![]() |
![]() |
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || XIỀNG XÍCH VÔ HÌNH - Kinh Những Gì Tạo Nên Cột Trói (Saṃyojaniyasuttaṃ), Kinh Những Gì Tạo Nên Chấp Thủ (Upādāniyasuttaṃ) Thứ tư, 07/05/2025, 02:28 GMT+7 Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 26.4.2025
XIỀNG XÍCH VÔ HÌNH Kinh Những Gì Tạo Nên Cột Trói (Saṃyojaniyasuttaṃ) Kinh Những Gì Tạo Nên Chấp Thủ (Upādāniyasuttaṃ) Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Bình An Thoát Các Khổ Ách (SN.35.109&110)
Đối lập với giải thoát là sự trói buộc. Với người tu tập, sáu giác quan mang khả tính tạo thành sự đeo mang hệ luỵ nếu không đủ chánh niệm. Sáu căn như cột trụ trong lúc dục vọng như sợi dây cột khiến tâm không thể tự tại. Biết được vướng vấp ở đâu thì tháo gỡ ở đó. Có bao nhiêu con cá ở đời thấy được nguy hiểm của miếng mồi câu? Kinh Văn 109. Kinh Những Trói Buộc (Saṃyojaniyasuttaṃ) 109. “saṃyojaniye ca, bhikkhave, dhamme desessāmi saṃyojanañca. taṃ suṇātha. katame ca, bhikkhave, saṃyojaniyā dhammā, katamañca saṃyojanaṃ? cakkhuṃ, bhikkhave, saṃyojaniyo dhammo. yo tattha chandarāgo, taṃ tattha saṃyojanaṃ ... pe ... jivhā saṃyojaniyo dhammo ... pe ... mano saṃyojaniyo dhammo. yo tattha chandarāgo, taṃ tattha saṃyojanaṃ. ime vuccanti, bhikkhave, saṃyojaniyā dhammā, idaṃ saṃyojanan”ti. chaṭṭhaṃ. Này chư Tỳ khưu, Ta sẽ giảng cho các Thầy về ‘những gì có thể tạo nên trói buộc' và 'sự trói buộc'. Hãy lắng nghe... "Và thế nào, này chư Tỳ khưu, là những gì có thể tạo nên trói buộc và thế nào là sự trói buộc? Này chư Tỳ khưu, mắt là cái có thể tạo nên trói buộc; tham luyến và dục vọng đối với nó là sự trói buộc. Tai có thể tạo nên trói buộc... Ý có thể tạo nên trói buộc; tham luyến và dục vọng đối với nó là sự trói buộc. Đó được gọi là những gì có thể tạo nên trói buộc và sự trói buộc."
110. Kinh Những Gi Tạo Nên Chấp Thủ (Upādāniyasuttaṃ) 110. “upādāniye ca, bhikkhave, dhamme desessāmi upādānañca. taṃ suṇātha. katame ca, bhikkhave, upādāniyā dhammā, katamañca upādānaṃ? cakkhuṃ, bhikkhave, upādāniyo dhammo. yo tattha chandarāgo, taṃ tattha upādānaṃ ... pe ... jivhā upādāniyo dhammo ... pe ... mano upādāniyo dhammo. yo tattha chandarāgo, taṃ tattha upādānaṃ. ime vuccanti, bhikkhave, upādāniyā dhammā, idaṃ upādānan”ti. sattamaṃ. Này chư Tỳ khưu, Ta sẽ giảng cho các Thầy về ‘những gì có thể có thể tạo nên chấp thủ' và 'sự chấp thủ'. Hãy lắng nghe... "Và thế nào, này chư Tỳ khưu, là những gì có thể tạo nên chấp thủ và thế nào là sự chấp thủ? Này chư Tỳ khưu, mắt là cái có thể tạo nên chấp thủ; tham luyến và dục vọng đối với nó là sự chấp thủ. Tai có thể tạo nên chấp thủ... Ý là cái có thể tạo nên chấp thủ; tham luyến và dục vọng đối với nó là sự chấp thủ. Đó được gọi là những gì có thể tạo nên chấp thủ và sự chấp thủ." Chú Thích Thuật ngữ Saṃyojaniya có thể được hiểu như sau: Saṃ- : tiền tố nghĩa là "cùng nhau", "kết hợp lại", "gắn lại". Yojaniya : từ gốc liên quan đến "yojana" (sự ràng buộc, kết nối, cột lại). Saṃyojaniya nghĩa là:"Có khả năng kết buộc", "Có tính chất ràng buộc", "Có thể tạo nên sự trói buộc", Trong ngữ cảnh kinh văn, saṃyojaniya dhamma có thể dịch thành:"Pháp có thể tạo nên trói buộc". Saṃyojana (trói buộc) thường chỉ mười kiết sử (dasa saṃyojanāni) — những xiềng xích trói buộc chúng sanh vào luân hồi. Thuật ngữ upādāniya là pháp có thể tạo nên sự chấp thủ như sự bám chặt vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm là những pháp dễ sinh tâm tham ái, chấp thủ. Upādāna (chấp thủ) là một trong mười hai chi của duyên khởi (paṭiccasamuppāda).
Sớ Giải 105-113. dutiye vedanāsukhadukkhaṃ kathitaṃ, taṃ pana vipākasukhadukkhaṃ vaṭṭati. tatiye dukkhassāti vaṭṭadukkhassa. catutthe lokassāti saṅkhāralokassa. pañcamādīsu yaṃ vattabbaṃ siyā, taṃ khandhiyavagge vuttanayameva. 105–113. Trong bài thứ hai (mục 106), nói về lạc thọ và khổ thọ, điều ấy có thể được hiểu là lạc thọ và khổ thọ thuộc về quả dị thục (vipāka).
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu 109. VI. Kiết Sử (S.iv,89) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về các pháp bị kiết sử và kiết sử. Hãy lắng nghe. Thế nào là kiết sử? 3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị kiết sử và... kiết sử? 4-9) Này các Tỷ-kheo, mắt là pháp bị kiết sử. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là kiết sử... Ý là pháp bị kiết sử. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là kiết sử. 10) Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là những pháp bị kiết sử và kiết sử. 110. VII. Chấp Thủ (S.iv,89) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về các pháp bị chấp thủ và chấp thủ. Hãy lắng nghe. 3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị chấp thủ và thế nào là chấp thủ? 4-9) Mắt, này các Tỷ-kheo, là pháp bị chấp thủ. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là chấp thủ... Ý là pháp bị chấp thủ. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là chấp thủ. 10) Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là những pháp bị chấp thủ và chấp thủ. |
Link nội dung: https://chuaphapluan.com/vn/mon-hoc-tuong-ung-bo-xieng-xich-vo-hinh-kinh-nhung-gi-tao-nen-cot-troi-sa-yojaniyasutta-kinh-nhung-gi-tao-nen-chap-thu-up-d-niyasutta-.html |