Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 15.2.2021 _ 107. Kinh Gaṇaka Moggallāna (Gaṇakamoggallāna Sutta)

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 15.2.2021 _ 107. Kinh Gaṇaka Moggallāna (Gaṇakamoggallāna Sutta)

Monday, 15/02/2021, 09:38 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 15.2.2021

107. Kinh Gaṇaka Moggallāna

(Gaṇakamoggallāna Sutta)

Tên kinh lấy từ nhân vật Gaṇaka Moggallānasutta một bà la môn ở Sāvatthī được biết là một nhà toán học. Vị nầy đến diện kiến Đức Phật và hỏi về sự tu tập trong Phật giáo. Những gì được đề cập trong bài kinh nầy cho thấy một khía cạnh quan trọng của Phật Pháp đó là chuyển hoá con người bằng sự giáo dục.

520. Giáo dục là con đường chuyển hoá mang tính tuần tự thứ lớp

Phương pháp chuyển hóa tuần tự là căn bản của sự giáo dục:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī, Pubbārāma, nơi lâu đài của Migaramātu (Ðông Viên Lộc Mẫu Giảng đường). Rồi Bà-la-môn Gaṇaka Moggallāna đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Gaṇaka Moggallāna bạch Thế Tôn:

-- Ví như, thưa Tôn giả Gotama, tại lâu đài Migāramātu này, có thể thấy được một học tập tuần tự, một công trình tuần tự, một đạo lộ tuần tự, tức là những tầng cấp của lầu thượng cuối cùng; thưa Tôn giả Gotama, cũng vậy, đối với những vị Bà-la-môn này, được thấy một học tập tuần tự, một công trình tuần tự, một đạo lộ tuần tự, tức là sự học hỏi (các tập Vedā). Thưa Tôn giả Gotama, cũng vậy, đối với những vị bắn cung này, được thấy một học tập tuần tự, một công trình tuần tự, một đạo lộ tuần tự, tức là nghệ thuật bắn cung. Cũng vậy, thưa Tôn giả Gotama, đối với chúng con là những người toán số, sống nhờ nghề toán số, cũng được thấy một học tập tuần tự, một công trình tuần tự, một đạo lộ tuần tự, tức là toán số. Thưa Tôn giả Gotama, vì rằng khi có được người đệ tử, trước hết chúng con bắt người ấy đếm như sau: "Một, một lần, hai, hai lần, ba, ba lần, bốn, bốn lần, năm, năm lần, sáu, sáu lần, bảy, bảy lần, tám, tám lần, chín, chín lần, mười, mười lần". Và thưa Tôn giả Gotama, chúng con bắt đếm tới một trăm. Có thể trình bày chăng, thưa Tôn giả Gotama, trong Pháp và Luật này, cũng có một tuần tự học tập, một tuần tự công trình, một tuần tự đạo lộ như vậy?

-- Có thể trình bày, này Bà-la-môn, trong Pháp và Luật này, có một tuần tự học tập, có một tuần tự công trình, có một tuần tự đạo lộ. Ví như, này Bà-la-môn, một người huấn luyện ngựa thiện xảo, sau khi được một con ngựa hiền thiện, trước tiên luyện tập cho nó quen mang dây cương, rồi tập luyện cho nó quen các hạnh khác; cũng vậy, này Bà-la-môn, Như Lai khi được một người đáng được điều phục, trước tiên huấn luyện người ấy như sau: "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy giữ giới hạnh, hãy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập các học giới".

Này Bà-la-môn, khi vị Tỷ-kheo giữ giới hạnh, chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập các học giới, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy hộ trì các căn, khi mắt thấy sắc chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ-kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng.... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị.. thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các pháp ác bất thiện khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn".

Này Bà-la-môn, sau khi Tỷ-kheo hộ trì các căn rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy tiết độ trong ăn uống, chơn chánh giác sát thọ dụng món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, chỉ để thân này được duy trì, được bảo dưỡng, khỏi bị gia hại, để chấp trì Phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới; và ta sẽ không phạm lỗi lầm, sống được an ổn".

Này Bà-la-môn, sau khi Tỷ-kheo tiết độ trong ăn uống rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy chú tâm cảnh giác! Ban ngày trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp; ban đêm trong canh đầu, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp; ban đêm trong canh giữa, hãy nằm xuống phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại. Ban đêm trong canh cuối, khi đã thức dậy, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp".

Này, Bà-la-môn, sau khi vị Tỷ-kheo chú tâm tỉnh giác, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm nữa như sau: "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy thành tựu chánh niệm tỉnh giác, khi đi tới khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác".

Này Bà-la-môn, sau khi chánh niệm tỉnh giác rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm".

Vị ấy lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên; từ bỏ trạo cử hối tiếc, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử hối tiếc; từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với các thiện pháp.

Khi đoạn trừ năm triền cái ấy, những pháp làm ô nhiễm tâm, làm trí tuệ yếu ớt, vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Này Bà-la-môn, đối với những Tỷ-kheo nào là bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an tịnh các triền ách, đó là sự giảng dạy của Ta như vậy đối với những vị ấy. Còn đối với những vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát, những pháp ấy đưa đến sự hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.

521. Tại sao cũng tu theo Phật nhưng có vị đắc chứng, có vị không?

Không phải ai tu cũng đắc chứng. Đây là sự tự nhiên về căn tánh của chúng sanh. Cũng là sự khác biệt trong cách nói giữa Đạo Phật và các tôn giáo. (Các tôn giáo khác, ngay cả một số tông pháp Phật giáo ngày nay, tuyên bố sự vạn năng của niềm tin: hễ tin là được):

Khi được nói vậy, Bà-la-môn Gaṇaka Moggallāna bạch Thế Tôn:

-- Các đệ tử của Sa-môn Gotama, khi được Sa-môn Gotama khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, có phải tất cả đều chứng được cứu cánh đích Niết-bàn hay chỉ có một số chứng được?

-- Này Bà-la-môn, một số đệ tử của Ta, khi được khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, chứng được cứu cánh đích Niết-bàn, một số không chứng được.

-- Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì trong khi có mặt Niết-bàn, trong khi có mặt con đường đưa đến Niết-bàn, trong khi có mặt Tôn giả Gotama là bậc chỉ đường, tuy vậy các đệ tử Tôn giả Gotama, được Tôn giả Gotama khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một số chứng được cứu cánh đích Niết-bàn, một số không chứng được?

-- Này Bà-la-môn, ở đây Ta sẽ hỏi Ông. Nếu Ông kham nhẫn, hãy trả lời cho Ta. Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ông có giỏi về con đường đi đến Rājagaha (Vương Xá)?

-- Thưa Tôn giả, con có giỏi về con đường đi đến Rājagaha.

-- Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có một người, muốn đi đến Rājagaha, người này đến Ông và nói như sau: "Thưa Tôn giả, tôi muốn đi đến Rājagaha. Hãy chỉ cho tôi con đường đi đến Rājagaha". Ông nói với người ấy như sau: "Ðược, này Bạn, đây là con đường đưa đến Rājagaha. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một làng tên như thế này. Hãy đi theo trong một thời gian. Sau khi đi trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một thị trấn tên như thế này. Hãy đi theo trong một thời gian. Sau khi đi trong một thời gian, Bạn sẽ thấy Rājagaha với những khu vườn mỹ diệu, với những khu rừng mỹ diệu, với những vùng đất mỹ diệu, với những hồ ao mỹ diệu". Dầu cho người ấy được khuyến giáo như vậy, được giảng dạy như vậy, nhưng lại lấy con đường sai lạc, đi về hướng Tây. Rồi một người thứ hai đến, muốn đi đến Rājagaha. Người này đến Ông và hỏi như sau: "Thưa Tôn giả, tôi muốn đi đến Rājagaha, mong Tôn giả chỉ con đường ấy cho tôi". Rồi Ông nói với người ấy như sau: "Ðược, này Bạn, đây là đường đi đến Rājagaha. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi một thời gian, Bạn sẽ thấy một làng có tên như thế này. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi một thời gian, Bạn sẽ thấy một thị trấn có tên như thế này. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy Rājagaha với những khu vườn mỹ diệu, với những khu rừng mỹ diệu, với những vùng đất mỹ diệu, với những ao hồ mỹ diệu". Người ấy được Ông khuyến giáo như vậy, giảng như vậy, đi đến Rājagaha một cách an toàn.

Này Bà-la-môn, do nhân gì, do duyên gì, trong khi có mặt Rājagaha, trong khi có mặt con đường đưa đến Rājagaha, trong khi có mặt Ông là người chỉ đường, dầu cho Ông có khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một người lấy con đường sai lạc, đi về hướng Tây, còn một người có thể đi đến Rājagaha một cách an toàn?

-- Thưa Tôn giả Gotama, ở đây, con làm gì được? Con chỉ là người chỉ đường, thưa Tôn giả Gotama.

-- Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi có mặt Niết-bàn, trong khi có mặt con đường đi đến Niết-bàn, và trong khi có mặt Ta là bậc chỉ đường. Nhưng các đệ tử của Ta, được Ta khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một số chứng được cứu cánh đích Niết-bàn, một số không chứng được. Ở đây, này Bà-la-môn, Ta làm gì được? Như Lai chỉ là người chỉ đường.

522. Tán thán và quy y

Là một người trí thức, vị bà la môn đã nói lên suy nghĩ của mình trước khi quy y Tam Bảo:

Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Gaṇaka Moggallāna bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, đối với những người không phải vì lòng tin, chỉ vì sinh kế, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, những người xảo trá, lường gạt, hư ngụy, mất thăng bằng, cao mạn, dao động, nói phô tạp nhạp, không hộ trì các căn, ăn uống không tiết độ, không chú tâm cảnh giác, thờ ơ với Sa-môn hạnh, không tôn kính học tập, sống quá đầy đủ, uể oải, đi đầu trong thối thất, từ bỏ gánh nặng viễn ly, biếng nhác, tinh cần thấp kém, thất niệm, không tỉnh giác, không định tâm, tâm tán loạn, liệt tuệ, câm ngọng; Tôn giả Gotama không thể sống với những người như vậy.

Còn những Thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không xảo trá, không lường gạt, không hư ngụy, không mất thăng bằng, không cao mạn, không dao động, không nói phô tạp nhạp, hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, chú tâm tỉnh giác, không thờ ơ với Sa-môn hạnh, tôn kính học tập, sống không quá đầy đủ, không uể oải, từ bỏ thối thất, đi đầu trong viễn ly, tinh cần, tinh tấn, chánh niệm, an trú, tỉnh giác, định tĩnh, nhứt tâm, có trí tuệ, không câm ngọng; Tôn giả Gotama sống hòa hợp với những vị ấy.

Ví như Tôn giả Gotama, trong các loại căn hương, hắc chiên đàn hương được gọi là tối thượng; trong các loại lõi cây hương, xích chiên đàn hương được gọi là tối thượng; trong các loại hoa hương, vũ quý hương (jasmine) được gọi là tối thượng. Cũng vậy là lời khuyến giáo của Tôn giả Gotama được xem là cao nhất trong những lời khuyến giáo hiện nay.

Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 107 [tóm tắt]

Kinh Gaṇaka Moggallāna

(Gaṇaka Moggallāna Sutta)

(M.Iii, 1)

Bà-la-môn Moggallāna hỏi Thế Tôn rằng ví như mọi công trình xây cất, sự học hỏi bốn tập Vệ-đà, nghề bắn cung hay nghề toán số, đều theo một tiến trình có thứ lớp, sự giảng dạy giáo pháp của Thế Tôn có theo trình tự nào không? Đức Thế Tôn trả lời, có một sự học tập tuần tự trong Pháp và Luật của Ngài, như việc huấn luyện ngựa thiện xảo. Rồi Thế Tôn trình bày sáu giai đoạn trong việc điều phục một người đáng điều phục.

Trước tiên vị Tỷ-kheo được dạy giữ giới hạnh, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ, thọ trì học tập các học giới.

Thứ đến, vị Tỷ-kheo được dạy phải hộ trì các căn môn. Khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương...v.v... không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì làm cho tham, ái, ưu, bi khởi lên khi mắt thấy sắc mà không chế ngự được, vị Tỷ-kheo hãy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn.

Thứ ba, vị Tỷ-kheo được dạy hãy tiết độ về ăn uống, chân chánh quán sát, ăn không để vui đùa, đam mê, trang sức cho thân này, mà chỉ để thân này khỏi tổn hại, để chấp trì Phạm hạnh, ăn để diệt cảm thọ cũ (đói) mà không phát sinh cảm thọ mới (tham), để không phạm lỗi lầm, sống được yên ổn.

Kế đó, vị Tỷ-kheo được huấn luyện phải chú tâm cảnh giác ban ngày cũng như đêm, gột sạch tâm trí khỏi những pháp chướng ngại, trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi.

Bước thứ năm, vị Tỷ-kheo được dạy phải luôn luôn chánh niệm tỉnh giác trong mọi động tác của mình khi đứng, ngồi, ăn, nói, nhai, nuốt, co, duỗi tay chân... đều phải ý thức việc mình đang làm.

Cuối cùng, vị Tỷ-kheo ấy được huấn luyện ngồi thiền ở một nơi thanh vắng, kiết già, lưng thẳng, an trú niệm trước mặt, gột sạch tâm trí khỏi năm triền cái là: tham, sân, hôn trầm, trạo cử, nghi, chứng Sơ thiền cho đến Tứ thiền.

Rồi Thế Tôn kết luận đó là sự giảng dạy của Ngài cho các vị Tỷ-kheo còn ở bậc hữu học, tâm chưa thành tựu. Đối với vị nào đã chứng A-la-hán quả, những pháp ấy đem lại cho họ hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.

Khi ấy Bà-la-môn Gaṇaka Moggallāna hỏi Thế Tôn, có phải tất cả Tỷ-kheo đều chứng Niết-bàn, hay chỉ có một số chứng được mà thôi? Thế Tôn trả lời chỉ có một số chứng được. Bà-la-môn hỏi, do nhân gì trong khi có sẵn Niết- bàn, có con đường đưa đến Niết-bàn, có bậc Đạo sư dắt dẫn, mà có người chứng được Niết-bàn, có người lại không chứng? Đức Thế Tôn lấy ví dụ có cái thành Vương Xá, có con đường đưa đến thành và có người chỉ đường, nhưng nếu một người sau khi được chỉ đường rành rẽ, lại đi về hướng sai lạc, thì không thể đến đích. Niết-bàn cũng vậy, Như Lai chỉ là người chỉ đường đến Niết-bàn.

Được nghe nói vậy, Bà-la-môn Gaṇaka Moggallāna tán thán lời dạy của Thế Tôn là cao nhất trong số những lời dạy của Lục sư ngoại đạo và xin quy y với Thế Tôn, quy y Pháp và chúng Tỷ-kheo Tăng.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 107 [dàn ý]

Kinh Gaṇaka Moggallāna

(Gaṇaka Moggallāna Sutta)

(M.Iii, 1)

A. Duyên khởi:

Gaṇaka Moggallāna đến hỏi Đức Phật, trong Pháp và Luật của Ngài có thể thấy được một học tập tuần tự, một công trình tuần tự, một đạo lộ tuần tự không? Đức Phật trả lời có với bài kinh này.

B. Chánh kinh:

Thế Tôn trình bày trong Pháp và Luật này, có một học tập tuần tự, một công trình tuần tự, một đạo lộ tuần tự.

Giới học gồm có sống chế ngự theo giới bổn, hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác.

II. Định học gồm có đoạn trừ năm triền cái, chứng được bốn Thiền. Thế Tôn thuyết giảng cho các bậc hữu học và các bậc vô học.

III. Trả lời các câu hỏi của Gaṇaka Moggallāna, Thế Tôn nói, với lời giảng dạy của Ngài, một số đệ tử chứng được cứu cánh Niết-bàn, một số không được. Và Đức Phật giải thích lý do Ngài chỉ là người chỉ con đường đưa đến Niết-bàn. Ai đi theo đúng con đường Đức Phật chỉ dạy, thời chứng được Niết-bàn. Ai đi sai đường thời không thể chứng được Niết-bàn.

IV. Gaṇaka Moggallāna tán thán lời giảng dạy của Sa-môn Gotama. Sa-môn Gotama không sống hòa hợp với những kẻ xuất gia, biếng nhác thất niệm, liệt tuệ. Ngài chỉ sống hòa hợp với những vị xuất gia vì lòng tin, tinh tấn, chánh niệm, thắng tuệ. Gaṇaka Moggallāna tán thán lời khuyên dạy của Sa-môn Gotama là tối thượng trong tất cả lời giảng huấn hiện tại.

C. Kết luận:

Gaṇaka Moggallāna xin quy y Ba ngôi báu.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 107 [toát yếu]

Kinh Gaṇaka Moggallāna

(Gaṇaka Moggallāna Sutta)

(M.Iii, 1)

I. TOÁT YẾU

Gaṇakamoggallāna Sutta - To Gaṇaka Moggallāna.

The Buddha sets forth the gradual training of the Buddhist monk and describes himself as the "shower of the way."

Nói với nhà kế toán Moggallāna.

Phật đề ra trình tự huấn luyện một tỷ kheo và tự cho mình là người chỉ đường.

II. TÓM TẮT

1. Bà-la-môn lấy ví dụ xây nhà [1] hoặc làm cứ gì như học toán [2] đều theo một trình tự, để hỏi trong đạo Phật có chăng một trình tự như thế. Phật đưa ra hình ảnh huấn luyện ngựa [3] để giảng về thứ tự học đạo. Trước hết là hộ trì giới, sống chế ngự với giới bổn, đủ uy nghi chính hạnh, thấy nguy hiểm trong lỗi nhỏ. Hai hộ trì 6 căn khi tiếp xúc 6 trần. Ba tiết chế trong ăn uống, không cho cảm thọ mới khởi lên. Bốn chú tâm cảnh giác gột sạch tâm trí khỏi chướng ngại pháp. Năm, thành tựu chánh niệm tỉnh giác trong mọi uy nghi. Sáu, an trú chánh niệm bằng thiền toạ tại chỗ vắng để rũ bỏ 5 triền cái, chứng sơ thiền đến tứ thiền. Những pháp này vừa đưa đến vô thượng an ổn thoát khỏi khổ ách mà cũng vừa là hiện pháp lạc trú của vị đã đắc quả A-la-hán. [4]

2. Bà-la-môn lại hỏi khi được giảng dạy như vậy, có phải ai cũng chứng cứu cánh Niết-bàn hay chỉ một số ít? Phật đáp chỉ một số ít, ví như người đã được chỉ đường rành rẽ nhưng lại đi theo hướng khác, thì người chỉ đường [5] không thể làm gì được. Cũng thế, trong khi có Niết- bàn, có đường đến Niết-bàn, với Phật là người dẫn đường, các đệ tử sau khi được khuyến giáo chỉ một số đi theo đúng đường, một số không theo đúng.

3. Bà-la-môn bạch Phật [6] có những người sống không vì lòng tin chỉ vì sinh kế, không giữ giới hộ trì căn, không kính trọng sự tu học, sống quá dung tục, dẫn đầu đọa lạc, ngu đần, liệt tuệ, từ bỏ gánh nặng, viễn ly... tôn giả Gotama không thể sống với những người như vậy. Còn những thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, tôn kính học tập, không thờ ơ với sa môn hạnh, dẫn đầu về viễn ly, chánh niệm tỉnh giác, nhất tâm, có tuệ, tôn giả Gotama sống hòa hợp với những vị ấy. Ví như trong các loại hương rễ cây, hương sắc chiên đàn là nhất, trong các loại hương hoa, hương hoa nhài là nhất. Cũng vậy trong các giáo lý, giáo lý của tôn giả Gotama cao nhất hiện nay [7] Rồi bà-la-môn xin quy y Tam bảo.

III. CHÚ GIẢI

1. Không thể nào nội trong một ngày mà xây được một cái nhà bảy tầng, phải có sự tiến hành tuần tự từ lúc phát quang, đặt nền móng cho đến khi hoàn tất.

2. Ganaka, tên ông có nghĩa là Mục-kiền-liên nhà kế toán.

3. Xem Trung 65, đoạn 33.

4. Những giao đoạn tu hành trước đấy là cần thiết cho những tỷ kheo để đắc quả la hán, song cũng lợi ích cho các vị tỷ kheo đã đắc quả ở chỗ đưa đến hiện tại lạc trú. Theo sớ giải, lạc trú này là sự đắc quả A-la-hán, và giải thích rằng một vài vị có thể chứng quả A-la-hán dễ dàng bất cứ lúc nào, còn các vị khác thì phải siêng năng tu tập từng bước một để đắc quả.

5. So sánh với Pháp cú 276: Chính các ông phải nỗ lực; chư Như Lai chỉ có nêu lên con đường.

6. Như Kinh số 5, đoạn 32.

7. Paramajjadhammesu. Lý thuyết của Gotama là tối thượng, cao nhất trong các giáo lý đương thời, tức của lục sư ngoại đạo.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Toán số gia Mục-liên

Hỏi trình tự tu hành

Trong Pháp và Luật

Phật Ðấng Thiện thệ đáp liền.

Thành tựu Giới trước tiên

Thứ hai, gìn giữ tâm
Khi căn trần xúc đối
Khiến ô nhiễm không sinh.

Ba uống ăn chừng mực

Ðủ duy trì cơ thể
Bốn chú tâm cảnh giác
Phòng chướng ngại tham sân.

Năm đứng ngồi giác tỉnh

Chánh niệm từng uy nghi

Sáu tìm nơi an tịnh
Dứt triền cái, chứng thiền.

Ðây sáu việc cần làm
Của người chưa chứng thánh

Nhưng bậc thánh vẫn làm

Ðể hiện tại vui an.

Dù được dạy như thế
Mà kẻ chứng, người không

Vì Phật chỉ con đường
Ai không theo khó chứng.

Những người thiếu đức tin

Xuất gia vì sinh kế
Thờ ơ sa môn hạnh
Khó theo Go-ta-ma;

Những thiện gia nam tử

Vì lòng tin xuất gia

Sống chú tâm tỉnh giác

Sẽ gần đức Thích Ca.

Ngài là vị tối cao
Trong các thầy giáo đạo

Con trọn đời quy kính

Tôn giả Go-ta-ma.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

107. Gaṇakamoggallānasuttaṃ [Mūla]

74. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati pubbārāme migāramātupāsāde. Atha kho gaṇakamoggallāno [gaṇakamoggalāno (ka.)] brāhmaṇo yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho gaṇakamoggallāno brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca : ''seyyathāpi, bho gotama, imassa migāramātupāsādassa dissati anupubbasikkhā anupubbakiriyā anupubbapaṭipadā yadidaṃ : yāva pacchimasopānakaḷevarā imesampi hi, bho gotama, brāhmaṇānaṃ dissati anupubbasikkhā anupubbakiriyā anupubbapaṭipadā yadidaṃ : ajjhene imesampi hi, bho gotama, issāsānaṃ dissati anupubbasikkhā anupubbakiriyā anupubbapaṭipadā yadidaṃ : issatthe [issatte (ka.)]. Amhākampi hi, bho gotama, gaṇakānaṃ gaṇanājīvānaṃ dissati anupubbasikkhā anupubbakiriyā anupubbapaṭipadā yadidaṃ : saṅkhāne. Mayañhi, bho gotama, antevāsiṃ labhitvā paṭhamaṃ evaṃ gaṇāpema : 'ekaṃ ekakaṃ, dve dukā, tīṇi tikā, cattāri catukkā, pañca pañcakā, cha chakkā, satta sattakā, aṭṭha aṭṭhakā, nava navakā, dasa dasakāti satampi mayaṃ, bho gotama, gaṇāpema, bhiyyopi gaṇāpema. Sakkā nu kho, bho gotama, imasmimpi dhammavinaye evameva anupubbasikkhā anupubbakiriyā anupubbapaṭipadā paññapetunti?

75. ''Sakkā , brāhmaṇa, imasmimpi dhammavinaye anupubbasikkhā anupubbakiriyā anupubbapaṭipadā paññapetuṃ. Seyyathāpi, brāhmaṇa, dakkho assadammako bhaddaṃ assājānīyaṃ labhitvā paṭhameneva mukhādhāne kāraṇaṃ kāreti, atha uttariṃ kāraṇaṃ kāreti evameva kho, brāhmaṇa, tathāgato purisadammaṃ labhitvā paṭhamaṃ evaṃ vineti : 'ehi tvaṃ, bhikkhu, sīlavā hohi, pātimokkhasaṃvarasaṃvuto viharāhi ācāragocarasampanno aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī, samādāya sikkhassu sikkhāpadesūti. ''Yato kho, brāhmaṇa, bhikkhu sīlavā hoti, pātimokkhasaṃvarasaṃvuto viharati ācāragocarasampanno aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī, samādāya sikkhati sikkhāpadesu, tamenaṃ tathāgato uttariṃ vineti : 'ehi tvaṃ, bhikkhu, indriyesu guttadvāro hohi, cakkhunā rūpaṃ disvā mā nimittaggāhī hohi mānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṃ cakkhundriyaṃ asaṃvutaṃ viharantaṃ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṃ tassa saṃvarāya paṭipajjāhi rakkhāhi cakkhundriyaṃ, cakkhundriye saṃvaraṃ āpajjāhi. Sotena saddaṃ sutvā - pe - ghānena gandhaṃ ghāyitvā - pe - jivhāya rasaṃ sāyitvā - pe - kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā - pe - manasā dhammaṃ viññāya mā nimittaggāhī hohi mānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṃ manindriyaṃ asaṃvutaṃ viharantaṃ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṃ tassa saṃvarāya paṭipajjāhi rakkhāhi manindriyaṃ, manindriye saṃvaraṃ āpajjāhīti. ''Yato kho, brāhmaṇa, bhikkhu indriyesu guttadvāro hoti, tamenaṃ tathāgato uttariṃ vineti : 'ehi tvaṃ, bhikkhu, bhojane mattaññū hohi. Paṭisaṅkhā yoniso āhāraṃ āhāreyyāsi : neva davāya na madāya na maṇḍanāya na vibhūsanāya, yāvadeva imassa kāyassa ṭhitiyā yāpanāya vihiṃsūparatiyā brahmacariyānuggahāya : iti purāṇañca vedanaṃ paṭihaṅkhāmi, navañca vedanaṃ na uppādessāmi, yātrā ca me bhavissati anavajjatā ca phāsuvihāro cāti. ''Yato kho, brāhmaṇa , bhikkhu bhojane mattaññū hoti, tamenaṃ tathāgato uttariṃ vineti : 'ehi tvaṃ, bhikkhu, jāgariyaṃ anuyutto viharāhi, divasaṃ caṅkamena nisajjāya āvaraṇīyehi dhammehi cittaṃ parisodhehi, rattiyā paṭhamaṃ yāmaṃ caṅkamena nisajjāya āvaraṇīyehi dhammehi cittaṃ parisodhehi, rattiyā majjhimaṃ yāmaṃ dakkhiṇena passena sīhaseyyaṃ kappeyyāsi pāde pādaṃ accādhāya sato sampajāno uṭṭhānasaññaṃ manasikaritvā, rattiyā pacchimaṃ yāmaṃ paccuṭṭhāya caṅkamena nisajjāya āvaraṇīyehi dhammehi cittaṃ parisodhehīti. ''Yato kho, brāhmaṇa, bhikkhu jāgariyaṃ anuyutto hoti, tamenaṃ tathāgato uttariṃ vineti : 'ehi tvaṃ, bhikkhu, satisampajaññena samannāgato hohi, abhikkante paṭikkante sampajānakārī , ālokite vilokite sampajānakārī, samiñjite pasārite sampajānakārī, saṅghāṭipattacīvaradhāraṇe sampajānakārī, asite pīte khāyite sāyite sampajānakārī , uccārapassāvakamme sampajānakārī, gate ṭhite nisinne sutte jāgarite bhāsite tuṇhībhāve sampajānakārīti. ''Yato kho, brāhmaṇa, bhikkhu satisampajaññena samannāgato hoti, tamenaṃ tathāgato uttariṃ vineti : 'ehi tvaṃ, bhikkhu, vivittaṃ senāsanaṃ bhajāhi araññaṃ rukkhamūlaṃ pabbataṃ kandaraṃ giriguhaṃ susānaṃ vanapatthaṃ abbhokāsaṃ palālapuñjanti. So vivittaṃ senāsanaṃ bhajati araññaṃ rukkhamūlaṃ pabbataṃ kandaraṃ giriguhaṃ susānaṃ vanappatthaṃ abbhokāsaṃ palālapuñjaṃ. So pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā, ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya, parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. So abhijjhaṃ loke pahāya vigatābhijjhena cetasā viharati, abhijjhāya cittaṃ parisodheti byāpādapadosaṃ pahāya abyāpannacitto viharati sabbapāṇabhūtahitānukampī, byāpādapadosā cittaṃ parisodheti thinamiddhaṃ [thīnamiddhaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] pahāya vigatathinamiddho viharati ālokasaññī sato sampajāno, thinamiddhā cittaṃ parisodheti uddhaccakukkuccaṃ pahāya anuddhato viharati ajjhattaṃ vūpasantacitto, uddhaccakukkuccā cittaṃ parisodheti vicikicchaṃ pahāya tiṇṇavicikiccho viharati akathaṃkathī kusalesu dhammesu, vicikicchāya cittaṃ parisodheti.

76. ''So ime pañca nīvaraṇe pahāya cetaso upakkilese paññāya dubbalīkaraṇe vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ - pe - dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Pītiyā ca virāgā... tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Sukhassa ca pahānā... catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. ''Ye kho te, brāhmaṇa, bhikkhū sekkhā [sekhā (sabbattha)] apattamānasā anuttaraṃ yogakkhemaṃ patthayamānā viharanti tesu me ayaṃ evarūpī anusāsanī hoti. Ye pana te bhikkhū arahanto khīṇāsavā vusitavanto katakaraṇīyā ohitabhārā anuppattasadatthā parikkhīṇabhavasaṃyojanā sammadaññā vimuttā tesaṃ ime dhammā diṭṭhadhammasukhavihārāya ceva saṃvattanti, satisampajaññāya cāti. Evaṃ vutte, gaṇakamoggallāno brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca : ''kiṃ nu kho bhoto gotamassa sāvakā bhotā gotamena evaṃ ovadīyamānā evaṃ anusāsīyamānā sabbe accantaṃ niṭṭhaṃ nibbānaṃ ārādhentntti udāhu ekacce nārādhentīti? ''appekacce kho, brāhmaṇa, mama sāvakā mayā evaṃ ovadīyamānā evaṃ anusāsīyamānā accantaṃ niṭṭhaṃ nibbānaṃ ārādhenti, ekacce nārādhentīti. ''Ko nu kho, bho gotama, hetu ko paccayo yaṃ tiṭṭhateva nibbānaṃ, tiṭṭhati nibbānagāmī maggo, tiṭṭhati bhavaṃ gotamo samādapetā atha ca pana bhoto gotamassa sāvakā bhotā gotamena evaṃ ovadīyamānā evaṃ anusāsīyamānā appekacce accantaṃ niṭṭhaṃ nibbānaṃ ārādhenti, ekacce nārādhentīti?

77. ''Tena hi, brāhmaṇa, taṃyevettha paṭipucchissāmi. Yathā te khameyya tathā naṃ byākareyyāsi. Taṃ kiṃ maññasi , brāhmaṇa, kusalo tvaṃ rājagahagāmissa maggassāti? ''evaṃ, bho, kusalo ahaṃ rājagahagāmissa maggassāti. ''Taṃ kiṃ maññasi, brāhmaṇa, idha puriso āgaccheyya rājagahaṃ gantukāmo. So taṃ upasaṅkamitvā evaṃ vadeyya : 'icchāmahaṃ, bhante, rājagahaṃ gantuṃ tassa me rājagahassa maggaṃ upadisāti. Tamenaṃ tvaṃ evaṃ vadeyyāsi : 'ehambho [evaṃ bho (sī. pī.)] purisa, ayaṃ maggo rājagahaṃ gacchati. Tena muhuttaṃ gaccha, tena muhuttaṃ gantvā dakkhissasi amukaṃ nāma gāmaṃ, tena muhuttaṃ gaccha, tena muhuttaṃ gantvā dakkhissasi amukaṃ nāma nigamaṃ tena muhuttaṃ gaccha, tena muhuttaṃ gantvā dakkhissasi rājagahassa ārāmarāmaṇeyyakaṃ vanarāmaṇeyyakaṃ bhūmirāmaṇeyyakaṃ pokkharaṇīrāmaṇeyyakanti. So tayā evaṃ ovadīyamāno evaṃ anusāsīyamāno ummaggaṃ gahetvā pacchāmukho gaccheyya. Atha dutiyo puriso āgaccheyya rājagahaṃ gantukāmo. So taṃ upasaṅkamitvā evaṃ vadeyya : 'icchāmahaṃ, bhante, rājagahaṃ gantuṃ tassa me rājagahassa maggaṃ upadisāti. Tamenaṃ tvaṃ evaṃ vadeyyāsi : 'ehambho purisa, ayaṃ maggo rājagahaṃ gacchati. Tena muhuttaṃ gaccha, tena muhuttaṃ gantvā dakkhissasi amukaṃ nāma gāmaṃ tena muhuttaṃ gaccha, tena muhuttaṃ gantvā dakkhissasi amukaṃ nāma nigamaṃ tena muhuttaṃ gaccha, tena muhuttaṃ gantvā dakkhissasi rājagahassa ārāmarāmaṇeyyakaṃ vanarāmaṇeyyakaṃ bhūmirāmaṇeyyakaṃ pokkharaṇīrāmaṇeyyakanti. So tayā evaṃ ovadīyamāno evaṃ anusāsīyamāno sotthinā rājagahaṃ gaccheyya. Ko nu kho, brāhmaṇa, hetu ko paccayo yaṃ tiṭṭhateva rājagahaṃ , tiṭṭhati rājagahagāmī maggo, tiṭṭhasi tvaṃ samādapetā atha ca pana tayā evaṃ ovadīyamāno evaṃ anusāsīyamāno eko puriso ummaggaṃ gahetvā pacchāmukho gaccheyya, eko sotthinā rājagahaṃ gaccheyyāti? ''ettha kyāhaṃ, bho gotama, karomi? maggakkhāyīhaṃ, bho gotamāti. ''Evameva kho, brāhmaṇa, tiṭṭhateva nibbānaṃ, tiṭṭhati nibbānagāmī maggo, tiṭṭhāmahaṃ samādapetā atha ca pana mama sāvakā mayā evaṃ ovadīyamānā evaṃ anusāsīyamānā appekacce accantaṃ niṭṭhaṃ nibbānaṃ ārādhenti, ekacce nārādhenti. Ettha kyāhaṃ, brāhmaṇa, karomi? maggakkhāyīhaṃ, brāhmaṇa, tathāgatoti.

78. Evaṃ vutte, gaṇakamoggallāno brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca : ''yeme, bho gotama, puggalā assaddhā jīvikatthā na saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitā saṭhā māyāvino ketabino [keṭubhino (sī. syā. kaṃ. pī.)] uddhatā unnaḷā capalā mukharā vikiṇṇavācā indriyesu aguttadvārā bhojane amattaññuno jāgariyaṃ ananuyuttā sāmaññe anapekkhavanto sikkhāya na tibbagāravā bāhulikā [bāhullikā (syā. kaṃ.)] sāthalikā okkamane pubbaṅgamā paviveke nikkhittadhurā kusītā hīnavīriyā muṭṭhassatino asampajānā asamāhitā vibbhantacittā duppaññā eḷamūgā, na tehi bhavaṃ gotamo saddhiṃ saṃvasati. ''Ye pana te kulaputtā saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitā asaṭhā amāyāvino aketabino anuddhatā anunnaḷā acapalā amukharā avikiṇṇavācā indriyesu guttadvārā bhojane mattaññuno jāgariyaṃ anuyuttā sāmaññe apekkhavanto sikkhāya tibbagāravā nabāhulikā nasāthalikā okkamane nikkhittadhurā paviveke pubbaṅgamā āraddhavīriyā pahitattā upaṭṭhitassatino sampajānā samāhitā ekaggacittā paññavanto aneḷamūgā, tehi bhavaṃ gotamo saddhiṃ saṃvasati. ''Seyyathāpi , bho gotama, ye keci mūlagandhā, kālānusāri tesaṃ aggamakkhāyati ye keci sāragandhā, lohitacandanaṃ tesaṃ aggamakkhāyati ye keci pupphagandhā, vassikaṃ tesaṃ aggamakkhāyati evameva bhoto gotamassa ovādo paramajjadhammesu. ''Abhikkantaṃ , bho gotama, abhikkantaṃ, bho gotama! seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya : 'cakkhumanto rūpāni dakkhantīti evamevaṃ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṃ bhavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gatanti.

Gaṇakamoggallānasuttaṃ niṭṭhitaṃ sattamaṃ.

107. Gaṇakamoggallānasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

74. Evaṃ me sutanti gaṇakamoggallānasuttaṃ. Tattha yāva pacchimasopānakaḷevarāti yāva paṭhamasopānaphalakā ekadivaseneva sattabhūmiko pāsādo na sakkā kātuṃ, vatthuṃ sodhetvā thambhussāpanato paṭṭhāya pana yāva cittakammakaraṇā anupubbakiriyā cettha paññāyatīti dasseti. Yadidaṃ ajjheneti tayopi vedā na sakkā ekadivaseneva adhīyituṃ, etesaṃ ajjhenepi pana anupubbakiriyāva paññāyatīti dasseti. Issattheti āvudhavijjāyapi ekadivaseneva vālavedhi nāma na sakkā kātuṃ, ṭhānasampādanamuṭṭhikaraṇādīhi pana etthāpi anupubbakiriyā paññāyatīti dasseti. Saṅkhāneti gaṇanāya. Tattha anupubbakiriyaṃ attanāva dassento evaṃ gaṇāpemātiādimāha.

75. Seyyathāpi brāhmaṇāti idha bhagavā yasmā bāhirasamaye yathā yathā sippaṃ uggaṇhanti, tathā tathā kerāṭikā honti, tasmā attano sāsanaṃ bāhirasamayena anupametvā bhadraassājānīyena upamento seyyathāpītiādimāha. Bhadro hi assājānīyo yasmiṃ kāraṇe damito hoti, taṃ jīvitahetupi nātikkamati. Evameva sāsane sammāpaṭipanno kulaputto sīlavelaṃ nātikkamati. Mukhādhāneti mukhaṭṭhapane.

76. Satisampajaññāya cāti satisampajaññāhi samaṅgibhāvatthāya. Dve hi khīṇāsavā satatavihārī ca nosatatavihārī ca. Tattha satatavihārī yaṃkiñci kammaṃ katvāpi phalasamāpattiṃ samāpajjituṃ sakkoti, no satatavihārī pana appamattakepi kicce kiccappasuto hutvā phalasamāpattiṃ appetuṃ na sakkoti.

Tatridaṃ vatthu – eko kira khīṇāsavatthero khīṇāsavasāmaṇeraṃ gahetvā araññavāsaṃ gato, tattha mahātherassa senāsanaṃ pattaṃ, sāmaṇerassa na pāpuṇāti, taṃ vitakkento thero ekadivasampi phalasamāpattiṃ appetuṃ nāsakkhi. Sāmaṇero pana temāsaṃ phalasamāpattiratiyā vītināmetvā ‘‘sappāyo, bhante, araññavāso jāto’’ti theraṃ pucchi. Thero ‘‘na jāto, āvuso’’ti āha. Iti yo evarūpo khīṇāsavo, so ime dhamme ādito paṭṭhāya āvajjitvāva samāpajjituṃ sakkhissatīti dassento ‘‘satisampajaññāya cā’’ti āha.

78. Yeme, bho gotamāti tathāgate kira kathayanteva brāhmaṇassa ‘‘ime puggalā na ārādhenti, ime ārādhentī’’ti nayo udapādi, taṃ dassento evaṃ vattumāraddho.

Paramajjadhammesūti ajjadhammā nāma chasatthāradhammā, tesu gotamavādova, paramo uttamoti attho. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Gaṇakamoggallānasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.