![]() |
![]() |
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ CHƯỚNG DUYÊN NỘI TẠI CỦA HÀNH GIẢ _ Kinh Không Già (Najīratisuttaṃ) Thứ ba, 21/09/2021, 18:42 GMT+7 Lớp Phật Pháp Buddhadhamma Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA Bài học ngày 21.9.2021 CHƯỚNG DUYÊN NỘI TẠI CỦA HÀNH GIẢ Kinh Không Già (Najīratisuttaṃ) (CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM ĐOẠN) (S.i,43) ![]() Người đời đối với sự phấn đấu xây dựng thường sợ ngoại chướng hơn nội ma. Với người tu tập thì ngược lại: nội ma đáng sợ hơn ngoại chướng. Khi nói đến tu tập thì người ta cũng đặt nặng sự phân biệt thiện ác. Tuy vậy có những điều thoạt nói tới không phải là ác nhưng rất tai hại cho sự tu tập như thụ động, không phấn đấu …v.v… là tiêu tán năng lượng tu tập. Khi nghĩ tới thân xác lão hoá theo thời gian và nội tâm luôn bị chi phối bởi nhiều ma chướng thì hành giả không thể không ra sức phấn đấu đêm ngày.
Theo Sớ giải thì sáu pháp: Biếng nhác, giãi đãi, thụ động, không tự chế, dã dượi và mê ngủ (ālassa, pamāda, anuttḥāna, asaṃama, niddā, tandi) được gọi là lỗ thủng (chiddāni) vì khiến nội lực và thiện pháp của tâm không an lập được. Thân xác và thể lực mai một không như tên tuổi, dòng tộc. Sự dính mắc, truy cầu khiến hành giả đánh mất hướng đi chân thực. Sự sống ngắn dần theo ngày đêm trôi qua. Với người tu tập thì sắc dục, hay sự chi phối bởi người khác phái, khiến tâm tư uế nhiễm. Thanh tịnh hoá bằng thiền định và sống phạm hạnh là tắm không cần nước. Và cần lưu tâm những “lỗ thủng” khiến năng lực nội tại bị thất thoát. Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu Hiệu đính và biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng -ooOoo- 6. Najīratisuttaṃ [Mūla] 76. ‘‘Kiṃ jīrati kiṃ na jīrati, kiṃsu uppathoti vuccati; Kiṃsu dhammānaṃ paripantho, kiṃsu rattindivakkhayo; Kiṃ malaṃ brahmacariyassa, kiṃ sinānamanodakaṃ. ‘‘Kati lokasmiṃ chiddāni, yattha vittaṃ [cittaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] na tiṭṭhati; Bhagavantaṃ puṭṭhumāgamma, kathaṃ jānemu taṃ maya’’nti. ‘‘Rūpaṃ jīrati maccānaṃ, nāmagottaṃ na jīrati; Rāgo uppathoti vuccati. ‘‘Lobho dhammānaṃ paripantho, vayo rattindivakkhayo; Itthī malaṃ brahmacariyassa, etthāyaṃ sajjate pajā; Tapo ca brahmacariyañca, taṃ sinānamanodakaṃ. ‘‘Cha lokasmiṃ chiddāni, yattha vittaṃ na tiṭṭhati; Ālasyañca [ālassañca (sī. pī.)] pamādo ca, anuṭṭhānaṃ asaṃyamo; Niddā tandī [tandi (sī.)] ca te chidde, sabbaso taṃ vivajjaye’’ti. 6. Najīratisuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā] 76. Chaṭṭhe nāmagottaṃ na jīratīti atītabuddhānaṃ yāvajjadivasā nāmagottaṃ kathiyati, tasmā na jīratīti vuccati. Porāṇā pana ‘‘addhāne gacchante na paññāyissati, jīraṇasabhāvo pana na hotiyevā’’ti vadanti. Ālasyanti ālasiyaṃ, yena ṭhitaṭṭhāne ṭhitova, nisinnaṭṭhāne nisinnova hoti, telepi uttarante ṭhitiṃ na karoti. Pamādoti niddāya vā kilesavasena vā pamādo. Anuṭṭhānanti kammasamaye kammakaraṇavīriyābhāvo. Asaṃyamoti sīlasaññamābhāvo vissaṭṭhācāratā. Niddāti soppabahulatā. Tāya gacchantopi ṭhitopi nisinnopi niddāyati, pageva nipanno. Tandīti aticchātādivasena āgantukālasiyaṃ. Te chiddeti tāni cha chiddāni vivarāni. Sabbasoti sabbākārena. Tanti nipātamattaṃ. Vivajjayeti vajjeyya jaheyya. Chaṭṭhaṃ.
|
Link nội dung: https://chuaphapluan.com/vn/mon-hoc-tuong-ung-bo-chuong-duyen-noi-tai-cua-hanh-gia-kinh-khong-gia-naj-ratisutta-.html |