![]() |
![]() |
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || BẬC NGỘ ĐẠO - Kinh Udaka (Udakasuttaṃ) Thứ sáu, 18/04/2025, 01:37 GMT+7 Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 16.4.2025
BẬC NGỘ ĐẠO Kinh Udaka (Udakasuttaṃ) Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Những Bộ Sáu (SN.35.103)
Trong cảnh giới của tâm thức, có hai cao điểm là tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Khi tâm tới đỉnh điểm phi tưởng phi phi tưởng là tầng tối thượng của tâm giải thoát. Tuy vậy, không thể nhầm lẫn tâm giải thoát với tuệ giải thoát. Đức Phật dạy: “Ai hiểu rõ sự thật về sanh khởi, hoại diệt, vị ngọt, hiểm họa và cách vượt thoát đối với sáu xúc xứ, thì vị ấy là bậc giác ngộ”. Vai trò của tuệ giác là tất yếu trong hành trình vượt thoát khổ đau. Kinh Văn 103. “udako {uddako (sī. pī.)} sudaṃ, bhikkhave, rāmaputto evaṃ vācaṃ bhāsati — ‘idaṃ jātu vedagū, idaṃ jātu sabbajī {sabbaji (pī.)}, idaṃ jātu apalikhataṃ gaṇḍamūlaṃ palikhaṇin’ti. taṃ kho panetaṃ, bhikkhave, udako rāmaputto avedagūyeva samāno ‘vedagūsmī’ti bhāsati, asabbajīyeva samāno ‘sabbajīsmī’ti bhāsati, apalikhataṃyeva gaṇḍamūlaṃ palikhataṃ me ‘gaṇḍamūlan’ti bhāsati. idha kho taṃ, bhikkhave, bhikkhu sammā vadamāno vadeyya — ‘idaṃ jātu vedagū, idaṃ jātu sabbajī, idaṃ jātu apalikhataṃ gaṇḍamūlaṃ palikhaṇin’”ti. “kathañca, bhikkhave, vedagū hoti? yato kho, bhikkhave, bhikkhu channaṃ phassāyatanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ pajānāti; evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu vedagū hoti. “kathañca, bhikkhave, bhikkhu sabbajī hoti? yato kho, bhikkhave, bhikkhu channaṃ phassāyatanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ viditvā anupādāvimutto hoti; evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu sabbajī hoti. “kathañca, bhikkhave, bhikkhuno apalikhataṃ gaṇḍamūlaṃ palikhataṃ hoti? gaṇḍoti kho, bhikkhave, imassetaṃ cātumahābhūtikassa kāyassa adhivacanaṃ mātāpettikasambhavassa odanakummāsūpacayassa aniccucchādanaparimaddanabhedanaviddhaṃsanadhammassa. gaṇḍamūlanti kho, bhikkhave, taṇhāyetaṃ adhivacanaṃ. yato kho, bhikkhave, bhikkhuno taṇhā pahīnā hoti ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvaṅkatā āyatiṃ anuppādadhammā; evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhuno apalikhataṃ gaṇḍamūlaṃ palikhataṃ hoti. “udako sudaṃ, bhikkhave, rāmaputto evaṃ vācaṃ bhāsati — ‘idaṃ jātu vedagū, idaṃ jātu sabbajī, idaṃ jātu apalikhataṃ gaṇḍamūlaṃ palikhaṇin’ti. taṃ kho panetaṃ, bhikkhave, udako rāmaputto avedagūyeva samāno ‘vedagūsmī’ti bhāsati, asabbajīyeva samāno ‘sabbajīsmī’ti bhāsati; apalikhataṃyeva gaṇḍamūlaṃ ‘palikhataṃ me gaṇḍamūlan’ti bhāsati. idha kho taṃ, bhikkhave, bhikkhu sammā vadamāno vadeyya — ‘idaṃ jātu vedagū, idaṃ jātu sabbajī, idaṃ jātu apalikhataṃ gaṇḍamūlaṃ palikhaṇin’”ti. dasamaṃ. “Này chư Tỳ khưu, Uddaka Rāmaputta thường tuyên bố như sau: ‘Ta là bậc giác ngộ; Này chư Tỳ khưu, mặc dù Uddaka Rāmaputta tự thân không phải là bậc giác ngộ, vị ấy lại tuyên bố: ‘Ta là bậc giác ngộ’. Mặc dù vị ấy không phải là bậc nhất thiết thắng giả, nhưng lại tuyên bố: ‘Ta là bậc chiến thắng tất cả’. Mặc dù vị ấy chưa từng nhổ tận gốc cái ung nhọt ấy, ông ta lại tuyên bố: ‘Ta đã nhổ tận gốc ung nhọt’. Nhưng ở đây, này chư Tỳ khưu, một vị Tỷ-kheo nói đúng sự thật có thể tuyên bố: ‘Ta là bậc giác ngộ; bậc chiến thắng tất cả; người đã lấy tận gốc ung nhọt chưa từng diệt!’ Và này chư Tỳ khưu, thế nào là một vị bậc giác ngộ? Khi một tỳ khưu hiểu rõ sự thật về sanh khởi, hoại diệt, vị ngọt, hiểm họa và cách vượt thoát đối với sáu xúc xứ, thì vị tỳ khưu ấy là bậc giác ngộ. Và này chư Tỳ khưu, thế nào là một vị tỳ khưu là bậc chiến thắng tất cả? Khi một tỳ khưu hiểu rõ sự thật về sanh khởi, hoại diệt, vị ngọt, hiểm họa và cách vượt thoát đối với sáu xúc xứ và vị ấy được giải thoát nhờ không chấp thủ, thì vị ấy là bậc chiến thắng tất cả. Và này chư Tỳ khưu, thế nào là một vị tỳ khưu là người đã lấy tận gốc ung nhọt chưa từng diệt? ‘Cái ung nhọt’, này chư Tỳ khưu, là một tên gọi để chỉ thân này gồm bốn đại chủng, được sinh ra từ mẹ và cha, lớn lên nhờ cơm cháo, bị chi phối bởi vô thường, bởi ma sát và áp lực, bởi sự tan vỡ và phân huỷ. ‘Cội rễ của ung nhọt’: đây là tên gọi của ái dục. Khi một tỳ khưu đã từ bỏ ái dục, chặt đứt từ gốc, làm cho như thân cây thốt nốt bị chặt, tiêu diệt hoàn toàn đến mức không còn khởi sinh về sau, thì trong trường hợp ấy vị tỳ khưu đã nhổ tận gốc cái ung nhọt chưa từng bị nhổ trước đây. Này chư Tỳ khưu, mặc dù Uddaka Rāmaputta tự thân không phải là bậc giác ngộ, vị ấy lại tuyên bố: ‘Ta là bậc giác ngộ’. Mặc dù vị ấy không phải là bậc nhất thiết thắng giả, nhưng lại tuyên bố: ‘Ta là bậc chiến thắng tất cả’. Mặc dù vị ấy chưa từng nhổ tận gốc cái ung nhọt ấy, ông ta lại tuyên bố: ‘Ta đã nhổ tận gốc ung nhọt’. Nhưng ở đây, này chư Tỳ khưu, một vị Tỷ-kheo nói đúng sự thật có thể tuyên bố: ‘Ta là bậc giác ngộ; bậc chiến thắng tất cả; người đã lấy tận gốc ung nhọt chưa từng diệt!’
Chú Thích Uddaka Rāmaputta là vị đạo sư thứ hai của Đức Phật trong thời kỳ Ngài đang tìm cầu giác ngộ sau khi rời bỏ vương vị; vị này chứng đắc tầng thiền cao nhất là phi tưởng phi phi tưởng. xem Trung Bộ Kinh, tập I, Kinh Thánh Cầu. Trong bản tuyên bố, đại từ "idaṃ" (nghĩa là “này”, “đây”) xuất hiện ba lần nhưng đối tượng mà nó chỉ định thì không rõ ràng. Sớ Giải cho rằng đây chỉ là một bất biến từ (nippaccaya), nhưng cũng thêm rằng nó có thể đại diện cho “lời tuyên bố này” (idaṃ vacana). Có lẽ nó nên được liên hệ với gandamūla (“gốc của ung nhọt”), mặc dù điều này vẫn chưa chắc chắn. Vedagū - bậc giác ngộ, bậc tuệ minh - là một danh hiệu phổ biến trong truyền thống Bà-la-môn, nhưng đã được Đức Phật sử dụng để mô tả bậc A-la-hán. Sabbajī, “bậc nhất thiết giả hay bậc chiến thắng tất cả”, được chú giải là “người đã hoàn toàn chiến thắng và vượt qua toàn bộ vòng luân hồi (samsāra)”. Cách nói về xác thân: Này chư Tỳ khưu, ‘Cái ung nhọt’ là tên gọi để chỉ thân này gồm bốn đại chủng, được sinh ra từ mẹ và cha, lớn lên nhờ cơm cháo, bị chi phối bởi vô thường, bởi ma sát và áp lực, bởi sự tan vỡ và phân huỷ . Sớ Giải 103. dasame udako sudanti ettha sudanti nipātamattaṃ. udakoti tassa nāmaṃ. idaṃ jātu vedagūti ettha idanti nipātamattaṃ. atha vā idaṃ mama vacanaṃ suṇāthāti dīpento evamāha. jātu vedagūti ahaṃ ekaṃseneva vedagū, vedasaṅkhātena ñāṇena neyyesu gato, vedaṃ vā gato adhigato, paṇḍitohamasmīti attho. sabbajīti ekaṃsena sabbavaṭṭaṃ jinitvā abhibhavitvā ṭhitosmīti vadati. apalikhataṃ gaṇḍamūlanti apalikhataṃ dukkhamūlaṃ. palikhaṇinti palikhataṃ mayā, khanitvā ṭhitosmīti dīpeti. mātāpettikasambhavassāti mātito ca pitito ca nibbattena mātāpettikena sukkasoṇitena sambhūtassa. odanakummāsūpacayassāti odanena ceva kummāsena ca upacitassa vaḍḍhitassa. aniccucchādanaparimaddanabhedanaviddhaṃsanadhammassāti ettha ayaṃ kāyo hutvā abhāvaṭṭhena aniccadhammo, duggandhavighātatthāya tanuvilepanena ucchādanadhammo, aṅgapaccaṅgābādhavinodanatthāya khuddakasambāhanena parimaddanadhammo, daharakāle vā ūrūsu sayāpetvā gabbhavāsena dussaṇṭhitānaṃ tesaṃ tesaṃ aṅgānaṃ saṇṭhānasampādanatthaṃ añchanapīḷanādīnaṃ vasena parimaddanadhammo, evaṃ pariharitopi ca bhedanaviddhaṃsanadhammo bhijjati ceva vikirati ca, evaṃ sabhāvoti attho. tattha mātāpettikasambhavaodanakummāsūpacayaparimaddanapadehi vaḍḍhi kathitā, aniccabhedanaviddhaṃsanapadehi parihāni. purimehi vā tīhi samudayo, pacchimehi atthaṅgamoti. evaṃ cātumahābhūtikassa kāyassa vaḍḍhiparihāninibbattibhedā dassitā. sesaṃ uttānatthamevāti. 103. Trong bài thứ mười (dasame), "udako sudanti": Ở đây, từ “sudanti” chỉ là một trợ từ (nipāta-mattaṃ), không mang ý nghĩa chính. “Udako” là tên riêng của người ấy (tức Uddaka Rāmaputta). “Idaṃ jātu vedagū”: Từ “idaṃ” cũng chỉ là một bất biến từ, không có chỉ định cụ thể. Hoặc có thể hiểu theo cách: "Hãy lắng nghe lời tuyên bố của ta", nên nói rằng: “Idaṃ mama vacanaṃ suṇātha” – “Hãy lắng nghe lời của ta”. “Jātu vedagū” câu này có nghĩa là: “Ta, chắc chắn là bậc Vedagū”. Ý là: Ta là người đã đạt được trí tuệ (ñāṇa), được gọi là “Veda”; hoặc ta đã đạt được sự hiểu biết, đã thông suốt các pháp nên được gọi là “bậc trí giả (paṇḍita)”. “Sabbajī” Có nghĩa là: “Ta đã hoàn toàn chiến thắng toàn bộ vòng luân hồi (sabbavaṭṭaṃ), đã vượt lên trên nó, nên ta đứng vững với sự chiến thắng ấy”. “Apalikhataṃ gaṇḍamūlaṃ”. Có nghĩa là: “Ta đã nhổ tận gốc khổ đau (dukkhamūlaṃ)”. Từ “palikhaṇi” (đào xới) được hiểu là: “Palikhataṃ mayā” – tức “đã được ta đào bới lên và nay ta đã đứng vững sau khi nhổ bỏ nó tận gốc”. Về thân thể: “Mātāpettikasambhavassa” – tức thân thể này được sinh ra từ cha mẹ, hình thành từ tinh cha huyết mẹ (sukkasoṇita). “Odanakummāsūpacayassa” – nghĩa là: được nuôi lớn bởi cơm (odana) và cháo (kummāsa). “Aniccu… viddhaṃsanadhammassa” – là thân thể này có bản chất như sau: “Anicca-dhammo”: có tính vô thường, vì sinh rồi sẽ diệt. “Ucchādana-dhammo”: là vật được xoa thoa bằng dầu thơm, phấn hương để khử mùi hôi. “Parimaddana-dhammo”: cần xoa bóp để xoa dịu đau nhức nơi tứ chi. Dù được chăm sóc như vậy, thân này vẫn mang bản chất phải bị tan rã và tiêu hoại – tức “bhedana-viddhaṃsana-dhammo”: bị vỡ nát và phân huỷ. Nói chung, các từ mātāpettika-sambhava, odana-kummāsa-upacaya và parimaddana nói về sự tăng trưởng (vaḍḍhi) của thân. Các từ anicca, bhedana và viddhaṃsana nói về sự suy tàn và hoại diệt (parihāni). Ba phần đầu là nguyên nhân sinh khởi (samudaya); ba phần sau là sự chấm dứt (atthaṅgama). Như vậy, đoạn này mô tả rõ về sự sinh khởi, lớn lên, suy tàn và hoại diệt của thân thể được cấu thành từ tứ đại (cātumahābhūtika).
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu 103. X. Uddaka (S.iv,83) 1) ... 2) -- Uddaka Ràmaputta, này các Tỷ-kheo, có nói như sau: "Ta là bậc minh trí, Này các Tỷ-kheo, Uddaka Ràmaputta không phải bậc minh trí, lại tự nói: "Ta là bậc minh trí"; không chiến thắng tất cả, lại nói: "Ta chiến thắng tất cả"; không đào lên khổ căn, lại nói: "Ðã đào lên khổ căn". 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo nói một cách chân chánh, có thể nói như sau: Ta là bậc minh trí, 4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo minh trí (vedagù)? Này các Tỷ-kheo, khi nào một Tỷ-kheo đối với sáu xúc xứ như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly; như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo minh trí. 5) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo chiến thắng tất cả? Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo đối với sáu xúc xứ, sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly, được giải thoát không có chấp thủ; như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chiến thắng tất cả. 6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã đào lên khổ căn trước kia chưa được đào? Mụt nhọt, này các Tỷ-kheo, là một danh từ chỉ cho cái thân do bốn đại tạo thành này, sanh ra từ cha mẹ, do cơm cháo nuôi dưỡng, tự tánh là vô thường, biến hoại, mai một, hủy hoại, hủy diệt. Gốc rễ của mụt nhọt, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với khát ái. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo đoạn tận khát ái, chặt đứt đến gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không có thể sanh khởi trong tương lai; như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đã đào lên khổ căn từ trước chưa được đào lên. 7) Này các Tỷ-kheo, chính là Uddaka Ràmaputta đã nói lên lời nói như sau: Ta là bậc minh trí, Này các Tỷ-kheo, Uddaka không phải là bậc minh trí, lại tự nói: "Ta là bậc minh trí"; không chiến thắng tất cả, lại nói: "Ta chiến thắng tất cả"; không đào lên khổ căn, lại nói: "Ðã đào lên khổ căn". 8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo nói một cách chân chánh, có thể nói như sau: Ta là bậc minh trí, |
Link nội dung: https://chuaphapluan.com/vn/mon-hoc-tuong-ung-bo-bac-ngo-dao-kinh-udaka-udakasutta-.html |