![]() |
![]() |
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ (SAṂYUTTANIKĀYA) - VỌNG NIỆM KHỞI ĐẦU - Kinh Cālā (Cālāsuttaṃ) Thứ bảy, 16/04/2022, 17:49 GMT+7 Lớp Phật Pháp Buddhadhamma Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ (SAṂYUTTANIKĀYA) Bài học ngày 16.4.2022 VỌNG NIỆM KHỞI ĐẦU Kinh Cālā (Cālāsuttaṃ) CHƯƠNG V. TƯƠNG ƯNG TỶ KHEO NI (S.i, 132) Khi chúng sanh khổ thường chỉ thấy lý do trước mắt mà ít khi thấy được nguyên nhân sâu xa. Khổ đau không phải chỉ đến do những đưa đẩy nhất thời mà là bản chất hệ luỵ của kiếp phù sinh. Có năm uẩn thì có khổ đau. Đầu mối của hiện hữu là vô minh và ái. Rất khó để hiểu chính là vọng niệm mong muốn sanh hữu chính là đầu mối của vô lượng kiếp trầm luân. Ngay cả một người mệt mõi với những hệ luỵ của đời nầy vẫn hướng cầu kiếp khác dù sắc giới hay vô sắc giới. Bài kinh nầy tuy ngắn nhưng hàm chứa thái độ dứt khoát đối với sự trầm luân sanh tử, một điều “khó nuốt” ngay cả với một người có nhiều năm học hỏi Phật Pháp. Sāvatthinidānaṃ. Atha kho cālā bhikkhunī pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā...pe... aññatarasmiṃ rukkhamūle divāvihāraṃ nisīdi. Atha kho māro pāpimā yena cālā bhikkhunī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā cālaṃ bhikkhuniṃ etadavoca – Tại Sāvatthi. Vào buổi sáng Tỳ khưu ni Cālā đắp y…..... tĩnh toạ dưới một gốc cây . Ác ma đi đến tỳ khưu ni Cālā và nói: ‘‘kiṃ nu tvaṃ, bhikkhuni, na rocesī’’ti? ‘‘Jātiṃ khvāhaṃ, āvuso, na rocemī’’ti. ‘‘Kiṃ nu jātiṃ na rocesi, jāto kāmāni bhuñjati; Ko nu taṃ idamādapayi, jātiṃ mā rocesi bhikkhunī’’ti. -- Này Tỳ khưu ni , Nàng không ưa thích gì? -- Này bạn, ta không ưa thích sự tái sanh. -- Vì sao Nàng không ưa thích sự tái sanh? -- Khi đã tái sanh, phải thọ hưởng các dục. -- Ai dạy cho nàng: "Này Tỳ khưu ni chớ có ưa thích sự tái sanh"? (Cālā) ‘‘Jātassa maraṇaṃ hoti, jāto dukkhāni phussati Bandhaṃ vadhaṃ pariklesaṃ, tasmā jātiṃ na rocaye. ‘‘Buddho dhammamadesesi, jātiyā samatikkamaṃ; Sabbadukkhappahānāya, so maṃ sacce nivesayi. ‘‘Ye ca rūpūpagā sattā, ye ca arūpaṭṭhāyino; Nirodhaṃ appajānantā, āgantāro punabbhava’’nti. ‘‘Có sanh ắt có tử Có xúc chạm khổ đau Trói buộc, luỵ, bức tử Nên đừng vui với sanh. ‘‘Đức Phật dạy chánh pháp Để vượt khỏi tái sanh Từ bỏ tất cả khổ An trú vào Lẽ Thật. ‘‘Chúng sanh hướng sắc giới Trú trong vô sắc giới Không hiểu sự tịch tịnh Họ trở lại sanh hữu. Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ cālā bhikkhunī’’ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti. Ác ma biết được: "Tỷ khưu ni Cālā đã biết ta” phiền muộn và thất vọng biến mất ngay chỗ ấy. ‘‘Kiṃ nu jātiṃ na rocesi = Tại sao người không ưa thích sự tái sanh? jāto kāmāni bhuñjati = Có sanh thời có hưởng thụ dục lạc Ko nu taṃ idamādapayi jātiṃ mā roca bhikkhunī’’ti = Ai đã thuyết phục người: Hỡi tỳ khưu ni đừng ưa thích sự tái sanh. ‘‘Jātassa maraṇaṃ hoti = Có sanh thì có tử jāto dukkhāni phussati = Sự tái sanh thì có tiếp xúc với khổ đau Bandhaṃ vadhaṃ pariklesaṃ = trói buộc, giết hại, hệ luỵ tasmā jātiṃ na rocaye = do vậy không nên ưa thích tái sanh ‘‘Buddho dhammamadesesi = Đức Phật đã dạy ta chánh pháp jātiyā samatikkamaṃ = để vượt thoát sự tái sanh Sabbadukkhappahānāya = chấm dứt tất cả khổ so maṃ sacce nivesayi = Ngài đã an lập ta vào Lẽ Thật ‘‘Ye ca rūpūpagā sattā = Những chúng sanh nào tái sanh vào cõi sắc ye ca arūpaṭṭhāyino = Những chúng sanh nào trú ở cõi vô sắc Nirodhaṃ appajānantā = Do không hiểu được sự tịch tịnh āgantāro punabbhava’’nti = Họ sẽ lập lại sanh hữu Động từ roceti có nghĩa là thích thú, đồng thuận. Trong ngữ cảnh của bài kinh nầy mang ý nghĩa ưng chịu. Tỳ khưu ni Cālā là em ruột của Tôn giả Sāriputta. Thánh ni còn có hai người em gái khác là Upacālā và Sı̄supacāla. Tất cả đều xuất gia theo Phật và chứng quả vô sanh ứng cúng. Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình -ooOoo- 6. Cālāsuttaṃ [Mūla] 167. Sāvatthinidānaṃ. Atha kho cālā bhikkhunī pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā...pe... aññatarasmiṃ rukkhamūle divāvihāraṃ nisīdi. Atha kho māro pāpimā yena cālā bhikkhunī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā cālaṃ bhikkhuniṃ etadavoca – ‘‘kiṃ nu tvaṃ, bhikkhuni, na rocesī’’ti? ‘‘Jātiṃ khvāhaṃ, āvuso, na rocemī’’ti. ‘‘Kiṃ nu jātiṃ na rocesi, jāto kāmāni bhuñjati; Ko nu taṃ idamādapayi, jātiṃ mā roca [mā rocesi (sī. pī.)] bhikkhunī’’ti. ‘‘Jātassa maraṇaṃ hoti, jāto dukkhāni phussati [passati (sī. pī.)]; Bandhaṃ vadhaṃ pariklesaṃ, tasmā jātiṃ na rocaye. ‘‘Buddho dhammamadesesi, jātiyā samatikkamaṃ; Sabbadukkhappahānāya, so maṃ sacce nivesayi. ‘‘Ye ca rūpūpagā sattā, ye ca arūpaṭṭhāyino; Nirodhaṃ appajānantā, āgantāro punabbhava’’nti. Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ cālā bhikkhunī’’ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti. 6. Cālāsuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā] 167. Chaṭṭhe ko nu taṃ idamādapayīti ko nu mandabuddhi bālo taṃ evaṃ gāhāpesi? Pariklesanti aññampi nānappakāraṃ upaddavaṃ. Idāni yaṃ māro āha – ‘‘ko nu taṃ idamādapayī’’ti, taṃ maddantī – ‘‘na maṃ andhabālo ādapesi, loke pana aggapuggalo satthā dhammaṃ desesī’’ti dassetuṃ, buddhotiādimāha. Tattha sacce nivesayīti paramatthasacce nibbāne nivesesi. Nirodhaṃ appajānantāti nirodhasaccaṃ ajānantā. Chaṭṭhaṃ. |
Link nội dung: https://chuaphapluan.com/vn/mon-hoc-tuong-ung-bo-sa-yuttanik-ya-vong-niem-khoi-dau-kinh-c-l-c-l-sutta-.html |