Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG | THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA) || Bài 124. Cảnh Trưởng Duyên (Ārammaṇādhipatipaccaya)

Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG | THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA) || Bài 124. Cảnh Trưởng Duyên (Ārammaṇādhipatipaccaya)

Thứ hai, 21/04/2025, 20:32 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG

THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA)

Bài 124. Cảnh Trưởng Duyên (Ārammaṇādhipatipaccaya)

Cảnh trưởng (ārammaṇādhipati) là cảnh nổi bật có tác động mạnh hay sức thu hút lớn đối với tâm. Cảnh trưởng tạo nên sự khắn khít mạnh mẽ giữa tâm và cảnh, thí dụ như nước mát đối với người đang khát hay hình ảnh đông đảo chư tăng đi khất thực đối với người thường tạo phước cúng dường.

Cảnh luôn là cần cho tâm sanh nhưng nếu là cảnh nói chung thì gọi là cảnh duyên, nhưng nếu cảnh có tác động hay thu hút mạnh mới gọi là cảnh trưởng duyên.

Nên lưu ý là cảnh tốt xấu có hai trường hợp: một là do bản chất tự nhiên (sabhãva’ittha) như niết bàn đối với tâm siêu thế; hai là do quan niệm cá nhân (parikappa’ittha) như kiến trúc một ngôi chùa rất đẹp với người này nhưng đối với người khác thì không.

Năng duyên: 116 tâm, (trừ 2 tâm sân, 2 tâm si, thân thức thọ khổ), 47 thuộc tánh tương hợp. 18 sắc rõ thành cảnh tốt, níp-bàn.

Sở duyên: cố định là 40 tâm siêu thế, 36 thuộc tánh; bất định là 8 tâm tham, 8 đại thiện, 4 duy tác hợp trí, 45 thuộc tánh (trừ vô lượng phần).

Nên lưu ý có hai loại Trưởng (Adhipati): Cảnh Trưởng (Ārammaṇa-adhipati) và Câu Sanh Trưởng (Sahajāta adhipati).“Cảnh trưởng duyên” chỉ được liệt kê trong “duyên hệ giảng rộng”.

Dưới đây là trích đoạn trong quyển “Duyên Hệ Đại Cương” của Hoà thượng Tuệ Siêu đoạn giải về “cảnh duyên”.

3. Cảnh Trưởng Duyên (Ārammaṇādhipatipaccaya)

Có 1 duyên trùng là Cảnh cận y duyên.

* Ý nghĩa:

Cảnh trưởng là đối tượng hấp dẫn, thu hút tâm; là cảnh tốt, cảnh hài lòng (itthãrammana). Có hai loại cảnh tốt là cảnh tốt theo quan niệm (parikappa-ittharammana) và cảnh tốt theo thực tính (sabhava-ittharammana). Cảnh tốt theo quan niệm là tốt tùy theo nhận thức của mỗi người. Thí dụ như cảnh sắc đó có người thấy là đẹp hấp dẫn, có người thấy là bình thường không có gì hấp dẫn.

Đối với người thấy là hấp dẫn thì cảnh sắc đó thành cảnh trưởng duyên.

Đối với người thấy là bình thường thì cảnh sắc đó chỉ là cảnh duyên thôi.

Như vậy, các cảnh sở tri của tâm đều là cảnh duyên thông thường, nhưng chỉ là cảnh trưởng duyên đối với một số người và không là cảnh trưởng duyên đối với một số người.

Trường hợp cảnh tốt khác, là tốt theo thực tính (sabhãva-ittha) như Đạo, Quả, níp-bàn... thì là cảnh trưởng duyên nhất định. Thí dụ như bốn bậc thánh khi nghiệm lại tâm Đạo, tâm Quả và níp-bàn đã thắng tri thì Đạo, Quả, níp-bàn luôn là cảnh trưởng duyên của tâm bậc thánh; nip-bàn là cảnh trưởng duyên của tâm siêu thế nhất định.

Trợ giúp bằng cách làm đối tượng thu hút, gọi là cảnh trưởng duyên.

Cảnh trưởng duyên nói theo:

-Giống: thuộc giống cảnh

-Đặc tính: thành cảnh khắng khít

-Thời sát-na: đủ 3 thời và ngoại thời

- Mãnh lực: trợ sanh và ủng hộ

* Chi pháp:

Năng: 116 tâm (trừ 2 tâm sân, 2 tâm si, tâm thân thức thọ khổ)

+47 sh (trừ 4 sh sân phần và sh hoài nghi), 18 sắc rõ thành cảnh tốt, níp-bàn.

Sở: 8 tâm tham, 8 tâm đại thiện, 4 đại tố hợp trí, 40 tâm siêu thế.



Link nội dung: https://chuaphapluan.com/vn/mon-hoc-thang-phap-pho-thong-thang-phap-tap-yeu-abhidhammatthasa-gaha-bai-124-canh-truong-duyen-ramma-dhipatipaccaya-.html

Copyright © 2021 Phap Luan Buddhist Culture Center. All Rights Reserved
Trong tinh thần hoằng pháp độ sanh, tất cả văn bản đều có thể tự do trích thuật phổ biến nhưng xin ghi rõ xuất xứ và đừng tự ý thêm bớt nguyên văn.