Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 08.2.2021 _ 104. Kinh Sāmagāma  (Sāmagāma Sutta) _ "Hoá Giải Những Nguyên Nhân Phân Hoá"

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 08.2.2021 _ 104. Kinh Sāmagāma (Sāmagāma Sutta) _ "Hoá Giải Những Nguyên Nhân Phân Hoá"

Monday, 08/02/2021, 19:01 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 08.2.2021

104. Kinh Sāmagāma (Sāmagāma Sutta)

Hoá Giải Những Nguyên Nhân Phân Hoá

Sāmagāma là tên một thị trấn của vưong quốc dòng Sakka (Thích Ca). Bản Việt dịch ghi là Kinh Làng Sāma. Dịch tên địa danh như vầy không thích hợp mà nên giữ nguyên chữ Sāmagāma (thí dụ nên thành phố Bangkok không nên dịch là thành phố Làng Kok). Chính tại nơi nầy Tôn giả Cunda Samanuddesa trình với thầy tế độ của mình là Tôn giả Ānanda về sự phân hoá của ngoại giáo Nigaṇṭha. Samanuddesa có nghĩa là người tập sự. Ở đây là danh từ riêng không phải là sa di. Vị nầy là một tỳ kheo em út của Tôn giả Sāriputta do vậy trong bản dịch tiếng Việt gọi Tôn giả Cunda là sa di Cunda là không chính xác.

Sau khi nghe trình bày về sự tranh luận bất hoà của những Nigaṇṭha, Đức Phật đã dạy về những phương cách giảm thiểu bất hoà trong Tăng chúng. Đức Thế Tôn đặc biệt lưu ý là chư tăng cần luôn hướng đến mẫu số chung là tinh hoa của giáo pháp và nhận thức rõ về bản chất hệ lụy phiền não của tranh chấp. Ngài cũng dạy về bảy nguyên tắc làm lắng dịu tranh tụng trong Tăng chúng và những điều nầy trở thành những học giới trong giới bổn của chư tỳ kheo. Sau cùng Bậc Đạo Sư dạy về sáu pháp hoà kính.

503. Bài học từ một sự phân hoá

Sự phân hoá bất đồng vốn là điều thường xẩy ra trong xã hội loài người kể cả trong tất cả tôn giáo:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở giữa các vị Sakka (Thích Ca), tại Samāgama (Xá-di thôn).

Lúc bấy giờ, Nigaṇṭha Nātaputta vừa mới tạ thế ở Pava. Sau khi vị này tạ thế, các vị Nigantha chia ra làm hai phái, chia rẽ nhau, tranh chấp nhau, tranh luận nhau và sống tàn hại nhau với binh khí miệng lưỡi. "Ông không biết Pháp và Luật này, ta biết Pháp và Luật này. Sao Ông có thể biết Pháp và Luật này? Ông theo tà hạnh, ta theo chánh hạnh. Lời nói ta tương ưng, lời nói Ông không tương ưng. Ðiều đáng nói trước, Ông nói sau; điều đáng nói sau, Ông nói trước. Ðiều Ông quan niệm, trình bày đã bị đảo lộn. Quan điểm của Ông đã bị thách đố. Ông đã bị đánh bại. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ông. Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ông có thể làm được!" Hình như các đệ tử của Nigaṇṭha Nātaputta muốn tàn hại lẫn nhau. Chính các đệ tử cư sĩ mặc đồ trắng của Nigaṇṭha Nātaputta cũng chán ngấy, cơ hiềm, và phản đối các Nigantha, vì pháp luật của họ đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.

Rồi Sa-di Cunda, sau khi an cư mùa mưa ở Pava, đến thăm Tôn giả Ānanda ở Sāmagāma, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ānanda và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Sa-di Cunda bạch Tôn giả Ānanda:

-- Bạch Tôn giả, Nigaṇṭha Nātaputta đã từ trần ở Pāvā. Sau khi vị này tạ thế, các Nigaṇṭha chia ra làm hai phái... tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda nói với Sa di Cunda:

-- Này Hiền giả Cunda, đây là vấn đề đáng đưa ra để yết kiến Thế Tôn. Này Hiền giả Cunda, chúng ta hãy đi yết kiến Thế Tôn; sau khi đến, chúng ta hãy trình bày vấn đề này để Thế Tôn biết.

-- Thưa vâng, Tôn giả.

Sa di Cunda vâng lời Tôn giả Ānanda. Rồi Tôn giả Ānanda cùng với Sa di Cunda đi đến yết kiến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Sa di Cunda có nói: " Nigaṇṭha Nātaputta đã từ trần ở Pāvā. Sau khi vị này từ trần, các vị Nigaṇṭha chia ra làm hai phái... tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ". Bạch Thế Tôn, con nghĩ như sau: "Sau khi Thế Tôn nhập diệt, chớ để cho tranh luận khởi lên giữa Tăng chúng. Tranh luận ấy đưa đến sự bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài người".

504. Hãy luôn ghi nhớ cái gì là trọng điểm

Đức Phật khi nghe về sự phân hoá của các Nigaṇṭha đã nhắc nhở chư Tăng đệ tử Phật cần ghi nhớ thế nào là tinh hoa của giáo pháp mà tất cả nên đồng thuận học hỏi và tu tập:

-- Này Ānanda, Ông nghĩ thế nào? Những pháp Ta dạy cho các Ông với thượng trí, như Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần, Thánh đạo tám ngành. Ông có thấy chăng, này Ānanda, có hai Tỷ-kheo đối với những pháp này tuyên bố sai khác nhau?

-- Bạch Thế Tôn, những pháp Thế Tôn dạy cho con với thượng trí, như Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần, Thánh đạo tám ngành, con không thấy cho đến hai Tỷ-kheo đối với những pháp này tuyên bố sai khác nhau. Bạch Thế Tôn, và những người nào sống y cứ sùng kính Thế Tôn, những người ấy sau khi Thế Tôn nhập diệt, có thể khởi lên những tranh luận giữa tăng chúng, hoặc về Tăng thượng hoạt mạng, hoặc về Tăng thượng Giới bổn (Pātimokkha). Tranh luận ấy đem đến bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người.

-- Là nhỏ nhặt, này Ānanda, là sự tranh luận ấy, tức là tranh luận về Tăng thượng hoạt mạng hay Tăng thượng giới bổn. Này Ananda, sự tranh luận khởi lên giữa Tăng chúng về con đường (magga) hay về đường hướng tu hành (paṭipada), sự tranh luận ấy mới đưa đến bất an cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người.

505. Tất cả tranh chấp đều bắt nguồn từ phiền não

Cần luôn tự nhắc là tất cả tranh chấp bất hoà đề do nguyên nhân phiền não. Không có gì đáng để hãnh diện, tự hào với những sự kiện như vậy:

Này Ānanda, có sáu căn bản tranh chấp này. Thế nào là sáu? Ở đây, Tỷ-kheo phẫn nộ, sân hận. Này Ānanda, vị Tỷ-kheo nào phẩn nộ, sân hận, vị ấy sống không cung kính, không tôn trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính, không tôn trọng Pháp; sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng, và sống không viên mãn sự học tập. Này Ānanda, Tỷ-kheo nào sống không cung kính, không tôn trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính, không tôn trọng Pháp; sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng; và sống không viên mãn sự học tập, vị ấy khởi lên tranh luận giữa Tăng chúng. Sự tranh luận nào đưa đến bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người.

Này Ānanda, nếu Ông thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa các người khác, ở đây, này Ānanda, Ông phải tinh tấn đoạn trừ ác căn bản tranh luận ấy. Này Ānanda, nếu Ông không thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa các người khác; ở đây, này Ānanda, Ông phải theo một đường hướng để không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận ấy. Có sự đoạn diệt ác căn bản tranh luận ấy, như vậy mới không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận ấy như vậy.

Lại nữa này Ānanda, vị Tỷ-kheo hiềm hận não hại... tật đố, xan tham... gian manh, xảo trá... ác dục tà kiến... chấp thủ thế trí, cố chấp, khó thuyết phục. Này Ānanda, Tỷ-kheo nào chấp thủ thế trí, cố chấp khó thuyết phục, vị ấy sống không cung kính, không tôn trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính, không tôn trọng Pháp; sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng; và sống không viên mãn sự học tập. Này Ananda, vị Tỷ-kheo nào sống không cung kính, không tôn trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính, không tôn trọng Pháp; sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng; và sống không viên mãn sự học tập, vị ấy khởi lên sự tranh luận giữa Tăng chúng. Sự tranh luận nào đưa đến bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người, này Ānanda, nếu Ông thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa các người khác, ở đây, này Ānanda, Ông phải tinh tấn đoạn trừ ác căn bản tranh luận ấy. Này Ānanda, nếu Ông không thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa người khác, ở đây, này Ānanda, Ông phải theo một đường hướng để không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận ấy. Có sự đoạn diệt ác căn bản tranh luận ấy, như vậy mới không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận như vậy. Những pháp này, này Ānanda, là sáu căn bản tranh chấp.

506. Bốn thứ bất hoà

Không phải sự tranh luận nào cũng giống nhau. Cần phân biệt rõ:

Này Ānanda, có bốn tránh sự này. Thế nào là bốn? Tránh sự khởi lên do tranh luận, tránh sự khởi lên do chỉ trích, tránh sự khởi lên do phạm giới tội, tránh sự khởi lên do trách nhiệm (kiccādhikaraṇaṃ: hành tránh sự). Những pháp này, này Ānanda, là bốn tránh sự.

507. Bảy cách diệt trừ sự chia rẽ

Bảy cách diệt trừ sự chia rẽ là bảy nguyên tắc để tránh sự chia rẽ trong tăng chúng. Bảy pháp nầy của là bảy học giới trong giới bổn của một tỳ kheo:

Nhưng này Ānanda, có bảy diệt tránh pháp này để giải quyết diệt trừ các tránh pháp thỉnh thoảng khởi lên: phán quyết với sự hiện diện cần được ban cho (sammukhāvinayo dātabbo: ưng dữ hiện tiền tỳ- ni), phán quyết ức niệm cần được ban cho (sativinaya dātabbo: ưng dữ ức niệm tỳ-ni), phán quyết bất si cần được ban cho (amūḷhavinayo dātabbo: ưng dữ bất si tỳ-ni), quyết định tùy theo thú nhận (paṭiññāya kāretabbam), quyết định đa số (yebhuya ssikā: đa nhân mích tội), quyết định tùy theo giới tội người phạm (tassa pāpiyyasikā), trải cỏ che lấp (tinavatthā rako: như thảo phú địa).

Này Ānanda, thế nào là phán quyết với sự hiện diện cần được ban cho? Ở đây, này Ānanda, các Tỷ-kheo tranh chấp nhau: "Ðây là pháp, hay đây là phi pháp, hay đây là luật, hay đây là phi luật". Này Ānanda, tất cả các Tỷ-kheo ấy phải tập hợp hòa hợp với nhau, sau khi tập hợp, pháp quy chế (dhammanetti) phải được thảo luận, phân tích. Sau khi pháp quy chế được thảo luận, phân tích, ở đây, làm thế nào để đồng nhất đạt được, như vậy, tránh sự phải được giải quyết. Như vậy, này Ānanda, là phán quyết với sự hiện diện; và như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh sự tức là dùng phán quyết với sự hiện diện.

Và này Ānanda, thế nào là quyết định đa số (yebbuyyasikā)? Này Ānanda, nếu các Tỷ-kheo kia không có thể giải quyết tránh ấy tại trú xứ ấy, thời này Ānanda, các vị Tỷ-kheo kia cần phải đi đến chỗ trú xứ có nhiều Tỷ-kheo hơn, tại đấy tất cả các Tỷ-kheo phải hòa đồng tập hợp lại; sau khi tập hợp, pháp quy chế (dhammanetti) phải được thảo luận, phân tích. Sau khi pháp quy chế được thảo luận, phân tích, ở đây làm thế nào, để đồng nhất đạt được như vậy, tránh sự phải được giải quyết. Như vậy, này Ānanda, là sự giải quyết một số tránh sự tức là dùng sự quyết định đa số.

Và này Ānanda, thế nào phán quyết ức niệm? Ở đây, này Ānanda, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo về một trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di, nói rằng: "Tôn giả có nhớ Tôn giả đã phạm trọng tội như thế này không, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?" Vị ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, tôi không nhớ tôi đã phạm trọng tội như vậy, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di". Như vậy, này Ānanda, một phán quyết ức niệm cần phải cho Tỷ-kheo ấy. Như vậy, này Ānanda, là phán quyết ức niệm. Như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh sự tức là nhờ phán quyết ức niệm.

Và này Ānanda, thế nào là phán quyết bất si? Ở đây, này Ānanda, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo về một trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di nói rằng: "Tôn giả có nhớ Tôn giả đã phạm trọng tội như thế này không, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?" Vị ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, tôi không nhớ tôi đã phạm trọng tội như vậy, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di". Tỷ-kheo ấy bị các vị Tỷ-kheo kia dồn ép phải thú nhận: "Tôn giả hãy biết cho rõ ràng, nếu Tôn giả có nhớ có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di". Tỷ-kheo ấy trả lời như sau: "Này Chư Hiền, tôi đã bị cuồng si, tâm trí tôi điên đảo; do tôi cuồng si như vậy, nhiều việc đã được tôi làm, tôi nói không xứng Sa-môn hạnh. Vì bị cuồng si, tôi không nhớ đã làm như vậy". Này Ānanda, phán quyết bất si cần phải cho Tỷ-kheo ấy. Như vậy, này Ānanda, là phán quyết bất si. Và như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh pháp, tức là nhờ phán quyết bất si.

Và này Ānanda, thế nào là quyết định tùy theo thú nhận? Ở đây, này Ānanda, bị buộc tội hay không bị buộc tội, Tỷ-kheo nhớ một giới tội, tỏ lộ, trình bày. Tỷ-kheo ấy phải đến một Tỷ-kheo lớn tuổi hơn, đắp y phía một bên vai, đảnh lễ chân vị ấy, ngồi gối hai chân, chấp tay và nói như sau: "Bạch Tôn giả, tôi có phạm giới tội tên như thế này, nay xin sám hối". Tỷ-kheo kia nói như sau: "Ông có thấy chăng?"- "Tôi có thấy" -- "Ông có gìn giữ trong tương lai không?" -- "Tôi sẽ gìn giữ". Như vậy, này Ananda, là quyết định tùy theo thú nhận, như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh sự tức là nhờ quyết định tùy theo thú nhận.

Và này Ānanda, thế nào là quyết định tùy theo giới tội người phạm? Ở đây, này Ānanda, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo về một trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di, nói rằng: "Tôn giả có nhớ Tôn giả đã phạm trọng tội như thế này không, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?" Vị ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, tôi không nhớ tôi đã phạm trọng tội như vậy, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di". Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo kia dồn ép phải tỏ lộ ra: "Tôn giả hãy biết cho rõ ràng, nếu Tôn giả có nhớ có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?" Tỷ-kheo ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, tôi không có nhớ tôi có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di. Chư Hiền, tôi nhớ tôi có phạm khinh tội như thế này". Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo kia dồn ép phải tỏ lộ: "Tôn giả hãy biết cho rõ ràng, nếu Tôn giả nhớ có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di hoặc gần Ba-la-di?". Vị ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, dầu không ai hỏi tội, tôi sẽ thú nhận có phạm khinh tội như thế này, làm sao tôi có thể, khi có người hỏi tôi, lại không thú nhận có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba la di, hoặc gần Ba-la-di?" Vị kia nói như sau: "Này Hiền giả, dầu Ông có phạm khinh tội này, nếu không hỏi, Ông sẽ không thú nhận, làm sao khi đã phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di, nếu có hỏi, Ông lại có thể thú nhận? Tôn giả hãy biết rõ ràng, nếu Tôn giả nhớ có phạm trọng tội như thế này không, hoặc Ba-la-di. hoặc gần Ba-la-di?" Vị ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, tôi nhớ, tôi có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di. Ðiều tôi đã nói như vậy, là nói chơi, điều tôi đã nói như vậy là để cười (rava) Tôi không có nhớ tôi đã phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di". Như vậy, này Ānanda, là quyết định tùy theo giới tội người phạm. Và như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh tội, tức là nhờ quyết định tùy theo giới tội người phạm.

Và này Ānanda, thế nào là trải cỏ che lấp? Ở đây, này Ānanda, một số Tỷ-kheo sống tranh chấp, tranh cãi, tranh luận với nhau, có nhiều việc đã làm, đã nói không xứng Sa-môn hạnh. Tất cả các Tỷ-kheo ấy phải tập hợp hòa đồng với nhau. Sau khi tập hợp, một Tỷ-kheo thông minh có kinh nghiệm hơn của một phe nhóm Tỷ-kheo, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y về phía một bên vai, chắp tay, bạch Tăng chúng, nói rằng: "Chư Tôn giả, Tăng chúng hãy nghe tôi. Khi chúng tôi sống tranh chấp, tranh cãi, tranh luận với nhau, nhiều việc đã làm, đã nói không xứng Sa-môn hạnh. Nếu Tăng chúng xem là phải thời, tôi xin tỏ lộ bất cứ giới tội nào của các Tôn giả này và bất cứ giới tội nào của tôi. Vì lợi ích cho chư Tôn giả và cũng vì lợi ích cho tự thân, tôi xin tỏ lộ giữa Tăng chúng, như lấy cỏ trải ra, trừ các trọng tội, trừ tội liên hệ đến cư sĩ".

Rồi một vị Tỷ-kheo thông minh, kinh nghiệm của nhóm Tỷ-kheo khác, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y về phía một bên vai, chấp tay bạch Tăng chúng, nói rằng: "Chư Tôn giả, Tăng chúng hãy nghe tôi. Khi chúng tôi sống tranh chấp, tranh cãi, tranh luận với nhau, nhiều việc đã làm, đã nói không xứng Sa-môn hạnh. Nếu Tăng chúng xem là phải thời, tôi xin tỏ lộ bất cứ giới tội nào của các Tôn giả này và bất cứ giới tội nào của tôi. Vì lợi ích cho chư Tôn giả và cũng vì lợi ích cho tự thân, tôi xin tỏ lộ giữa Tăng chúng, như lấy cỏ trải ra, trừ các trọng tội, trừ tội liên hệ đến cư sĩ". Như vậy, này Ananda, là trải cỏ che lấp, và như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh pháp, tức là nhờ trải cỏ che lấp.

508. Sáu pháp hoà kính

Không phải chỉ đề cập tới sự giải quyết các tranh chấp, Đức Phật còn dạy về sáu pháp tạo nên sự thân thiện, hoà ái trong sinh hoạt hằng ngày giữa những tỳ kheo. Sáu pháp nầy, thường được gọi là lục hoà, trở nên phổ thông đặc biệt trong Phật giáo Việt Nam mặc dù sự ứng dụng không ứng dụng được như lợi hoà, giới hoà và kiến hoà:

Này Ānanda, có sáu khả niệm pháp này, tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất. Thế nào là sáu?

Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo an trú từ thân nghiệp, đối với các vị đồng Phạm hạnh, chỗ đông người và chỗ vắng người. Khả niệm pháp này, tác thành khả ái, tác thành tôn kính đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Và lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo an trú từ khẩu nghiệp, đối với các vị đồng Phạm hạnh, chỗ đông người và chỗ vắng người. Khả niệm pháp này, tác thành khả ái, tác thành tôn kính đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Và lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo an trú từ ý nghiệp đối với các vị đồng Phạm hạnh, chỗ đông người và chỗ vắng người. Khả niệm pháp này tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Và lại nữa, này Ānanda, với mọi sở đắc như pháp, mọi lợi dưỡng đúng pháp cho đến những thọ lãnh trong bình bát, Tỷ-kheo là vị san sẻ các lợi dưỡng như vậy, là vị thọ hưởng chúng cùng với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức. Khả niệm pháp này cũng tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Và lại nữa, này Ānanda, đối với mọi giới luật nào, không sứt mẻ, không tỳ, không vết, không ô uế, giải thoát, được người trí tán thán, không chấp thủ, đưa đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu những giới luật như vậy cùng với các vị đồng Phạm hạnh giữa chỗ đông người và tại chỗ vắng người. Khả niệm pháp này cũng tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Và lại nữa, này Ānanda, đối với mọi tri kiến thánh thiện, đưa đến xuất ly, dẫn đến sự chơn chánh, đoạn diệt khổ đau cho những ai thực hành theo, Tỷ-kheo sống thành tựu những tri kiến như vậy cùng với các vị đồng Phạm hạnh trước chỗ đông người và tại chỗ vắng người. Khả niệm pháp này cũng tác thành khả ái, tác thành tôn kính đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa đồng, đồng nhất.

Này Ānanda, sáu pháp khả niệm này tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa đồng, đồng nhất. Này Ānanda, nếu Ông thọ trì và thực hành sáu pháp khả niệm này, thời này Ānanda, Ông thấy có những cách nói nào, hoặc tế hoặc thô, khiến Ông không có thể kham nhẫn?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Do vậy, này Ānanda, hãy thọ trì và thực hành sáu pháp khả niệm này, như vậy sẽ đưa đến cho Ông an lạc và hạnh phúc lâu dài.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 104 [tóm tắt]

Kinh Làng Sāma

(Sāmagāma Sutta)

(M.ii, 243)

 

Sau khi Nigaṇṭha Nātaputta từ trần, trong chúng đệ tử của giáo phái này xảy ra tranh chấp, tàn hại lẫn nhau. Sa- di Cunda an cư tại chỗ ấy, chứng kiến sự đổ vỡ của phái Ni-kiền-tử, trở về bạch Tôn giả Ānanda. Tôn giả Ānanda bạch Phật, làm thế nào để sau khi Thế Tôn nhập diệt sẽ không có tình trạng tranh chấp như vậy trong Tăng chúng.

Đức Thế Tôn hỏi Tôn giả Ānanda, có hai vị Tỷ-kheo nào tranh chấp về những pháp Ngài đã dạy, như bốn niệm xứ, bốn chánh cần... cho đến Thánh đạo tám ngành? Tôn giả Ānanda xác nhận là không bao giờ có cuộc tranh chấp dù chỉ giữa hai Tỷ-kheo về các pháp ấy. Nhưng Tôn giả lo rằng sẽ có tranh chấp về nếp sống và về giới luật.... Đức Thế Tôn dạy rằng, đó là những điều không đáng kể. Chính sự tranh chấp về pháp hoặc về đường lối tu hành mới đưa đến bất an, đau khổ cho loài trời, loài người.

Rồi Thế Tôn nêu lên sáu căn bản tranh chấp (sáu tính xấu nơi một người có thể gây nên tranh chấp) là:

1/ Phẫn nộ, sân hận;

2/ Ganh ghét, não hại;

3/ Tật đố, xan tham;

4/ Gian manh, xảo trá;

5/ Ái dục, tà kiến;

6/ Cố chấp, khó nói.

Vị Tỷ-kheo nào có một trong sáu tánh ấy thì sống không tôn trọng bậc Đạo sư, Pháp và Tăng chúng, không viên mãn sự học tập, khởi lên tranh luận. Sự tranh luận ấy gây nên bất hạnh cho đa số, đau khổ cho loài người, loài trời. Đức Phật dạy, nếu thấy những căn bản tranh luận như thế giữa Tăng chúng thì phải tinh tấn đoạn trừ, để không có diễn tiến đến tương lai.

Có bốn tránh sự (việc tranh luận) có thể khởi lên trong Tăng chúng là:

1/ Tránh sự do tranh luận;

2/ Tránh sự do chỉ trích;

3/ Tránh sự do phạm giới luật;

4/ Tránh sự do trách nhiệm.

Khi có tránh sự như trên xảy ra thì có bảy cách giải quyết:

1/ Phán quyết với sự hiện diện (hiện tiền tì-ni) là tập hợp Tăng chúng lại để xét đoán phải trái.

2/ Phán quyết bằng cách nhớ lại (ức niệm tì-ni) là để cho người phạm tội nhớ lại lỗi mình.

3/ Phán xét bằng quyết định đa số (đa nhân mích tội) là khi việc tranh chấp xảy ra tại một trú xứ, các Tỷ-kheo ở đó không giải quyết được thì cần phải đi đến chỗ có nhiều Tỷ- kheo, tại đây tập hợp lại để phán quyết.

4/ Phán quyết bất si (bất si tì-ni) là khi buộc tội một người đã phạm giới trong lúc điên cuồng, khiến họ thú nhận rằng trong cơn điên loạn họ đã làm điều phi pháp phi luật.

5/ Phán quyết tùy theo thú nhận (tự ngôn trị) là khi một vị Tỷ-kheo bị buộc tội hay không bị, tự thú tội trước Tăng chúng.

6/ Phán quyết tùy theo giới tội người phạm (mích tội tướng) là khi một vị Tỷ-kheo phạm trọng tội mà không chịu thú nhận chỉ nhận một lỗi nhỏ hơn, hoặc bảo rằng chỉ nói chơi chứ không phải thật. Như vậy, Tăng chúng phải quyết định tùy theo giới tội người phạm.

7/ Phán quyết bằng cách trải cỏ che lấp (như thảo phú địa) là khi một số Tỷ-kheo sống tranh cãi nhau, nhiều việc đã làm, nhiều lời đã nói, không xứng Sa-môn hạnh. Khi ấy các vị Tỷ-kheo phải tập hợp lại, rồi mỗi bên cử ra một vị Tỷ-kheo thông minh kinh nghiệm làm lễ tác bạch tự thú tội và tỏ lộ tội lỗi của những Tỷ-kheo bên nhóm của mình.

Cuối cùng đức Thế Tôn nêu lên sáu pháp khả niệm đưa đến sự đoàn kết trong Tăng chúng. Đó là các vị Tỷ-kheo sống chung phải san sẻ lợi dưỡng đồng đều, cùng thành tựu một giới luật, cùng san sẻ tri kiến với nhau và an trú từ thân nghiệp, từ khẩu nghiệp, từ ý nghiệp đối với nhau trước mặt cũng như sau lưng.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 104 [dàn ý]

Kinh Làng Sāma

(Sāmagāma Sutta)

(M.ii, 243)

A. Duyên khởi:

Tôn giả Ānanda và Sa-di Cunda trình lên Thế Tôn sự kiện, sau khi Nātaputta tạ thế các Ni-kiền-tử bắt đầu tranh cãi nhau. Hai vị khởi lên mong ước sau khi Thế Tôn nhập diệt, sẽ không có sự tranh cãi giữa các đệ tử của Thế Tôn.

B. Chánh kinh:

I. Thế Tôn dạy những tranh luận và tăng thượng mạn, tăng thượng giới bổn là nhỏ nhặt không quan hệ. Nhưng tranh luận về con đường mới đưa đến bất an cho đa số.

II. Thế Tôn giải thích 6 căn bản tranh chấp.

III. Thế Tôn giải thích 4 tránh sự.

IV. Thế Tôn giải thích 7 diệt tránh pháp để giải quyết các tranh chấp.

V. Thế Tôn giải thích 6 pháp cần phải ghi nhớ.

C. Kết luận:

Tôn giả Ānanda tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 104 [toát yếu]

Kinh Làng Sāma

(Sāmagāma Sutta)

(M.ii, 243)

I. TOÁT YẾU

At Sāma

The Buddha lays down disciplinary procedures for the guidance of the Sangha to ensure its harmonious functioning after his demise.

Tại làng Sāma.

Phật ấn định những điều luật để chỉ đạo cho tăng chúng sống hòa hợp sau khi Ngài Niết-bàn.

II. TÓM TẮT

A. Phật thuyết kinh này ở thôn Xá-di (Sāmagāma) của bộ tộc Thích Ca (Sakka). Sau khi giáo chủ Ni-kiền Tử qua đời ở Pàvà [1], đệ tử chia làm hai phe đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi, khiến cư sĩ của họ chán ngấy, như đã chán ngấy Pháp và luật vụng thuyết không đưa đến giải thoát, do một người chưa đạt hoàn toàn giải thoát giảng dạy; và bây giờ họ không còn nơi nương tựa [2]. Ðây là những gì sa di Cunda [3] thuật lại với tôn giả A-nan. Tôn giả đến bạch Phật. Phật dạy trong Phật pháp không có sự cãi nhau về 37 pháp trợ đạo, nên khỏi lo. A-nan lại lo có tranh luận về giới luật [4]. Phật dạy tranh luận này là việc nhỏ nhặt không đáng kể, chỉ có tranh chấp về Pháp [5] mới đem lại bất an cho đa số.

Rồi Ngài dạy có 6 nguyên nhân tranh chấp [6] là:

- Hiềm hận não hại,

- Khinh miệt lấn lướt,

- Ganh ghét xan tham,

- Gian manh xảo trá,

- Ác dục tà kiến,

- Cố chấp khó xả.

Do 6 gốc rễ này mà tỷ kheo sống không kính Ðạo sư, Pháp và Tăng, không viên mãn học tập. Vậy hãy có phương pháp dứt các tranh chấp đưa đến bất an cho đa số.

B. Các tranh chấp có 4:
- Do tranh luận,

- Do chỉ trích,

- Do phạm giới,

- Do trách nhiệm.

Ðể diệt 4 tránh sự này [7] có 7 nguyên tắc [8]:

1. Hiện tiền tỳ-ni (vinaya: tỳ-ni) [9]: tất cả tỷ kheo phải có mặt để phán quyết một việc tranh cãi theo chỉ đạo của Pháp [10];

2. Quyết định đa số (đa nhân mích tội): khi tránh sự không thể giải quyết tại chỗ, thì phải đi đến một trú xứ nhiều tỷ kheo hơn, rồi tất cả tập hợp để giải quyết;

3. Ức niệm tỳ-ni [11], để cho đương sự tự nhớ lại có phạm tội ba la di hoặc gần ba la di [12] hay không;

4. Bất si tỳ-ni [13]: đương sự bị điên đã làm quấy, tỉnh lại không nhớ;

5. Quyết định tùy theo thú nhận (tự ngôn trị) [14]: là khi một tỷ kheo nhớ 1 giới tội, tỏ lộ với một tỷ kheo lớn tuổi hơn mà sám hối;

6. Quyết định tùy theo giới tội người phạm [15] (Mích tội tướng);

7. Trải cỏ che lấp (Như thảo phú địa) [16]: cả 2 phe lần lượt cử ra một người đứng lên tỏ lộ tội lỗi của những người phe mình để xí xóa cho nhau, trừ những tội trọng và tội liên hệ đến cư sĩ [17].

C. Có sáu pháp khả niệm (lục hòa) đem lại sự hòa hợp [18] cho tăng chúng, đó là:

1) An trú từ thân nghiệp đối với nhau;

2) Từ khẩu nghiệp;

3) Từ ý nghiệp;

4) San sẻ lợi dưỡng;

5) Cùng thành tựu giới luật;

6) Thành tựu tri kiến thánh thiện đưa đến xuất ly.

Thực hành sáu pháp này thì không có một cách nói nào thô hoặc tế mà tỷ kheo không thể chịu nổi [19]. Sáu pháp ấy sẽ mang lại cho tỷ kheo an lạc hạnh phúc lâu dài.

III. CHÚ GIẢI

1. Kinh này mở đầu giống kinh Trường bộ 29, cũng liên quan đến việc duy trì sự hòa hợp của tăng chúng sau khi Phật nhập diệt.

2. Theo Kinh sớ, đền thờ và chỗ tựa ở đây là Nàtaputta, vị giáo chủ đã chết.

3. Sa di Cunda là em trai tôn giả Xá-lợi-phất.

4. Ngay lúc Phật còn ở đời, tranh chấp thuộc loại này cũng đã xảy ra trong chúng tỷ kheo ở Kosambi, được nói trong kinh Trung bộ 48 đoạn 2.

5. Ðây là tranh chấp về Bát thánh đạo hoặc các giác chi khác.

6. Bốn cặp đầu bao gồm các cấu uế làm ô nhiễm tâm nói trong kinh Trung bộ 7.

7. Adhikarana. Horner dịch là legal questions (vấn đề luật pháp) đề cập dông dài trong Luật tạng. Vắn tắt, ngôn tránh (vivādādhikarana) khởi lên khi tỷ kheo cãi nhau về Pháp và Luật; phạm tránh (anuvādādhikarana) khi buộc tội một tỷ kheo phạm giới luật; mích tránh (āphattādhikarana) khi một tỷ kheo phạm giới tìm cách chối tội; sự tránh (kiccādhikarana) liên hệ đến việc thực thi các phận sự của tăng.

8. Adikaranasamatha, chỉ tránh hay diệt tránh. Làm thế nào áp dụng bảy cách diệt tránh để dàn xếp 4 loại tranh chấp, được nói trong Luật tạng.

9. Sammukhāvinaya, Hiền tiền tỳ-ni. Luật giảng là đối diện với, hay với hiện diện của Tăng chúng, Pháp, Luật và những người liên hệ đến việc tranh chấp. Luật này áp dụng cho cả bốn loại tránh sự (chuyện cãi nhau), chỉ khác nhau cách diễn đạt.

10. Dhammanetti samanumajjitabbā, Kinh sớ đưa ví dụ là mười thiện nghiệp và bất thiện nghiệp, ở đây cốt ám chỉ Pháp và Luật.

11. Sativinaya, ức niệm tỳ-ni. Khi một tỳ kheo vô tội mà bị cử tội thì vị ấy phải xin tăng làm pháp yết ma Ức niệm để vị ấy nhớ đầy đủ và chính xác hành vi mình.

12. Tội Ba-la-di, pārājika, là tội đáng trục xuất khỏi tăng chúng. Tội gần Ba-la-di là phạm Tăng tàn sanghādisesa, (cần họp chúng để tỏ lộ và hành sám một thời gian); hoặc phạm những bước đầu tiến đến trọng tội.

13. Amūlhavinaya, Bất si tỳ-ni, Một tỷ kheo trong quá khứ bị bệnhđiênđã phạm những giới tội, khi bình phục được tăng làm pháp này. Tiêu chuẩn để xác định sự điên cuồng là đương sự không nhớ mình đã làm gì trong lúc bị điên.

14. Thủ tục này là phương pháp lập ra để giải tội cho một tì kheo khi phạm một giới tội có thể sám hối để giải tỏa.

15. Pàphiyyāsikā, Mích tội tướng, pháp này dành cho một tỷ kheo thường gây rối, ngu si nhiều lỗi, hoặc sống liên hệ bất đáng với tục gia cư sĩ.

16. Tinavattrāraka, Như thảo phú địa, được áp dụng khi tăng chúng vướng vào một cuộc cãi vã trong đó nhiều tỷ kheo phạm các tiểu giới. Nếu kết tội những vị này thì tranh chấp sẽ kéo dài, nên Kinh dạy phương pháp để giải tỏa, được ví như lấy cỏ phủ lấp trên phân để khử mùi hôi.

17. Những giới tội đáng khiển trách nặng nề thuộc loại Ba-la-di và Tăng tàn. Giới liên hệ cư sĩ là khi vị tỷ kheo phỉ báng người thế tục.

18. Như kinh 48, đoạn 6.

19. Như kinh 21, ám chỉ ví dụ cái cưa.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Gmail

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

104. Sāmagāmasuttaṃ [Mūla]

41. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sakkesu viharati sāmagāme. Tena kho pana samayena nigaṇṭho nāṭaputto [nāthaputto (sī. pī.)] pāvāyaṃ adhunākālaṅkato [kālakato (sī. syā. kaṃ. pī.)] hoti. Tassa kālaṅkiriyāya bhinnā nigaṇṭhā dvedhikajātā [dveḷhakajātā (syā. kaṃ. ka.)] bhaṇḍanajātā kalahajātā vivādāpannā aññamaññaṃ mukhasattīhi vitudantā viharanti : ''na tvaṃ imaṃ dhammavinayaṃ ājānāsi, ahaṃ imaṃ dhammavinayaṃ ājānāmi. Kiṃ tvaṃ imaṃ dhammavinayaṃ ājānissasi! micchāpaṭipanno tvamasi, ahamasmi sammāpaṭipanno. Sahitaṃ me, asahitaṃ te. Purevacanīyaṃ pacchā avaca , pacchāvacanīyaṃ pure avaca. Adhiciṇṇaṃ [aviciṇṇaṃ (sī. pī.)] te viparāvattaṃ. Āropito te vādo. Niggahitosi, cara vādappamokkhāya nibbeṭhehi vā sace pahosīti. Vadhoyeva kho [vadhoyeveko (syā. kaṃ. ka.)] maññe nigaṇṭhesu nāṭaputtiyesu vattati. Yepi nigaṇṭhassa nāṭaputtassa sāvakā gihī odātavasanā tepi nigaṇṭhesu nāṭaputtiyesu nibbinnarūpā [nibbindarūpā (syā. kaṃ. ka.)] virattarūpā paṭivānarūpā yathā taṃ durakkhāte dhammavinaye duppavedite aniyyānike anupasamasaṃvattanike asammāsambuddhappavedite bhinnathūpe appaṭisaraṇe.

42. Atha kho cundo samaṇuddeso pāvāyaṃ vassaṃvuṭṭho [vassaṃvuttho (sī. syā. kaṃ. pī.)] yena sāmagāmo yenāyasmā ānando tenupasaṅkami upasaṅkamitvā āyasmantaṃ ānandaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho cundo samaṇuddeso āyasmantaṃ ānandaṃ etadavoca : ''nigaṇṭho, bhante, nāṭaputto pāvāyaṃ adhunākālaṅkato. Tassa kālaṅkiriyāya bhinnā nigaṇṭhā dvedhikajātā - pe - bhinnathūpe appaṭisaraṇeti. Evaṃ vutte, āyasmā ānando cundaṃ samaṇuddesaṃ etadavoca : ''atthi kho idaṃ, āvuso cunda, kathāpābhataṃ bhagavantaṃ dassanāya. Āyāma, āvuso cunda, yena Bhagavā tenupasaṅkamissāma upasaṅkamitvā etamatthaṃ bhagavato ārocessāmāti. ''Evaṃ, bhanteti kho cundo samaṇuddeso āyasmato ānandassa paccassosi. Atha kho āyasmā ca ānando cundo ca samaṇuddeso yena Bhagavā tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca : ''ayaṃ, bhante, cundo samaṇuddeso evamāha : 'nigaṇṭho , bhante, nāṭaputto pāvāyaṃ adhunākālaṅkato. Tassa kālaṅkiriyāya bhinnā nigaṇṭhā dvedhikajātā - pe - bhinnathūpe appaṭisaraṇeti. Tassa mayhaṃ, bhante, evaṃ hoti : 'māheva bhagavato accayena saṅghe vivādo uppajji svāssa [so (sī. pī.), svāyaṃ (ka.)] vivādo bahujanāhitāya bahujanāsukhāya bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānanti.

43. ''Taṃ kiṃ maññasi, ānanda, ye vo mayā dhammā abhiññā desitā, seyyathidaṃ : cattāro satipaṭṭhānā cattāro sammappadhānā cattāro iddhipādā pañcindriyāni pañca balāni satta bojjhaṅgā ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, passasi no tvaṃ, ānanda, imesu dhammesu dvepi bhikkhū nānāvādeti? ''ye me, bhante, dhammā bhagavatā abhiññā desitā, seyyathidaṃ : cattāro satipaṭṭhānā cattāro sammappadhānā cattāro iddhipādā pañcindriyāni pañca balāni satta bojjhaṅgā ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, nāhaṃ passāmi imesu dhammesu dvepi bhikkhū nānāvāde. Ye ca kho [santi ca kho (syā. kaṃ.), santi ca (ka.)], bhante, puggalā bhagavantaṃ patissayamānarūpā viharanti tepi bhagavato accayena saṅghe vivādaṃ janeyyuṃ ajjhājīve vā adhipātimokkhe vā. Svāssa [sossa (sī. pī.), svāyaṃ (ka.)] vivādo bahujanāhitāya bahujanāsukhāya bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānanti. Appamattako so, ānanda, vivādo yadidaṃ : ajjhājīve vā adhipātimokkhe vā. Magge vā hi, ānanda, paṭipadāya vā saṅghe vivādo uppajjamāno uppajjeyya svāssa vivādo bahujanāhitāya bahujanāsukhāya bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānaṃ.

44. ''Chayimāni, ānanda, vivādamūlāni. Katamāni cha? idhānanda, bhikkhu kodhano hoti upanāhī. Yo so, ānanda, bhikkhu kodhano hoti upanāhī so sattharipi agāravo viharati appatisso, dhammepi agāravo viharati appatisso, saṅghepi agāravo viharati appatisso, sikkhāyapi na paripūrakārī hoti. Yo so, ānanda, bhikkhu satthari agāravo viharati appatisso, dhamme... saṅghe agāravo viharati appatisso, sikkhāya na paripūrakārī hoti, so saṅghe vivādaṃ janeti yo hoti vivādo bahujanāhitāya bahujanāsukhāya, bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānaṃ. Evarūpañce tumhe, ānanda, vivādamūlaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā samanupasseyyātha, tatra tumhe, ānanda, tasseva pāpakassa vivādamūlassa pahānāya vāyameyyātha. Evarūpañce tumhe, ānanda, vivādamūlaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā na samanupasseyyātha. Tatra tumhe, ānanda, tasseva pāpakassa vivādamūlassa āyatiṃ anavassavāya paṭipajjeyyātha. Evametassa pāpakassa vivādamūlassa pahānaṃ hoti, evametassa pāpakassa vivādamūlassa āyatiṃ anavassavo hoti.

45. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhu makkhī hoti paḷāsī - pe - issukī hoti maccharī - pe - saṭho hoti māyāvī - pe - pāpiccho hoti micchādiṭṭhi [micchādiṭṭhī (syā. kaṃ. pī. ka.)] - pe - sandiṭṭhiparāmāsī hoti ādhānaggāhī duppaṭinissaggī. Yo so, ānanda, bhikkhu sandiṭṭhiparāmāsī hoti ādhānaggāhī duppaṭinissaggī so sattharipi agāravo viharati appatisso, dhammepi agāravo viharati appatisso, saṅghepi agāravo viharati appatisso, sikkhāyapi na paripūrakārī hoti. Yo so, ānanda, bhikkhu satthari agāravo viharati appatisso, dhamme... saṅghe... sikkhāya na paripūrakārī hoti so saṅghe vivādaṃ janeti yo hoti vivādo bahujanāhitāya bahujanāsukhāya, bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānaṃ. Evarūpañce tumhe, ānanda, vivādamūlaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā samanupasseyyātha. Tatra tumhe, ānanda, tasseva pāpakassa vivādamūlassa pahānāya vāyameyyātha. Evarūpañce tumhe, ānanda, vivādamūlaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā na samanupasseyyātha, tatra tumhe, ānanda, tasseva pāpakassa vivādamūlassa āyatiṃ anavassavāya paṭipajjeyyātha. Evametassa pāpakassa vivādamūlassa pahānaṃ hoti , evametassa pāpakassa vivādamūlassa āyatiṃ anavassavo hoti. Imāni kho, ānanda, cha vivādamūlāni.

46. ''Cattārimāni , ānanda, adhikaraṇāni. Katamāni cattāri? vivādādhikaraṇaṃ, anuvādādhikaraṇaṃ, āpattādhikaraṇaṃ, kiccādhikaraṇaṃ : imāni kho, ānanda, cattāri adhikaraṇāni. Satta kho panime, ānanda, adhikaraṇasamathā : uppannuppannānaṃ adhikaraṇānaṃ samathāya vūpasamāya sammukhāvinayo dātabbo, sativinayo dātabbo, amūḷhavinayo dātabbo, paṭiññāya kāretabbaṃ, yebhuyyasikā, tassapāpiyasikā, tiṇavatthārako.

47. ''Kathañcānanda, sammukhāvinayo hoti? idhānanda, bhikkhū vivadanti dhammoti vā adhammoti vā vinayoti vā avinayoti vā. Tehānanda, bhikkhūhi sabbeheva samaggehi sannipatitabbaṃ. Sannipatitvā dhammanetti samanumajjitabbā . Dhammanettiṃ samanumajjitvā yathā tattha sameti tathā taṃ adhikaraṇaṃ vūpasametabbaṃ. Evaṃ kho, ānanda, sammukhāvinayo hoti evañca panidhekaccānaṃ adhikaraṇānaṃ vūpasamo hoti yadidaṃ : sammukhāvinayena.

48. ''Kathañcānanda, yebhuyyasikā hoti? te ce, ānanda, bhikkhū na sakkonti taṃ adhikaraṇaṃ tasmiṃ āvāse vūpasametuṃ. Tehānanda, bhikkhūhi yasmiṃ āvāse bahutarā bhikkhū so āvāso gantabbo. Tattha sabbeheva samaggehi sannipatitabbaṃ. Sannipatitvā dhammanetti samanumajjitabbā. Dhammanettiṃ samanumajjitvā yathā tattha sameti tathā taṃ adhikaraṇaṃ vūpasametabbaṃ. Evaṃ kho, ānanda, yebhuyyasikā hoti, evañca panidhekaccānaṃ adhikaraṇānaṃ vūpasamo hoti yadidaṃ : yebhuyyasikāya.

49. ''Kathañcānanda, sativinayo hoti? idhānanda, bhikkhū bhikkhuṃ evarūpāya garukāya āpattiyā codenti pārājikena vā pārājikasāmantena vā : 'saratāyasmā evarūpiṃ [evarūpaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.) evarūpāya-iti vuccamānavacanena sameti. Vinayenapi saṃsandetabbaṃ] garukaṃ āpattiṃ āpajjitā pārājikaṃ vā pārājikasāmantaṃ vāti? so evamāha : 'na kho ahaṃ, āvuso, sarāmi evarūpiṃ garukaṃ āpattiṃ āpajjitā pārājikaṃ vā pārājikasāmantaṃ vāti. Tassa kho [tassa kho evaṃ (sabbattha)], ānanda, bhikkhuno sativinayo dātabbo. Evaṃ kho, ānanda, sativinayo hoti, evañca panidhekaccānaṃ adhikaraṇānaṃ vūpasamo hoti yadidaṃ : sativinayena.

50. ''Kathañcānanda , amūḷhavinayo hoti? idhānanda, bhikkhū bhikkhuṃ evarūpāya garukāya āpattiyā codenti pārājikena vā pārājikasāmantena vā : 'saratāyasmā evarūpiṃ garukaṃ āpattiṃ āpajjitā pārājikaṃ vā pārājikasāmantaṃ vāti? (so evamāha : 'na kho ahaṃ, āvuso, sarāmi evarūpiṃ garukaṃ āpattiṃ āpajjitā pārājikaṃ vā pārājikasāmantaṃ vāti. Tamenaṃ so nibbeṭhentaṃ ativeṭheti : 'iṅghāyasmā sādhukameva jānāhi yadi sarasi evarūpiṃ garukaṃ āpattiṃ āpajjitā pārājikaṃ vā pārājikasāmantaṃ vāti.) [( ) Etthantare pāṭho Cūḷavaṃse 237 natthi tassapāpiyasikāvāreevetena bhavitabbaṃ] so evamāha : 'ahaṃ kho, āvuso, ummādaṃ pāpuṇiṃ cetaso vipariyāsaṃ. Tena me ummattakena bahuṃ assāmaṇakaṃ ajjhāciṇṇaṃ bhāsitaparikkantaṃ [bhāsitaparikantaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)]. Nāhaṃ taṃ sarāmi. Mūḷhena me etaṃ katanti. Tassa kho [tassa kho evaṃ (syā. kaṃ. ka.)], ānanda, bhikkhuno amūḷhavinayo dātabbo. Evaṃ kho, ānanda , amūḷhavinayo hoti, evañca panidhekaccānaṃ adhikaraṇānaṃ vūpasamo hoti yadidaṃ : amūḷhavinayena.

51. ''Kathañcānanda, paṭiññātakaraṇaṃ hoti? idhānanda, bhikkhu codito vā acodito vā āpattiṃ sarati, vivarati uttānīkaroti [uttāniṃ karoti (ka.)]. Tena, ānanda, bhikkhunā vuḍḍhataraṃ bhikkhuṃ [vuḍḍhataro bhikkhu (sī. syā. kaṃ. pī.)] upasaṅkamitvā ekaṃsaṃ cīvaraṃ katvā pāde vanditvā ukkuṭikaṃ nisīditvā añjaliṃ paggahetvā evamassa vacanīyo : 'ahaṃ, bhante, itthannāmaṃ āpattiṃ āpanno, taṃ paṭidesemīti. So evamāha : 'passasīti? 'āma passāmīti. 'Āyatiṃ saṃvareyyāsīti. ('Saṃvarissāmīti.) [( ) Vinaye natthi] evaṃ kho, ānanda, paṭiññātakaraṇaṃ hoti, evañca panidhekaccānaṃ adhikaraṇānaṃ vūpasamo hoti yadidaṃ : paṭiññātakaraṇena.

52. ''Kathañcānanda , tassapāpiyasikā hoti? idhānanda, bhikkhu bhikkhuṃ evarūpāya garukāya āpattiyā codeti pārājikena vā pārājikasāmantena vā : 'saratāyasmā evarūpiṃ garukaṃ āpattiṃ āpajjitā pārājikaṃ vā pārājikasāmantaṃ vāti? so evamāha : 'na kho ahaṃ, āvuso, sarāmi evarūpiṃ garukaṃ āpattiṃ āpajjitā pārājikaṃ vā pārājikasāmantaṃ vāti. Tamenaṃ so nibbeṭhentaṃ ativeṭheti : 'iṅghāyasmā sādhukameva jānāhi yadi sarasi evarūpiṃ garukaṃ āpattiṃ āpajjitā pārājikaṃ vā pārājikasāmantaṃ vāti. So evamāha : 'na kho ahaṃ, āvuso, sarāmi evarūpiṃ garukaṃ āpattiṃ āpajjitā pārājikaṃ vā pārājikasāmantaṃ vā sarāmi ca kho ahaṃ, āvuso, evarūpiṃ appamattikaṃ āpattiṃ āpajjitāti. Tamenaṃ so nibbeṭhentaṃ ativeṭheti : 'iṅghāyasmā sādhukameva jānāhi yadi sarasi evarūpiṃ garukaṃ āpattiṃ āpajjitā pārājikaṃ vā pārājikasāmantaṃ vāti? so evamāha : 'imañhi nāmāhaṃ, āvuso, appamattikaṃ āpattiṃ āpajjitvā apuṭṭho paṭijānissāmi. Kiṃ panāhaṃ evarūpiṃ garukaṃ āpattiṃ āpajjitvā pārājikaṃ vā pārājikasāmantaṃ vā puṭṭho napaṭijānissāmīti? so evamāha : 'imañhi nāma tvaṃ, āvuso , appamattikaṃ āpattiṃ āpajjitvā apuṭṭho napaṭijānissasi, kiṃ pana tvaṃ evarūpiṃ garukaṃ āpattiṃ āpajjitvā pārājikaṃ vā pārājikasāmantaṃ vā puṭṭho [apuṭṭho (syā. kaṃ. ka.)] paṭijānissasi? iṅghāyasmā sādhukameva jānāhi yadi sarasi evarūpiṃ garukaṃ āpattiṃ āpajjitā pārājikaṃ vā pārājikasāmantaṃ vāti. So evamāha : 'sarāmi kho ahaṃ, āvuso, evarūpiṃ garukaṃ āpattiṃ āpajjitā pārājikaṃ vā pārājikasāmantaṃ vā. Davā me etaṃ vuttaṃ, ravā me etaṃ vuttaṃ : nāhaṃ taṃ sarāmi evarūpiṃ garukaṃ āpattiṃ āpajjitā pārājikaṃ vā pārājikasāmantaṃ vāti. Evaṃ kho, ānanda, tassapāpiyasikā hoti, evañca panidhekaccānaṃ adhikaraṇānaṃ vūpasamo hoti yadidaṃ : tassapāpiyasikāya.

53. ''Kathañcānanda , tiṇavatthārako hoti? idhānanda, bhikkhūnaṃ bhaṇḍanajātānaṃ kalahajātānaṃ vivādāpannānaṃ viharataṃ bahuṃ assāmaṇakaṃ ajjhāciṇṇaṃ hoti bhāsitaparikkantaṃ. Tehānanda, bhikkhūhi sabbeheva samaggehi sannipatitabbaṃ. Sannipatitvā ekatopakkhikānaṃ bhikkhūnaṃ byattena [byattatarena (sī. pī. ka.)] bhikkhunā uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ cīvaraṃ katvā añjaliṃ paṇāmetvā saṅgho ñāpetabbo : 'suṇātu me, bhante, saṅgho. Idaṃ amhākaṃ bhaṇḍanajātānaṃ kalahajātānaṃ vivādāpannānaṃ viharataṃ bahuṃ assāmaṇakaṃ ajjhāciṇṇaṃ bhāsitaparikkantaṃ . Yadi saṅghassa pattakallaṃ, ahaṃ yā ceva imesaṃ āyasmantānaṃ āpatti yā ca attano āpatti, imesañceva āyasmantānaṃ atthāya attano ca atthāya, saṅghamajjhe tiṇavatthārakena deseyyaṃ, ṭhapetvā thullavajjaṃ ṭhapetvā gihipaṭisaṃyuttanti. ''Athāparesaṃ ekatopakkhikānaṃ bhikkhūnaṃ byattena bhikkhunā uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ cīvaraṃ katvā añjaliṃ paṇāmetvā saṅgho ñāpetabbo : 'suṇātu me, bhante, saṅgho. Idaṃ amhākaṃ bhaṇḍanajātānaṃ kalahajātānaṃ vivādāpannānaṃ viharataṃ bahuṃ assāmaṇakaṃ ajjhāciṇṇaṃ bhāsitaparikkantaṃ. Yadi saṅghassa pattakallaṃ, ahaṃ yā ceva imesaṃ āyasmantānaṃ āpatti yā ca attano āpatti, imesañceva āyasmantānaṃ atthāya attano ca atthāya, saṅghamajjhe tiṇavatthārakena deseyyaṃ, ṭhapetvā thullavajjaṃ ṭhapetvā gihipaṭisaṃyuttanti. ''Evaṃ kho, ānanda, tiṇavatthārako hoti, evañca panidhekaccānaṃ adhikaraṇānaṃ vūpasamo hoti yadidaṃ : tiṇavatthārakena.

54. ''Chayime , ānanda, dhammā sāraṇīyā piyakaraṇā garukaraṇā saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṃvattanti. Katame cha? idhānanda, bhikkhuno mettaṃ kāyakammaṃ paccupaṭṭhitaṃ hoti sabrahmacārīsu āvi ceva raho ca. Ayampi dhammo sāraṇīyo piyakaraṇo garukaraṇo saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṃvattati. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhuno mettaṃ vacīkammaṃ paccupaṭṭhitaṃ hoti sabrahmacārīsu āvi ceva raho ca. Ayampi dhammo sāraṇīyo piyakaraṇo garukaraṇo saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṃvattati. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhuno mettaṃ manokammaṃ paccupaṭṭhitaṃ hoti sabrahmacārīsu āvi ceva raho ca. Ayampi dhammo sāraṇīyo piyakaraṇo garukaraṇo saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṃvattati. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhu : ye te lābhā dhammikā dhammaladdhā antamaso pattapariyāpannamattampi tathārūpehi lābhehi : apaṭivibhattabhogī hoti, sīlavantehi sabrahmacārīhi sādhāraṇabhogī. Ayampi dhammo sāraṇīyo piyakaraṇo garukaraṇo saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṃvattati. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhu : yāni tāni sīlāni akhaṇḍāni acchiddāni asabalāni akammāsāni bhujissāni viññuppasatthāni aparāmaṭṭhāni samādhisaṃvattanikāni tathārūpesu sīlesu : sīlasāmaññagato viharati sabrahmacārīhi āvi ceva raho ca. Ayampi dhammo sāraṇīyo piyakaraṇo garukaraṇo saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṃvattati. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhu : yāyaṃ diṭṭhi ariyā niyyānikā niyyāti takkarassa sammā dukkhakkhayā tathārūpāya diṭṭhiyā : diṭṭhisāmaññagato viharati sabrahmacārīhi āvi ceva raho ca. Ayampi dhammo sāraṇīyo piyakaraṇo garukaraṇo saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṃvattati. Ime kho, ānanda, cha sāraṇīyā dhammā piyakaraṇā garukaraṇā saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṃvattanti. ''Ime ce tumhe, ānanda, cha sāraṇīye dhamme samādāya vatteyyātha, passatha no tumhe, ānanda, taṃ vacanapathaṃ aṇuṃ vā thūlaṃ vā yaṃ tumhe nādhivāseyyāthāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Tasmātihānanda , ime cha sāraṇīye dhamme samādāya vattatha. Taṃ vo bhavissati dīgharattaṃ hitāya sukhāyāti. Idamavoca Bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.

Sāmagāmasuttaṃ niṭṭhitaṃ catutthaṃ.

104. Sāmagāmasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

41. Evaṃ me sutanti sāmagāmasuttaṃ. Tattha sāmagāmeti sāmākānaṃ ussannattā evaṃladdhanāme gāme. Adhunā kālaṅkatoti sampati kālaṃ kato. Dvedhikajātāti dvejjhajātā dvebhāgajātā. Bhaṇḍanādīsu bhaṇḍanaṃ pubbabhāgakalaho, taṃ daṇḍādānādivasena paṇṇattivītikkamavasena ca vaddhitaṃ kalaho, ‘‘na tvaṃ imaṃ dhammavinayaṃ ājānāsī’’tiādikaṃ viruddhavacanaṃ vivādo. Vitudantāti vitujjantā. Sahitaṃ meti mama vacanaṃ atthasaṃhitaṃ. Adhiciṇṇaṃ te viparāvattanti yaṃ tava adhiciṇṇaṃ cirakālasevanavasena paguṇaṃ, taṃ mama vādaṃ āgamma nivattaṃ. Āropito te vādoti tuyhaṃ upari mayā doso āropito. Cara vādappamokkhāyāti bhattapuṭaṃ ādāya taṃ taṃ upasaṅkamitvā vādappamokkhatthāya uttari pariyesamāno cara. Nibbeṭhehi vāti atha mayā āropitavādato attānaṃ mocehi. Sace pahosīti sace sakkosi. Vadhoyevāti maraṇameva.

Nāṭaputtiyesūti nāṭaputtassa antevāsikesu. Nibbinnarūpāti ukkaṇṭhitasabhāvā, abhivādanādīni na karonti. Virattarūpāti vigatapemā. Paṭivānarūpāti tesaṃ nipaccakiriyato nivattasabhāvā. Yathā tanti yathā ca durakkhātādisabhāve dhammavinaye nibbinnavirattapaṭivānarūpehi bhavitabbaṃ, tatheva jātāti attho. Durakkhāteti dukkathite. Duppavediteti duviññāpite. Anupasamasaṃvattaniketi rāgādīnaṃ upasamaṃ kātuṃ asamattho. Bhinnathūpeti bhinnapatiṭṭhe. Ettha hi nāṭaputtova nesaṃ patiṭṭhena thūpo, so pana bhinno mato. Tena vuttaṃ ‘‘bhinnathūpe’’ti. Appaṭisaraṇeti tasseva abhāvena paṭisaraṇavirahite.

Nanu cāyaṃ nāṭaputto nāḷandavāsiko, so kasmā pāvāyaṃ kālaṃkatoti. So kira upālinā gahapatinā paṭividdhasaccena dasahi gāthāhi bhāsite buddhaguṇe sutvā uṇhaṃ lohitaṃ chaḍḍesi. Atha naṃ aphāsukaṃ gahetvā pāvaṃ agamaṃsu, so tattha kālamakāsi. Kālaṃ kurumāno ca ‘‘mama laddhi aniyyānikā sārarahitā, mayaṃ tāva naṭṭhā, avasesajano mā apāyapūrako ahosi. Sace panāhaṃ ‘mama sāsanaṃ aniyyānika’nti vakkhāmi, na saddahissanti. Yaṃnūnāhaṃ dvepi jane na ekanīhārena uggaṇhāpeyyaṃ, te mamaccayena aññamaññaṃ vivadissanti. Satthā taṃ vivādaṃ paṭicca ekaṃ dhammakathaṃ kathessati, tato te sāsanassa mahantabhāvaṃ jātissantī’’ti.

Atha naṃ eko antevāsiko upasaṅkamitvā āha ‘‘bhante, tumhe dubbalā, mayhaṃ imasmiṃ dhamme sāraṃ ācikkhatha ācariyappamāṇa’’nti. Āvuso, tvaṃ mamaccayena sassatanti gaṇheyyāsīti. Aparopi taṃ upasaṅkami, taṃ ucchedaṃ gaṇhāpesi. Evaṃ dvepi jane ekaladdhike akatvā bahū nānānīhārena uggaṇhāpetvā kālamakāsi. Te tassa sarīrakiccaṃ katvā sannipatitvā aññamaññaṃ pucchiṃsu ‘‘kassāvuso, ācariyo sāramācikkhī’’ti? Eko uṭṭhahitvā mayhanti āha. Kiṃ ācikkhīti? Sassatanti. Aparo taṃ paṭibāhitvā mayhaṃ sāraṃ ācikkhīti āha. Evaṃ sabbe ‘‘mayhaṃ sāraṃ ācikkhi, ahaṃ jeṭṭhako’’ti aññamaññaṃ vivādaṃ vaḍḍhetvā akkose ceva paribhāse ca hatthapādapahārādīni ca pavattetvā ekamaggena dve agacchantā nānādisāsu pakkamiṃsu, ekacce gihī ahesuṃ.

Bhagavato pana dharamānakālepi bhikkhusaṅghe vivādo na uppajji. Satthā hi tesaṃ vivādakāraṇe uppannamatteyeva sayaṃ vā gantvā te vā bhikkhū pakkosāpetvā khanti mettā paṭisaṅkhā avihiṃsā sāraṇīyadhammesu ekaṃ kāraṇaṃ kathetvā vivādaṃ vūpasameti. Evaṃ dharamānopi saṅghassa patiṭṭhāva ahosi. Parinibbāyamānopi avivādakāraṇaṃ katvāva parinibbāyi. Bhagavatā hi sutte desitā cattāro mahāpadesā (a. ni. 4.180; dī. ni. 2.187) yāvajjadivasā bhikkhūnaṃ patiṭṭhā ca avassayo ca. Tathā khandhake desitā cattāro mahāpadesā (mahāva. 305) sutte vuttāni cattāri pañhabyākaraṇāni (a. ni. 4.42) ca. Tenevāha – ‘‘yo vo mayā, ānanda, dhammo ca vinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā’’ti (dī. ni. 2.216).

42. Atha kho cundo samaṇuddesoti ayaṃ thero dhammasenāpatissa kaniṭṭhabhātiko. Taṃ bhikkhū anupasampannakāle cundo samaṇuddesoti samudācaritvā therakālepi tatheva samudācariṃsu. Tena vuttaṃ ‘‘cundo samaṇuddeso’’ti. Upasaṅkamīti kasmā upasaṅkami? Nāṭaputte kira kālaṃkate jambudīpe manussā tattha tattha kathaṃ pavattayiṃsu – ‘‘nigaṇṭho nāṭaputto eko satthāti paññāyittha, tassa kālakiriyāya sāvakānaṃ evarūpo vivādo jāto, samaṇo pana gotamo jambudīpe cando viya sūriyo viya ca pākaṭoyeva, kīdiso nu kho samaṇe gotame parinibbute sāvakānaṃ vivādo bhavissatī’’ti. Thero taṃ kathaṃ sutvā cintesi – ‘‘imaṃ kathaṃ gahetvā dasabalassa ārocessāmi, satthā ca etaṃ atthuppattiṃ katvā ekaṃ desanaṃ kathessatī’’ti. So nikkhamitvā yena sāmagāmo, yenāyasmā ānando tenupasaṅkami. Ujumeva bhagavato santikaṃ agantvā yenassa upajjhāyo āyasmā ānando tenupasaṅkamīti attho. Evaṃ kirassa ahosi – ‘‘upajjhāyo me mahāpañño, so imaṃ sāsanaṃ satthu ārocessati, atha satthā tadanurūpaṃ dhammaṃ desessatī’’ti. Kathāpābhatanti kathāmūlaṃ, mūlañhi pābhatanti vuccati. Yathāha –

‘‘Appakenapi medhāvī, pābhatena vicakkhaṇo;

Samuṭṭhāpeti attānaṃ, aṇuṃ aggiṃva sandhama’’nti. (jā. 2.1.4);

Dassanāyāti dassanatthāya. Kiṃ paniminā bhagavā na diṭṭhapubboti? No na diṭṭhapubbo, ayañhi āyasmā divā nava vāre rattiṃ nava vāreti ekāhaṃ aṭṭhārasa vāre upaṭṭhānameva gacchati. Divasassa pana satakkhattuṃ vā sahassakkhattuṃ vā gantukāmo samānopi na akāraṇā gacchati, ekaṃ pañhuddhāraṃ gahetvāva gacchati. So taṃdivasaṃ tena gantukāmo evamāha.

Ahitāya dukkhāya devamanussānanti ekasmiṃ vihāre saṅghamajjhe uppanno vivādo kathaṃ devamanussānaṃ ahitāya dukkhāya saṃvattati? Kosambakakkhandhake (mahāva. 451) viya hi dvīsu bhikkhūsu vivādaṃ āpannesu tasmiṃ vihāre tesaṃ antevāsikā vivadanti, tesaṃ ovādaṃ gaṇhanto bhikkhunisaṅgho vivadati, tato tesaṃ upaṭṭhākā vivadanti, atha manussānaṃ ārakkhadevatā dve koṭṭhāsā honti. Tattha dhammavādīnaṃ ārakkhadevatā dhammavādiniyo honti, adhammavādīnaṃ adhammavādiniyo honti. Tato tāsaṃ ārakkhadevatānaṃ mittā bhummadevatā bhijjanti. Evaṃ paramparāya yāva brahmalokā ṭhapetvā ariyasāvake sabbe devamanussā dve koṭṭhāsā honti. Dhammavādīhi pana adhammavādinova bahutarā honti, tato yaṃ bahūhi gahitaṃ, taṃ gaṇhanti. Dhammaṃ vissajjetvā bahutarāva adhammaṃ gaṇhanti. Te adhammaṃ pūretvā viharantā apāye nibbattanti. Evaṃ ekasmiṃ vihāre saṅghamajjhe uppanno vivādo bahūnaṃ ahitāya dukkhāya hoti.

43. Abhiññā desitāti mahābodhimūle nisinnena paccakkhaṃ katvā paveditā. Patissayamānarūpā viharantīti upanissāya viharanti. Bhagavato accayenāti etarahi bhagavantaṃ jeṭṭhakaṃ katvā sagāravā viharanti, tumhākaṃ, bhante, uggatejatāya durāsadatāya vivādaṃ janetuṃ na sakkonti, bhagavato pana accayena vivādaṃ janeyyunti vadati. Yattha pana taṃ vivādaṃ janeyyuṃ, taṃ dassento ajjhājīve vā adhipātimokkhe vāti āha. Tattha ajjhājīveti ājīvahetu ājīvakāraṇā – ‘‘bhikkhu uttarimanussadhammaṃ ullapati āpatti pārājikassā’’tiādinā (pari. 287) nayena parivāre paññattāni cha sikkhāpadāni, tāni ṭhapetvā sesāni sabbasikkhāpadāni adhipātimokkhaṃ nāma. Appamattako so ānandāti ajjhājīvaṃ adhipātimokkhañca ārabbha uppannavivādo nāma yasmā parassa kathāyapi attano dhammatāyapi sallakkhetvā suppajaho hoti, tasmā ‘‘appamattako’’ti vutto.

Tatrāyaṃ nayo – idhekacco ‘‘na sakkā uttarimanussadhammaṃ anullapantena kiñci laddhu’’ntiādīni cintetvā ājīvahetu uttarimanussadhammaṃ vā ullapati sañcarittaṃ vā āpajjati, yo te vihāre vasati, so bhikkhu arahātiādinā nayena sāmantajappanaṃ vā karoti, agilāno vā attano atthāya paṇītabhojanāni viññāpetvā bhuñjati, bhikkhunī vā pana tāni viññāpetvā pāṭidesanīyaṃ āpajjati, yo koci dukkaṭavatthukaṃ yaṃkiñci sūpodanaviññattimeva vā karoti, aññataraṃ vā pana paṇṇattivītikkamaṃ karonto viharati, tamenaṃ sabrahmacārī evaṃ sañjānanti – ‘‘kiṃ imassa iminā lābhena laddhena, yo sāsane pabbajitvā micchājīvena jīvikaṃ kappeti, paṇṇattivītikkamaṃ karotī’’ti. Attano dhammatāyapissa evaṃ hoti – ‘‘kissa mayhaṃ iminā lābhena, yvāhaṃ evaṃ svākkhāte dhammavinaye pabbajitvā micchājīvena jīvikaṃ kappemi, paṇṇattivītikkamaṃ karomī’’ti sallakkhetvā tato oramati. Evaṃ parassa kathāyapi attano dhammatāyapi sallakkhetvā suppajaho hoti. Tena bhagavā ‘‘appamattako’’ti āha.

Magge vā hi, ānanda, paṭipadāya vāti lokuttaramaggaṃ patvā vivādo nāma sabbaso vūpasammati, natthi adhigatamaggānaṃ vivādo. Pubbabhāgamaggaṃ pana pubbabhāgapaṭipadañca sandhāyetaṃ vuttaṃ.

Tatrāyaṃ nayo – evaṃ bhikkhuṃ manussā lokuttaradhamme sambhāventi. So saddhivihārikādayo āgantvā vanditvā ṭhite pucchati ‘‘kiṃ āgatatthā’’ti. Manasikātabbakammaṭṭhānaṃ pucchituṃ, bhanteti. Nisīdatha, khaṇeneva arahattaṃ pāpetuṃ samatthakammaṭṭhānakathaṃ ācikkhissāmīti vatvā vadati – ‘‘idha bhikkhu attano vasanaṭṭhānaṃ pavisitvā nisinno mūlakammaṭṭhānaṃ manasi karoti, tassa taṃ manasikaroto obhāso uppajjati. Ayaṃ paṭhamamaggo nāma. So dutiyaṃ obhāsañāṇaṃ nibbatteti, dutiyamaggo adhigato hoti, evaṃ tatiyañca catutthañca. Ettāvatā maggappatto ceva phalappatto ca hotī’’ti. Atha te bhikkhū ‘‘akhīṇāsavo nāma evaṃ kammaṭṭhānaṃ kathetuṃ na sakkoti, addhāyaṃ khīṇāsavo’’ti niṭṭhaṃ gacchanti.

So aparena samayena kālaṃ karoti. Samantā bhikkhācāragāmehi manussā āgantvā pucchanti ‘‘kenaci, bhante, thero pañhaṃ pucchito’’ti. Upāsakā pubbeva therena pañho kathito amhākanti. Te pupphamaṇḍapaṃ pupphakūṭāgāraṃ sajjetvā suvaṇṇena akkhipidhānamukhapidhānādiṃ karitvā gandhamālādīhi pūjetvā sattāhaṃ sādhukīḷikaṃ kīḷetvā jhāpetvā aṭṭhīni ādāya cetiyaṃ karonti. Aññe āgantukā vihāraṃ āgantvā pāde dhovitvā ‘‘mahātheraṃ passissāma, kahaṃ, āvuso, mahāthero’’ti pucchanti. Parinibbuto, bhanteti. Dukkaraṃ, āvuso, therena kataṃ maggaphalāni nibbattentena, pañhaṃ pucchittha, āvusoti. Bhikkhūnaṃ kammaṭṭhānaṃ kathento iminā niyāmena kathesi, bhanteti. Na eso, āvuso, maggo, vipassanupakkileso nāmesa, na tumhe jānittha, puthujjano, āvuso, theroti. Te kalahaṃ karontā uṭṭhahitvā ‘‘sakalavihāre bhikkhū ca bhikkhācāragāmesu manussā ca na jānanti, tumheyeva jānātha. Kataramaggena tumhe āgatā, kiṃ vo vihāradvāre cetiyaṃ na diṭṭha’’nti. Evaṃvādīnaṃ pana bhikkhūnaṃ sataṃ vā, hotu sahassaṃ vā, yāva taṃ laddhiṃ nappajahanti, saggopi maggopi vāritoyeva.

Aparopi tādisova kammaṭṭhānaṃ kathento evaṃ katheti – citteneva tīsu uddhanesu tīṇi kapallāni āropetvā heṭṭhā aggiṃ katvā citteneva attano dvattiṃsākāraṃ uppāṭetvā kapallesu pakkhipitvā citteneva daṇḍakena parivattetvā parivattetvā bhajjitabbaṃ, yā jhāyamāne chārikā hoti, sā mukhavātena palāsetabbā. Ettakena dhūtapāpo nāmesa samaṇo hoti. Sesaṃ purimanayeneva vitthāretabbaṃ.

Aparo evaṃ katheti – citteneva mahācāṭiṃ ṭhapetvā matthuṃ yojetvā citteneva attano dvattiṃsākāraṃ uppāṭetvā tattha pakkhipitvā matthuṃ otāretvā manthitabbaṃ. Mathiyamānaṃ vilīyati, vilīne upari pheṇo uggacchati. So pheṇo paribhuñjitabbo. Ettāvatā vo amataṃ paribhuttaṃ nāma bhavissati. Ito paraṃ ‘‘atha te bhikkhū’’tiādi sabbaṃ purimanayeneva vitthāretabbaṃ.

44. Idāni yo evaṃ vivādo uppajjeyya, tassa mūlaṃ dassento chayimānītiādimāha. Tattha agāravoti gāravavirahito. Appatissoti appatissayo anīcavutti. Ettha pana yo bhikkhu satthari dharamāne tīsu kālesu upaṭṭhānaṃ na yāti, satthari anupāhane caṅkamante saupāhano caṅkamati, nīce caṅkame caṅkamante ucce caṅkame caṅkamati, heṭṭhā vasante upari vasati, satthu dassanaṭṭhāne ubho aṃse pārupati, chattaṃ dhāreti, upāhanaṃ dhāreti, nhānatitthe uccāraṃ vā passāvaṃ vā karoti, parinibbute vā pana cetiyaṃ vandituṃ na gacchati, cetiyassa paññāyanaṭṭhāne satthudassanaṭṭhāne vuttaṃ sabbaṃ karoti, aññehi ca bhikkhūhi ‘‘kasmā evaṃ karosi, na idaṃ vaṭṭati, sammāsabuddhassa nāma lajjituṃ vaṭṭatī’’ti vutte ‘‘tūṇhī hoti, kiṃ buddho buddhoti vadasī’’ti bhaṇati, ayaṃ satthari agāravo nāma.

Yo pana dhammassavane saṅghuṭṭhe sakkaccaṃ na gacchati, sakkaccaṃ dhammaṃ na suṇāti, niddāyati vā sallapento vā nisīdati, sakkaccaṃ na gaṇhāti na dhāreti, ‘‘kiṃ dhamme agāravaṃ karosī’’ti vutte ‘‘tuṇhī hoti, dhammo dhammoti vadasi, kiṃ dhammo nāmā’’ti vadati, ayaṃ dhamme agāravo nāma.

Yo pana therena bhikkhunā anajjhiṭṭho dhammaṃ deseti, nisīdati pañhaṃ katheti, vuḍḍhe bhikkhū ghaṭṭento gacchati, tiṭṭhati nisīdati, dussapallatthikaṃ vā hatthapallatthikaṃ vā karoti, saṅghamajjhe ubho aṃse pārupati, chattupāhanaṃ dhāreti, ‘‘bhikkhusaṅghassa lajjituṃ vaṭṭatī’’ti vuttepi ‘‘tuṇhī hoti, saṅgho saṅghoti vadasi, kiṃ saṅgho, migasaṅgho ajasaṅgho’’tiādīni vadati, ayaṃ saṅghe agāravo nāma. Ekabhikkhusmimpi hi agārave kate saṅghe katoyeva hoti. Tisso sikkhā pana aparipūrayamānova sikkhāya na paripūrakārī nāma.

Ajjhattaṃ vāti attani vā attano parisāya vā. Bāhiddhāti parasmiṃ vā parassa parisāya vā.

46. Idāni ayaṃ cha ṭhānāni nissāya uppannavivādo vaḍḍhanto yāni adhikaraṇāni pāpuṇāti, tāni dassetuṃ cattārimānītiādimāha. Tattha vūpasamanatthāya pavattamānehi samathehi adhikātabbānīti adhikaraṇāni. Vivādova adhikaraṇaṃ vivādādhikaraṇaṃ. Itaresupi eseva nayo.

Idāni imānipi cattāri adhikaraṇāni patvā upari vaḍḍhento so vivādo yehi samathehi vūpasammati, tesaṃ dassanatthaṃ satta kho panimetiādimāha. Tattha adhikaraṇāni samenti vūpasamentīti adhikaraṇasamathā. Uppannuppannānanti uppannānaṃ uppannānaṃ. Adhikaraṇānanti etesaṃ vivādādhikaraṇādīnaṃ catunnaṃ. Samathāya vūpasamāyāti samanatthañceva vūpasamanatthañca. Sammukhāvinayo dātabbo…pe… tiṇavatthārakoti ime satta samathā dātabbā.

Tatrāyaṃ vinicchayakathā – adhikaraṇesu tāva dhammoti vā adhammoti vāti aṭṭhārasahi vatthūhi vivadantānaṃ bhikkhūnaṃ yo vivādo, idaṃ vivādādhikaraṇaṃ nāma. Sīlavipattiyā vā ācāradiṭṭhiājīvavipattiyā vā anuvadantānaṃ yo anuvādo upavadanā ceva codanā ca, idaṃ anuvādādhikaraṇaṃ nāma. Mātikāyaṃ āgatā pañca vibhaṅge dveti satta āpattikkhandhā āpattādhikaraṇaṃ nāma. Yaṃ saṅghassa apalokanādīnaṃ catunnaṃ kammānaṃ karaṇaṃ, idaṃ kiccādhikaraṇaṃ nāma.

Tattha vivādādhikaraṇaṃ dvīhi samathehi sammati sammukhāvinayena ca yebhuyyasikāya ca. Sammukhāvinayeneva sammamānaṃ yasmiṃ vihāre uppannaṃ, tasmiṃyeva vā, aññattha vūpasametuṃ gacchantānaṃ antarāmagge vā, yattha gantvā saṅghassa niyyātitaṃ, tattha saṅghena vā gaṇena vā vūpasametuṃ asakkonte tattheva ubbāhikāya sammatapuggalehi vā vinicchitaṃ sammati. Evaṃ sammamāne pana tasmiṃ yā saṅghasammukhatā dhammasammukhatā, vinayasammukhatā, puggalasammukhatā, ayaṃ sammukhāvinayo nāma.

Tattha ca kārakasaṅghassa sāmaggivasena sammukhībhāvo saṅghasammukhatā. Sametabbassa vatthuno bhūtatā dhammasammukhatā. Yathā taṃ sametabbaṃ, tatheva samanaṃ vinayasammukhatā. Yo ca vivadati, yena ca vivadati, tesaṃ ubhinnaṃ attapaccatthikānaṃ sammukhībhāvo puggalasammukhatā. Ubbāhikāya vūpasame panettha saṅghasammukhatā parihāyati. Evaṃ tāva sammukhāvinayeneva sammati.

Sace panevampi na sammati, atha naṃ ubbāhikāya sammatā bhikkhū ‘‘na mayaṃ sakkoma vūpasametu’’nti saṅghasseva niyyātenti. Tato saṅgho pañcaṅgasamannāgataṃ bhikkhuṃ salākaggāhakaṃ sammannitvā tena guḷhakavivaṭakasakaṇṇajappakesu tīsu salākaggāhesu aññataravasena salākaṃ gāhetvā sannipatitaparisāya dhammavādīnaṃ yebhuyyatāya yathā te dhammavādino vadanti, evaṃ vūpasantaṃ adhikaraṇaṃ sammukhāvinayena ca yebhuyyasikāya ca vūpasantaṃ hoti. Tattha sammukhāvinayo vuttanayo eva. Yaṃ pana yebhuyyasikāya kammassa karaṇaṃ, ayaṃ yebhuyyasikā nāma. Evaṃ vivādādhikaraṇaṃ dvīhi samathehi sammati.

Anuvādādhikaraṇaṃ catūhi samathehi sammati sammukhāvinayena ca sativinayena ca amūḷhavinayena ca tassapāpiyasikāya ca. Sammukhāvinayeneva sammamānaṃ yo ca anuvadati, yañca anuvadati, tesaṃ vacanaṃ sutvā, sace kāci āpatti natthi, ubho khamāpetvā, sace atthi, ayaṃ nāmettha āpattīti evaṃ vinicchitaṃ vūpasammati. Tattha sammukhāvinayalakkhaṇaṃ vuttanayameva.

Yadā pana khīṇāsavassa bhikkhuno amūlikāya sīlavipattiyā anuddhaṃsitassa sativinayaṃ yācamānassa saṅgho ñatticatutthena kammena sativinayaṃ deti, tadā sammukhāvinayena ca sativinayena ca vūpasantaṃ hoti. Dinne pana sativinaye puna tasmiṃ puggale kassaci anuvādo na ruhati.

Yadā ummattako bhikkhu ummādavasena kate assāmaṇake ajjhācāre ‘‘saratāyasmā evarūpiṃ āpatti’’nti bhikkhūhi vuccamāno – ‘‘ummattakena me, āvuso, etaṃ kataṃ, nāhaṃ taṃ sarāmī’’ti bhaṇantopi bhikkhūhi codiyamānova puna acodanatthāya amūḷhavinayaṃ yācati, saṅgho cassa ñatticatutthena kammena amūḷhavinayaṃ deti, tadā sammukhāvinayena ca amūḷhavinayena ca vūpasantaṃ hoti. Dinne pana amūḷhavinaye puna tasmiṃ puggale kassaci tappaccayā anuvādo na ruhati.

Yadā pana pārājikena vā pārājikasāmantena vā codiyamānassa aññenāññaṃ paṭicarato pāpussannatāya pāpiyassa puggalassa – ‘‘sacāyaṃ acchinnamūlo bhavissati, sammā vattitvā osāraṇaṃ labhissati, sace chinnamūlo, ayamevassa nāsanā bhavissatī’’ti maññamāno saṅgho ñatticatutthena kammena tassapāpiyasikaṃ karoti, tadā sammukhāvinayena ca tassa pāpiyasikāya ca vūpasantaṃ hoti. Evaṃ anuvādādhikaraṇaṃ catūhi samathehi sammati.

Āpattādhikaraṇaṃ tīhi samathehi sammati sammukhāvinayena ca paṭiññātakaraṇena ca tiṇavatthārakena ca. Tassa sammukhāvinayeneva vūpasamo natthi. Yadā pana ekassa vā bhikkhuno santike saṅghagaṇamajjhesu vā bhikkhu lahukaṃ āpattiṃ deseti, tadā āpattādhikaraṇaṃ sammukhāvinayena ca paṭiññātakaraṇena ca vūpasammati. Tattha sammukhāvinayo tāva yo ca deseti, yassa ca deseti, tesaṃ sammukhatā. Sesaṃ vuttanayameva. Puggalassa ca gaṇassa ca desanākāle saṅghasammukhatā parihāyati. Yaṃ panettha ‘‘ahaṃ, bhante, itthannāmaṃ āpattiṃ apanno’’ti ca, āma ‘‘passāmī’’ti ca paṭiññātāya ‘‘āyatiṃ saṃvareyyāsī’’ti karaṇaṃ, taṃ paṭiññātakaraṇaṃ nāma. Saṅghādisese parivāsādiyācanā paṭiññā, parivāsādīnaṃ dānaṃ paṭiññātakaraṇaṃ nāma.

Dvepakkhajātā pana bhaṇḍanakārakā bhikkhū bahuṃ assāmaṇakaṃ ajjhācāraṃ caritvā puna lajjidhamme uppanne ‘‘sace mayaṃ imāhi āpattīhi aññamaññaṃ kāressāma, siyāpi taṃ adhikaraṇaṃ kakkhaḷattāya saṃvatteyyā’’ti aññamaññaṃ āpattiyā kārāpane dosaṃ disvā yadā tiṇavatthārakakammaṃ karonti, tadā āpattādhikaraṇaṃ sammukhāvinayena ca tiṇavatthārakena ca sammati. Tatra hi yattakā hatthapāsupagatā ‘‘na me taṃ khamatī’’ti evaṃ diṭṭhāvikammaṃ akatvā ‘‘dukkaṭaṃ kammaṃ puna kātabbaṃ kamma’’nti na ukkoṭenti, niddampi okkantā honti, sabbesampi ṭhapetvā thullavajjañca gihipaṭisaṃyuttañca sabbāpattiyo vuṭṭhahanti. Evaṃ āpattādhikaraṇaṃ tīhi samathehi sammati. Kiccādhikaraṇaṃ ekena samathena sammati sammukhāvinayeneva.

Imāni cattāri adhikaraṇāni yathānurūpaṃ imehi sattahi samathehi sammanti. Tena vuttaṃ ‘‘uppannuppannānaṃ adhikaraṇānaṃ samathāya vūpasamāya sammukhāvinayo dātabbo…pe… tiṇavatthārako’’ti. Ayamettha vinicchayanayo, vitthāro pana samathakkhandhake (cūḷava. 185) āgatoyeva. Vinicchayopissa samantapāsādikāya vutto.

47. Yo panāyaṃ imasmiṃ sutte ‘‘idhānanda, bhikkhū vivadantī’’tiādiko vitthāro vutto, so etena nayena saṅkhepatova vuttoti veditabbo. Tattha dhammotiādīsu suttantapariyāyena tāva dasa kusalakammapathā dhammo, akusalakammapathā adhammo. Tathā ‘‘cattāro satipaṭṭhānā’’ti heṭṭhā āgatā sattatiṃsa bodhipakkhiyadhammā, tayo satipaṭṭhānā tayo sammappadhānā tayo iddhipādā cha indriyāni cha balāni aṭṭha bojjhaṅgā navaṅgiko maggo cāti, cattāro upādānā pañca nīvaraṇānītiādayo saṅkaliṭṭhadhammā cāti ayaṃ adhammo.

Tattha yaṃkiñci ekaṃ adhammakoṭṭhāsaṃ gahetvā ‘‘imaṃ adhammaṃ dhammoti karissāma, evaṃ amhākaṃ ācariyakulaṃ niyyānikaṃ bhavissati, mayañca loke pākaṭā bhavissāmā’’ti taṃ adhammaṃ ‘‘dhammo aya’’nti kathentā dhammoti vivadanti. Tattheva dhammakoṭṭhāsesu ekaṃ gahetvā ‘‘adhammo aya’’nti kathentā adhammoti vivadanti.

Vinayapariyāyena pana bhūtena vatthunā codetvā sāretvā yathāpaṭiññāya kātabbakammaṃ dhammo nāma, abhūtena pana vatthunā acodetvā asāretvā apaṭiññāya katabbakammaṃ adhammo nāma. Tesupi adhammaṃ ‘‘dhammo aya’’nti kathentā dhammoti vivadanti, ‘‘adhammo aya’’nti kathentā adhammoti vivadanti.

Suttantapariyāyena pana rāgavinayo dosavinayo mohavinayo saṃvaro pahānaṃ paṭisaṅkhāti ayaṃ vinayo nāma, rāgādīnaṃ avinayo asaṃvaro appahānaṃ appaṭisaṅkhāti ayaṃ avinayo nāma. Vinayapariyāyena vatthusampatti ñattisampatti anusāvanasampatti sīmasampati parisasampattīti ayaṃ vinayo nāma, vatthuvipatti…pe… parisavipattīti ayaṃ avinayo nāma. Tesupi yaṃkiñci avinayaṃ ‘‘vinayo aya’’nti kathentā vinayoti vivadanti, vinayaṃ avinayoti kathentā avinayoti vivadanti.

Dhammanetti samanumajjitabbāti dhammarajju anumajjitabbā ñāṇena ghaṃsitabbā upaparikkhitabbā. Sā panesā dhammanetti ‘‘iti kho vaccha ime dasa dhammā akusalā dasa dhammā kusalā’’ti evaṃ mahāvacchagottasutte (ma. ni. 2.194) āgatāti vuttā. Sā eva vā hotu, yo vā idha dhammoti ca vinayo ca vutto. Yathā tattha sametīti yathā tāya dhammanettiyā sameti, ‘‘dhammo dhammova hoti, adhammo adhammova, vinayo vinayova hoti, avinayo avinayova’’. Tathā tanti evaṃ taṃ adhikaraṇaṃ vūpasametabbaṃ. Ekaccānaṃ adhikaraṇānanti idha vivādādhikaraṇameva dassitaṃ, sammukhāvinayo pana na kismiñci adhikaraṇe na labbhati.

48. Taṃ panetaṃ yasmā dvīhi samathehi sammati sammukhāvinayena ca yebhuyyasikāya ca, tasmā heṭṭhā mātikāya ṭhapitānukkamena idāni sativinayassa vāre pattepi taṃ avatvā vivādādhikaraṇayeva tāva dutiyasamathaṃ dassento kathañcānanda, yebhuyyasikātiādimāha. Tattha bahutarāti antamaso dvīhi tīhipi atirekatarā. Sesamettha heṭṭhā vuttanayeneva veditabbaṃ.

49. Idāni heṭṭhā avitthāritaṃ sativinayaṃ ādiṃ katvā vitthāritāvasesasamathe paṭipāṭiyā vitthāretuṃ kathañcānanda, sativinayotiādimāha. Tattha pārājikasāmantena vāti dve sāmantāni khandhasāmantañca āpattisāmantañca. Tattha pārājikāpattikkhandho saṅghādisesāpattikkhandho thullaccaya-pācittiya-pāṭidesanīya-dukkaṭa-dubbhāsitāpattikkhandhoti evaṃ purimassa pacchimakhandhaṃ khandhasāmantaṃ nāma hoti. Paṭhamapārājikassa pana pubbabhāge dukkaṭaṃ, sesānaṃ thullaccayanti idaṃ āpattisāmantaṃ nāma. Tattha khandhasāmante pārājikasāmantaṃ garukāpatti nāma hoti. Saratāyasmāti saratu āyasmā. Ekaccānaṃ adhikaraṇānanti idha anuvādādhikaraṇameva dassitaṃ.

50. Bhāsitaparikkantanti vācāya bhāsitaṃ kāyena ca parikkantaṃ, parakkamitvā katanti attho. Ekaccānanti idhāpi anuvādādhikaraṇameva adhippetaṃ. Paṭiññātakaraṇe ‘‘ekaccāna’’nti āpattādhikaraṇaṃ dassitaṃ.

52. Davāti sahasā. Ravāti aññaṃ bhaṇitukāmena aññaṃ vuttaṃ. Evaṃ kho, ānanda, tassapāpiyasikā hotīti tassapuggalassa pāpussannatā pāpiyasikā hoti. Iminā kammassa vatthu dassitaṃ. Evarūpassa hi puggalassa kammaṃ kāttabbaṃ. Kammena hi adhikaraṇassa vūpasamo hoti, na puggalassa pāpussannatāya. Idhāpi ca anuvādādhikaraṇameva adhikaraṇanti veditabbaṃ.

53. Kathañcānanda, tiṇavatthārakoti ettha idaṃ kammaṃ tiṇavatthārakasadisattā tiṇavatthārakoti vuttaṃ. Yathā hi gūthaṃ vā muttaṃ vā ghaṭṭiyamānaṃ duggandhatāya bādhati, tiṇehi avattharitvā suppaṭicchāditassa panassa so gandho na bādhati, evameva yaṃ adhikaraṇaṃ mūlānumūlaṃ gantvā vūpasamiyamānaṃ kakkhaḷattāya vāḷattāya bhedāya saṃvattati, taṃ iminā kammena vūpasantaṃ gūthaṃ viya tiṇavatthārakena paṭicchannaṃ vūpasantaṃ hotīti idaṃ kammaṃ tiṇavatthārakasadisattā tiṇavatthārakoti vuttaṃ. Tassa idhānanda, bhikkhūnaṃ bhaṇḍanajātānantiādivacanena ākāramattameva dassitaṃ, khandhake āgatāyeva panettha kammavācā pamāṇaṃ. Ṭhapetvā thullavajjaṃ ṭhapetvā gihipaṭisaṃyuttanti. Ettha pana thullavajjanti thūllavajjaṃ pārājikañceva saṅghādisesañca. Gihipaṭisaṃyuttanti gihīnaṃ hīnena khuṃsanavambhanadhammikapaṭissavesu āpannā āpatti. Adhikaraṇānanti idha āpattādhikaraṇameva veditabbaṃ. Kiccādhikaraṇassa pana vasena idha na kiñci vuttaṃ. Kiñcāpi na vuttaṃ, sammukhāvinayeneva panassa vūpasamo hotīti veditabbo.

54. Chayime, ānanda, dhammā sāraṇīyāti heṭṭhā kalahavasena suttaṃ āraddhaṃ, upari sāraṇīyadhammā āgatā. Iti yathānusandhināva desanā gatā hoti. Heṭṭhā kosambiyasutte (ma. ni. 1.498-500) pana sotāpattimaggasammādiṭṭhi kathitā, imasmiṃ sutte sotāpattiphalasammādiṭṭhi vuttāti veditabbā. Aṇunti appasāvajjaṃ. Thūlanti mahāsāvajjaṃ. Sesamettha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Sāmagāmasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.