- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya
Bài học ngày 24.2.2020
114. Kinh Nên Hành Trì, Không Nên Hành Trì
(Sevitabba-Asevitabba Sutta)
"Người tu cần tự biết về chính mình"
Tên bài kinh “Nên Hành Trì và Không Nên Hành Trì” nói lên ý chính của pháp thoại. Trong bài pháp nầy Đức Thế Tôn nêu lên từng chi pháp cô đọng và Tôn giả Sāriputta đã trình bày rộng rãi ý nghĩa. Đặc điểm của bài kinh nầy, cũng như toàn bộ Tam Tạng Pāli, là nêu rõ các pháp mang tính đặc trưng để hành trì chứ không phải nói theo tánh cách triết lý mông lung. Điểm đặc biệt của bài kinh nầy là chính mỗi người tu tập phải tự nhận biết sự lựa chọn nào khiến “bất thiện pháp suy giảm và thiệp pháp tăng trưởng” thay vì rập khuôn theo người khác hay hành trì có tánh cách giáo điều. Bố cục của chánh kinh phân làm ba đoạn nhưng ở đây tập trung toàn bộ thành mười pháp trong cả hai phần lược thuyết và quảng thuyết để dễ dàng theo dõi.
Như vầy tôi nghe…
Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī, Jetavana, tại tịnh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông pháp môn về nên hành trì, không nên hành trì. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ Ta sẽ giảng" -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
Phần I.
545. Lược thuyết về những gì nên hành trì và không nên hành trì
Trong một pháp thoại hằng ngày cho chư Tỳ kheo, Đức Phật đề cập đến những pháp nên hành trì và không nên hành trì một cách cô đọng:
Kinh văn : -- Này các Tỷ-kheo, Ta nói thân hành có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa thân hành". Này các Tỷ-kheo, Ta nói khẩu hành cũng có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa khẩu hành". Này các Tỷ-kheo, Ta nói ý hành cũng có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa ý hành". Này các Tỷ-kheo, Ta nói tâm sanh cũng có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa tâm sanh". Này các Tỷ- kheo, Ta nói tưởng đắc cũng có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa tưởng đắc". Kiến đắc, này các Tỷ-kheo, Ta nói cũng có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa kiến đắc (diṭṭhipatiḷābha)". Ngã tánh đắc, này các Tỷ-kheo, Ta nói cũng có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa ngã tánh đắc".
546. Quảng thuyết về những gì nên hành trì và không nên hành trì
Từ lời dạy của Bậc Đạo Sư, Tôn giả Sāriputta – bậc đệ tử có thẩm quyền nhất trong sự quảng diễn Phật ngôn – ý nghĩa rộng rãi của những gì Phật dạy. Những trình bày nầy đặc biệt thiết yếu cho người tu tập.
1. Thân hành nên hành trì và không nên hành trì
Thân hành ở đây là hành động của thân hay thân nghiệp
Kinh văn : Ðược nghe nói vậy Tôn giả Sāriputta bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau:
Thân hành, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa thân hành". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên? Bạch Thế Tôn nếu một thân hành nào khi hành trì, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm, thân hành như vậy không nên hành trì. Bạch Thế Tôn, và một thân hành nào khi hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, thiện pháp tăng trưởng, thân hành như vậy nên hành trì.
Bạch Thế Tôn, thân hành gì khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm?
Ở đây, bạch Thế Tôn, có người sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại, đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình. Người này lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh trong các dục vọng, giao cấu các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Thân hành như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm.
Bạch Thế Tôn, thân hành gì khi hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, thiện pháp tăng trưởng?
Ở đây, bạch Thế Tôn, có người từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Người ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho; bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy. Người ấy từ bỏ sống tà hạnh trong các dục vọng, không giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Thân hành như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm các thiện pháp tăng trưởng.
Thân hành, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa thân hành". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên.
2. Khẩu hành nên hành trì và không nên hành trì
Khẩu hành ở đây là lời nói hay sự truyền đạt để nhận hiểu qua ngôn ngữ
Kinh văn : Khẩu hành, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa khẩu hành". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên gì lời nói ấy được nói lên? Bạch Thế Tôn, một khẩu hành nào khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm, khẩu hành như vậy không nên hành trì. Bạch Thế Tôn và một khẩu hành nào khi hành trì bất thiện pháp thối giảm, thiện pháp tăng trưởng khẩu hành như vậy nên hành trì.
Bạch Thế Tôn, khẩu hành gì khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiệp pháp thối giảm? Ở đây, bạch Thế Tôn, có người vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: "Này Người kia, hãy nói những gì Ông biết". Dầu cho người ấy không biết, người ấy nói: "Tôi biết"; dầu cho người ấy biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay dầu cho người ấy không thấy, người ấy nói: "Tôi thấy"; hay dầu cho người ấy thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy". Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi dục những kẻ ly gián, ưa thích phá hoại, vui thích phá hoại, thích thú phá hoại, nói những lời đưa đến phá hoại. Và người ấy là người nói lời thô ác. Bất cứ lời gì thô ác, tàn ác, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Khẩu hành như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm.
Bạch Thế Tôn, khẩu hành gì khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng?
Ở đây, bạch Thế Tôn, có người từ bỏ vọng ngữ, tránh xa vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì Ông biết". Nếu biết, người ấy nói: "Tôi biết "; nếu không biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy"; nếu thấy, người ấy nói: "Tôi thấy". Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia; như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, ưa thích hòa hợp, vui thích hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác; như vậy người ấy nói những lời nói nhu hòa, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người. Từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm; người ấy nói đúng thời, nói những lời chơn thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi. Khẩu hành như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.
Khẩu hành, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa khẩu hành". Thế Tôn đã nói như vậy, và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
3. Ý hành nên hành trì và không nên hành trì
Ý hành ở đây là ý nghiệp là sự suy tư tạo tác
Kinh văn : Ý hành, này các Tỷ-kheo, Tôi nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa khẩu hành". Thế Tôn đã nói như vậy, và do duyên gì lời nói ấy được nói lên? Bạch Thế Tôn, một ý hành nào khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, khẩu hành như vậy không nên hành trì. Bạch Thế Tôn, và một ý hành nào khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, ý hành như vậy nên hành trì.
Ý hành gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm? Ở đây, bạch Thế Tôn có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!" Lại có người sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: "Mong rằng những loài hữu hình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt hay bị làm hại, hay mong chúng không còn tồn tại". Ý hành như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm.
Ý hành gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng?
Ở đây có người không có tham ái, không tham lam tài vật của kẻ khác, nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác không trở thành của mình!" Lại có người không có sân tâm, không khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: "Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân". Ý hành như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.
Ý hành, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì và như vậy là sự tương đối giữa ý hành". Thế Tôn đã nói như vậy, và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
4. Khuynh hướng nội tại nên hành trì và không nên hành trì
Khuynh hướng nội tại ở đây là suy tầm hay tư duy
Kinh văn : Tâm sanh, này các Tỷ-kheo, tôi nói cũng có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên? Bạch Thế Tôn, nếu một tâm sanh nào khi hành trì, các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, tâm sanh như vậy không nên hành trì. Và một tâm sanh nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, tâm sanh như vậy nên hành trì.
Tâm sanh gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm?
Ở đây, bạch Thế Tôn, có người có tham dục, sống với tâm câu hữu với tham dục; người ấy sân hận và sống với tâm câu hữu với sân hận; người ấy có hại tâm và sống với tâm câu hữu với hại tâm. Tâm sanh như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm.
Tâm sanh gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì bất thiện pháp thối giảm, thiện pháp tăng trưởng? Ở đây, bạch Thế Tôn, có người không có tham dục; sống với tâm không câu hữu với tham dục; người ấy không có sân hận và sống với tâm không câu hữu với sân hận; người ấy không có hại tâm và sống với tâm không câu hữu với hại tâm. Tâm sanh như vậy, bạch Thế Tôn, nếu hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, thiện pháp tăng trưởng.
Tâm sanh, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa tâm sanh". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
5. Tưởng đắc nên hành trì và không nên hành trì
Tưởng đắc - saññāpaṭilābhaṃ - thành tựu tri thức hay khả năng nhận biết
Kinh văn : Tưởng đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói cũng có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói vậy. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên? Một tưởng đắc nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, tưởng đắc như vậy không nên hành trì. Và một tưởng đắc nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, tưởng đắc như vậy nên hành trì.
Tưởng đắc gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm?
Ở đây, bạch Thế Tôn, có người có tham dục sống với tưởng câu hữu với sân hận, người ấy có hại tâm và sống với tưởng câu hữu với hại tâm. Tưởng đắc như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiệp pháp thối giảm.
Tưởng đắc gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì, bất thiện pháp thối giảm, thiệp pháp tăng trưởng? Ở đây, bạch Thế Tôn, có người không có tham dục, sống với tưởng không câu hữu với tham dục, người ấy không có sân hận và sống với tưởng không câu hữu với sân hận, người ấy không có hại tâm và sống với tưởng không câu hữu với hại tâm. Tưởng đắc như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, thiện pháp tăng trưởng.
Tưởng đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa tưởng đắc". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
6. Kiến đắc nên hành trì và không nên hành trì
Kiến đắc - diṭṭhipaṭilābhaṃ - thành tựu cái nhìn hay có được quan điểm
Kinh văn : Kiến đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: "Nên hành trì và không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa kiến đắc". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên? Một kiến đắc nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, kiến đắc như vậy không nên hành trì. Và một kiến đắc nào khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, kiến đắc như vậy nên hành trì.
Kiến đắc gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng; thiện pháp thối giảm?
Ở đây, bạch Thế Tôn có người có (tà) kiến như sau: "Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có loại hóa sanh, ở đời không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh đã tự mình với thượng trí chứng tri, chứng đạt và an trú đời này, đời khác và truyền dạy lại". Kiến đắc như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì, các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm.
Kiến đắc gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng? Ở đây, bạch Thế Tôn, có người có (chánh) kiến như sau: "Có bố thí, có lễ hy sinh, có tế tự, có quả dị thục các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, ở đời có những vị Sa- môn, Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh đã tự mình với thượng trí chứng tri, chứng đắc và an trú đời này, đời khác và truyền dạy lại". Kiến đắc như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.
Kiến đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự sai trái về kiến đắc". Thế Tôn đã nói như vậy, và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
7. Ý muốn về sanh loại (trong tương lai) nên hành trì và không nên hành trì
Ngã tánh đắc - attabhāvapaṭilābhaṃ - theo Sớ giải chỉ cho sanh loại đời sau
Kinh văn : Ngã tánh đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói cũng có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa ngã tánh". Thế Tôn đã nói như vậy, và do duyên gì lời nói ấy được nói lên? Ngã tánh đắc nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, ngã tánh đắc như vậy không nên hành trì. Ngã tánh đắc nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, ngã tánh đắc như vậy nên hành trì.
Ngã tánh đắc gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm?
Ngã tánh đắc có hại, bạch Thế Tôn, vì sự không rốt ráo khi được sanh khởi, các bất thiện pháp phải tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm.
Ngã tánh đắc gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng? Ngã tánh đắc vô hại, bạch Thế Tôn, vì sự rốt ráo khi được sanh khởi, các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.
Ngã tánh đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự sai khác về ngã tánh đắc". Thế Tôn đã nói như vậy, và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên. Bạch Thế Tôn, lời nói mà được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, con được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
Với những gì Tôn giả Sāriputta trình bày được Đức Điều Ngự chuẩn thuận và tán thán
Kinh văn : -- Lành thay, lành thay, này Sāriputta! Lành thay, này Sāriputta! Lời nói này được Ta nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
Thân hành, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa thân hành". Ta đã nói như vậy và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên? Thân hành nào, này Sāriputtta, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm, thân hành như vậy không nên hành trì. Và thân hành nào, này Sāriputta, khi hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, thiệp pháp tăng trưởng, thân hành như vậy nên hành trì.
Thân hành gì, này Sāriputta, khi hành trì bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm? Ở đây, này Sāriputta, có người sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình. Người này lấy của không cho; bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh trong các dục vọng, giao cấu các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Thân hành như vậy, này Sāriputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm.
Thân hành gì, này Sāriputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng? Ở đây, này Sāriputtta, có người từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Người ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho; bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy. Người ấy từ bỏ sống theo tà hạnh trong các dục vọng, không giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Thân hành như vậy, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.
Thân hành, này các Tỷ-kheo, ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa thân hành". Ta đã nói như vậy và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
Khẩu hành, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa khẩu hành". Ta đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên? Này Sāriputta, khẩu hành nào khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, khẩu hành như vậy không nên hành trì. Và khẩu hành nào, này Sāriputta, khi hành trì, các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, khẩu hành như vậy nên hành trì.
Khẩu hành gì, này Sāriputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm? Ở đây, này Sāriputta, có người vọng ngữ đến chỗ tập hội...
Ý hành,... Tâm sanh,... Tưởng đắc,... Kiến đắc,... Ngã tánh đắc,... Ngã tánh đắc, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa ngã tánh đắc", Ta đã nói như vậy, và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên. Này Sāriputta, lời nói này được Ta nói một cách vắn tắt, cần phải hiểu một cách rộng rãi như vậy. (dứt Phần I)
Phần II.
547. Sự tiếp xúc với các cảnh của tâm nên hành trì và không nên hành trì
Đức Phật cũng dạy thêm những điều liên quan mật thiết tới sự tu tập qua hoạt động của sáu căn
Kinh văn : Sắc do mắt nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Tiếng do tai nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Hương do mũi nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì không nên hành trì". Vị do lưỡi nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Xúc do thân nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Pháp do ý nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì".
Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Sāriputta bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, con được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau:
"Sắc do mắt nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên?
Sắc nào do mắt nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, sắc do mắt nhận thức như vậy không nên hành trì. Sắc nào do mắt nhận thức, bạch Thế Tôn khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, sắc ấy do mắt nhận thức như vậy nên hành trì. "Sắc do mắt nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên.
"Tiếng do tai nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên?
Tiếng nào do tai nhận thức bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, tiếng do tai nhận thức như vậy không nên hành trì. Tiếng nào do tai nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, tiếng do tai nhận thức như vậy nên hành trì. "Tiếng do tai nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên.
"Hương do mũi nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên?
Hương nào do mũi nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, hương do mũi nhận thức như vậy không nên hành trì. Hương nào do mũi nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì, các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, hương do mũi nhận thức như vậy nên hành trì: "Hương do mũi nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên.
"Vị do lưỡi nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên?
Vị nào do lưỡi nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, vị do lưỡi nhận thức như vậy không nên hành trì. Vị nào do lưỡi nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, vị do lưỡi nhận thức như vậy nên hành trì. "Vị do lưỡi nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên.
"Xúc do thân nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên?
Xúc nào do thân nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, xúc do thân nhận thức như vậy không nên hành trì. Xúc nào do thân nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, xúc do thân nhận thức như vậy nên hành trì. "Xúc do thân nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên.
"Pháp do ý nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên?
Pháp nào do ý nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, pháp do ý nhận thức như vậy không nên hành trì. Pháp nào do ý nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, pháp do ý nhận thức như vậy nên hành trì. Pháp do ý nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên.
Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, con được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
-- Lành thay, lành thay, này Sāriputta! Lành thay, này Sāriputta! Lời nói này được Ta nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
Sắc do mắt nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Lời nói như vậy được Ta nói lên. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên?...
Tiếng do tai nhận thức,... Hương do mũi nhận thức,... Vị do lưỡi nhận thức,... Xúc do thân nhận thức,... Pháp do ý nhận thức, ...
Pháp do ý nhận thức, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Lời nói như vậy được Ta nói lên và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
Này Sāriputta, lời nói này được Ta nói lên một cách vắn tắt, ý nghĩa lời nói ấy được hiểu một cách rộng rãi như vậy. (dứt phần II)
Phần III
548. Những nhu yếu thọ dụng và nơi cư trú …
Ngay trong sự thọ dụng các nhu yếu cũng cần được người tu tập hiểu rõ cái gì nên và không nên
Kinh văn : Y, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Ðồ ăn khất thực, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Sàng tọa, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Làng, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thị trấn, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Ðô thị, này Sāriputta,
Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Quốc độ, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Người (Puggala), này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì".
Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Sāriputta bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, con được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau:
"Y, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên? Y nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì, các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, y như vậy không nên hành trì. Y nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, y như vậy nên hành trì. "Y, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói lên như vậy. Và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
"Ðồ ăn khất thực, này Sāriputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên". "Sàng tọa, này Sāriputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên". "Làng, này Sāriputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên".
"Thị trấn, này Sāriputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên".
"Ðô thị, này Sāriputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên".
"Quốc độ, này Sāriputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên".
"Người, này Sāriputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên".
Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải thích rộng rãi, con đã hiểu một cách rộng rãi như vậy.
-- Lành thay, lành thay, này Sāriputta! Lành thay, này Sāriputta! Lời nói này được Ta nói lên vắn tắt, không giải thích rộng rãi, Ông đã hiểu một cách rộng rãi như vậy.
Y, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Ta đã nói lên như vậy. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên? Y nào, này Sāriputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, y như vậy không nên hành trì. Y nào, này Sāriputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, y như vậy nên hành trì. Y, này Sāriputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Ta đã nói lên như vậy. Do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
Ðồ ăn khất thực, này Sāriputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên. Sàng tọa, này Sāriputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
549. Những nơi sinh sống cũng cần ở hoặc không nên ở.
Chọn lựa nơi cư trú thích hợp cũng là yếu tố cần được cân nhắc
Kinh văn : Làng, này Sāriputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
Thị trấn, này Sāriputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
Ðô thị, này Sāriputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
Quốc độ, này Sāriputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên./.
550. Người sống gần, cũng có người nên gần và không nên gần
Và đối với người thân cận không thể không lưu tâm
Kinh văn : "Người (thân cận) khi hành trì, các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, y như vậy không nên hành trì. Người (thân cận) khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, y như vậy nên hành trì.
-- Lành thay, lành thay, này Sāriputta! Lành thay, này Sāriputta! Lời nói này được Ta nói lên vắn tắt, không giải thích rộng rãi, Ông đã hiểu một cách rộng rãi như vậy.
Này Sāriputta, lời nói này được Ta nói vắn tắt, ý nghĩa (lời nói ấy) cần được hiểu một cách rộng rãi như vậy. (dứt Phần III)
551. Lời tán thán của Bậc Đạo Sư
Đức Thế Tôn hoàn toàn chuẩn thuận với những gì Tôn giả Sāriputta trình bày và Ngài cũng nói thêm rằng những ai hiểu được ý nghĩa Phật ngôn một cách rộng rãi sẽ được nhiều lợi lạc:
Kinh văn : Này Sāriputta, nếu tất cả những vị Sát đế lỵ, đối với lời nói này được Ta nói vắn tắt, có thể hiểu ý nghĩa lời nói ấy một cách rộng rãi như vậy, tất cả những vị ấy sẽ được hưởng hạnh phúc, an lạc lâu dài. Này Sāriputta, nếu tất cả những vị Bà-la-môn ... nếu tất cả những vị Vessa... Này Sāriputta, nếu tất cả những vị Thủ đà (Sudda), đối với lời nói này được Ta nói vắn tắt, có thể hiểu ý nghĩa lời nói ấy một cách rộng rãi như vậy, tất cả những vị ấy sẽ được hưởng hạnh phúc an lạc lâu dài.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Sāriputta hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 114 [tóm tắt]
Kinh Nên Hành Trì, Không Nên Hành Trì
(Sevitabba-Asevitabba Sutta)
(M.iii, 45)
Thế Tôn giảng pháp môn về Nên hành trì, không nên hành trì trong ba phạm vi chính thuộc đời sống tu tập của Tỷ-kheo:
I. Thân, khẩu, ý nghiệp.
II. Sáu ngoại xứ: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
III. Vật dụng và môi trường sinh hoạt của Tỷ-kheo (bốn món cần dùng và các loại trú xứ như làng, tỉnh và những người giao thiệp).
I - Về thân, khẩu, ý có bảy pháp nên hành trì và bảy pháp không nên hành trì. Nên hành trì là khi sự hành trì làm cho thiện pháp tăng, bất thiện pháp giảm; không nên hành trì là khi thiện pháp giảm, bất thiện pháp tăng. Bảy pháp là:
1) Thân hành: Không nên hành trì là sát sanh, trộm cắp, tà hạnh. Nên hành trì là thân hành từ bỏ ba việc ấy.
2) Khẩu hành: Không nên hành trì là nói dối, nói lời ly gián, nói lời ác, nói lời vô ích. Nên hành trì là khẩu hành từ bỏ bốn việc ấy.
3) Ý hành: Không nên hành trì là tham lam tài vật của người và sân tâm, khởi ý tác hại. Nên hành trì là vô tham, vô sân, vô si.
4) Tâm sanh: Không nên hành trì là tâm có tham dục, sống với tâm câu hữu với tham dục; tâm sân hận, sống với tâm câu hữu với sân; hại tâm, sống với tâm câu hữu với hại.
5) Tưởng đắc: Không nên hành trì là có tham dục, sống với tưởng câu hữu với tham dục, có sân tâm, hại tâm, sống với tưởng câu hữu với sân hại. Nên hành trì là không tham dục, không sân, sống với tưởng không tham dục, không sân.
6) Kiến đắc: Không nên hành trì là tà kiến, bác bỏ nhân quả, cho rằng không có thánh pháp, không có người tu chứng truyền dạy pháp ấy. Nên hành trì là chánh kiến cho rằng có nhân quả, có Pháp, và những vị chứng đắc truyền dạy Pháp ấy.
7) Ngã tánh đắc: Không nên hành trì là ngã tánh đắc có hại, tức là kiết sanh thức của phàm phu. Nên hành trì là ngã tánh đắc vô hại vì sự rốt ráo khi được sanh khởi, tức là kiết sanh thức của bốn hạng người đã chứng đắc bốn thánh quả.
II – Về sáu đối tượng nhận thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sắc, tiếng, hương, vị, xúc, pháp nào khi tiếp xúc thì bất thiện giảm, thiện pháp tăng thời nên hành trì những pháp ấy. Không nên hành trì là những sắc, tiếng, hương, vị, xúc, pháp nào mà sự tiếp xúc làm cho bất thiện tăng, thiện giảm.
III – Về các vật dụng y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, làng, thị trấn, đô thị, quốc độ và người cũng vậy, có hai thứ: nên hành trì những pháp nào làm cho bất thiện giảm, thiện pháp tăng; và không nên hành trì khi chúng làm cho thiện pháp giảm, bất thiện pháp tăng.
Kinh này do Thế Tôn nói vắn tắt, Sāriputta giảng rộng và được Thế Tôn ấn khả. Cuối cùng, Thế Tôn dạy rằng bất cứ người nào thuộc giai cấp nào, có thể hiểu ý nghĩa lời nói ấy một cách rộng rãi, thì đều được hưởng hạnh phúc an lạc lâu dài.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 114 [toát yếu]
Kinh Nên Hành Trì, Không Nên Hành Trì
(Sevitabba-Asevitabba Sutta)
(M.iii, 45)
I. TOÁT YẾU
Sevitabbāsedvitabba Sutta - To Be Cultivated and Not Ton Be Cultivated.
The Buddha sets up three brief outlines of things to be cultivated and not to be cultivated, and the venerable Sariputta fills in the details.
Nên đào luyện và không nên đào luyện.
Phật nêu vắn tắt ba toát yếu về những pháp cần đào luyện và không cần, rồi tôn giả Xá-lợi-phất nói chi tiết đầy đủ.
II. TÓM TẮT
Phật dạy đối với mười pháp sau đây [1] là thân hành, khẩu hành, ý hành, tâm sinh, tưởng đắc, kiến đắc, ngã tính đắc, sáu đối tượng giác quan (sắc thanh hương vị xúc pháp), bốn vật dụng và người giao du - đều có hai loại, nên và không nên đào luyện [2]. Không nên là khi luyện nó, ác pháp tăng, thiện pháp giảm và nên là ngược lại.
Tôn giả Xá-lợi-phất triển khai lời dạy ấy như sau: Về thân hành, không nên sát sinh, trộm cắp, tà hạnh trong các dục. (Và từ bỏ những nghiệp ấy là điều nên làm, đối với các pháp sau cũng vậy.) Về khẩu hành, không nên nói dối, hai lưỡi, ác khẩu, nói vô ích. Về ý hành, không nên tham tài vật, sân muốn hại kẻ khác, và có tà kiến [3] như không tin có bố thí, nhân quả, cha mẹ, đời này đời sau, các bậc thánh hiền. (Nên làm là ý hành ly tham, bất hại và có chánh kiến, ngược với tà kiến nói trên.) Tâm sinh không nên đào luyện là tâm gì khiến cho ác pháp tăng, thiện pháp giảm; như người có tham [4] sống với tâm thấm nhuần tham, (với sân và hại cũng vậy). Tưởng đắc không nên luyện là tưởng đi kèm dục, sân, hại; ngược lại nên đào luyện tưởng ly dục, vô sân, bất hại. Kiến đắc không nên có tà kiến cho rằng không có bố thí vân vân; kiến đắc nên có là chánh kiến như trên. Ngã tính đắc [5] không nên có là tính đắc có hại, làm cho bất thiện pháp tăng, thiện pháp giảm, ngăn cản sự chấm dứt sinh tử luân hồi [6] nên có là ngã tính đắc vô hại, khiến thiện pháp tăng, bất thiện pháp giảm. Về sáu đối tượng giác quan (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp do mắt tai mũi lưỡi thân ý nhận thức) cũng có hai loại không nên tiếp xúc và nên tiếp xúc. Sắc không nên tiếp xúc [7] là khi sự tiếp xúc nó làm bất thiện pháp tăng, thiện pháp giảm, nên tiếp xúc là ngược lại. Với năm đối tượng còn lại là (pháp thứ chín, mười trong bảng lược kê ở đầu) y thực sàng tọa, người giao du cũng vậy.
Phật khen ngợi sự triển khai của tôn giả Xá-lợi-phất, và dạy rằng ai hiểu lời dạy một cách chi tiết [8] sẽ được hưởng hạnh phúc an lạc lâu dài.
III. CHÚ GIẢI
1. Ðoạn đầu này chỉ đưa ra một mục lục sẽ triển khai trong toàn bản kinh.
2. Ananamannam. Hai cái loại trừ nhau, không thể xem cái này với cái kia là một được.
3. Mặc dù tà kiến và chánh kiến thường được bao gồm dưới mục Giới, trong kinh này chúng được trình bày riêng rẽ ở đoạn kiến đắc là sự thủ đắc quan điểm.
4. Trong khi tham và sân nói ở đoạn ý hành có năng lực của một nghiệp đạo, thì ở đoạn nói về tâm sinh, chúng được hiển thị mới trong giai đoạn sơ khởi, như những khuynh hướng chưa phát nghiệp.
5. Attabhāvapatilabha, sự thủ đắc cá thể, ở đây chỉ cho sự tái sinh.
6. Aparinitthitabhāva. Từ ngữ bất thường này được dịch theo chú thích của MA.
7. Sự khác nhau không nằm ở đối tượng mà ở phương pháp tiếp cận đối tượng. Với người này tham dục và các nhiễm ô khác khởi lên đối với một sắc nào đó, nhưng cùng một sắc ấy một người khác lại khởi tâm nhàm chán, ly tham khi tiếp xúc.
8. MA: Người nào nghiên cứu kinh và luận giải kinh này mà không tu tập theo đó thì không thể gọi là đã hiểu ý nghĩa chi tiết của kinh. Chỉ những người tu tập theo lời dạy trong đó thì mới gọi là hiểu ý nghĩa chi tiết.
IV. PHÁP SỐ
(không có)
V. KỆ TỤNG
Phật dạy về hai loại
Nên, không nên hành trì
Với các pháp như sau
Tỷ kheo nên xét kỹ.
Trước tiên nên vắn tắt:
Thân khẩu và ý hành,
Tâm sinh và tưởng đắc
Kiến đắc, ngã tính đắc
Sáu đối tượng giác quan
Bốn vật dụng thường dùng
Và hạng người giao du
Ðều có đáng, bất đáng.
Những gì không nên làm
Vì đưa đến hậu quả
Thiện giảm bất thiện tăng
Nên làm là ngược lại.
Thân hành không nên làm
Là giết, trộm, tà dâm
Khẩu hành dối, hai lưỡi,
Ác khẩu, lời phù phiếm
Ý hành tham sân hại
Tà kiến bác nhân quả
Từ bỏ các sự ấy
Là pháp nên hành trì.
Những tâm sinh bất đáng
Khiến ác tăng thiện giảm
Như người có lòng tham
Lại sống với tâm tham
(Cũng vậy sân và hại)
Tâm sinh nên hành trì
Là sống tâm ly tham
Vô sân và bất hại.
Tưởng đắc không nên hành
Là dục sân hại tưởng
Tưởng đắc đáng hành trì
Xa lìa dục sân hại.
Kiến đắc không nên có
Tà kiến bác nhân quả
Bác cha mẹ, thánh hiền
Ngược lại là chánh kiến.
Ngã tính đắc không nên
Là thứ nào có hại
Không chấm dứt luân hồi.
Nên hành thứ vô hại,
Khiến thiện tăng, ác giảm.
Ðối với sáu đối tượng
Do giác quan nhận thức:
Sắc không nên tiếp xúc
Là khi tiếp xúc nó
Ác pháp tăng thiện giảm
Nên xúc là ngược lại.
Với những gì còn lại:
Thanh hương vị xúc pháp
Bốn vật dụng thường ngày
Và chỗ, người giao du
Chiếu theo đây nên biết.
Phật dạy Xá-lợi-phất
Ai hiểu rộng lời này
Sẽ an lạc dài lâu.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
114. Sevitabbāsevitabbasuttaṃ [Mūla]
109. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''sevitabbāsevitabbaṃ vo, bhikkhave, dhammapariyāyaṃ desessāmi. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca :
''Kāyasamācāraṃpāhaṃ [pahaṃ (sabbattha)], bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ kāyasamācāraṃ. Vacīsamācāraṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ vacīsamācāraṃ. Manosamācāraṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ manosamācāraṃ. Cittuppādaṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ cittuppādaṃ. Saññāpaṭilābhaṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi , asevitabbampi tañca aññamaññaṃ saññāpaṭilābhaṃ. Diṭṭhipaṭilābhaṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ diṭṭhipaṭilābhaṃ. Attabhāvapaṭilābhaṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ attabhāvapaṭilābhanti. Evaṃ vutte āyasmā sāriputto bhagavantaṃ etadavoca : ''imassa kho ahaṃ, bhante, bhagavatā saṃkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṃ avibhattassa, evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmi.
110. '''Kāyasamācāraṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ kāyasamācāranti : iti kho panetaṃ vuttaṃ bhagavatā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yathārūpaṃ, bhante, kāyasamācāraṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti, evarūpo kāyasamācāro na sevitabbo yathārūpañca kho, bhante, kāyasamācāraṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti, evarūpo kāyasamācāro sevitabbo.
111. ''Kathaṃrūpaṃ, bhante, kāyasamācāraṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? idha, bhante, ekacco pāṇātipātī hoti luddo lohitapāṇi hatappahate niviṭṭho adayāpanno pāṇabhūtesu adinnādāyī kho pana hoti, yaṃ taṃ parassa paravittūpakaraṇaṃ gāmagataṃ vā araññagataṃ vā taṃ adinnaṃ theyyasaṅkhātaṃ ādātā hoti kāmesumicchācārī kho pana hoti, yā tā māturakkhitā piturakkhitā mātāpiturakkhitā bhāturakkhitā bhaginirakkhitā ñātirakkhitā gottarakkhitā dhammarakkhitā sassāmikā saparidaṇḍā antamaso mālāguḷaparikkhittāpi tathārūpāsu cārittaṃ āpajjitā hoti : evarūpaṃ, bhante, kāyasamācāraṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti. ''Kathaṃrūpaṃ , bhante, kāyasamācāraṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti? idha, bhante, ekacco pāṇātipātaṃ pahāya pāṇātipātā paṭivirato hoti nihitadaṇḍo nihitasattho, lajjī dayāpanno sabbapāṇabhūtahitānukampī viharati adinnādānaṃ pahāya adinnādānā paṭivirato hoti, yaṃ taṃ parassa paravittūpakaraṇaṃ gāmagataṃ vā araññagataṃ vā taṃ nādinnaṃ theyyasaṅkhātaṃ ādātā hoti kāmesumicchācāraṃ pahāya kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, yā tā māturakkhitā piturakkhitā mātāpiturakkhitā bhāturakkhitā bhaginirakkhitā ñātirakkhitā gottarakkhitā dhammarakkhitā sassāmikā saparidaṇḍā antamaso mālāguḷaparikkhittāpi tathārūpāsu na cārittaṃ āpajjitā hoti : evarūpaṃ, bhante, kāyasamācāraṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. 'Kāyasamācāraṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ kāyasamācāranti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ bhagavatā idametaṃ paṭicca vuttaṃ. '''Vacīsamācāraṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ vacīsamācāranti : iti kho panetaṃ vuttaṃ bhagavatā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ ? yathārūpaṃ, bhante, vacīsamācāraṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti, evarūpo vacīsamācāro na sevitabbo yathārūpañca kho, bhante, vacīsamācāraṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpo vacīsamācāro sevitabbo.
112. ''Kathaṃrūpaṃ, bhante, vacīsamācāraṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? idha, bhante, ekacco musāvādī hoti, sabhāgato [sabhaggato (bahūsu)] vā parisāgato [parisaggato (bahūsu)] vā ñātimajjhagato vā pūgamajjhagato vā rājakulamajjhagato vā abhinīto sakkhipuṭṭho : 'ehambho purisa, yaṃ jānāsi taṃ vadehīti so ajānaṃ vā āha : 'jānāmīti, jānaṃ vā āha : 'na jānāmīti apassaṃ vā āha : 'passāmīti, passaṃ vā āha : 'na passāmīti : iti [passa mAnguttara Nikāye 1.440 sāleyyakasutte] attahetu vā parahetu vā āmisakiñcikkhahetu [kiñcakkhahetu (sī.)] vā sampajānamusā bhāsitā hoti pisuṇavāco kho pana hoti, ito sutvā amutra akkhātā imesaṃ bhedāya, amutra vā sutvā imesaṃ akkhātā amūsaṃ bhedāya : iti samaggānaṃ vā bhettā, bhinnānaṃ vā anuppadātā, vaggārāmo, vaggarato, vagganandī, vaggakaraṇiṃ vācaṃ bhāsitā hoti pharusavāco kho pana hoti, yā sā vācā kaṇḍakā kakkasā pharusā parakaṭukā parābhisajjanī kodhasāmantā asamādhisaṃvattanikā, tathārūpiṃ vācaṃ bhāsitā hoti samphappalāpī kho pana hoti akālavādī abhūtavādī anatthavādī adhammavādī avinayavādī, anidhānavatiṃ vācaṃ bhāsitā hoti akālena anapadesaṃ apariyantavatiṃ anatthasaṃhitaṃ : evarūpaṃ, bhante, vacīsamācāraṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti.
''Kathaṃrūpaṃ, bhante, vacīsamācāraṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti , kusalā dhammā abhivaḍḍhanti? idha, bhante, ekacco musāvādaṃ pahāya musāvādā paṭivirato hoti sabhāgato vā parisāgato vā ñātimajjhagato vā pūgamajjhagato vā rājakulamajjhagato vā abhinīto sakkhipuṭṭho : 'ehambho purisa, yaṃ jānāsi taṃ vadehīti so ajānaṃ vā āha : 'na jānāmīti, jānaṃ vā āha : 'jānāmīti, apassaṃ vā āha : 'na passāmīti, passaṃ vā āha : 'passāmīti : iti attahetu vā parahetu vā āmisakiñcikkhahetu vā na sampajānamusā bhāsitā hoti pisuṇaṃ vācaṃ pahāya pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, ito sutvā na amutra akkhātā imesaṃ bhedāya, amutra vā sutvā na imesaṃ akkhātā amūsaṃ bhedāya : iti bhinnānaṃ vā sandhātā sahitānaṃ vā anuppadātā samaggārāmo samaggarato samagganandī samaggakaraṇiṃ vācaṃ bhāsitā hoti pharusaṃ vācaṃ pahāya pharusāya vācāya paṭivirato hoti, yā sā vācā nelā kaṇṇasukhā pemanīyā hadayaṅgamā porī bahujanakantā bahujanamanāpā tathārūpiṃ vācaṃ bhāsitā hoti samphappalāpaṃ pahāya samphappalāpā paṭivirato hoti kālavādī bhūtavādī atthavādī dhammavādī vinayavādī, nidhānavatiṃ vācaṃ bhāsitā hoti kālena sāpadesaṃ pariyantavatiṃ atthasaṃhitaṃ : evarūpaṃ, bhante, vacīsamācāraṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. 'Vacīsamācāraṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ vacīsamācāranti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ bhagavatā idametaṃ paṭicca vuttaṃ. '''Manosamācāraṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ manosamācāranti : iti kho panetaṃ vuttaṃ bhagavatā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yathārūpaṃ, bhante, manosamācāraṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo manosamācāro na sevitabbo yathārūpañca kho, bhante, manosamācāraṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpo manosamācāro sevitabbo.
113. ''Kathaṃrūpaṃ, bhante, manosamācāraṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? idha, bhante, ekacco abhijjhālu hoti, yaṃ taṃ parassa paravittūpakaraṇaṃ taṃ abhijjhātā hoti : 'aho vata yaṃ parassa taṃ mamassāti byāpannacitto kho pana hoti paduṭṭhamanasaṅkappo : 'ime sattā haññantu vā vajjhantu vā ucchijjantu vā vinassantu vā mā vā ahesunti : evarūpaṃ, bhante, manosamācāraṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti. ''Kathaṃrūpaṃ, bhante, manosamācāraṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti? idha, bhante, ekacco anabhijjhālu hoti, yaṃ taṃ parassa paravittūpakaraṇaṃ taṃ nābhijjhātā hoti : 'aho vata yaṃ parassa taṃ mamassāti abyāpannacitto kho pana hoti appaduṭṭhamanasaṅkappo : 'ime sattā averā abyābajjhā [abyāpajjhā (sī. syā. kaṃ. pī. ka.)] anīghā sukhī attānaṃ pariharantūti : evarūpaṃ, bhante, manosamācāraṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. 'Manosamācāraṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ manosamācāranti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ bhagavatā idametaṃ paṭicca vuttaṃ.
114. '''Cittuppādaṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ cittuppādanti : iti kho panetaṃ vuttaṃ bhagavatā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yathārūpaṃ, bhante, cittuppādaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo cittuppādo na sevitabbo yathārūpañca kho, bhante, cittuppādaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpo cittuppādo sevitabbo. ''Kathaṃrūpaṃ, bhante, cittuppādaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? idha, bhante, ekacco abhijjhālu hoti, abhijjhāsahagatena cetasā viharati byāpādavā hoti, byāpādasahagatena cetasā viharati vihesavā hoti, vihesāsahagatena cetasā viharati : evarūpaṃ, bhante, cittuppādaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti. ''Kathaṃrūpaṃ, bhante, cittuppādaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti , kusalā dhammā abhivaḍḍhanti? idha, bhante, ekacco anabhijjhālu hoti, anabhijjhāsahagatena cetasā viharati abyāpādavā hoti, abyāpādasahagatena cetasā viharati avihesavā hoti, avihesāsahagatena cetasā viharati : evarūpaṃ, bhante, cittuppādaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. 'Cittuppādaṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ cittuppādanti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ bhagavatā idametaṃ paṭicca vuttaṃ.
115. '''Saññāpaṭilābhaṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ saññāpaṭilābhanti : iti kho panetaṃ vuttaṃ bhagavatā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yathārūpaṃ, bhante, saññāpaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo saññāpaṭilābho na sevitabbo yathārūpañca kho, bhante, saññāpaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpo saññāpaṭilābho sevitabbo. ''Kathaṃrūpaṃ, bhante, saññāpaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? idha, bhante, ekacco abhijjhālu hoti, abhijjhāsahagatāya saññāya viharati byāpādavā hoti, byāpādasahagatāya saññāya viharati vihesavā hoti, vihesāsahagatāya saññāya viharati : evarūpaṃ, bhante, saññāpaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti. ''Kathaṃrūpaṃ, bhante, saññāpaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti? idha, bhante, ekacco anabhijjhālu hoti, anabhijjhāsahagatāya saññāya viharati abyāpādavā hoti, abyāpādasahagatāya saññāya viharati avihesavā hoti, avihesāsahagatāya saññāya viharati : evarūpaṃ, bhante, saññāpaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. 'Saññāpaṭilābhaṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ saññāpaṭilābhanti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ bhagavatā idametaṃ paṭicca vuttaṃ.
116. '''Diṭṭhipaṭilābhaṃpāhaṃ , bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ diṭṭhipaṭilābhanti : iti kho panetaṃ vuttaṃ bhagavatā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yathārūpaṃ, bhante, diṭṭhipaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo diṭṭhipaṭilābho na sevitabbo yathārūpañca kho, bhante, diṭṭhipaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti : evarūpo diṭṭhipaṭilābho sevitabbo. ''Kathaṃrūpaṃ, bhante, diṭṭhipaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? idha, bhante, ekacco evaṃdiṭṭhiko hoti : 'natthi dinnaṃ, natthi yiṭṭhaṃ, natthi hutaṃ , natthi sukatadukkaṭānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko, natthi ayaṃ loko, natthi paro loko, natthi mātā, natthi pitā, natthi sattā opapātikā, natthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedentīti : evarūpaṃ, bhante, diṭṭhipaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti.
''Kathaṃrūpaṃ, bhante, diṭṭhipaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti? idha, bhante, ekacco evaṃdiṭṭhiko hoti : 'atthi dinnaṃ, atthi yiṭṭhaṃ, atthi hutaṃ, atthi sukatadukkaṭānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko, atthi ayaṃ loko, atthi paro loko, atthi mātā, atthi pitā, atthi sattā opapātikā, atthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedentīti : evarūpaṃ, bhante, diṭṭhipaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. 'Diṭṭhipaṭilābhaṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ diṭṭhipaṭilābhanti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ bhagavatā idametaṃ paṭicca vuttaṃ.
117. '''Attabhāvapaṭilābhaṃpāhaṃ , bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ attabhāvapaṭilābhanti : iti kho panetaṃ vuttaṃ bhagavatā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yathārūpaṃ, bhante, attabhāvapaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti : evarūpo attabhāvapaṭilābho na sevitabbo yathārūpañca kho, bhante, attabhāvapaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti : evarūpo attabhāvapaṭilābho sevitabbo. ''Kathaṃrūpaṃ, bhante, attabhāvapaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? sabyābajjhaṃ [sabyāpajjhaṃ (sī. syā. kaṃ. pī. ka.)], bhante, attabhāvapaṭilābhaṃ abhinibbattayato apariniṭṭhitabhāvāya akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti abyābajjhaṃ, bhante, attabhāvapaṭilābhaṃ abhinibbattayato pariniṭṭhitabhāvāya akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. 'Attabhāvapaṭilābhaṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi , asevitabbampi tañca aññamaññaṃ attabhāvapaṭilābhanti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ bhagavatā idametaṃ paṭicca vuttaṃ. ''Imassa kho ahaṃ, bhante, bhagavatā saṃkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṃ avibhattassa, evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmīti.
118. ''Sādhu sādhu, sāriputta! sādhu kho tvaṃ, sāriputta, imassa mayā saṃkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṃ avibhattassa, evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāsi. '''Kāyasamācāraṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ kāyasamācāranti : iti kho panetaṃ vuttaṃ mayā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yathārūpaṃ, sāriputta, kāyasamācāraṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo kāyasamācāro na sevitabbo yathārūpañca kho, sāriputta, kāyasamācāraṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti : evarūpo kāyasamācāro sevitabbo. ''Kathaṃrūpaṃ , sāriputta, kāyasamācāraṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? idha, sāriputta, ekacco pāṇātipātī hoti luddo lohitapāṇi hatappahate niviṭṭho adayāpanno pāṇabhūtesu adinnādāyī kho pana hoti, yaṃ taṃ parassa paravittūpakaraṇaṃ gāmagataṃ vā araññagataṃ vā taṃ adinnaṃ theyyasaṅkhātaṃ ādātā hoti kāmesumicchācārī kho pana hoti, yā tā māturakkhitā piturakkhitā mātāpiturakkhitā bhāturakkhitā bhaginirakkhitā ñātirakkhitā gottarakkhitā dhammarakkhitā sassāmikā saparidaṇḍā antamaso mālāguḷaparikkhittāpi tathārūpāsu cārittaṃ āpajjitā hoti : evarūpaṃ, sāriputta, kāyasamācāraṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti.
''Kathaṃrūpaṃ, sāriputta, kāyasamācāraṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti? idha, sāriputta, ekacco pāṇātipātaṃ pahāya pāṇātipātā paṭivirato hoti nihitadaṇḍo nihitasattho, lajjī dayāpanno sabbapāṇabhūtahitānukampī viharati adinnādānaṃ pahāya adinnādānā paṭivirato hoti, yaṃ taṃ parassa paravittūpakaraṇaṃ gāmagataṃ vā araññagataṃ vā taṃ nādinnaṃ theyyasaṅkhātaṃ ādātā hoti kāmesumicchācāraṃ pahāya kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, yā tā māturakkhitā piturakkhitā mātāpiturakkhitā bhāturakkhitā bhaginirakkhitā ñātirakkhitā gottarakkhitā dhammarakkhitā sassāmikā saparidaṇḍā antamaso mālāguḷaparikkhittāpi tathārūpāsu na cārittaṃ āpajjitā hoti : evarūpaṃ, sāriputta, kāyasamācāraṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. 'Kāyasamācāraṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ kāyasamācāranti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ mayā idametaṃ paṭicca vuttaṃ. ''Vacīsamācāraṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi - pe - manosamācāraṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi - pe - cittuppādaṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi - pe - saññāpaṭilābhaṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi - pe - diṭṭhipaṭilābhaṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi - pe - . '''Attabhāvapaṭilābhaṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi tañca aññamaññaṃ attabhāvapaṭilābhanti : iti kho panetaṃ vuttaṃ mayā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yathārūpaṃ, sāriputta, attabhāvapaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo attabhāvapaṭilābho na sevitabbo yathārūpañca kho, sāriputta, attabhāvapaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti : evarūpo attabhāvapaṭilābho sevitabbo. ''Kathaṃrūpaṃ, sāriputta, attabhāvapaṭilābhaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? sabyābajjhaṃ, sāriputta, attabhāvapaṭilābhaṃ abhinibbattayato apariniṭṭhitabhāvāya akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti abyābajjhaṃ, sāriputta, attabhāvapaṭilābhaṃ abhinibbattayato pariniṭṭhitabhāvāya akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. 'Attabhāvapaṭilābhaṃpāhaṃ, bhikkhave, duvidhena vadāmi : sevitabbampi , asevitabbampi tañca aññamaññaṃ attabhāvapaṭilābhanti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ mayā idametaṃ paṭicca vuttaṃ. Imassa kho, sāriputta, mayā saṃkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo.
119. ''Cakkhuviññeyyaṃ rūpaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi sotaviññeyyaṃ saddaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi asevitabbampi ghānaviññeyyaṃ gandhaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi jivhāviññeyyaṃ rasaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi kāyaviññeyyaṃ phoṭṭhabbaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi manoviññeyyaṃ dhammaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti.
Evaṃ vutte, āyasmā sāriputto bhagavantaṃ etadavoca : ''imassa kho ahaṃ, bhante, bhagavatā saṃkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṃ avibhattassa, evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmi. 'Cakkhuviññeyyaṃ rūpaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti : iti kho panetaṃ vuttaṃ bhagavatā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yathārūpaṃ, bhante, cakkhuviññeyyaṃ rūpaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpaṃ cakkhuviññeyyaṃ rūpaṃ na sevitabbaṃ yathārūpañca kho, bhante, cakkhuviññeyyaṃ rūpaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpaṃ cakkhuviññeyyaṃ rūpaṃ sevitabbaṃ. 'Cakkhuviññeyyaṃ rūpaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ bhagavatā idametaṃ paṭicca vuttaṃ. ''Sotaviññeyyaṃ saddaṃpāhaṃ, sāriputta - pe - evarūpo sotaviññeyyo saddo na sevitabbo... evarūpo sotaviññeyyo saddo sevitabbo... evarūpo ghānaviññeyyo gandho na sevitabbo... evarūpo ghānaviññeyyo gandho sevitabbo... evarūpo jivhāviññeyyo raso na sevitabbo... evarūpo jivhāviññeyyo raso sevitabbo... kāyaviññeyyaṃ phoṭṭhabbaṃpāhaṃ, sāriputta ... evarūpo kāyaviññeyyo phoṭṭhabbo na sevitabbo... evarūpo kāyaviññeyyo phoṭṭhabbo sevitabbo. '''Manoviññeyyaṃ dhammaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti : iti kho panetaṃ vuttaṃ bhagavatā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yathārūpaṃ, bhante, manoviññeyyaṃ dhammaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo manoviññeyyo dhammo na sevitabbo yathārūpañca kho, bhante, manoviññeyyaṃ dhammaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpo manoviññeyyo dhammo sevitabbo. 'Manoviññeyyaṃ dhammaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ bhagavatā idametaṃ paṭicca vuttaṃ. Imassa kho ahaṃ, bhante, bhagavatā saṃkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṃ avibhattassa, evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmīti.
120. ''Sādhu sādhu, sāriputta! sādhu kho tvaṃ, sāriputta, imassa mayā saṃkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṃ avibhattassa, evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāsi. 'Cakkhuviññeyyaṃ rūpaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti : iti kho panetaṃ vuttaṃ mayā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yathārūpaṃ, sāriputta, cakkhuviññeyyaṃ rūpaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpaṃ cakkhuviññeyyaṃ rūpaṃ na sevitabbaṃ yathārūpañca kho, sāriputta, cakkhuviññeyyaṃ rūpaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpaṃ cakkhuviññeyyaṃ rūpaṃ sevitabbaṃ. 'Cakkhuviññeyyaṃ rūpaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ mayā idametaṃ paṭicca vuttaṃ. ''Sotaviññeyyaṃ saddaṃpāhaṃ, sāriputta - pe - evarūpo sotaviññeyyo saddo na sevitabbo... evarūpo sotaviññeyyo saddo sevitabbo... evarūpo ghānaviññeyyo gandho na sevitabbo... evarūpo ghānaviññeyyo gandho sevitabbo... evarūpo jivhāviññeyyo raso na sevitabbo... evarūpo jivhāviññeyyo raso sevitabbo... evarūpo kāyaviññeyyo phoṭṭhabbo na sevitabbo... evarūpo kāyaviññeyyo phoṭṭhabbo sevitabbo. ''Manoviññeyyaṃ dhammaṃpāhaṃ, sāriputta - pe - evarūpo manoviññeyyo dhammo na sevitabbo... evarūpo manoviññeyyo dhammo sevitabbo. 'Manoviññeyyaṃ dhammaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ mayā idametaṃ paṭicca vuttaṃ. Imassa kho, sāriputta, mayā saṃkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo.
121. ''Cīvaraṃpāhaṃ , sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampi - pe - piṇḍapātaṃpāhaṃ, sāriputta... senāsanaṃpāhaṃ, sāriputta... gāmaṃpāhaṃ, sāriputta... nigamaṃpāhaṃ, sāriputta... nagaraṃpāhaṃ, sāriputta... janapadaṃpāhaṃ, sāriputta... puggalaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti. Evaṃ vutte, āyasmā sāriputto bhagavantaṃ etadavoca : ''imassa kho ahaṃ, bhante, bhagavatā saṃkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṃ avibhattassa, evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmi. 'Cīvaraṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti : iti kho panetaṃ vuttaṃ bhagavatā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yathārūpaṃ, bhante, cīvaraṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpaṃ cīvaraṃ na sevitabbaṃ yathārūpañca kho, bhante, cīvaraṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpaṃ cīvaraṃ sevitabbaṃ. 'Cīvaraṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ bhagavatā idametaṃ paṭicca vuttaṃ. ''Piṇḍapātaṃpāhaṃ, sāriputta - pe - evarūpo piṇḍapāto na sevitabbo... evarūpo piṇḍapāto sevitabbo... senāsanaṃpāhaṃ, sāriputta - pe - evarūpaṃ senāsanaṃ na sevitabbaṃ... evarūpaṃ senāsanaṃ sevitabbaṃ... gāmaṃpāhaṃ, sāriputta - pe - evarūpo gāmo na sevitabbo... evarūpo gāmo sevitabbo... evarūpo nigamo na sevitabbo... evarūpo nigamo sevitabbo... evarūpaṃ nagaraṃ na sevitabbaṃ... evarūpaṃ nagaraṃ sevitabbaṃ... evarūpo janapado na sevitabbo... evarūpo janapado sevitabbo. '''Puggalaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti : iti kho panetaṃ vuttaṃ bhagavatā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yathārūpaṃ, bhante, puggalaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo puggalo na sevitabbo yathārūpañca kho, bhante, puggalaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpo puggalo sevitabbo. 'Puggalaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ bhagavatā idametaṃ paṭicca vuttanti. Imassa kho ahaṃ, bhante, bhagavatā saṃkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṃ avibhattassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmīti.
122. ''Sādhu sādhu, sāriputta! sādhu kho tvaṃ, sāriputta, imassa mayā saṃkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṃ avibhattassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāsi. 'Cīvaraṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi , asevitabbampīti : iti kho panetaṃ vuttaṃ mayā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yathārūpaṃ, sāriputta, cīvaraṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpaṃ cīvaraṃ na sevitabbaṃ yathārūpañca kho, sāriputta, cīvaraṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpaṃ cīvaraṃ sevitabbaṃ. 'Cīvaraṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ mayā idametaṃ paṭicca vuttaṃ. (Yathā paṭhamaṃ tathā vitthāretabbaṃ) evarūpo piṇḍapāto... evarūpaṃ senāsanaṃ... evarūpo gāmo... evarūpo nigamo... evarūpaṃ nagaraṃ... evarūpo janapado. '''Puggalaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti : iti kho panetaṃ vuttaṃ mayā. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? yathārūpaṃ, sāriputta, puggalaṃ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo puggalo na sevitabbo yathārūpañca kho, sāriputta, puggalaṃ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpo puggalo sevitabbo. 'Puggalaṃpāhaṃ, sāriputta, duvidhena vadāmi : sevitabbampi, asevitabbampīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ mayā idametaṃ paṭicca vuttaṃ. Imassa kho, sāriputta, mayā saṃkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo.
123. ''Sabbepi ce, sāriputta, khattiyā imassa mayā saṃkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājāneyyuṃ, sabbesānampissa khattiyānaṃ dīgharattaṃ hitāya sukhāya. Sabbepi ce , sāriputta, brāhmaṇā - pe - sabbepi ce, sāriputta, vessā... sabbepi ce, sāriputta, suddā imassa mayā saṃkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājāneyyuṃ, sabbesānampissa suddānaṃ dīgharattaṃ hitāya sukhāya. Sadevakopi ce, sāriputta, loko samārako sabrahmako sassamaṇabrāhmaṇī pajā sadevamanussā imassa mayā saṃkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājāneyya, sadevakassapissa lokassa samārakassa sabrahmakassa sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya dīgharattaṃ hitāya sukhāyāti. Idamavoca Bhagavā. Attamano āyasmā sāriputto bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.
Sevitabbāsevitabbasuttaṃ niṭṭhitaṃ catutthaṃ.
114. Sevitabbāsevitabbasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
109. Evaṃ me sutanti sevitabbāsevitabbasuttaṃ. Tattha tañca aññamaññaṃ kāyasamācāranti aññaṃ sevitabbaṃ kāyasamācāraṃ, aññaṃ asevitabbaṃ vadāmi, sevitabbameva kenaci pariyāyena asevitabbanti, asevitabbaṃ vā sevitabbanti ca na vadāmīti attho. Vacīsamācārādīsu eseva nayo. Iti bhagavā sattahi padehi mātikaṃ ṭhapetvā vitthārato avibhajitvāva desanaṃ niṭṭhāpesi. Kasmā? Sāriputtattherassa okāsakaraṇatthaṃ.
113. Manosamācāre micchādiṭṭhisammādiṭṭhiyo diṭṭhipaṭilābhavasena visuṃ aṅgaṃ hutvā ṭhitāti na gahitā.
114. Cittuppāde akammapathappattā abhijjhādayo veditabbā.
115. Saññāpaṭilābhavāre abhijjhāsahagatāya saññāyātiādīni kāmasaññādīnaṃ dassanatthaṃ vuttāni.
117. Sabyābajjhanti sadukkhaṃ. Apariniṭṭhitabhāvāyāti bhavānaṃ apariniṭṭhitabhāvāya. Ettha ca sabyābajjhattabhāvā nāma cattāro honti. Puthujjanopi hi yo tenattabhāvena bhavaṃ pariniṭṭhāpetuṃ na sakkoti, tassa paṭisandhito paṭṭhāya akusalā dhammā vaḍḍhanti, kusalā dhammā ca parihāyanti, sadukkhameva attabhāvaṃ abhinibbatteti nāma. Tathā sotāpannasakadāgāmianāgāmino. Puthujjanādayo tāva hontu, anāgāmī kathaṃ sabyābajjhaṃ attabhāvaṃ abhinibbatteti, kathañcassa akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyantīti. Anāgāmīpi hi suddhāvāse nibbatto uyyānavimānakapparukkhe oloketvā ‘‘aho sukhaṃ aho sukha’’nti udānaṃ udāneti, anāgāmino bhavalobho bhavataṇhā appahīnāva honti, tassa appahīnataṇhatāya akusalā vaḍḍhanti nāma, kusalā parihāyanti nāma, sadukkhameva attabhāvaṃ abhinibbatteti, apariniṭṭhitabhavoyeva hotīti veditabbo.
Abyābajjhanti adukkhaṃ. Ayampi catunnaṃ janānaṃ vasena veditabbo. Yo hi puthujjanopi tenattabhāvena bhavaṃ pariniṭṭhāpetuṃ sakkoti, puna paṭisandhiṃ na gaṇhāti, tassa paṭisandhiggahaṇato paṭṭhāya akusalā parihāyanti, kusalāyeva vaḍḍhanti, adukkhameva attabhāvaṃ nibbatteti, pariniṭṭhitabhavoyeva nāma hoti. Tathā sotāpannasakadāgāmianāgāmino. Sotāpannādayo tāva hontu, puthujjano kathaṃ abyābajjhaattabhāvaṃ nibbatteti, kathañcassa akusalaparihāniādīni hontīti. Puthujjanopi pacchimabhaviko tenattabhāvena bhavaṃ pariniṭṭhāpetuṃ samattho hoti. Tassa aṅgulimālassa viya ekenūnapāṇasahassaṃ ghātentassāpi attabhāvo abyābajjhoyeva nāma, bhavaṃ pariniṭṭhāpetiyeva nāma. Akusalameva hāyati, vipassanameva gabbhaṃ gaṇhāpeti nāma.
119. Cakkhuviññeyyantiādīsu yasmā ekaccassa tasmiṃyeva rūpe rāgādayo uppajjanti, abhinandati assādeti, abhinandanto assādento anayabyasanaṃ pāpuṇāti, ekaccassa nuppajjanti, nibbindati virajjati, nibbindanto virajjanto nibbutiṃ pāpuṇāti, tasmā ‘‘tañca aññamañña’’nti na vuttaṃ. Esa nayo sabbattha.
Evaṃ vitthārena atthaṃ ājāneyyunti ettha ke bhagavato imassa bhāsitassa atthaṃ ājānanti, ke na ājānantīti? Ye tāva imassa suttassa pāḷiñca aṭṭhakathañca uggaṇhitvā takkarā na honti, yathāvuttaṃ anulomapaṭipadaṃ na paṭipajjanti, te na ājānanti nāma. Ye pana takkarā honti, yathāvuttaṃ anulomapaṭipadaṃ paṭipajjanti, te ājānanti nāma. Evaṃ santepi sapaṭisandhikānaṃ tāva dīgharattaṃ hitāya sukhāya hotu, appaṭisandhikānaṃ kathaṃ hotīti. Appaṭisandhikā anupādānā viya jātavedā parinibbāyanti, kappasatasahassānampi accayena tesaṃ puna dukkhaṃ nāma natthi. Iti ekaṃsena tesaṃyeva dīgharattaṃ hitāya sukhāya hoti. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Sevitabbāsevitabbasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.