Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || VƯỢT KHỎI Ý NIỆM HƠN THUA - Kinh “Ta Hơn Người” (Seyyohamasmisuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || VƯỢT KHỎI Ý NIỆM HƠN THUA - Kinh “Ta Hơn Người” (Seyyohamasmisuttaṃ)

Thứ tư, 07/05/2025, 01:45 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 23.4.2025

Hai bài kinh SN.35.106 Dukkhasamudayasuttaṃ (Tập Khởi Của Khổ Đau) và SN.35.107 Lokasamudayasuttaṃ (Tập Khởi Của Thế Giới) trùng lập với hai bài kinh số 44 và 45 trong Phẩm Tương Ưng Uẩn.

VƯỢT KHỎI Ý NIỆM HƠN THUA

Kinh “Ta Hơn Người” (Seyyohamasmisuttaṃ)

Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Bình An Thoát Các Khổ Ách (SN.35.108)

A painting of a person standing in a light in a room with tall buildings

AI-generated content may be incorrect.

Phật pháp dạy rằng dù tự tôn, tự thị, tự ti đều bắt nguồn từ ảo tưởng ngã chấp. Khi một người có đủ sáng suốt để thấy sự vô nghĩa của cách so sánh “quả cam với quả táo”, thì không bận lòng với chuyện hơn thua ở đời. Không phải chỉ có kiêu căng mới là “mạn”, mà tất cả sự so đo giữa cá nhân với cá nhân, hay tất cả chấp thủ nhân ngã bỉ thử đều là tập tánh phiền não nhiều đời. Chỉ là phiền não không hơn không kém.

Kinh Văn

105. “kismiṃ nu kho, bhikkhave, sati kiṃ upādāya uppajjati ajjhattaṃ sukhaṃ dukkhan”ti?

“bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā ... pe ....

“cakkhusmiṃ kho, bhikkhave, sati cakkhuṃ upādāya uppajjati ajjhattaṃ sukhaṃ dukkhaṃ ... pe ... manasmiṃ sati manaṃ upādāya uppajjati ajjhattaṃ sukhaṃ dukkhaṃ. taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, cakkhu niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“aniccaṃ, bhante”.

“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?

“dukkhaṃ, bhante”.

“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, api nu taṃ anupādāya uppajjeyya ajjhattaṃ sukhaṃ dukkhan”ti?

“no hetaṃ bhante” ... pe ....

“jivhā niccā vā aniccā vā”ti?

“aniccā, bhante”.

“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?

“dukkhaṃ, bhante”.

“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, api nu taṃ anupādāya uppajjeyya ajjhattaṃ sukhaṃ dukkhan”ti?

“no hetaṃ, bhante” ... pe ....

“mano nicco vā anicco vā”ti?

“anicco, bhante”.

“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?

“dukkhaṃ, bhante”.

“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, api nu taṃ anupādāya uppajjeyya ajjhattaṃ sukhaṃ dukkhan”ti?

“no hetaṃ, bhante”.

“evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako cakkhusmimpi nibbindati ... pe ... manasmimpi nibbindati. nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti. dutiyaṃ.

“Này chư Tỳ khưu, khi cái hiện hữu, do chấp thủ vào cái gì mà khởi lên ý nghĩ: ‘Ta hơn’ ‘Ta bằng’ hay ‘Ta thua’?”

“Bạch Thế Tôn, đối với chúng con giáo pháp bắt nguồn từ Đức Thế Tôn…”

“Này chư Tỳ khưu, khi con mắt hiện hữu, do chấp thủ vào con mắt, khổ và lạc khởi lên ở nội tâm. Khi tai hiện hữu… ý hiện hữu, do chấp thủ vào ý mà khởi lên ý nghĩ: ‘Ta hơn’ ‘Ta bằng’ hay ‘Ta thua’?”

“Các Thầy nghĩ sao, này chư Tỳ khưu, con mắt là thường hay vô thường?”

“Là vô thường, bạch Thế Tôn.”

“Cái gì là vô thường thì là khổ hay lạc?”

“Là khổ, bạch Thế Tôn.”

“Nhưng nếu không chấp thủ vào cái vô thường, khổ và chịu sự biến hoại, thì có khởi lên ý nghĩ: ‘Ta hơn’ ‘Ta bằng’ hay ‘Ta thua’?”

“Không, bạch Thế Tôn.”

“Tai… Ý là thường hay vô thường?... Nhưng nếu không chấp thủ vào cái vô thường, khổ, và chịu sự biến hoại, thì có khởi lên ý nghĩ: ‘Ta hơn’ ‘Ta bằng’ hay ‘Ta thua’?”

“Không, bạch Thế Tôn.”

“Thấy được như vậy, này chư Tỳ khưu, vị Thánh đệ tử đã được học phát khởi nhàm chán đối với con mắt… đối với ý. Khi phát khởi nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, tâm được giải thoát. Khi tâm được giải thoát, vị ấy biết: ‘Tâm đã được giải thoát’. Vị ấy hiểu rõ: ‘Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa.’”

Chú Thích

Theo Phật học, thì tất cả ý niệm tự cao, tự thị, tự ti đều là mạn chấp, một thứ phiền não ăn sâu trong tâm khảm nhiều đời của chúng sanh.

Mạn chấp thuộc thượng phần kiết sử mà chỉ đạo quả A la hán mới đọan tận.

Theo Thắng Pháp Abhidhamma, thì mặc dù mạn chấp liên quan tới ảo giác về bản thân nhưng không phải là tà kiến như thân kiến. Điểm này cần được đặc biệt lưu ý.

Một cách đoạn trừ mạn chấp là nhìn vào bản chất vô thường của sáu giác quan. Tất cả hiện hữu chỉ là hiện tượng sanh diệt.

Sớ Giải

105-113. dutiye vedanāsukhadukkhaṃ kathitaṃ, taṃ pana vipākasukhadukkhaṃ vaṭṭati. tatiye dukkhassāti vaṭṭadukkhassa. catutthe lokassāti saṅkhāralokassa. pañcamādīsu yaṃ vattabbaṃ siyā, taṃ khandhiyavagge vuttanayameva.

105–113. Trong bài thứ hai (mục 106), nói về lạc thọ và khổ thọ, điều ấy có thể được hiểu là lạc thọ và khổ thọ thuộc về quả dị thục (vipāka).
Trong bài thứ ba (mục 107), khi nói đến "khổ", thì đó là luân hồi khổ (vaṭṭadukkha).
Trong bài thứ tư (mục 108), khi nói đến "thế giới", đó là thế giới hữu vi (saṅkhāraloka).
Còn những điều cần được nói đến trong các bài từ thứ năm trở đi (tức các mục 109–113), thì nên hiểu theo cách trình bày trong phẩm Khandha (tức Khandhavagga).

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu

108. V. Thắng (S. iv,88)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì nên có: "Thắng hơn là tôi", "Ngang bằng là tôi" hay "Thấp kém là tôi"?

3) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...

4-9) -- Này các Tỷ-kheo, do có mắt, do chấp thủ mắt, do thiên chấp mắt nên có: "Thắng hơn là tôi", "Ngang bằng là tôi" hay "Thấp kém là tôi"... Do có ý, do chấp thủ ý, do thiên chấp ý nên có: "Thắng hơn là tôi", "Ngang bằng là tôi" hay "Thấp kém là tôi".

10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.

-- Cái vì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời (có thể) có ý nghĩ: "Thắng hơn là tôi", "Ngang bằng là tôi", hay "Thấp kém là tôi" không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

11) -- Tai là thường hay vô thường...

12) Mũi là thường hay vô thường...

13) Lưỡi là thường hay vô thường...

14) Thân là thường hay vô thường...

15) Ý là thường hay vô thường?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời (có thể) có ý nghĩ: "Thắng hơn là tôi", "Ngang bằng là tôi" hay "Thấp kém là tôi" không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

16) -- Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt... nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được giải thoát... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".



Link nội dung: https://chuaphapluan.com/vn/mon-hoc-tuong-ung-bo-vuot-khoi-y-niem-hon-thua-kinh-ta-hon-nguoi-seyyohamasmisutta-.html

Copyright © 2021 Phap Luan Buddhist Culture Center. All Rights Reserved
Trong tinh thần hoằng pháp độ sanh, tất cả văn bản đều có thể tự do trích thuật phổ biến nhưng xin ghi rõ xuất xứ và đừng tự ý thêm bớt nguyên văn.