ. Sabbattha vā agganti paṇītādhivacanametaṃ. Tattha ahameva labheyyanti icchā nātimahāsāvajjā. Na añño bhikkhu labheyyāti pana atimahāsāvajjā. Ayampi lābhatthiko pāsādiko hoti cīvaradhāraṇādīhi, kadāci pabbajati, kadāci vibbhamati. Tena so pubbe laddhapubbaṃ āsanādiṃ pacchā alabhanto evaṃ cintesi. Na so bhikkhu labheyyāti na so bhikkhu therānaṃ aggāsanādīsu tadanusārena majjhimānaṃ aññesañca navānaṃ kadāci yaṃ vā taṃ vā sabbanihīnaṃ āsanādiṃ labhati. Kupitoti ayampi dvīsu ṭhānesu kuppati manussānañca therānañca. Kathaṃ manussānaṃ? ‘‘Ime maṅgalādīsu maṃ nissāya bhikkhū labhanti, ete, ‘bhante, ettake bhikkhū gahetvā amhākaṃ anukampaṃ karothā’ti vadanti, idāni taṃmuhuttaṃ diṭṭhamattakaṃ mahallakattheraṃ gahetvā gatā, hotu idāni, nesaṃ kicce uppanne jānissāmī’’ti evaṃ manussānaṃ kuppati. Kathaṃ therānaṃ? ‘‘Ime nāma yadi na bhaveyyuṃ, maṃyeva manussā nimanteyyu’’nti evaṃ therānaṃ kuppati.
Anumodeyyanti anumodanaṃ kareyyaṃ. Ayampi lābhatthiko yaṃ vā taṃ vā khaṇḍānumodanaṃ jānāti, ‘‘so anumodanaṭṭhāne bahū mātugāmā āgacchanti, tā maṃ sañjānitvā tato pabhuti thālakabhikkhaṃ dassantī’’ti patthento evaṃ cintesi. Ṭhānanti bahussutānaṃ anumodanā bhāro, tena bahussuto anumodeyyāti vuttaṃ hoti. Kupitoti ayampi tīsu ṭhānesu kuppati manussānaṃ therassa dhammakathikassa ca. Kathaṃ manussānaṃ? ‘‘Ime pubbe maṃyeva upasaṅkamitvā yācanti ‘amhākaṃ nāgatthero amhākaṃ sumanatthero anumodatū’ti, ajja pana nāvocu’’nti evaṃ manussānaṃ kuppati. Kathaṃ therassa? ‘‘Ayaṃ saṅghatthero ‘tumhākaṃ kulupakaṃ nāgattheraṃ sumanattheraṃ upasaṅkamatha, ayaṃ anumodissatī’ti na bhaṇatī’’ti evaṃ therassa kuppati. Kathaṃ dhammakathikassa? ‘‘Therena vuttamatteyeva pahāraṃ laddhakukkuṭo viya turitaturitaṃ vassati, imaṃ nāma nikkaḍḍhantā natthi, imasmiñhi asati ahameva anumodeyya’’nti evaṃ dhammakathikassa kuppati.
Ārāmagatānanti vihāre sannipatitānaṃ. Ayampi lābhatthiko yaṃ vā taṃ vā khaṇḍadhammakathaṃ jānāti, so passati tādisesu ṭhānesu dviyojanatiyojanato sannipatitvā bhikkhū sabbarattikāni dhammassavanāni suṇante, tuṭṭhacitte ca dahare vā sāmaṇere vā sādhu sādhūti mahāsaddena sādhukāraṃ dente, tato dutiyadivase antogāmagate bhikkhū upāsakā pucchanti ‘‘ke, bhante, dhammaṃ kathesu’’nti. Te bhaṇanti ‘‘asuko ca asuko cā’’ti. Taṃ sutvā pasannā manussā dhammakathikānaṃ mahāsakkāraṃ karonti. So taṃ icchamāno evaṃ cintesi. Ṭhānanti bahussutānaṃ vinicchayakusalānaṃ dhammadesanā bhāro, tena bahussuto deseyyāti vuttaṃ hoti. Kupitoti catuppadikaṃ gāthampi vattuṃ okāsaṃ alabhamāno kupito hoti attano mandabhāvassa ‘‘ahañhi mando duppañño kuto labhissāmi desetu’’nti.
Bhikkhunīnanti ovādatthaṃ vā uddesatthaṃ vā paripucchatthaṃ vā pūjākaraṇatthaṃ vā ārāmaṃ āgantvā sannipatitabhikkhunīnaṃ. Ayampi lābhatthiko, tassevaṃ hoti imā mahākulā pabbajitā bhikkhuniyo, tāsu kulesu pavisetvā nisinnāsu manussā pucchissanti ‘‘kassa santike ovādaṃ vā uddesaṃ vā paripucchaṃ vā gaṇhathā’’ti. Tato vakkhanti ‘‘asuko nāma ayyo bahussuto, tassa detha karothā’’ti, tenassa evaṃ icchā uppajjati. Ṭhānanti ovādādayo nāma bahussutānaṃ bhāro, tena bahussuto deseyyāti vuttaṃ hoti. Kupitoti ayampi dvīsu ṭhānesu kuppati, tāsañca bhikkhunīnaṃ ‘‘imā pubbe maṃ nissāya uposathappavāraṇādīni labhanti, tā idāni taṃmuhuttaṃ diṭṭhamattakamahallakattherassa santikaṃ gatā’’ti. Dhammakathikassa ca ‘‘esa imāsaṃ sahasā ovādaṃ adāsiyevā’’ti.
Upāsakānanti, ārāmagatānaṃ upāsakānaṃ. Nissaṭṭhakammantā nāma mahāupāsakā honti, te puttabhātukānaṃ kammaṃ niyyātetvā dhammaṃ suṇantā vicaranti, ayaṃ tesaṃ desetuṃ icchati, kiṃ kāraṇā? Ime pasīditvā upāsikānampi ārocessanti, tato saddhiṃ upāsikāhi mayhameva lābhasakkāraṃ upaharissantīti. Ṭhānaṃ bahussuteneva yojetabbaṃ. Kupitoti ayampi dvīsu ṭhānesu kuppati, upāsakānañca ‘‘ime aññattha suṇanti, amhākaṃ kulupakassa santike suṇāmāti nāgacchanti, hotu idāni, tesaṃ uppanne kicce jānissāmī’’ti dhammakathikassa ca, ‘‘ayametesaṃ desetī’’ti.
Upāsikānanti ārāmagatānaṃ. Upāsikā nāma āsanapūjādikaraṇatthaṃ vā uposathadivase vā dhammassavanatthaṃ sannipatitā. Sesaṃ upāsakavāre vuttanayameva.
Sakkareyyunti sakkaccañca kareyyuṃ, sundarañca kareyyuṃ. Iminā attani kāraṃ karīyamānaṃ sakkaccaṃ katañca sundarañca pattheti. Garuṃ kareyyunti bhāriyaṃ kareyyuṃ. Iminā bhikkhūhi attānaṃ garuṭṭhāne ṭhapīyamānaṃ pattheti. Māneyyunti piyāyeyyuṃ. Pūjeyyunti evaṃ sakkarontā garuṃ karontā mānentā paccayehi pūjeyyunti paccayapūjaṃ pattheti. Ṭhānanti ‘‘piyo garu bhāvaniyo’’ti vuttappakāro bahussuto ca sīlavā ca etaṃ vidhiṃ arahati tena bhikkhū evarūpaṃ evaṃ kareyyunti vuttaṃ hoti. Kupitoti ayampi dvīsu ṭhānesu kuppati bhikkhūnañca ‘‘ime etaṃ sakkarontī’’ti therassa ca ‘‘imasmiṃ asati maṃyeva sakkareyyu’’nti. Esa nayo ito paresu tīsu vāresu.
Paṇītānaṃ cīvarānanti paṭṭadukūlapaṭṭuṇṇakoseyyādīnaṃ mahagghasukhumasukhasamphassānaṃ cīvarānaṃ. Idhāpi ahameva lābhī assanti icchā nātimahāsāvajjā. Na añño bhikkhu lābhī assāti pana mahāsāvajjā.
Paṇītānaṃ piṇḍapātānanti sappitelamadhusakkarādipūritānaṃ seṭṭhapiṇḍapātānaṃ. Paṇītānaṃ senāsanānanti anekasatasahassagghanakānaṃ mañcapīṭhādīnaṃ paṇītānaṃ. Gilānappaccayabhesajjaparikkhārānanti sappitelamadhuphāṇitādīnaṃ uttamabhesajjānaṃ. Sabbatthāpi ṭhānaṃ bahussutehi puññavantehi ca yojetabbaṃ. Kupitoti sabbatthāpi dvīsu ṭhānesu kuppati, manussānañca ‘‘imesaṃ nāma paricitabhāvopi natthi, dīgharattaṃ ekato vasantassa paṃsukūlatthāya vā piṇḍapātatthāya vā sappitelādikāraṇā vā gharapaṭipāṭiyā carantassāpi me ekadivasampi kiñci paṇītaṃ paccayaṃ na denti. Āgantukaṃ mahallakaṃ pana disvāva yaṃ icchati, taṃ dentī’’ti, therassa ca ‘‘ayampi mahallako imesaṃ attānaṃ dassentoyeva carati, kudāssu nāma naṃ dhammakammikā nikkaḍḍheyyuṃ, evaṃ imasmiṃ asati ahameva lābhī assa’’nti.
Imesaṃ kho, etaṃ āvusoti imesaṃ heṭṭhā ekūnavīsativārehi vuttānaṃ icchāvacarānaṃ.
61. Dissanti ceva sūyanti cāti na icchāvacarā cakkhunā dissanti, na sotena sūyanti, manoviññāṇavisayattā. Appahīnaicchāvacarassa pana puggalassa icchāvacaravasena pavattakāyakammaṃ disvā diṭṭhā viya vacīkammaṃ sutvā sutā viya ca honti, tena vuttaṃ ‘‘dissanti ceva sūyanti cā’’ti. Paccakkhakāle dissanti, ‘‘asuko kira bhikkhu īdiso’’ti tirokkhakāle sūyanti. Kiñcāpīti anuggahagarahavacanaṃ. Tena āraññikattaṃ anuggaṇhāti, icchāvacarānaṃ appahānaṃ garahati.
Tatrāyaṃ yojanā, kiñcāpi so bhikkhu gāmantasenāsanaṃ paṭikkhipitvā āraññiko hoti, ante pantasenāsane vasati, ime cassa ettakā icchāvacarā appahīnā. Kiñcāpi so atirekalābhaṃ paṭikkhipitvā piṇḍapātiko hoti. Kiñcāpi so loluppacāraṃ vajjetvā sapadānacārī hoti. Kiñcāpi so gahapaticīvaraṃ paṭikkhipitvā paṃsukūliko hoti.
Lūkhacīvaradharoti ettha pana lūkhanti satthalūkhaṃ suttalūkhaṃ rajanalūkhanti tīhi kāraṇehi lūkhaṃ veditabbaṃ. Tattha satthena khaṇḍākhaṇḍikaṃ chinnaṃ satthalūkhaṃ nāma, taṃ agghena parihāyati, thūladīghasuttakena sibbitaṃ suttalūkhaṃ nāma, taṃ phassena parihāyati kharasamphassaṃ hoti. Rajanena rattaṃ rajanalūkhaṃ nāma, taṃ vaṇṇena parihāyati dubbaṇṇaṃ hoti. Kiñcāpi so bhikkhu evaṃ satthalūkhasuttalūkharajanalūkhacīvaradharo hoti, ime cassa ettakā icchāvacarā appahīnā dissanti ceva sūyanti ca, atha kho naṃ viññū sabrahmacārī neva sakkaronti…pe… na pūjentīti. Taṃ kissa hetūti ettha tanti nipātamattaṃ, kissa hetūti kiṃ kāraṇā. Te hi tassa…pe… sūyanti ca yasmā tassa te pāpakā sūyanti cāti vuttaṃ hoti. Imesaṃ icchāvacarānaṃ appahīnattāti ayamettha adhippāyo.
Idāni tamatthaṃ upamāya pākaṭaṃ karonto seyyathāpītiādimāha. Tattha kuṇapanti matakaḷevaraṃ. Ahissa kuṇapaṃ ahikuṇapaṃ. Evaṃ itarāni. Atipaṭikūlajigucchanīyabhāvato cettha imāneva tīṇi vuttānīti veditabbāni. Aññesañhi sasasūkarādīnaṃ kuṇapaṃ manussā kaṭukabhaṇḍādīhi abhisaṅkharitvā paribhuñjantipi. Imesaṃ pana kuṇapaṃ abhinavampi jigucchantiyeva, ko pana vādo kālātikkamena pūtibhūte. Racayitvāti vaḍḍhetvā, paripūretvāti attho, kuṇapaṃ gahetvā kaṃsapātiyaṃ pakkhipitvāti vuttaṃ hoti. Aññissāti aparāya. Paṭikujjitvāti pidahitvā. Antarāpaṇanti āpaṇānamantare mahājanasaṃkiṇṇaṃ racchāmukhaṃ. Paṭipajjeyyunti gaccheyyuṃ. Jaññajaññaṃ viyāti cokkhacokkhaṃ viya manāpamanāpaṃ viya. Apica vadhukāpaṇṇākāraṃ viyāti vuttaṃ hoti. Vadhukāti janetti vuccati, tassā nīyamānaṃ paṇṇākāraṃ jaññaṃ, ubhayatthāpi ādaravasena vā pasaṃsāvasena vā punaruttaṃ. ‘‘Jaññajaññaṃ byā’’tipi pāṭho.
Apāpuritvāti vivaritvā. Tassa saha dassanena amanāpatā ca saṇṭhaheyyāti tassa kuṇapassa dassanena saheva tassa janassa amanāpatā tiṭṭheyya. Amanāpatāti ca ‘‘amanāpamida’’nti uppannacittacetasikānametaṃ adhivacanaṃ. Esa nayo paṭikulyajegucchatāsu. Jighacchitānampīti chātānampi. Na bhottukamyatā assāti bhuñjitukāmatā na bhaveyya. Pageva suhitānanti dhātānaṃ pana paṭhamatarameva bhuñjitukāmatā na bhaveyyāti vuttaṃ hoti.
Tatrāyaṃ upamāsaṃsandanā – parisuddhakaṃsapātisadisaṃ imassa pabbajjāliṅgaṃ, kuṇaparacanaṃ viya icchāvacarānaṃ appahānaṃ, aparakaṃsapātiyā paṭikujjhanaṃ viya āraññikaṅgādīhi icchāvacarappaṭicchādanaṃ, kaṃsapātiṃ vivaritvā kuṇapadassanena janassa amanāpatā viya āraññikaṅgādīni anādiyitvā icchāvacaradassanena sabrahmacārīnaṃ asakkārakaraṇāditāti.
62. Sukkapakkhe pana, kiñcāpīti anuggahapasaṃsāvacanaṃ, tena āraññikattaṃ anuggaṇhāti, icchāvacarappahānaṃ pasaṃsati. Nemantanikoti nimantanapaṭiggāhako. Vicitakāḷakanti vicinitvā apanītakāḷakaṃ. Anekasūpaṃ anekabyañjananti ettha sūpo nāma hatthahāriyo vuccati. Byañjananti uttaribhaṅgaṃ, tena macchamaṃsamuggasūpādīhi anekasūpaṃ, nānappakāramaṃsādibyañjanehi anekabyañjananti vuttaṃ hoti. Sesaṃ vuttanayeneva veditabbaṃ.
Upamāsaṃsandane ca sālivarabhattaracanaṃ viya icchāvacarappahānaṃ, aparakaṃsapātiyā paṭikujjhanaṃ viya appicchatāsamuṭṭhānehi gāmantavihārādīhi icchāvacarappahānappaṭicchādakaṃ, kaṃsapātiṃ vivaritvā sālivarabhattadassanena janassa manāpatā viya gāmantavihārādīni anādiyitvā icchāvacarappahānadassanena sabrahmacārīnaṃ sakkārakaraṇāditā veditabbā.
63. Upamā maṃ, āvuso sāriputta, paṭibhātīti mayhaṃ, āvuso sāriputta, upamā upaṭṭhāti. Ekaṃ upamaṃ vattukāmo ahanti adhippāyo. Paṭibhātu tanti tuyhaṃ paṭibhātu upaṭṭhātu, vada tvanti adhippāyo. Ekamidāhanti ettha idāti nipātamattaṃ, ekasmiṃ samaye ahanti vuttaṃ hoti, bhummatthe upayogavacanaṃ. Rājagahe viharāmi giribbajeti, rājagahanti tassa nagarassa nāmaṃ. Samantato pana giriparikkhepena vajo viya saṇṭhitattā giribbajanti vuccati. Tasmiṃ nagare viharāmi, taṃ nissāya ahaṃ viharāmīti vuttaṃ hoti. Atha khvāhanti atha kho ahaṃ. Ettha ca athāti aññādhikāravacanārambhe nipāto. Khoti padapūraṇamatte. Pubbaṇhasamayanti divasassa pubbabhāgasamayaṃ. Pubbaṇhasamayeti attho, pubbaṇhe vā samayaṃ pubbaṇhasamayaṃ, pubbaṇhe ekaṃ khaṇanti vuttaṃ hoti, evaṃ accantasaṃyoge upayogavacanaṃ labbhati. Nivāsetvāti paridahitvā, vihāranivāsanaparivattanavasenetaṃ veditabbaṃ. Gāmappavesanatthāya vā saṇṭhapetvā nivāsanavasena, na hi so tato pubbe anivattho ahosi.
Pattacīvaramādāyāti pattaṃ hatthena cīvaraṃ kāyena ādiyitvā. Piṇḍāyāti piṇḍapātatthāya. Samītīti tassa nāmaṃ. Yānakāraputtoti rathakāraputto. Paṇḍuputtoti paṇḍussa putto. Ājīvakoti naggasamaṇako. Purāṇayānakāraputtoti porāṇayānakārakulassa putto. Paccupaṭṭhitoti upagantvā ṭhito. Vaṅkaṃ nāma ekato kuṭilaṃ. Jimhaṃ nāma sappagatamaggasadisaṃ. Dosanti phegguvisamagaṇṭhikādi. Yathā yathāti kālatthe nipāto, yadā yadā yasmiṃ tasmiṃ kāleti vuttaṃ hoti. Tathā tathāti ayampi kālatthoyeva, tasmiṃ tasmiṃ kāleti vuttaṃ hoti. So attano suttānulomena cintesi, itaro tena cintitakkhaṇe cintitaṭṭhānameva tacchati. Attamanoti sakamano tuṭṭhamano pītisomanassehi gahitamano. Attamanavācaṃ nicchāresīti attamanatāya vācaṃ, attamanabhāvassa vā yuttaṃ vācaṃ nicchāresi udīrayi, pabyāharīti vuttaṃ hoti. Hadayā hadayaṃ maññe aññāyāti cittena cittaṃ jānitvā viya.
Assaddhāti buddhadhammasaṅghesu saddhāvirahitā. Jīvikatthāti iṇabhayādīhi pīḷitā bahi jīvituṃ asakkontā idha jīvikatthikā hutvā. Na saddhāti na saddhāya. Saṭhā māyāvinoti māyāsāṭheyyehi yuttā. Ketabinoti sikkhitakerāṭikā, nipphannathāmagatasāṭheyyāti vuttaṃ hoti. Sāṭheyyañhi abhūtaguṇadassanato abhūtabhaṇḍaguṇadassanasamaṃ katvā ‘‘kerāṭiya’’nti vuccati. Unnaḷāti uggatanaḷā, uṭṭhitatucchamānāti vuttaṃ hoti. Capalāti pattacīvaramaṇḍanādinā cāpallena yuttā. Mukharāti mukhakharā, kharavacanāti vuttaṃ hoti, vikiṇṇavācāti asaṃyatavacanā, divasampi niratthakavacanappalāpino. Indriyesu aguttadvārāti chasu indriyesu asaṃvutakammadvārā. Bhojane amattaññunoti bhojane yā mattā jānitabbā pariyesanapaṭiggahaṇaparibhogesu yuttatā, tassā ajānanakā. Jāgariyaṃ ananuyuttāti jāgare ananuyuttā. Sāmaññe anapekkhavantoti samaṇadhamme nirapekkhā, dhammānudhammappaṭipattirahitāti attho. Sikkhāya na tibbagāravāti sikkhāpadesu bahulagāravā na honti, āpattivītikkamabahulā vā. Bāhulikātiādi dhammadāyāde vuttaṃ, kusītātiādi bhayabherave. Dhammapariyāyenāti dhammadesanāya.
Saddhā agārasmāti pakatiyāpi saddhā, pabbajitāpi saddhāya agārasmā anagāriyaṃ pabbajitā. Pivanti maññe ghasanti maññeti pivanti viya ghasanti viya. Attamanavācaṃ nicchārentā vacasā pivanti viya, abbhanumodantā manasā ghasanti viya. Sādhu vatāti sundaraṃ vata. Sabrahmacārīti rassampi vaṭṭati dīghampi. Rasse sati sāriputtassa upari hoti, dīghe sati sabrahmacārīnaṃ. Yadā sāriputtassa upari hoti, tadā sabrahmacārī sāriputto amhe akusalā vuṭṭhāpetvāti attho. Yadā sabrahmacārīnaṃ, tadā sabrahmacārayo akusalā vuṭṭhāpetvāti attho. Daharoti taruṇo. Yuvāti yobbanabhāve ṭhito. Maṇḍanakajātikoti alaṅkārakasabhāvo. Tattha koci taruṇopi yuvā na hoti yathā atitaruṇo, koci yuvāpi maṇḍanakajātiko na hoti yathā upasantasabhāvo, ālasiyabyasanādīhi vā abhibhūto, idha pana daharo ceva yuvā ca maṇḍanakajātiko ca adhippeto, tasmā evamāha. Uppalādīni lokasammatattā vuttāni. Itiha teti evaṃ te. Ubho mahānāgāti dvepi mahānāgā, dvepi hi ete aggasāvakā ‘‘mahānāgā’’ti vuccanti. Tatrāyaṃ vacanattho, chandādīhi na gacchantīti nāgā, tena tena maggena pahīne kilese na āgacchantīti nāgā, nānappakārakaṃ āguṃ na karontīti nāgā, ayamettha saṅkhepo. Vitthāro pana mahāniddese (mahāni. 80) vuttanayeneva veditabbo. Apica –
‘‘Āguṃ na karoti kiñci loke,
Sabbasaṃyoge visajja bandhanāni;
Sabbattha na sajjatī vimutto,
Nāgo tādi pavuccate tathattā’’ti. (su. ni. 527; mahāni. 80);
Evamettha attho veditabbo. Mahantā nāgā mahānāgā, aññehi khīṇāsavanāgehi pujjatarā ca pāsaṃsatarā cāti attho. Aññamaññassāti añño aññassa. Samanumodiṃsūti samaṃ anumodiṃsu. Tattha imāya upamāya mahāmoggallāno anumodi, paṭibhātu taṃ āvusoti dhammasenāpati. Tena vuttaṃ ‘‘aññamaññassa subhāsitaṃ samanumodiṃsū’’ti.
Sammutiparamatthadesanākathāvaṇṇanā niṭṭhitā.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Anaṅgaṇasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.