Cái Tôi Từ Góc Nhìn Của Tuệ Quán_ 137. Kinh Phân Biệt Sáu Xứ  (Saḷāyatanavibhaṅga Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 3.4.2021

Cái Tôi Từ Góc Nhìn Của Tuệ Quán_ 137. Kinh Phân Biệt Sáu Xứ (Saḷāyatanavibhaṅga Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 3.4.2021

, 03/04/2021, 08:32 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 3.4.2021

137. Kinh Phân Biệt Sáu Xứ

(Saḷāyatanavibhaṅga Sutta)

Cái Tôi Từ Góc Nhìn Của Tuệ Quán

Cuộc sống của con người là một guồng máy phức tạp và vô cùng khó hiểu. Khi Đức Phật dạy nên quán chiếu tự thân Ngài đưa ra nhiều phương cách. Một trong những cách đó là quán sát sáu giác quan. Từ sáu giác quan hành giả cần có khả năng phân biệt căn, cảnh, thức và cảm thọ sanh khời từ những mấu chốt đó. Đức Phật đặc biệt nói đến cảm thọ của người có tu tập và người không tu tập. Từ điểm nầy tạo nên ngã rẽ về cuộc sống buông xuôi theo thói quen và cuộc sống với ý chí chuyển hoá. Toàn bài kinh là một cẩm nang về pháp hành nên lời kinh rất cô đọng.

633. Sự sống theo ý nghĩa cô đọng và toàn diện

Sáu giác quan với những liên hệ trực tiếp và gián tiếp tạo nên một hình ảnh hoạt dụng của toàn bộ sự sống của chúng sanh:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo"

--"Bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông phân biệt sáu xứ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Có sáu nội xứ cần phải biết. Có sáu ngoại xứ cần phải biết. Có sáu thức thân cần phải biết. Có sáu xúc thân cần phải biết. Có mười tám ý hành cần phải biết. Có ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết. Tại đây, do y cứ cái này, đoạn tận cái này, có ba niệm xứ mà một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành (niệm xứ) ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng. Trong các bậc Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là bậc Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục các hạng người đáng được điều phục. Ðây là tổng thuyết về phân biệt sáu xứ.

634. Những chi tiết có thể nắm bắt trong cuộc sống rối rắm

Một cách để hiểu rõ những phức cảm là nhìn sự thể với sự phân biệt từng phần một:

Khi được nói đến "Sáu nội xứ cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Khi được nói đến: "Sáu nội xứ cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến "Sáu ngoại xứ cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy? Sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ. Khi được nói đến: "Sáu ngoại xứ cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến "Sáu thức thân cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy? Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Khi được nói đến: "Sáu thức thân cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến "Sáu xúc thân cần phải biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Khi được nói đến: "Sáu xúc thân cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến "Mười tám ý hành cần phải biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Sau khi mắt thấy sắc, (ý) chạy theo sắc trú xứ của hỷ, chạy theo sắc trú xứ của ưu, chạy theo sắc trú xứ của xả; sau khi tai nghe tiếng... ; sau khi mũi ngửi hương... sau khi lưỡi nếm vị... sau khi thân cảm xúc... sau khi ý nhận thức pháp, ý chạy theo pháp khởi lên hỷ chạy theo pháp khởi lên ưu, chạy theo pháp khởi lên xả. Như vậy, có sáu hỷ hành, có sáu ưu hành, có sáu xả hành. Khi được nói đến "Mười tám ý hành cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

635. Cảm thọ của người có tu tập và cảm thọ của người không tu tập cần được phân biệt

Người tu tập không hẳn lúc nào cũng vui nhưng vui khổ của người có tu tập dẫn đến hướng đi khác:

Khi được nói đến "Ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy? Sáu hỷ liên hệ tại gia, sáu hỷ liên hệ xuất ly, sáu ưu liên hệ tại gia, sáu ưu liên hệ xuất ly, sáu xả liên hệ tại gia, sáu xả liên hệ xuất ly.

Ở đây, thế nào là sáu hỷ liên hệ tại gia? Có hỷ khởi lên, hoặc do nhận được hay thấy sự nhận được các sắc do con mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì đã nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ tại gia. Có hỷ khởi lên, hoặc do nhận được hay thấy sự nhận được các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức... các pháp do ý nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì đã nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến tại gia. Sáu hỷ này liên hệ đến tại gia.

Ở đây, thế nào là sáu hỷ liên hệ đến xuất ly? Sau khi biết các sắc pháp là vô thường, biến hoại, ly tham, biến diệt và nghĩ rằng: "Các sắc pháp xưa kia và các sắc pháp hiện tại, tất cả sắc pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, có hỷ khởi lên. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến xuất ly. Sau khi biết được các tiếng... các hương... các vị... các xúc... các pháp là vô thường, biến hoại, ly dục, biến diệt và nghĩ rằng: "Các pháp xưa kia và các pháp hiện tại, tất cả các pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, có hỷ khởi lên. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến xuất ly. Sáu hỷ này liên hệ đến xuất ly.

Ở đây, thế nào là sáu ưu liên hệ tại gia? Có ưu khởi lên; hoặc do không nhận được hay thấy sự không nhận được các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì không nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ tại gia. Có ưu khởi lên, hoặc do không nhận được hay thấy sự không nhận được các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức... các pháp do ý nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì không nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ đến tại gia. Sáu ưu này liên hệ đến tại gia.

Ở đây, thế nào là sáu ưu liên hệ đến xuất ly? Sau khi biết được các sắc pháp là vô thường, biến hoại, ly tham, biến diệt và nghĩ rằng: "Các sắc pháp xưa kia và các sắc pháp hiện tại, tất cả sắc pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, vị ấy khởi lên ước muốn đối với vô thượng giải thoát, nghĩ rằng: "Khi nào ta có thể chứng đạt và an trú trong xứ (āyatana) mà các bậc Thánh đang chứng đạt và an trú?" Như vậy, do ước muốn đối với các vô thượng giải thoát, ưu khởi lên do duyên ước muốn. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ xuất ly. Sau khi biết được các tiếng... các hương... các vị... các xúc... các pháp là vô thường, biến hoại, ly dục, biến diệt và nghĩ rằng: "Các pháp xưa kia và các pháp hiện tại, tất cả các pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi sự thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, vị ấy khởi lên ước muốn đối với các vô thượng giải thoát, nghĩ rằng: "Khi nào ta có thể chứng đạt và an trú trong xứ (āyatana) mà các bậc Thánh đang chứng đạt và an trú?" Như vậy, do ước muốn đối với các vô thượng giải thoát, ưu khởi lên do duyên ước muốn. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ xuất ly. Sáu ưu này liên hệ xuất ly.

Ở đây, thế nào là sáu xả liên hệ tại gia? Khi một người ngu si, ám độn, phàm phu thấy sắc với con mắt, xả khởi lên của một vô văn phàm phu, không chinh phục được (phiền não), không chinh phục được quả dị thục, không thấy sự nguy hiểm. Loại xả như vậy không vượt khỏi sắc pháp. Do vậy, đây được gọi là xả liên hệ tại gia. Khi một người ngu si, ám độn, phàm phu nghe tiếng với tai... ngửi hương với mũi... nếm vị với lưỡi... cảm xúc với thân... nhận thức pháp với ý, xả khởi lên của một vô văn phàm phu, không chinh phục được (phiền não), không chinh phục được quả dị thục, không thấy sự nguy hiểm. Loại xả như vậy không vượt khỏi các pháp. Do vậy, đây được gọi là xả liên hệ tại gia. Sáu xả này liên hệ tại gia.

Ở đây, thế nào là sáu xả liên hệ xuất ly? Sau khi biết sắc pháp là vô thường, biến hoại, ly tham, biến diệt, nghĩ rằng: "Các sắc pháp xưa kia và sắc pháp hiện tại, tất cả sắc pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, xả khởi lên. Loại xả như vậy được gọi là xả liên hệ xuất ly. Sau khi biết được các tiếng... các hương... các vị... các xúc... các pháp là vô thường, biến hoại, ly dục, biến diệt, nghĩ rằng: "Các pháp xưa kia và các pháp hiện tại, tất cả các pháp là vô thường, khổ, biến, hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, xả khởi lên. Loại xả như vậy được gọi là xả liên hệ xuất ly. Sáu xả này liên hệ xuất ly.

Khi được nói đến "Ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến "Ở đây, do y cứ cái này, đoạn tận cái này", do duyên gì, được nói đến như vậy? Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ do duyên sáu hỷ liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu hỷ liên hệ tại gia. Như vậy là sự đoạn tận chúng; như vậy là sự vượt qua chúng. Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên sáu ưu liên hệ xuất ly; đoạn tận, vượt qua sáu ưu liên hệ tại gia. Như vậy là sự đoạn tận chúng; như vậy là sự vượt qua chúng. Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên sáu xả liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu xả liên hệ tại gia. Như vậy là sự đoạn tận chúng, là sự vượt qua chúng. Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên sáu hỷ liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu ưu liên hệ xuất ly. Như vậy là sự đoạn tận chúng, là sự vượt qua chúng. Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên xả liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu hỷ liên hệ xuất ly. Như vậy là sự đoạn tận chúng, là sự vượt qua chúng.

Này các Tỷ-kheo, có xả đa diện, y cứ đa diện; có xả nhứt diện, y cứ nhứt diện. Này các Tỷ-kheo, thế nào là xả đa diện, y cứ đa diện? Này các Tỷ-kheo, có xả đối với các sắc pháp, có xả đối với các tiếng, có xả đối với các hương, có xả đối với các vị có xả đối với các xúc. Như vậy, này các Tỷ-kheo là xả đa diện, y cứ đa diện. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xả nhứt diện, y cứ nhứt diện? Có xả y cứ Hư không vô biên xứ, có xả y cứ Thức vô biên xứ, có xả y cứ Vô sở hữu xứ, có xả y cứ Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo là xả nhứt diện, y cứ nhứt diện. Ở đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên xả nhứt diện, xả y cứ nhứt diện, đoạn tận vượt qua xả đa diện, xả y cứ đa diện. Như vậy là sự đoạn tận (xả) này, như vậy là sự vượt qua (xả) này. Này các Tỷ-kheo, do y cứ không tham dục, do duyên không tham dục, đoạn tận, vượt qua xả nhứt diện, xả y cứ nhứt diện ấy. Như vậy là sự đoạn tận (xả) này, như vậy là sự vượt qua (xả) này. Khi được nói đến "Tại đây do y cứ cái này, đoạn tận cái này", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

636. Ba cái nhìn và thái độ của Đức Thế Tôn đối với chúng sanh

Chữ satipaṭṭhāna, ở đây dịch là niệm xứ, không mang ý nghĩa như trong tứ niệm xứ mà cần được hiểu theo ngữ cảnh của chánh kinh:

Khi được nói đến: "Có ba niệm xứ mà một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành (niệm xứ) ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng", do duyên gì, được nói đến như vậy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, bậc Ðạo sư thuyết pháp cho các đệ tử, vì lòng từ mẫn, vì lo cho hạnh phúc của họ, vì thương tưởng họ, nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Một số đệ tử của bậc Ðạo sư ấy không có khéo nghe, không có lóng tai, không có an trú tâm vào chánh trí, và hành động ngược lại lời dạy của bậc Ðạo sư. Tại đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai không có hoan hỷ, không có cảm giác hoan hỷ, nhưng sống không có dao động, chánh niệm, tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, đây là niệm xứ thứ nhất, một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Ðạo sư thuyết pháp cho các đệ tử, vì lòng từ mẫn, vì lo cho hạnh phúc của họ, vì thương tưởng họ, nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Một số đệ tử bậc Ðạo sư ấy không có khéo nghe, không có lóng tai, không có an trú tâm vào chánh trí, và hành động ngược lại lời dạy của bậc Ðạo sư. Có một số đệ tử khéo nghe, lóng tai, an trú tâm vào chánh trí, và không hành động ngược lại lời dạy của bậc Ðạo sư. Tại đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai không có hoan hỷ, không có cảm giác hoan hỷ, không có không hoan hỷ, không có cảm giác không hoan hỷ; sau khi đoạn bỏ cả hai, hoan hỷ và không hoan hỷ, Như Lai trú xả, chánh niệm, tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, đây là niệm xứ hai, một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có bậc Ðạo Sư thuyết pháp cho các đệ tử, vì lòng từ mẫn, vì lo cho hạnh phúc của họ, vì thương tưởng họ, nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Ðệ tử của bậc Ðạo Sư ấy khéo nghe, lóng tai, an trú tâm vào chánh trí và không đi ngược lời dạy của bậc Ðạo Sư. Tại đây, này các Tỷ-kheo, Như lai hoan hỷ, và cảm giác hoan hỷ, sống không dao động, chánh niệm, tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, đây là niệm xứ thứ ba, một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng cho đồ chúng.

Khi được nói đến "Có ba niệm xứ, một bậc Thánh phải thực hành, và có (thực hành) niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng đáng là bậc Ðạo sư diễn giảng cho đồ chúng", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến "Trong các vị Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là vị Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục hạng người đáng được điều phục", do duyên gì được nói đến như vậy? Này các Tỷ-kheo, một con voi được điều phục do một vị điều ngự tượng sư dắt dẫn chỉ chạy về một phương, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam. Này các Tỷ-kheo, một con ngựa được điều phục do một vị điều ngự mã sư dắt dẫn chỉ chạy về một phương, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam. Này các Tỷ-kheo, một con bò được điều phục do một vị điều ngự sư dắt dẫn chỉ chạy về một phương, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam.

Này các Tỷ-kheo, một người được điều phục do Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác dắt dẫn, được chạy cùng khắp cả tám phương.

Có sắc, thấy các sắc pháp; đó là phương thứ nhất. Không có tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc; đó là phương thứ hai. Nghĩ đến thanh tịnh, chú tâm trên ấy; đó là phương thứ ba. Vượt qua một cách hoàn toàn các sắc tưởng, diệt trừ đối ngại tưởng, không tác ý sai biệt tưởng; và nghĩ rằng "Hư không là vô biên", chứng đạt và an trú Không vô biên xứ; đó là phương thứ tư. Vượt qua một cách hoàn toàn Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ; đó là phương thứ năm. Vượt qua một cách hoàn toàn Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có gì cả", chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ; đó là phương thứ sáu. Vượt qua một cách hoàn toàn Vô sở hữu xứ; chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ; đó là phương thứ bảy. Vượt qua một cách hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng (định); đó là phương thứ tám.

Này các Tỷ-kheo, một người đáng được điều phục do Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác dắt dẫn, được chạy cùng khắp tám phương này.

Khi được nói đến "Trong các vị Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục hạng người đáng điều phục", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 137 [tóm tắt]

Kinh Phân Biệt Sáu Xứ

(Saḷāyatanavibhaṅga Sutta)

(M.iii, 215)

Thế Tôn thuyết giảng về các pháp liên hệ đến sáu xứ như sau:

1/ Sáu nội xứ: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

2/ Sáu ngoại xứ: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

3/ Sáu thức: Nhãn thức,.. cho đến ý thức.

4/ Sáu xúc thân: Nhãn xúc,.. cho đến ý xúc.

5/ Ý hành: Mắt thấy sắc khởi lên ba loại hành là hỷ, ưu, xả. Tai nghe tiếng..., ý biết pháp, cũng vậy, thành 18:

- Sáu hỷ hành (đối với sáu căn). - Sáu ưu hành (đối với sáu căn). - Sáu xả hành (đối với sáu căn).

6/ Ba mươi sáu loại hữu tình: Do duyên mười tám ý hành (như trên) liên hệ tại gia và mười tám ý hành liên hệ xuất ly. Sáu hỷ liên hệ tại gia là hỷ khởi lên do sáu căn tiếp xúc sáu trần khả hỷ, khả ái, liên hệ thế vật. Sáu ưu liên hệ tại gia là ưu tư khởi lên do sáu căn không nhận được các sắc, thanh,.. khả ái. Sáu xả liên hệ tại gia là xả khởi lên của người phàm phu khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng..., xả ấy không chinh phục được phiền não, không chinh phục được quả dị thục, không thấy sự nguy hiểm. Đó là mười tám ý hành tại gia đưa đến mười tám loài hữu tình. Sáu liên hệ xuất ly là sáu hỷ khởi lên khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng... nhận chân các sắc pháp là vô thường, biến hoại, sau khi thấy như thật với chánh trí tuệ, có hỷ khởi. Sáu ưu liên hệ xuất ly là ưu tư khởi lên khi có ước muốn đối với vô thượng giải thoát vì đã thấy rõ sắc pháp là vô thường, biến hoại. Sáu xả liên hệ xuất ly là xả khởi lên sau khi thấy như thật với chánh trí tuệ rằng tất cả sắc pháp là vô thường. Đây là mười tám ý hành xuất ly đưa đến mười tám loài hữu tình xuất ly.

7/ Do y cứ cái này, đoạn tận cái này: Nghĩa là do thấy sáu hỷ liên hệ xuất ly mà đoạn tận sáu hỷ tại gia. Do sáu ưu liên hệ xuất ly, đoạn tận sáu ưu tại gia. Do sáu xả liên hệ xuất ly, đoạn tận sáu xả tại gia. Do sáu hỷ xuất ly mà đoạn tận sáu ưu liên hệ đến xuất ly. Do sáu xả xuất ly, đoạn tận sáu hỷ liên hệ đến xuất ly.

Có nhiều loại xả, nên phải vượt qua xả này để đạt đến xả khác thù thắng hơn. Có xả nhất diện, xả đa diện. Xả đa diện là xả đối với các sắc, xả đối với các tiếng, xả đối với các hương.... Xả nhất diện là xả y cứ nhất diện như hư không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ. Do y cứ xả nhất diện đoạn tận xả đa diện.

8/ Có ba niệm xứ, một bậc Thánh thực hành để xứng đáng bậc Đạo sư thuyết pháp vì lòng từ mẫn thương tưởng chúng sanh. Một là khi một số đệ tử không nghe theo lời dạy, hành động ngược lại, khi ấy Như Lai không có hoan hỷ, nhưng sống không dao động, chánh niệm tỉnh giác. Hai là khi có một số đệ tử nghe theo, một số không nghe, thì Như Lai xả bỏ cả hai cảm thọ hoan hỷ và không hoan hỷ, chánh niệm tỉnh giác. Ba là khi tất cả đều nghe theo lời dạy, thì Như Lai cảm giác hoan hỷ nhưng sống dao động (vì tham ái), chánh niệm tỉnh giác.

9/ Trong các bậc huấn luyện sư, vị ấy được gọi là bậc Vô thượng điều ngự sư, điều phục những ai đáng điều phục. Một con voi, ngựa, hay bò khéo huấn luyện chỉ được huấn luyện chạy về một phương hướng. Còn khi một người được Như Lai khéo điều ngự, chạy cùng khắp cả tám phương là giải thoát:

- Có sắc, thấy sắc pháp.- Không tưởng nội sắc, thấy ngoại sắc.- Nghĩ đến thanh tịnh, chú tâm ở đó.- Vượt qua sắc tưởng, trú không vô biên.- Vượt không vô biên, trú thức vô biên.- Vượt thức vô biên, trú vô sở hữu xứ.- Vượt vô sở hữu xứ, trú phi tưởng phi phi tưởng xứ. - Vượt phi tưởng phi phi tưởng xứ, trú diệt thọ tưởng. Đấy là tổng thuyết và biệt thuyết về phân biệt sáu xứ.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 137 [dàn ý]

Kinh Phân Biệt Sáu Xứ

(Saḷāyatanavibhaṅga Sutta)

(M.iii, 215)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói sẽ giảng về phân biệt sáu xứ.

B. Chánh kinh:

I. Thế Tôn tổng thuyết về phân biệt sáu xứ.

II. Thế Tôn biệt thuyết về sáu xứ.

1.Sáu nội xứ cần phải biết.

2.Sáu ngoại xứ cần phải biết.

3.Sáu thức xứ cần phải biết.

4.Sáu xúc thân cần phải biết.

5.18 ý hành cần phải biết.

6.36 loại hữu tình cần phải biết.

7.Do y cứ cái này, đoạn tận cái này.

8.Có 3 niệm xứ một bậc Thánh phải thực hành...

9. Trong các vị huấn luyện sư, vị ấy được gọi là Vô thượng Điều ngự sư.

C. Kết luận:

Các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 137 [toát yếu]

Kinh Phân Biệt Sáu Xứ

(Saḷāyatanavibhaṅga Sutta)

(M.iii, 215)

I. TOÁT YẾU

The Exposition of the Sixfold Base.

The Buddha expounds the six internal and external sense bases and other related topics.

Trình bày về sáu xứ.

Phật giảng giải sáu nội ngoại xứ và các đề tài liên hệ.

II. TÓM TẮT

Phật giảng về 6 căn, 6 trần, 6 thức, 6 xúc, 18 ý hành [1] (6 khổ, 6 ưu, 6 xả), 36 loại hữu tình (18 ý hành liên hệ tại gia, 18 liên hệ xuất gia), ba loại cảm thọ [2], ba niệm của bậc đạo sư, về Vô thượng điều ngự. Về xả (trong ba cảm thọ), có xả liên hệ tại gia hay xả y cứđa diện, xả liên hệ xuất ly hay xả y cứ nhất diện. Xả tại gia, y cứ đa diện là xả sắc thanh hương vị xúc, xả này không chinh phục đượcphiền não và quả dị thục [3]. Xả xuất ly, y cứ nhất diện, là xả thuộc thiền như xả tầm tứ hỷ lạc. Y cứ cái này đoạn tận cái kia có nghĩa là theo hỷ ưu xuất gia, bỏ hỷ ưu tại gia. Bỏ xả đa diện và hỷ nhất diện để có xả nhất diện.

Ba niệm của đấng đạo sư đối với ba loại hội chúng nghe pháp là, đối với hội chúng có đa số biếng nhác, Ngài không hoan hỷ nhưng vẫn giữ chánh niệm không phiền não, với loại hội chúng có một số siêng năng một số biếng nhác thái độ Ngài không hoan hỷ cũng không không hoan hỷ, với hội chúng có đa số siêng năng, Ngài hoan hỷ trong chánh niệm.

Trong các vị huấn luyện sư, Phật là đấng vô thượng điều ngự. Vì trong khi voi, ngựa hay bò được người huấn luyện chỉ chạy theo một trong bốn hướng đông tây nam bắc, thì một tỷ kheo được Phật huấn luyện đi khắp tám hướng [4], đấy là tám giải thoát: nội có sắc quán ngoại sắc, nội không sắc quán ngoại sắc, chú tâm trên thanh tịnh, hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ và Diệt thọ tưởng định.

III. CHÚ GIẢI

1. Ý hành, (manopavicāra, mental exploration) là tầm và tứ. Người ta tra tầm, xem xét đối tượng do sự sinh khởi của tứ (vicāra).

2. Sau khi thấy sắc với nhãn thức, ta tra tầm nó như một đối tượng, và thế là nhân của vui, hoặc khổ, hoặc không vui không khổ.

3. Xả thanh hương vị xúc... hay xả đa diện không chinh phục được phiền não và quả dị thục nghĩa là khổ hạnh về thân xác không ăn thua gì, vì phiền não (tham sân si) không thể chấm dứt chỉ bằng cách bưng tai nhắm mắt trước thanh sắc trần gian; cũng không tránh khỏi quả dị thục là không thoát khỏi luân hồi sinh tử, khi chỉ tu kềm chế các giác quan mà không có trí tuệ thấy rõ sự vô ích, trống rỗng của dục vọng.

4. Ðấy là những cảnh giới (đạo, thú) của các loại hữu tình.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Phật dạy các tỷ kheo

Cần biết rõ sáu xứ:

Sáu nội xứ là mắt

Tai mũi lưỡi thân ý;

Sáu ngoại xứ là sắc

Thanh hương vị xúc pháp

Sáu thức thân: nhãn thức

Nhĩ thức đến ý thức.

Sáu xúc thân: nhãn xúc

Nhĩ xúc đến ý xúc.

Khi con mắt thấy sắc

Ðến ý nhận thức pháp

Khởi lên hỷ, ưu, xả.

Cộng mười tám ý hành

Có băm sáu hữu tình:

Sáu hỷ thuộc tại gia

Khi mắt tai mũi lưỡi

Nhận được những khoái cảm

Do tiếp xúc đối tượng;

Sáu hỷ thuộc xuất ly

Khi biết với trí tuệ

Tính vô thường nơi sắc

Thanh hương vị xúc pháp.

Sáu ưu thuộc tại gia:

Lo mắt không thấy được

Các sắc đẹp khả ái;

Tương tự, với tai, mũi

Lưỡi thân và ý thức

Lo không thể tiếp nhận

Những đối tượng đẹp lòng.

Sáu ưu thuộc xuất ly:

Khi biết sắc vô thường

Thanh hương vị xúc pháp

Cả sáu đều vô thường,

Ưu tư mong chứng đạt

Ðến tối thượng giải thoát.

Sáu xả thuộc tại gia

Như phàm phu thấy sắc

Có thể khởi tâm xả

Nhưng không thấy nguy hiểm

Nên không hết não phiền

Không khỏi quả dị thục

Xả thanh hương vị xúc

Nơi phàm phu cũng thế.

Sáu xả thuộc xuất ly

Khi với chánh trí tuệ

Rõ các pháp vô thường

Ðau khổ và biến hoại

Nên khởi tâm xả bỏ

Ðối với sáu ngoại xứ.

Do y cứ cái này

Mà đoạn tận cái kia:

Theo hỷ ưu xuất ly

Ðoạn hỷ ưu tại gia

Ðoạn cả hỷ xuất ly

Ði đến xả xuất ly

Ðoạn tận xả đa diện

(xả thanh hương vị xúc)

Ði đến xả nhất diện

(xả trong các thiền chứng)

Có ba loại niệm xứ

Nơi một đấng đạo sư:

Khi giảng dạy chánh pháp

Vì an lạc hữu tình

Tâm Ngài không nao núng

Trước ba loại hội chúng:

Ða số không lóng tai

Không thực hành diệu pháp;

Có người lóng, kẻ không:

Ðối hai hội chúng này

Như Lai không hoan hỷ

Nhưng tâm không giao động;

Nếu gặp chúng đệ tử

Chăm chỉ lóng tai nghe

Không làm trái chánh pháp

Như Lai rất hoan hỷ

Nhưng chánh niệm tỉnh giác.

Ðấy là ba niệm xứ

Xứng với bậc đạo sư.

Bậc vô thượng điều ngự

Giảng dạy tám giải thoát:

Nội có sắc, quán ngoại,

Nội vô sắc quán ngoại,

Chú tâm trên thanh tịnh,

Không vô biên xứ định,

Thức vô biên xứ định,

Vô sở hữu xứ định,

Phi tưởng phi phi tưởng

Và diệt thọ tưởng định.

Tỷ kheo được huấn luyện

Ði khắp tám phương trời.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

137. Saḷāyatanavibhaṅgasuttaṃ [Mūla]

304. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''saḷāyatanavibhaṅgaṃ vo, bhikkhave, desessāmi. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : '''cha ajjhattikāni āyatanāni veditabbāni, cha bāhirāni āyatanāni veditabbāni, cha viññāṇakāyā veditabbā, cha phassakāyā veditabbā, aṭṭhārasa manopavicārā veditabbā, chattiṃsa sattapadā veditabbā, tatra idaṃ nissāya idaṃ pajahatha, tayo satipaṭṭhānā yadariyo sevati yadariyo sevamāno satthā gaṇamanusāsitumarahati, so vuccati yoggācariyānaṃ [yogācariyānaṃ (ka.)] anuttaro purisadammasārathīti : ayamuddeso saḷāyatanavibhaṅgassa.

305. '''Cha ajjhattikāni āyatanāni veditabbānīti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? 'cakkhāyatanaṃ sotāyatanaṃ ghānāyatanaṃ jivhāyatanaṃ kāyāyatanaṃ manāyatanaṃ : cha ajjhattikāni āyatanāni veditabbānīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vuttaṃ. '''Cha bāhirāni āyatanāni veditabbānīti : iti kho panetaṃ vuttaṃ . Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? 'rūpāyatanaṃ saddāyatanaṃ gandhāyatanaṃ rasāyatanaṃ phoṭṭhabbāyatanaṃ dhammāyatanaṃ : cha bāhirāni āyatanāni veditabbānīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vuttaṃ. '''Cha viññāṇakāyā veditabbāti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? 'cakkhuviññāṇaṃ sotaviññāṇaṃ ghānaviññāṇaṃ jivhāviññāṇaṃ kāyaviññāṇaṃ manoviññāṇaṃ : cha viññāṇakāyā veditabbāti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vuttaṃ. '''Cha phassakāyā veditabbāti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? 'cakkhusamphasso sotasamphasso ghānasamphasso jivhāsamphasso kāyasamphasso manosamphasso : cha phassakāyā veditabbāti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vuttaṃ. '''Aṭṭhārasa manopavicārā veditabbāti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? 'cakkhunā rūpaṃ disvā somanassaṭṭhānīyaṃ rūpaṃ upavicarati, domanassaṭṭhānīyaṃ rūpaṃ upavicarati, upekkhāṭṭhānīyaṃ rūpaṃ upavicarati. Sotena saddaṃ sutvā - pe - ghānena gandhaṃ ghāyitvā... jivhāya rasaṃ sāyitvā... kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā... manasā dhammaṃ viññāya somanassaṭṭhānīyaṃ dhammaṃ upavicarati, domanassaṭṭhānīyaṃ dhammaṃ upavicarati, upekkhāṭṭhānīyaṃ dhammaṃ upavicarati. Iti cha somanassūpavicārā, cha domanassūpavicārā, cha upekkhūpavicārā, aṭṭhārasa manopavicārā veditabbāti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vuttaṃ.

306. '''Chattiṃsa sattapadā veditabbāti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? cha gehasitāni [gehassitāni (?)] somanassāni, cha nekkhammasitāni [nekkhammassitāni (ṭīkā)] somanassāni, cha gehasitāni domanassāni, cha nekkhammasitāni domanassāni, cha gehasitā upekkhā, cha nekkhammasitā upekkhā. Tattha katamāni cha gehasitāni somanassāni? cakkhuviññeyyānaṃ rūpānaṃ iṭṭhānaṃ kantānaṃ manāpānaṃ manoramānaṃ lokāmisapaṭisaṃyuttānaṃ paṭilābhaṃ vā paṭilābhato samanupassato pubbe vā paṭiladdhapubbaṃ atītaṃ niruddhaṃ vipariṇataṃ samanussarato uppajjati somanassaṃ. Yaṃ evarūpaṃ somanassaṃ idaṃ vuccati gehasitaṃ somanassaṃ. Sotaviññeyyānaṃ saddānaṃ... ghānaviññeyyānaṃ gandhānaṃ... jivhāviññeyyānaṃ rasānaṃ... kāyaviññeyyānaṃ phoṭṭhabbānaṃ... manoviññeyyānaṃ dhammānaṃ iṭṭhānaṃ kantānaṃ manāpānaṃ - pe - somanassaṃ. Yaṃ evarūpaṃ somanassaṃ idaṃ vuccati gehasitaṃ somanassaṃ. Imāni cha gehasitāni somanassāni. ''Tattha katamāni cha nekkhammasitāni somanassāni? rūpānaṃtveva aniccataṃ viditvā vipariṇāmavirāganirodhaṃ [vipariṇāmaṃ virāgaṃ nirodhaṃ (ka.)], 'pubbe ceva rūpā etarahi ca sabbe te rūpā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammāti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato uppajjati somanassaṃ. Yaṃ evarūpaṃ somanassaṃ idaṃ vuccati nekkhammasitaṃ somanassaṃ. Saddānaṃtveva... gandhānaṃtveva... rasānaṃtveva... phoṭṭhabbānaṃtveva... dhammānaṃtve aniccataṃ viditvā vipariṇāmavirāganirodhaṃ, 'pubbe ceva dhammā etarahi ca sabbe te dhammā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammāti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato uppajjati somanassaṃ. Yaṃ evarūpaṃ somanassaṃ idaṃ vuccati nekkhammasitaṃ somanassaṃ. Imāni cha nekkhammasitāni somanassāni.

307. ''Tattha katamāni cha gehasitāni domanassāni? cakkhuviññeyyānaṃ rūpānaṃ - pe - sotaviññeyyānaṃ saddānaṃ... ghānaviññeyyānaṃ gandhānaṃ... jivhāviññeyyānaṃ rasānaṃ... kāyaviññeyyānaṃ phoṭṭhabbānaṃ... manoviññeyyānaṃ dhammānaṃ iṭṭhānaṃ kantānaṃ manāpānaṃ manoramānaṃ lokāmisapaṭisaṃyuttānaṃ appaṭilābhaṃ vā appaṭilābhato samanupassato pubbe vā appaṭiladdhapubbaṃ atītaṃ niruddhaṃ vipariṇataṃ samanussarato uppajjati domanassaṃ. Yaṃ evarūpaṃ domanassaṃ idaṃ vuccati gehasitaṃ domanassaṃ. Imāni cha gehasitāni domanassāni. ''Tattha katamāni cha nekkhammasitāni domanassāni? rūpānaṃtveva aniccataṃ viditvā vipariṇāmavirāganirodhaṃ, 'pubbe ceva rūpā etarahi ca sabbe te rūpā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammāti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anuttaresu vimokkhesu pihaṃ upaṭṭhāpeti : 'kudāssu [kadāssu (syā. kaṃ. pī.)] nāmāhaṃ tadāyatanaṃ upasampajja viharissāmi yadariyā etarahi āyatanaṃ upasampajja viharantīti iti anuttaresu vimokkhesu pihaṃ upaṭṭhāpayato uppajjati pihapaccayā domanassaṃ. Yaṃ evarūpaṃ domanassaṃ idaṃ vuccati nekkhammasitaṃ domanassaṃ. Saddānaṃtveva - pe - gandhānaṃtveva... rasānaṃtveva... phoṭṭhabbānaṃtveva... dhammānaṃtveva aniccataṃ viditvā vipariṇāmavirāganirodhaṃ, 'pubbe ceva dhammā etarahi ca sabbe te dhammā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammāti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anuttaresu vimokkhesu pihaṃ upaṭṭhāpeti : 'kudāssu nāmāhaṃ tadāyatanaṃ upasampajja viharissāmi yadariyā etarahi āyatanaṃ upasampajja viharantīti iti anuttaresu vimokkhesu pihaṃ upaṭṭhāpayato uppajjati pihapaccayā domanassaṃ. Yaṃ evarūpaṃ domanassaṃ idaṃ vuccati nekkhammasitaṃ domanassaṃ. Imāni cha nekkhammasitāni domanassāni.

308. ''Tattha katamā cha gehasitā upekkhā? cakkhunā rūpaṃ disvā uppajjati upekkhā bālassa mūḷhassa ( ) [(mandassa) (ka.)] puthujjanassa anodhijinassa avipākajinassa anādīnavadassāvino assutavato puthujjanassa. Yā evarūpā upekkhā, rūpaṃ sā nātivattati. Tasmā sā [sāyaṃ (ka.)] upekkhā 'gehasitāti vuccati. Sotena saddaṃ sutvā... ghānena gandhaṃ ghāyitvā... jivhāya rasaṃ sāyitvā... kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā... manasā dhammaṃ viññāya uppajjati upekkhā bālassa mūḷhassa puthujjanassa anodhijinassa avipākajinassa anādīnavadassāvino assutavato puthujjanassa. Yā evarūpā upekkhā, dhammaṃ sā nātivattati. Tasmā sā upekkhā 'gehasitāti vuccati. Imā cha gehasitā upekkhā. ''Tattha katamā cha nekkhammasitā upekkhā? rūpānaṃtveva aniccataṃ viditvā vipariṇāmavirāganirodhaṃ, 'pubbe ceva rūpā etarahi ca sabbe te rūpā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammāti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato uppajjati upekkhā. Yā evarūpā upekkhā, rūpaṃ sā ativattati. Tasmā sā upekkhā 'nekkhammasitāti vuccati. Saddānaṃtveva... gandhānaṃtveva... rasānaṃtveva... phoṭṭhabbānaṃtveva... dhammānaṃtveva aniccataṃ viditvā vipariṇāmavirāganirodhaṃ, 'pubbe ceva dhammā etarahi ca sabbe te dhammā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammāti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato uppajjati upekkhā. Yā evarūpā upekkhā, dhammaṃ sā ativattati. Tasmā sā upekkhā 'nekkhammasitāti vuccati. Imā cha nekkhammasitā upekkhā. 'Chattiṃsa sattapadā veditabbāti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vuttaṃ.

309. ''Tatra idaṃ nissāya idaṃ pajahathāti : iti kho panetaṃ vuttaṃ kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? tatra, bhikkhave, yāni cha nekkhammasitāni somanassāni tāni nissāya tāni āgamma yāni cha gehasitāni somanassāni tāni pajahatha, tāni samatikkamatha. Evametesaṃ pahānaṃ hoti, evametesaṃ samatikkamo hoti. ''Tatra, bhikkhave, yāni cha nekkhammasitāni domanassāni tāni nissāya tāni āgamma yāni cha gehasitāni domanassāni tāni pajahatha, tāni samatikkamatha. Evametesaṃ pahānaṃ hoti, evametesaṃ samatikkamo hoti. ''Tatra, bhikkhave, yā cha nekkhammasitā upekkhā tā nissāya tā āgamma yā cha gehasitā upekkhā tā pajahatha, tā samatikkamatha. Evametāsaṃ pahānaṃ hoti, evametāsaṃ samatikkamo hoti. ''Tatra, bhikkhave, yāni cha nekkhammasitāni somanassāni tāni nissāya tāni āgamma yāni cha nekkhammasitāni domanassāni tāni pajahatha, tāni samatikkamatha. Evametesaṃ pahānaṃ hoti, evametesaṃ samatikkamo hoti. ''Tatra, bhikkhave, yā cha nekkhammasitā upekkhā tā nissāya tā āgamma yāni cha nekkhammasitāni somanassāni tāni pajahatha, tāni samatikkamatha. Evametesaṃ pahānaṃ hoti, evametesaṃ samatikkamo hoti.

310. ''Atthi , bhikkhave, upekkhā nānattā nānattasitā, atthi upekkhā ekattā ekattasitā. Katamā ca, bhikkhave, upekkhā nānattā nānattasitā? atthi, bhikkhave, upekkhā rūpesu, atthi saddesu , atthi gandhesu, atthi rasesu, atthi phoṭṭhabbesu : ayaṃ, bhikkhave, upekkhā nānattā nānattasitā. Katamā ca, bhikkhave, upekkhā ekattā ekattasitā? atthi, bhikkhave, upekkhā ākāsānañcāyatananissitā, atthi viññāṇañcāyatananissitā, atthi ākiñcaññāyatananissitā, atthi nevasaññānāsaññāyatananissitā : ayaṃ, bhikkhave, upekkhā ekattā ekattasitā. ''Tatra, bhikkhave, yāyaṃ upekkhā ekattā ekattasitā taṃ nissāya taṃ āgamma yāyaṃ upekkhā nānattā nānattasitā taṃ pajahatha, taṃ samatikkamatha. Evametissā pahānaṃ hoti, evametissā samatikkamo hoti. ''Atammayataṃ, bhikkhave, nissāya atammayataṃ āgamma yāyaṃ upekkhā ekattā ekattasitā taṃ pajahatha, taṃ samatikkamatha. Evametissā pahānaṃ hoti, evametissā samatikkamo hoti. 'Tatra idaṃ nissāya idaṃ pajahathāti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vuttaṃ.

311. '''Tayo satipaṭṭhānā yadariyo sevati, yadariyo sevamāno satthā gaṇamanusāsitumarahatīti : iti kho panetaṃ vuttaṃ kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? idha, bhikkhave, satthā sāvakānaṃ dhammaṃ deseti anukampako hitesī anukampaṃ upādāya : 'idaṃ vo hitāya, idaṃ vo sukhāyāti. Tassa sāvakā na sussūsanti, na sotaṃ odahanti, na aññā cittaṃ upaṭṭhapenti , vokkamma ca satthusāsanā vattanti. Tatra, bhikkhave, tathāgato na ceva anattamano hoti, na ca anattamanataṃ paṭisaṃvedeti, anavassuto ca viharati sato sampajāno. Idaṃ, bhikkhave, paṭhamaṃ satipaṭṭhānaṃ yadariyo sevati, yadariyo sevamāno satthā gaṇamanusāsitumarahati. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, satthā sāvakānaṃ dhammaṃ deseti anukampako hitesī anukampaṃ upādāya : 'idaṃ vo hitāya, idaṃ vo sukhāyāti. Tassa ekacce sāvakā na sussūsanti, na sotaṃ odahanti, na aññā cittaṃ upaṭṭhapenti, vokkamma ca satthusāsanā vattanti ekacce sāvakā sussūsanti, sotaṃ odahanti, aññā cittaṃ upaṭṭhapenti, na ca vokkamma satthusāsanā vattanti . Tatra, bhikkhave, tathāgato na ceva anattamano hoti, na ca anattamanataṃ paṭisaṃvedeti na ca attamano hoti, na ca attamanataṃ paṭisaṃvedeti. Anattamanatā ca attamanatā ca : tadubhayaṃ abhinivajjetvā upekkhako viharati sato sampajāno. Idaṃ vuccati, bhikkhave, dutiyaṃ satipaṭṭhānaṃ yadariyo sevati, yadariyo sevamāno satthā gaṇamanusāsitumarahati. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, satthā sāvakānaṃ dhammaṃ deseti anukampako hitesī anukampaṃ upādāya : 'idaṃ vo hitāya, idaṃ vo sukhāyāti. Tassa sāvakā sussūsanti, sotaṃ odahanti, aññācittaṃ upaṭṭhapenti, na ca vokkamma satthusāsanā vattanti. Tatra, bhikkhave, tathāgato attamano ceva hoti, attamanatañca paṭisaṃvedeti, anavassuto ca viharati sato sampajāno. Idaṃ vuccati, bhikkhave, tatiyaṃ satipaṭṭhānaṃ yadariyo sevati, yadariyo sevamāno satthā gaṇamanusāsitumarahati. 'Tayo satipaṭṭhānā yadariyo sevati, yadariyo sevamāno satthā gaṇamanusāsitumarahatīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vuttaṃ.

312. '''So vuccati yoggācariyānaṃ anuttaro purisadammasārathīti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? hatthidamakena, bhikkhave, hatthidammo sārito ekaṃyeva disaṃ dhāvati : puratthimaṃ vā pacchimaṃ vā uttaraṃ vā dakkhiṇaṃ vā. Assadamakena, bhikkhave, assadammo sārito ekaññeva disaṃ dhāvati : puratthimaṃ vā pacchimaṃ vā uttaraṃ vā dakkhiṇaṃ vā. Godamakena, bhikkhave, godammo sārito ekaṃyeva disaṃ dhāvati : puratthimaṃ vā pacchimaṃ vā uttaraṃ vā dakkhiṇaṃ vā. Tathāgatena hi, bhikkhave, arahatā sammāsambuddhena purisadammo sārito aṭṭha disā vidhāvati. Rūpī rūpāni passati : ayaṃ ekā disā ajjhattaṃ arūpasaññī bahiddhā rūpāni passati : ayaṃ dutiyā disā subhantveva adhimutto hoti : ayaṃ tatiyā disā sabbaso rūpasaññānaṃ samatikkamā paṭighasaññānaṃ atthaṅgamā nānattasaññānaṃ amanasikārā 'ananto ākāsoti ākāsānañcāyatanaṃ upasampajja viharati : ayaṃ catutthī disā sabbaso ākāsānañcāyatanaṃ samatikkamma 'anantaṃ viññāṇanti viññāṇañcāyatanaṃ upasampajja viharati : ayaṃ pañcamī disā sabbaso viññāṇañcāyatanaṃ samatikkamma 'natthi kiñcīti ākiñcaññāyatanaṃ upasampajja viharati : ayaṃ chaṭṭhī disā sabbaso ākiñcaññāyatanaṃ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṃ upasampajja viharati : ayaṃ sattamī disā sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṃ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṃ upasampajja viharati : ayaṃ aṭṭhamī disā. Tathāgatena, bhikkhave, arahatā sammāsambuddhena purisadammo sārito imā aṭṭha disā vidhāvati. 'So vuccati yoggācariyānaṃ anuttaro purisadammasārathīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vuttanti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Saḷāyatanavibhaṅgasuttaṃ niṭṭhitaṃ sattamaṃ.

137. Saḷāyatanavibhaṅgasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

304. Evaṃ me sutanti saḷāyatanavibhaṅgasuttaṃ. Tattha veditabbānīti sahavipassanena maggena jānitabbāni. Manopavicārāti vitakkavicārā. Vitakkuppādakañhi mano idha manoti adhippetaṃ, manassa upavicārāti manopavicārā. Sattapadāti vaṭṭavivaṭṭanissitānaṃ sattānaṃ padā. Ettha hi aṭṭhārasa vaṭṭapadā nāma, aṭṭhārasa vivaṭṭapadā nāma, tepi sahavipassanena maggeneva veditabbā. Yoggācariyānanti hatthiyoggādiācārasikkhāpakānaṃ, dametabbadamakānanti attho. Sesaṃ vibhaṅgeyeva āvibhavissati. Ayamuddesoti idaṃ mātikāṭṭhapanaṃ.

305. Cakkhāyatanādīni visuddhimagge vitthāritāni. Cakkhuviññāṇanti kusalākusalavipākato dve cakkhuviññāṇāni. Sesapasādaviññāṇesupi eseva nayo. Imāni pana dasa ṭhapetvā sesaṃ idha manoviññāṇaṃ nāma.

Cakkhusamphassoti cakkhumhi samphasso. Cakkhuviññāṇasampayuttasamphassassetaṃ adhivacanaṃ. Sesesupi eseva nayo.

Cakkhunā rūpaṃ disvāti cakkhuviññāṇena rūpaṃ disvā. Eseva nayo sabbattha. Somanassaṭṭhāniyanti somanassassa ārammaṇavasena kāraṇabhūtaṃ. Upavicaratīti tattha vicārapavattanena upavicarati, vitakko taṃsampayutto cāti iminā nayena aṭṭhārasa vitakkavicārasaṅkhātā manopavicārā veditabbā. Cha somanassūpavicārāti ettha pana somanassena saddhiṃ upavicarantīti somanassūpavicārā. Sesapadadvayepi eseva nayo.

306. Gehasitānīti kāmaguṇanissitāni. Nekkhammasitānīti vipassanānissitāni. Iṭṭhānanti pariyesitānaṃ. Kantānanti kāmitānaṃ. Manoramānanti mano etesu ramatīti manoramāni, tesaṃ manoramānaṃ. Lokāmisapaṭisaṃyuttānanti taṇhāpaṭisaṃyuttānaṃ. Atītanti paṭiladdhaṃ. Paccuppannaṃ tāva ārabbha somanassaṃ uppajjatu, atīte kathaṃ uppajjatīti. Atītepi – ‘‘yathāhaṃ etarahi iṭṭhārammaṇaṃ anubhavāmi, evaṃ pubbepi anubhavi’’nti anussarantassa balavasomanassaṃ uppajjati.

Aniccatanti aniccākāraṃ. Vipariṇāmavirāganirodhanti pakativijahanena vipariṇāmaṃ, vigacchanena virāgaṃ, nirujjhanena nirodhaṃ. Sammapaññāyāti vipassanāpaññāya. Idaṃ vuccati nekkhammasitaṃ somanassanti idaṃ rañño viya attano sirisampattiṃ olokentassa vipassanaṃ paṭṭhapetvā nisinnassa saṅkhārānaṃ bhedaṃ passato saṅkhāragatamhi tikkhe sūre vipassanāñāṇe vahante uppannasomanassaṃ ‘‘nekkhammasitaṃ somanassa’’nti vuccati. Vuttampi cetaṃ –

‘‘Suññāgāraṃ paviṭṭhassa, santacittassa bhikkhuno;

Amānusī ratī hoti, sammā dhammaṃ vipassato.

Yato yato sammasati, khandhānaṃ udayabbayaṃ;

Labhatī pītipāmojjaṃ, amatantaṃ vijānata’’nti. (dha. pa. 373-374);

Imānīti imāni chasu dvāresu iṭṭhārammaṇe āpāthagate aniccādivasena vipassanaṃ paṭṭhapetvā nisinnassa uppannāni cha nekkhammasitāni somanassāni.

307. Atītanti paccuppannaṃ tāva patthetvā alabhantassa domanassaṃ uppajjatu, atīte kathaṃ uppajjatīti. Atītepi ‘‘yathāhaṃ etarahi iṭṭhārammaṇaṃ patthetvā na labhāmi, evaṃ pubbepi patthetvā na labhi’’nti anussarantassa balavadomanassaṃ uppajjati.

Anuttaresu vimokkhesūti anuttaravimokkho nāma arahattaṃ, arahatte patthanaṃ paṭṭhapentassāti attho. Āyatananti arahattāyatanaṃ. Pihaṃ upaṭṭhāpayatoti patthanaṃ paṭṭhapentassa. Taṃ panetaṃ patthanaṃ paṭṭhapentassa uppajjati, iti patthanāmūlakattā ‘‘pihaṃ upaṭṭhāpayato’’ti vuttaṃ. Imāni cha nekkhammasitāni domanassānīti imāni evaṃ chasu dvāresu iṭṭhārammaṇe āpāthagate arahatte pihaṃ paṭṭhapetvā tadadhigamāya aniccādivasena vipassanaṃ upaṭṭhapetvā ussukkāpetuṃ asakkontassa – ‘‘imampi pakkhaṃ imampi māsaṃ imampi saṃvaccharaṃ arahattaṃ pāpuṇituṃ nāsakkhi’’nti anusocato gāmantapabbhāravāsimahāsīvattherassa viya assudhārāpavattanavasena uppannadomanassāni cha nekkhammasitadomanassānīti veditabbāni. Vatthu pana sumaṅgalavilāsiniyā dīghanikāyaṭṭhakathāya sakkapañhavaṇṇanāyaṃ (dī. ni. aṭṭha. 2.361) vitthāritaṃ, icchantena tato gahetabbaṃ.

308. Uppajjati upekkhāti ettha upekkhā nāma aññāṇupekhā. Anodhijinassāti kilesodhiṃ jinitvā ṭhitattā khīṇāsavo odhijino nāma, tasmā akhīṇāsavassāti attho. Avipākajinassāti etthapi āyatiṃ vipākaṃ jinitvā ṭhitattā khīṇāsavova vipākajino nāma, tasmā akhīṇāsavassevāti attho. Anādīnavadassāvinotiādīnavato upaddavato apassantassa. Imā cha gehasitā upekkhāti imā evaṃ chasu dvāresu iṭṭhārammaṇe āpāthagate guḷapiṇḍake nilīnamakkhikā viya rūpādīni anativattamānā tattha laggā laggitā hutvā uppannā upekkhā cha gehasitā upekkhāti veditabbā.

Rūpaṃ sā ativattatīti rūpaṃ sā anatikkamati, tattha nikantivasena na tiṭṭhati. Imā cha nekkhammasitā upekkhāti imā evaṃ chasu dvāresu iṭṭhādiārammaṇe āpāthagate iṭṭhe arajjantassa, aniṭṭhe adussantassa, asamapekkhane asammuyhantassa, uppannavipassanā-ñāṇasampayuttā cha nekkhammasitā upekkhāti veditabbā.

309. Tatra idaṃ nissāya idaṃ pajahathāti tesu chattiṃsasattapadesu aṭṭhārasa nissāya aṭṭhārasa pajahathāti attho. Teneva – ‘‘tatra, bhikkhave, yāni cha nekkhammasitānī’’tiādimāha. Nissāya āgammāti pavattanavasena nissāya ceva āgamma ca. Evametesaṃ samatikkamo hotīti evaṃ nekkhammasitānaṃ pavattanena gehasitāni atikkantāni nāma honti.

Evaṃ sarikkhakeneva sarikkhakaṃ jahāpetvā idāni balavatā dubbalaṃ jahāpento – ‘‘tatra, bhikkhave, yāni cha nekkhammasitāni somanassānī’’tiādimāha. Evaṃ nekkhammasitasomanassehi nekkhammasitadomanassāni, nekkhammasitaupekkhāhi ca nekkhammasitasomanassāni jahāpentena balavatā dubbalappahānaṃ kathitaṃ.

Ettha pana ṭhatvā upekkhākathā veditabbā – aṭṭhasu hi samāpattīsu paṭhamādīni ca tīṇi jhānāni, suddhasaṅkhāre ca pādake katvā vipassanaṃ āraddhānaṃ catunnaṃ bhikkhūnaṃ pubbabhāgavipassanā somanassasahagatā vā hoti upekkhāsahagatā vā, vuṭṭhānagāminī pana somanassasahagatāva. Catutthajjhānādīni pādakāni katvā vipassanaṃ āraddhānaṃ pañcannaṃ pubbabhāgavipassanā purimasadisāva. Vuṭṭhānagāminī pana upekkhāsahagatā hoti. Idaṃ sandhāya – ‘‘yā cha nekkhammasitā upekkhā, tā nissāya tā āgamma, yāni cha nekkhammasitāni somanassāni, tāni pajahathā’’ti vuttaṃ. Na kevalañca evaṃpaṭipannassa bhikkhuno ayaṃ vipassanāya vedanāvisesova hoti, ariyamaggepi pana jhānaṅgabojjhaṅgamaggaṅgānampi viseso hoti.

Ko panetaṃ visesaṃ niyameti? Keci tāva therā vipassanāpādakajjhānaṃ niyametīti vadanti, keci vipassanāya ārammaṇabhūtā khandhā niyamentīti vadanti, keci puggalajjhāsayo niyametīti vadanti. Tesampi vāde ayameva pubbabhāge vuṭṭhānagāminīvipassanā niyametīti veditabbā. Vinicchayakathā panettha visuddhimagge saṅkhārupekkhāniddese vuttāva.

310. Nānattāti nānā bahū anekappakārā. Nānattasitāti nānārammaṇanissitā. Ekattāti ekā. Ekattasitāti ekārammaṇanissitā. Katamā panāyaṃ upekkhāti? Heṭṭhā tāva aññāṇupekkhā vuttā, upari chaḷaṅgupekkhā vakkhati, idha samathaupekkhā, vipassanupekkhāti dve upekkhā gahitā.

Tattha yasmā aññāva rūpesu upekkhā, aññāva saddādīsu, na hi yā rūpe upekkhā, sā saddādīsu hoti. Rūpe upekkhā ca rūpameva ārammaṇaṃ karoti, na saddādayo. Rūpe upekkhābhāvañca aññā samathaupekkhā pathavīkasiṇaṃ ārammaṇaṃ katvā uppajjati, aññā āpokasiṇādīni. Tasmā nānattaṃ nānattasitaṃ vibhajanto atthi, bhikkhave, upekkhā rūpesūtiādimāha. Yasmā pana dve vā tīṇi vā ākāsānañcāyatanāni vā viññāṇañcāyatanādīni vā natthi, tasmā ekattaṃ ekattasitaṃ vibhajanto atthi, bhikkhave, upekkhā ākāsānañcāyatananissitātiādimāha.

Tattha ākāsānañcāyatanaupekkhā sampayuttavasena ākāsānañcāyatananissitā, ākāsānañcāyatanakhandhe vipassantassa vipassanupekkhā ārammaṇavasena ākāsānañcāyatananissitā. Sesāsupi eseva nayo.

Taṃ pajahathāti ettha arūpāvacarasamāpattiupekkhāya rūpāvacarasamāpattiupekkhaṃ pajahāpeti, arūpāvacaravipassanupekkhāya rūpāvacaravipassanupekkhaṃ.

Atammayatanti ettha tammayatā nāma taṇhā, tassā pariyādānato vuṭṭhānagāminīvipassanā atammayatāti vuccati. Taṃ pajahathāti idha vuṭṭhānagāminīvipassanāya arūpāvacarasamāpattiupekkhañca vipassanupekkhañca pajahāpeti.

311. Yadariyoti ye satipaṭṭhāne ariyo sammāsambuddho sevati. Tattha tīsu ṭhānesu satiṃ paṭṭhapento satipaṭṭhāne sevatīti veditabbo. Na sussūsantīti saddahitvā sotuṃ na icchanti. Na aññāti jānanatthāya cittaṃ na upaṭṭhapenti. Vokkammāti atikkamitvā. Satthu sāsanāti satthu ovādaṃ gahetabbaṃ pūretabbaṃ na maññantīti attho. Na ca attamanoti na sakamano. Ettha ca gehasitadomanassavasena appatīto hotīti na evamattho daṭṭhabbo, appaṭipannakesu pana attamanatākāraṇassa abhāvenetaṃ vuttaṃ. Anavassutoti paṭighaavassavena anavassuto. Sato sampajānoti satiyā ca ñāṇena ca samannāgato. Upekkhakoti chaḷaṅgupekkhāya upekkhako. Attamanoti idhāpi gehasitasomanassavasena uppilāvitoti na evamattho daṭṭhabbo, paṭipannakesu pana anattamanatākāraṇassa abhāvenetaṃ vuttaṃ. Anavassutoti rāgāvassavena anavassuto.

312. Sāritoti damito. Ekameva disaṃ dhāvatīti anivattitvā dhāvanto ekaṃyeva disaṃ dhāvati, nivattitvā pana aparaṃ dhāvituṃ sakkoti. Aṭṭha disā vidhāvatīti ekapallaṅkena nisinno kāyena anivattitvāva vimokkhavasena ekappahāreneva aṭṭha disā vidhāvati, puratthābhimukho vā dakkhiṇādīsu aññataradisābhimukho vā nisīditvā aṭṭha samāpattiyo samāpajjatiyevāti attho. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Saḷāyatanavibhaṅgasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.