Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 06.2.2021 _ 103. Kinh Nghĩ như thế nào? (Kinti sutta) _ "Tinh Thần Học Phật Của Người Con Phật"

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 06.2.2021 _ 103. Kinh Nghĩ như thế nào? (Kinti sutta) _ "Tinh Thần Học Phật Của Người Con Phật"

, 06/02/2021, 09:20 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 06.2.2021

103. Kinh Nghĩ như thế nào? (Kinti sutta)

Tinh Thần Học Phật Của Người Con Phật

Tên bài kinh được đặt một cách hiếm hoi thú vị là lấy theo dấu hỏi trong một câu mà Đức Phật mở đầu pháp thoại: Hởi chư tỳ kheo, các thầy nghĩ sao về Như Lai? (kinti vo, bhikkhave, mayi hoti). Từ câu hỏi nầy Đức Phật đã dẫn thính chúng đến mục đích cao cả mà giáo pháp được truyền dạy, và từ đó, nên được lãnh hội, thọ trì như thế nào để không rơi vào tranh chấp, đối đầu.

499. Phật tâm vô xứ bất từ bi (Tâm Phật không đâu không từ bi)

Đức Thế Tôn thuyết pháp chỉ vì tâm từ bi. Điều đó cần được ghi nhớ bởi những người con Phật:

Như vầy tôi nghe…

Một thời Thế Tôn trú ở Kusinārā, tại khu rừng Baliharaṇa. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo", --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông nghĩ như thế nào? Có phải vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân đồ ăn khất thực, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân sàng tọa, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp?

-- Thưa không phải vậy, bạch Thế Tôn! Chúng con không nghĩ rằng: "Vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay vì nhân đồ ăn khất thực, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay vì nhân sàng tọa, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp".

-- Và như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông không nghĩ như sau: "Vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp... vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp". Vậy này các Tỷ-kheo, đối với ta, các Ông nghĩ như thế nào?"

-- Như thế này, bạch Thế Tôn, đối với Thế Tôn, chúng con nghĩ như sau: "Với từ tâm, vì lợi tha và do lòng từ, Thế Tôn thuyết pháp".

-- Như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông nghĩ như sau: "Với từ tâm, vì lợi tha và do lòng từ, Thế Tôn thuyết pháp".

500. Hoá giải bất đồng về giáo pháp

Nếu trong sự học hỏi, hành trì giáo pháp có sự bất đồng nên giải quyết theo bốn trường hợp:

Do vậy, này các Tỷ-kheo, những pháp Ta giảng cho các Ông với thượng trí, như là Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần, Thánh đạo tám ngành. Ở đây, các ông phải học tập tất cả, trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau. Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập trong các pháp ấy, trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể có hai vị Tỷ-kheo nói khác nhau về Thắng pháp (Abhidhamma).

Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa các vị Tôn giả này, có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn"; ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Rồi một Tỷ-kheo nào của phái bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Như vậy, cái gì khó nắm giữ, cần phải thọ trì là khó nắm giữ. Sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên.

Ở đây, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Giữa các bậc Tôn giả này, có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn". Ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau. "Giữa các Tôn giả, có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Như vậy, cái gì khó nắm giữ, cần phải thọ trì là khó nắm giữ, cái gì dễ nắm giữ phải thọ trì là dễ nắm giữ. Sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên.

Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa các Tôn giả này, có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn". Ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt tức là văn: Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau vì một vấn đề nhỏ nhặt". Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy nghĩ đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là văn. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau, vì một vấn đề nhỏ nhặt" Như vậy, cái gì dễ nắm giữ, phải thọ trì là dễ nắm giữ, cái gì khó nắm giữ, phải thọ trì là khó nắm giữ. Sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên.

Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa các Tôn giả này có sự đồng nhất về nghĩa có sự đồng nhất về văn"; ở đây, vị Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn nhau". Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất về nghĩa và có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Như vậy, cái gì dễ nắm giữ phải thọ trì là dễ nắm giữ. Sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật hãy được nói lên".

501. Tinh thần xây dựng trong sự hành trì giới luật

Răn phạt một tỳ kheo phạm luật là vấn đề hết sức tế nhị:

Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể có một Tỷ-kheo khác phạm giới, phạm luật.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chớ có khiển trách hấp tấp, cá nhân người kia cần phải giác sát. Các Ông phải suy nghĩ: "Sẽ không có hại gì cho ta, và sẽ không có tổn hại gì cho người kia. Nếu người kia không phẫn nộ, không uất hận, có ý kiến lanh lợi, và dễ thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.

Nhưng nếu, này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ như sau: "Sẽ không có hại gì cho ta, và sẽ có tổn hại cho người kia. Người kia phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, nhưng dễ thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là sự tổn hại cho người kia. Và đây là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Sẽ có hại cho ta và không có tổn hại cho người kia. Người kia không có phẫn nộ, uất hận, có ý kiến lanh lợi, nhưng khó thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là sự tổn hại cho ta. Và đây là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Sẽ có hại cho ta và sẽ có tổn hại cho người kia. Người khác phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, khó thuyết phục và ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là hại cho ta và tổn hại cho người kia. Và đây là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Ta sẽ bị hại và người kia cũng bị tổn hại. Người kia phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, khó thuyết phục, và ta không có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Ðối với một người như vậy, này các Tỷ-kheo, hãy xã, chớ có nên khinh miệt.

502. Không nên chạy theo điểm bất đồng mà quên đi cứu cánh của đời sống phạm hạnh

Đừng để những tranh chấp, hơn thua khiến Tăng chúng đánh mất giá trị cao cả của đời sống tu tập:

Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể khởi lên giữa các Ông, một khẩu hành, một ý kiến ngoan cố, một tâm hiềm hận, ưu não, phẫn nộ. Ở đây, một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Này Hiền giả, dầu chúng tôi học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn nhau, có khởi lên một khẩu hành, một ý kiến ngoan cố, một tâm hiềm hận, ưu não, phẫn nộ. Nếu biết được như thế, vị Sa-môn sẽ quở trách". Trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền giả, dầu cho, chúng tôi học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn nhau..., vị Sa-môn sẽ quở trách."

Nhưng này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn có thể chứng được chăng?" Nếu trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn không có thể chứng được".

Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn hãy đến vị ấy và nói như sau: "Này Hiền giả, dầu chúng tôi học tập các pháp ấy...,vị Sa-môn sẽ quở trách". Trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền giả, dầu cho chúng tôi ... , vị Sa-môn sẽ quở trách."

Nhưng này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn có thể chứng được chăng?" Nếu trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn không có thể chứng được".

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông khác hỏi Tỷ-kheo ấy, nói rằng: "Các Tỷ-kheo ấy có được Tôn giả khiến cho vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện chăng?" Nếu trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Ở đây, này Hiền giả, tôi đi đến Thế Tôn và Thế Tôn thuyết pháp của Ngài cho tôi. Sau khi nghe pháp ấy, tôi đã nói lại cho các Tỷ-kheo ấy. Khi các Tỷ-kheo ấy nghe pháp ấy xong, các vị ấy tự vượt khỏi bất thiện và an trú vào thiện". Trả lời như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tự khen mình chê người. Vị ấy giải thích tùy pháp đúng với pháp, và không một ai trong các Pháp hữu nói lời tùy thuyết, có thể đưa đến phỉ báng.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Thảo luận 1. Trong rất nhiều bài kinh khi đề cập đến tinh hoa của giáo pháp mà chư tỳ kheo nên lấy đó làm cốt lõi là ba mươi bảy pháp trợ bồ đề nhưng ngày nay đa số Phật tử Việt Nam không lấy những pháp nầy làm trọng tâm. Điểm nầy nói lên điều gì về hiện trạng Phật giáo VN?” _ Do TT Pháp Đăng giảng giải

 

Thảo luận 2. Chữ Thắng pháp (Abhidhamma) trong bài kinh nầy được viết chữ hoa trong bản tiếng Việt để chỉ danh từ riêng. Điểm nầy có ứng hợp với nguyên bản Phạn ngữ Pàli chăng?  _ Do TT Tuệ Siêu giảng giải

 

Thảo luận 3. Đức Phật khuyến khích “". Rồi một Tỷ-kheo nào của phái bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Như vậy, cái gì khó nắm giữ, cần phải thọ trì là khó nắm giữ. Sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên”. Câu nói “tìm vị tỳ kheo phía bên kia mà mình nghĩ rằng nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói nên được áp dụng thế nào?  _ Do TT Tuệ Quyền giảng giải

 

Thảo luận 4. Nếu phải lựa chọn giữa sự hoà hợp Tăng chúng và chấn chỉnh sự hiểu biết giáo pháp chuẩn xác thì chúng ta nên lựa chọn cái nào?  _ Do TT Tuệ Siêu giảng giải

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

 

Kinh số 103 [tóm tắt]

Kinh Nghĩ Như Thế Nào

(Kinti Sutta)

(M.ii, 238)

 

Đức Thế Tôn hỏi các Tỷ-kheo do nhân gì mà Thế Tôn thuyết pháp, có phải vì y phục, ẩm thực, sàng tọa hay thành bại? Các Tỷ-kheo thưa rằng, Thế Tôn thuyết pháp chỉ vì lòng từ, vì lợi tha.

Do đó đức Thế Tôn dạy các Tỷ-kheo phải học tập các pháp mà Ngài đã giảng dạy với Thượng trí, như bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy Bồ-đề phần, tám thánh đạo phần. Và Ngài khuyên các Tỷ- kheo phải học tập tất cả trong tinh thần hòa đồng, không cãi lộn. Rồi Ngài dạy cách hòa giải các tranh chấp.

Khi có sự nói khác nhau về Thắng pháp (A-tỳ-đàm) giữa hai Tỷ-kheo, hãy hòa giải đôi bên bằng cách tìm người dễ nói của phe bên kia để thuyết phục cho họ hết cãi. Khi thuyết phục, nên tìm điểm đồng nhất giữa hai bên, hoặc về nghĩa, hoặc về văn để nhận sự đồng nhất ấy, khuyên họ bỏ tranh chấp. Đó là cách hòa giải tranh chấp về pháp.

Khi có một vị Tỷ-kheo phạm giới, phạm luật, không nên vội vàng khiển trách. Nếu vị ấy là người dễ thuyết phục, không phẫn nộ thì nên nói cho họ vượt khỏi bất thiện, an trú thiện. Nếu dễ thuyết phục nhưng phẫn nộ uất hận, cũng nên nói dù có tổn hại họ. Nếu khó thuyết phục, nhưng không phẫn nộ, cũng nên nói dù có tổn hại cho ta. Nếu người kia phẫn nộ, ta khó thuyết phục, không thể đưa họ về nẽo chánh, tổn hại cả hai, thì không nên nói với người ấy. Đối với người như vậy, đức Thế Tôn khuyên Tỷ- kheo nên xả chớ có khinh miệt.

Khi có sự cãi lộn giữa các Tỷ-kheo, đức Phật khuyên hãy đi tới một người của phe bên kia, một người dễ nói, để khuyên bỏ việc ấy, vì nếu không thì không chứng Niết-bàn được. Sau khi một vị Tỷ-kheo thuyết phục được bạn bỏ ác, an trú thiện, nếu có ai hỏi về việc ấy, vị Tỷ-kheo nên trả lời rằng: “Tôi đã đi đến Thế Tôn nghe Ngài thuyết giảng, sau khi nghe, tôi nói lại cho vị ấy, khi nghe pháp xong, vị ấy tự vượt khỏi bất thiện, an trú thiện”. Trả lời như vậy thì khỏi lỗi khen mình chê người.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

 

Kinh số 103 [dàn ý]

Kinh Nghĩ Như Thế Nào

(Kinti Sutta)

(M.ii, 238)

 

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

I. Thế Tôn xác nhận, chỉ vì lòng từ, Thế Tôn thuyết pháp và khuyên các Tỷ-kheo nên học tập 37 pháp trợ đạo trong tinh thần hòa đồng hoan hỷ.

II. Đức Phật chỉ bày cách giải quyết nếu có một sự sai khác về Thắng pháp giữa các vị Tỷ-kheo để đem lại hòa hợp hoan hỷ.

III. Đức Phật chỉ bày cách giải quyết nếu có vị Tỷ-kheo phạm tội để đem lại hòa đồng hoan hỷ.

IV. Đức Phật chỉ bày cách giải quyết nếu có khẩu tránh gây ra giữa các Tỷ-kheo.

V. Thế Tôn dạy chính nhờ thuyết pháp mới giúp các Tỷ-kheo vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện pháp, nhưng phải trình bày như thế nào để khỏi rơi vào khen mình chê người.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

 

Kinh số 103 [toát yếu]

Kinh Nghĩ Như Thế Nào

(Kinti Sutta)

(M.ii, 238)

 

I. TOÁT YẾU

Kinti Sutta: What Do You Think About Me?

The Buddha explains how the monks can resolve disagreements about the Dhamma

Các ông nghĩ gì về Ta?

Phật dạy các tỷ kheo cách giải quyết những bất đồng về Pháp.

II. TÓM TẮT

Phật ở Kusināra gọi các tỷ kheo mà hỏi, có phải vì bốn sự cúng dường hay vì thành bại [1] mà Thế Tôn thuyết pháp không. Chúng tỷ kheo thưa không. Ngài chỉ vì từ tâm và lợi tha mà nói pháp. Phật dạy nếu biết thế, thì hãy học tập tất cả pháp mà Như Lai sau khi thân chứng đã truyền dạy - tức là 4 niệm xứ, 4 chính cần, 4 như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 giác chi, 8 thánh đạo - và hãy tu học trong tinh thần hòa hợp không tranh cãi. Nhưng trong khi tu học hòa hợp như vậy, có thể có sự bất đồng giữa hai tỷ kheo về Thắng pháp [2] hoặc về Luật. Nên dàn xếp như sau.

A. Về pháp:

Vị tỷ kheo hòa giải nên xét xem sự bất đồng của họ thuộc tính chất nào. Có 4 trường hợp:

1. Giữa 2 phe, có sai khác cả về nghĩa lẫn về văn [3];

2. Hoặc sai khác về nghĩa, đồng nhất về văn;
 

3. Hoặc đồng nhất về nghĩa, sai khác về văn;

4. Hoặc đồng nhất về nghĩa và văn.

Vị hòa giải nên đến người nào dễ nói trong cả 2 phe để khuyên họ đừng cãi lộn: Với 2 trường hợp đầu, cãi nhau vô ích vì hai bên không đồng nói một chuyện (khác nhau về nghĩa); với 2 trường hợp sau thì chỉ khác nhau về văn là vấn đề nhỏ nhặt [4] không nên cãi nhau vô lối.

B. Về Luật:

Nếu có người phạm giới phạm luật [5] thì không nên khiển trách liền, mà phải suy nghĩ đắn đo như sau, trường hợp nào nên nói, trường hợp nào không nên.

1. Nên sửa sai cho người ấy nếu việc này không hại gì cho ta, cho họ; họ không phẫn uất, lanh lợi, dễ nói, và ta có thể khiến họ bỏ ác theo thiện.

2. Vẫn nên sửa sai nếu xét thấy cuối cùng ta sẽ khiến người ấy bỏ ác theo thiện mặc dù có thể gặp một hay nhiều chướng ngại như sau:

a) có hại cho ta;

b) có hại cho người;

c) có hại cho cả hai;

d) người kia phẫn uất;

e) chậm lụt;

f) khó nói.

Nhưng tất cả trở ngại này đều là việc nhỏ nếu cải hóa được một con người.

3. Ngược lại nếu xét thấy cuối cùng không thể nào sửa đổi họ dù phải chịu những thiệt thòi trên, thì nên xả, nhưng không nên khinh miệt.

Trong khi tu học với tinh thần hòa hiệp, nếu có khởi lên một cuộc cãi nhau, một ý kiến ngoan cố, tâm hiềm hận phẫn nộ ưu não, thì người hòa giải nên đi đến người nào dễ nói nhất trong mỗi phe và bảo: Có phải nếu biết được việc này thì vị Sa môn [6] sẽ quở trách? Nếu không bỏ việc này [7] thì có thể chứng Niết-bàn không? Ðương nhiên họ phải đáp rằng Phật sẽ quở trách, và không thể chứng Niết- bàn. Khi sự thuyết phục thành công, nếu có ai hỏi có phải nhờ ngài mà họ đã an trú vào điều thiện không, vị tỷ kheo hòa giải chỉ nên nói nhờ được nghe Pháp của Thế Tôn mà họ tự sửa đổi. Trả lời như vậy tỷ kheo hòa giải khỏi phạm lỗi khen mình chê người.

III. CHÚ GIẢI

1. Bhavābhavahetu, Kinh sớ: Các ngươi có nghĩ rằng Như Lai giảng Pháp để được công đức, được hưởng vui ở một cõi cao siêu nào chăng?

2. Abhidhamma. Theo Sớ, ám chỉ 37 pháp trợ đạo nói ở đoạn trước.

3. … và văn byañjana là hai khía cạnh của Pháp Phật dạy. Xem thêm Trường 29, cũng bàn đến sự bảo tồn Pháp cho đúng về văn và nghĩa.

4. Ðoạn này muốn nói rằng câu văn hơi khác không nhất thiết trở ngại việc hiểu đúng ý nghĩa. Nhưng ở chỗ khác, ví dụ kinh Tăng Chi 2, Phật có dạy rằng Diệu pháp biến mất là do hai yếu tố: diễn đạt sai trên văn tự, và giải sai ý nghĩa.

5. Nguyên tắc chung trong việc sửa sai là: Nếu vị tỷ kheo có lỗi có thể sửa đổi, thì dù vị ấy có bị tổn thương và bản thân người can gián bị phiền hà, cũng nên can. Nhưng

nếu vị ấy không thể nào sửa đổi được, thì người can gián nên có thái độ xả.

6. Vị Sa môn ở đây là đấng Ðạo sư (satthā), chỉ đức Phật. Như ở kinh Trung bộ 105.

7. Việc này có nghĩa là sự cãi nhau.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Phật ở Câu-thi-na
Gọi chư tỷ kheo hỏi

Như Lai có giảng dạy

Ðể được phước lợi lành?

Chúng tỷ kheo thưa không,

Ngài chỉ vì từ tâm
Vì lợi ích tha nhân
Mà thuyết tuyên diệu pháp.

Vậy hãy khéo tu học

Băm bảy pháp trợ đạo

Do Như Lai thân chứng

Trong tinh thần vô tranh.

Nên hòa giải tranh chấp

Mỗi khi có bất đồng

Giữa hai nhóm tỳ kheo

Khi bàn về thắng pháp:

Khác nhau nghĩa và văn;

Ðồng nhất văn, khác nghĩa;

Ðồng nhất nghĩa, khác văn;

Ðồng nhất văn và nghĩa.

Với hai trường hợp đầu

(Kẻ nói gà người vịt)

Cãi nhau thật vô ích
Vì vấn đề khác nhau.

Với hai trường hợp sau
- đồng nghĩa, văn hơi khác –

Cũng không nên cãi nhau

Về bất đồng vụn vặt.

Vị Tỷ kheo hòa giải

Nên đến người dễ nói

Ở trong cả hai bên
Ðể trình bày như trên.

Khi phạm giới xảy ra

Xét nên, không nên nói

Nên nói nếu không hại

Cho người hoặc cho ta;

Người kia không phẫn uất,

Thông minh, biết phục thiện

Và chính ta có thể

Ðưa họ thoát đường tà.

Và cũng nên sửa sai
Nếu xét ra sửa được
Dù có những phiền phức:

Hoặc hại bản thân ta

Hoặc hại đến cho người

Hoặc ta, người đều hại;

Hoặc người kia phẫn uất

Chậm hiểu, khó thuyết phục.

Tất cả chướng ngại này

Chỉ là điều nhỏ nhặt

So với việc to lớn
Cải hóa một con người.

Nhưng nếu xét cho cùng

Có nói chỉ phí công

Thì bỏ qua, im lặng

Nhưng cũng chớ phiền lòng.

Giữa chúng tăng bình yên

Bỗng khởi lên tranh cãi

Ngoan cố và hiềm hận

Nên hòa giải đôi bên:

Ðấng Ðạo sư biết được

Ngài sẽ quở trách liền.

Không từ bỏ tranh chấp

Niết-bàn khó chứng nên.

Nếu hòa giải thành công,

Nên nói nhờ Phật Pháp

Mà hai phe tranh chấp

Tự bỏ ác theo lành.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

 

103. Kintisuttaṃ [Mūla]

 

34. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā pisinārāyaṃ [kusinārāyaṃ (sī.)] viharati baliharaṇe vanasaṇḍe. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''kinti vo , bhikkhave, mayi hoti : 'cīvarahetu vā samaṇo gotamo dhammaṃ deseti, piṇḍapātahetu vā samaṇo gotamo dhammaṃ deseti, senāsanahetu vā samaṇo gotamo dhammaṃ deseti, itibhavābhavahetu vā samaṇo gotamo dhammaṃ desetīti? ''na kho no, bhante, bhagavati evaṃ hoti : 'cīvarahetu vā samaṇo gotamo dhammaṃ deseti, piṇḍapātahetu vā samaṇo gotamo dhammaṃ deseti, senāsanahetu vā samaṇo gotamo dhammaṃ deseti, itibhavābhavahetu vā samaṇo gotamo dhammaṃ desetīti. ''Na ca kira vo, bhikkhave, mayi evaṃ hoti : 'cīvarahetu vā samaṇo gotamo dhammaṃ deseti - pe - itibhavābhavahetu vā samaṇo gotamo dhammaṃ desetīti atha kinti carahi vo [atha kinti vo (sī. pī.), atha kiñcarahi vo (ka.)], bhikkhave, mayi hotīti? ''evaṃ kho no, bhante, bhagavati hoti : 'anukampako Bhagavā hitesī anukampaṃ upādāya dhammaṃ desetīti. ''Evañca [evaṃ (sī. pī.)] kira vo, bhikkhave, mayi hoti : 'anukampako Bhagavā hitesī anukampaṃ upādāya dhammaṃ desetīti.

35. ''Tasmātiha, bhikkhave, ye vo [ye te (ka.)] mayā dhammā abhiññā desitā, seyyathidaṃ : cattāro satipaṭṭhānā cattāro sammappadhānā cattāro iddhipādā pañcindriyāni pañca balāni satta bojjhaṅgā ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, tattha sabbeheva samaggehi sammodamānehi avivadamānehi sikkhitabbaṃ. Tesañca vo, bhikkhave, samaggānaṃ sammodamānānaṃ avivadamānānaṃ sikkhataṃ siyaṃsu [siyuṃ (sī. syā. kaṃ.) saddanīti oloketabbā] dve bhikkhū abhidhamme nānāvādā. Tatra ce tumhākaṃ evamassa : 'imesaṃ kho āyasmantānaṃ atthato ceva nānaṃ byañjanato ca nānanti, tattha yaṃ bhikkhuṃ suvacataraṃ [subbacataraṃ (ka.)] maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo : 'āyasmantānaṃ kho atthato ceva nānaṃ, byañjanato ca nānaṃ. Tadamināpetaṃ [tadimināpetaṃ (syā. kaṃ.)] āyasmanto jānātha : yathā atthato ceva nānaṃ, byañjanato ca nānaṃ. Māyasmanto vivādaṃ āpajjitthāti. Athāparesaṃ ekatopakkhikānaṃ bhikkhūnaṃ yaṃ bhikkhuṃ suvacataraṃ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo : 'āyasmantānaṃ kho atthato ceva nānaṃ, byañjanato ca nānaṃ. Tadamināpetaṃ āyasmanto jānātha : yathā atthato ceva nānaṃ, byañjanato ca nānaṃ. Māyasmanto vivādaṃ āpajjitthāti. Iti duggahitaṃ duggahitato dhāretabbaṃ, suggahitaṃ suggahitato dhāretabbaṃ. Duggahitaṃ duggahitato dhāretvā suggahitaṃ suggahitato dhāretvā [iti duggahitaṃ duggahitato dhāretabbaṃ, duggahitaṃ duggahitato dhāretvā (sī. syā. kaṃ. pī.) anantaravārattaye pana idaṃ pāṭhanānattaṃ natthi] yo dhammo yo vinayo so bhāsitabbo.

36. ''Tatra ce tumhākaṃ evamassa : 'imesaṃ kho āyasmantānaṃ atthato hi kho nānaṃ, byañjanato sametīti, tattha yaṃ bhikkhuṃ suvacataraṃ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo : 'āyasmantānaṃ kho atthato hi nānaṃ, byañjanato sameti. Tadamināpetaṃ āyasmanto jānātha : yathā atthato hi kho nānaṃ, byañjanato sameti. Māyasmanto vivādaṃ āpajjitthāti. Athāparesaṃ ekatopakkhikānaṃ bhikkhūnaṃ yaṃ bhikkhuṃ suvacataraṃ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo : 'āyasmantānaṃ kho atthato hi kho nānaṃ, byañjanato sameti. Tadamināpetaṃ āyasmanto jānātha : yathā atthato hi kho nānaṃ, byañjanato sameti. Māyasmanto vivādaṃ āpajjitthāti . Iti duggahitaṃ duggahitato dhāretabbaṃ, suggahitaṃ suggahitato dhāretabbaṃ. Duggahitaṃ duggahitato dhāretvā suggahitaṃ suggahitato dhāretvā yo dhammo yo vinayo so bhāsitabbo.

37. ''Tatra ce tumhākaṃ evamassa : 'imesaṃ kho āyasmantānaṃ atthato hi kho sameti, byañjanato nānanti, tattha yaṃ bhikkhuṃ suvacataraṃ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo : 'āyasmantānaṃ kho atthato hi sameti, byañjanato nānaṃ. Tadamināpetaṃ āyasmanto jānātha : yathā atthato hi kho sameti, byañjanato nānaṃ. Appamattakaṃ kho panetaṃ yadidaṃ : byañjanaṃ. Māyasmanto appamattake vivādaṃ āpajjitthāti. Athāparesaṃ ekatopakkhikānaṃ bhikkhūnaṃ yaṃ bhikkhuṃ suvacataraṃ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo : 'āyasmantānaṃ kho atthato hi sameti, byañjanato nānaṃ. Tadamināpetaṃ āyasmanto jānātha : yathā atthato hi kho sameti, byañjanato nānaṃ. Appamattakaṃ kho panetaṃ yadidaṃ : byañjanaṃ. Māyasmanto appamattake [appamattakehi (sī. pī.)] vivādaṃ āpajjitthāti. Iti suggahitaṃ suggahitato dhāretabbaṃ, duggahitaṃ duggahitato dhāretabbaṃ. Suggahitaṃ suggahitato dhāretvā duggahitaṃ duggahitato dhāretvā yo dhammo yo vinayo so bhāsitabbo.

38. ''Tatra ce tumhākaṃ evamassa : 'imesaṃ kho āyasmantānaṃ atthato ceva sameti byañjanato ca sametīti, tattha yaṃ bhikkhuṃ suvacataraṃ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo : 'āyasmantānaṃ kho atthato ceva sameti, byañjanato ca sameti. Tadamināpetaṃ āyasmanto jānātha : yathā atthato ceva sameti byañjanato ca sameti. Māyasmanto vivādaṃ āpajjitthāti. Athāparesaṃ ekatopakkhikānaṃ bhikkhūnaṃ yaṃ bhikkhuṃ suvacataraṃ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo : 'āyasmantānaṃ kho atthato ceva sameti byañjanato ca sameti. Tadamināpetaṃ āyasmanto jānātha : yathā atthato ceva sameti byañjanato ca sameti. Māyasmanto vivādaṃ āpajjitthāti. Iti suggahitaṃ suggahitato dhāretabbaṃ. Suggahitaṃ suggahitato dhāretvā yo dhammo yo vinayo so bhāsitabbo.

39. ''Tesañca vo, bhikkhave, samaggānaṃ sammodamānānaṃ avivadamānānaṃ sikkhataṃ siyā aññatarassa bhikkhuno āpatti siyā vītikkamo, tatra, bhikkhave, na codanāya taritabbaṃ [coditabbaṃ (syā. kaṃ. ka.) turitabbaṃ (?)]. Puggalo upaparikkhitabbo : 'iti mayhañca avihesā bhavissati parassa ca puggalassa anupaghāto, paro hi puggalo akkodhano anupanāhī adaḷhadiṭṭhī suppaṭinissaggī, sakkomi cāhaṃ etaṃ puggalaṃ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetunti. Sace, bhikkhave, evamassa, kallaṃ vacanāya. ''Sace pana, bhikkhave, evamassa : 'mayhaṃ kho avihesā bhavissati parassa ca puggalassa upaghāto, paro hi puggalo kodhano upanāhī adaḷhadiṭṭhī suppaṭinissaggī, sakkomi cāhaṃ etaṃ puggalaṃ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetuṃ. Appamattakaṃ kho panetaṃ yadidaṃ : parassa [yadidaṃ mayhañca vihesā bhavissati parassa ca (ka.)] puggalassa upaghāto. Atha kho etadeva bahutaraṃ : svāhaṃ sakkomi etaṃ puggalaṃ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetunti . Sace, bhikkhave, evamassa, kallaṃ vacanāya. ''Sace pana, bhikkhave, evamassa : 'mayhaṃ kho vihesā bhavissati parassa ca puggalassa anupaghāto. Paro hi puggalo akkodhano anupanāhī daḷhadiṭṭhī duppaṭinissaggī, sakkomi cāhaṃ etaṃ puggalaṃ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetuṃ. Appamattakaṃ kho panetaṃ yadidaṃ : mayhaṃ vihesā [mayhañca vihesā bhavissati parassa ca puggalassa upaghāto (ka.)]. Atha kho etadeva bahutaraṃ : svāhaṃ sakkomi etaṃ puggalaṃ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetunti. Sace, bhikkhave, evamassa, kallaṃ vacanāya. ''Sace pana, bhikkhave, evamassa : 'mayhañca kho vihesā bhavissati parassa ca puggalassa upaghāto. Paro hi puggalo kodhano upanāhī daḷhadiṭṭhī duppaṭinissaggī, sakkomi cāhaṃ etaṃ puggalaṃ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetuṃ. Appamattakaṃ kho panetaṃ yadidaṃ : mayhañca vihesā bhavissati parassa ca puggalassa upaghāto. Atha kho etadeva bahutaraṃ : svāhaṃ sakkomi etaṃ puggalaṃ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetunti. Sace, bhikkhave, evamassa, kallaṃ vacanāya. ''Sace pana, bhikkhave, evamassa : 'mayhañca kho vihesā bhavissati parassa ca puggalassa upaghāto. Paro hi puggalo kodhano upanāhī daḷhadiṭṭhī duppaṭinissaggī, na cāhaṃ sakkomi etaṃ puggalaṃ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetunti. Evarūpe, bhikkhave, puggale upekkhā nātimaññitabbā.

40. ''Tesañca vo, bhikkhave, samaggānaṃ sammodamānānaṃ avivadamānānaṃ sikkhataṃ aññamaññassa vacīsaṃhāro [vacīsaṅkhāro (sī. pī.)] uppajjeyya diṭṭhipaḷāso [diṭṭhipalāso (sī. ka.)] cetaso āghāto appaccayo anabhiraddhi. Tattha ekatopakkhikānaṃ bhikkhūnaṃ yaṃ bhikkhuṃ suvacataraṃ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo : 'yaṃ no, āvuso, amhākaṃ samaggānaṃ sammodamānānaṃ avivadamānānaṃ sikkhataṃ aññamaññassa vacīsaṃhāro uppanno diṭṭhipaḷāso cetaso āghāto appaccayo anabhiraddhi, taṃ jānamāno samaṇo garaheyyāti [samāno (sī. ka.)]. Sammā byākaramāno, bhikkhave, bhikkhu evaṃ byākareyya : 'yaṃ no, āvuso, amhākaṃ samaggānaṃ sammodamānānaṃ avivadamānānaṃ sikkhataṃ aññamaññassa vacīsaṃhāro uppanno diṭṭhipaḷāso cetaso āghāto appaccayo anabhiraddhi, taṃ jānamāno samaṇo garaheyyāti. Etaṃ panāvuso, dhammaṃ appahāya nibbānaṃ sacchikareyyāti. Sammā byākaramāno, bhikkhave, bhikkhu evaṃ byākareyya : 'etaṃ, āvuso, dhammaṃ appahāya na nibbānaṃ sacchikareyyāti. ''Athāparesaṃ ekatopakkhikānaṃ bhikkhūnaṃ yaṃ bhikkhuṃ suvacataraṃ maññeyyātha, so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo : 'yaṃ no, āvuso, amhākaṃ samaggānaṃ sammodamānānaṃ avivadamānānaṃ sikkhataṃ aññamaññassa vacīsaṃhāro uppanno diṭṭhipaḷāso cetaso āghāto appaccayo anabhiraddhi, taṃ jānamāno samaṇo garaheyyāti. Sammā byākaramāno, bhikkhave, bhikkhu evaṃ byākareyya : 'yaṃ no, āvuso, amhākaṃ samaggānaṃ sammodamānānaṃ avivadamānānaṃ sikkhataṃ aññamaññassa vacīsaṃhāro uppanno diṭṭhipaḷāso cetaso āghāto appaccayo anabhiraddhi taṃ jānamāno samaṇo garaheyyāti. Etaṃ panāvuso, dhammaṃ appahāya nibbānaṃ sacchikareyyāti. Sammā byākaramāno, bhikkhave, bhikkhu evaṃ byākareyya : 'etaṃ kho, āvuso, dhammaṃ appahāya na nibbānaṃ sacchikareyyāti. ''Taṃ ce, bhikkhave, bhikkhuṃ pare evaṃ puccheyyuṃ : 'āyasmatā no ete bhikkhū akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpitāti? sammā byākaramāno, bhikkhave, bhikkhu evaṃ byākareyya : 'idhāhaṃ, āvuso, yena Bhagavā tenupasaṅkamiṃ, tassa me Bhagavā dhammaṃ desesi, tāhaṃ dhammaṃ sutvā tesaṃ bhikkhūnaṃ abhāsiṃ. Taṃ te bhikkhū dhammaṃ sutvā akusalā vuṭṭhahiṃsu, kusale patiṭṭhahiṃsūti. Evaṃ byākaramāno kho, bhikkhave, bhikkhu na ceva attānaṃ ukkaṃseti, na paraṃ vambheti, dhammassa cānudhammaṃ byākaroti, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṃ ṭhānaṃ āgacchatīti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Kintisuttaṃ niṭṭhitaṃ tatiyaṃ.

 

103. Kintisuttavaṇṇanā [Atthakathā]

 

34. Evaṃ me sutanti kintisuttaṃ. Tattha pisinārāyanti evaṃnāmake maṇḍalapadese. Baliharaṇeti tasmiṃ vanasaṇḍe bhūtānaṃ baliṃ āharanti, tasmā so baliharaṇanti vutto. Cīvarahetūti cīvarakāraṇā, cīvaraṃ paccāsīsamānoti attho. Itibhavābhavahetūti evaṃ imaṃ desanāmayaṃ puññakiriyavatthuṃ nissāya tasmiṃ tasmiṃ bhave sukhaṃ vedissāmīti dhammaṃ desetīti kiṃ tumhākaṃ evaṃ hotīti attho.

 

35. Cattāro satipaṭṭhānātiādayo sattatiṃsa bodhipakkhiyadhammā lokiyalokuttarāva kathitā. Tatthāti tesu sattatiṃsāya dhammesu. Siyaṃsūti bhaveyyuṃ. Abhidhammeti visiṭṭhe dhamme, imesu sattatiṃsabodhipakkhiyadhammesūti attho. Tatra ceti idampi bodhipakkhiyadhammesveva bhummaṃ. Atthato ceva nānaṃ byañjanato cāti ettha ‘‘kāyova satipaṭṭhānaṃ vedanāva satipaṭṭhāna’’nti vutte atthato nānaṃ hoti, ‘‘satipaṭṭhānā’’ti vutte pana byañjanato nānaṃ nāma hoti. Tadamināpīti taṃ tumhe imināpi kāraṇena jānāthāti atthañca byañjanañca samānetvā athassa ca aññathā gahitabhāvo byañjanassa ca micchā ropitabhāvo dassetabbo. Yo dhammo yo vinayoti ettha atthañca byañjanañca viññāpanakāraṇameva dhammo ca vinayo ca.

 

37. Atthato hi kho sametīti satiyeva satipaṭṭhānanti gahitā. Byañjanato nānanti kevalaṃ byañjanameva satipaṭṭhānoti vā satipaṭṭhānāti vā micchā ropetha. Appamattakaṃ khoti suttantaṃ patvā byañjanaṃ appamattakaṃ nāma hoti. Parittamattaṃ dhanitaṃ katvā ropitepi hi nibbutiṃ pattuṃ sakkā hoti.

Tatridaṃ vatthu – vijayārāmavihāravāsī kireko khīṇāsavatthero dvinnaṃ bhikkhūnaṃ suttaṃ āharitvā kammaṭṭhānaṃ kathento – ‘‘samuddho samuddhoti, bhikkhave, assutavā puthujjano bhāsatī’’ti dhanitaṃ katvā āha. Eko bhikkhu ‘‘samuddho nāma, bhante’’ti āha. Āvuso, samuddhoti vuttepi samuddoti vuttepi mayaṃ loṇasāgarameva jānāma, tumhe pana no atthagavesakā, byañjanagavesakā, gacchatha mahāvihāre paguṇabyañjanānaṃ bhikkhūnaṃ santike byañjanaṃ sodhāpethāti kammaṭṭhānaṃ akathetvāva uṭṭhāpesi. So aparabhāge mahāvihāre bheriṃ paharāpetvā bhikkhusaṅghassa catūsu maggesu pañhaṃ kathetvāva parinibbuto. Evaṃ suttantaṃ patvā byañjanaṃ appamattakaṃ nāma hoti.

 

Vinayaṃ pana patvā no appamattakaṃ. Sāmaṇerapabbajjāpi hi ubhatosuddhito vaṭṭati, upasampadādikammānipi sithilādīnaṃ dhanitādikaraṇamatteneva kuppanti. Idha pana suttantabyañjanaṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ.

 

38. Atha catutthavāre vivādo kasmā? Saññāya vivādo. ‘‘Ahaṃ satimeva satipaṭṭhānaṃ vadāmi, ayaṃ ‘kāyo satipaṭṭhāna’nti vadatī’’ti hi nesaṃ saññā hoti. Byañjanepi eseva nayo.

 

39. Na codanāya taritabbanti na codanatthāya vegāyitabbaṃ. Ekacco hi puggalo ‘‘nalāṭe te sāsapamattā piḷakā’’ti vutto ‘‘mayhaṃ nalāṭe sāsapamattaṃ piḷakaṃ passasi, attano nalāṭe tālapakkamattaṃ mahāgaṇḍaṃ na passasī’’ti vadati. Tasmā puggalo upaparikkhitabbo. Adaḷhadiṭṭhīti anādānadiṭṭhī suṃsumāraṃ hadaye pakkhipanto viya daḷhaṃ na gaṇhāti.

 

Upaghātoti caṇḍabhāvena vaṇaghaṭṭitassa viya dukkhuppatti. Suppaṭinissaggīti ‘‘kiṃ nāma ahaṃ āpanno, kadā āpanno’’ti vā ‘‘tvaṃ āpanno, tava upajjhāyo āpanno’’ti vā ekaṃ dve vāre vatvāpi ‘‘asukaṃ nāma asukadivase nāma, bhante, āpannattha, saṇikaṃ anussarathā’’ti saritvā tāvadeva vissajjeti. Vihesāti bahuṃ atthañca kāraṇañca āharantassa kāyacittakilamatho. Sakkomīti evarūpo hi puggalo okāsaṃ kāretvā ‘‘āpattiṃ āpannattha, bhante’’ti vutto ‘‘kadā kismiṃ vatthusmi’’nti vatvā ‘‘asukadivase asukasmiṃ vatthusmi’’nti vutte ‘‘na sarāmi, āvuso’’ti vadati, tato ‘‘saṇikaṃ, bhante, sarathā’’ti bahuṃ vatvā sārito saritvā vissajjeti. Tenāha ‘‘sakkomī’’ti. Iminā nayena sabbattha attho veditabbo.

 

Upekkhā nātimaññitabbāti upekkhā na atikkamitabbā, kattabbā janetabbāti attho. Yo hi evarūpaṃ puggalaṃ ṭhitakaṃyeva passāvaṃ karontaṃ disvāpi ‘‘nanu, āvuso, nisīditabba’’nti vadati, so upekkhaṃ atimaññati nāma.

 

40. Vacīsaṃhāroti vacanasañcāro. Imehi kathitaṃ amūsaṃ antaraṃ paveseyya, tumhe imehi idañcidañca vuttāti amūhi kathitaṃ imesaṃ antaraṃ paveseyyāti attho. Diṭṭhipaḷāsotiādīhi cittassa anārādhaniyabhāvo kathito. Taṃ jānamāno samāno garaheyyāti taṃ satthā jānamāno samāno nindeyya amheti. Etaṃ panāvuso, dhammanti etaṃ kalahabhaṇḍanadhammaṃ.

 

Tañceti taṃ saññattikārakaṃ bhikkhuṃ. Evaṃ byākareyyāti mayā ete suddhante patiṭṭhāpitāti avatvā yena kāraṇena saññatti katā, tadeva dassento evaṃ byākareyya. Tāhaṃ dhammaṃ sutvāti ettha dhammoti sāraṇīyadhammo adhippeto. Na ceva attānantiādīsu ‘‘brahmalokappamāṇo hesa aggi uṭṭhāsi, ko etamaññatra mayā nibbāpetuṃ samattho’’ti hi vadanto attānaṃ ukkaṃseti nāma. ‘‘Ettakā janā vicaranti, okāso laddhuṃ na sakkā, ekopi ettakamattaṃ nibbāpetuṃ samattho nāma natthī’’ti vadamāno paraṃ vambheti nāma. Tadubhayampesa na karoti. Dhammo panettha sammāsambuddhassa byākaraṇaṃ, tesaṃ bhikkhūnaṃ saññattikaraṇaṃ anudhammo, tadeva byākaroti nāma. Na ca koci sahadhammikoti añño cassa koci sahetuko parehi vutto vādo vā anuvādo vā garahitabbabhāvaṃ āgacchanto nāma natthi. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

 

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

 

Kintisuttavaṇṇanā niṭṭhitā.