![]() |
![]() |
Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần III: Ứng Dụng Lời Phật Dạy - Chánh Mạng Thứ hai, 04/12/2023, 17:59 GMT+7 Lớp Phật Pháp Buddhadhamma Môn học: Phật Pháp Cơ Bản
Bài học ngày 27.11.2023
Phần III: Ứng Dụng Lời Phật Dạy
CHÁNH MẠNG
Chánh mạng có nghĩa là nuôi mạng một cách chân chánh. Nuôi mạng ở đây là sinh nhai, mưu sinh. Sinh kế có ảnh hưởng lớn đến đời sống của tất cả con người. Không ai nuôi mạng tà vạy mà có thể tinh tiến trên đường tu tập. Chính vì vậy, chánh mạng có một vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày và ảnh hưởng sâu xa đến ngay cả giây phút chứng đắc đạo quả. Có sự khác biệt lớn giữa chánh mạng đối với người xuất gia so với người tại gia. Có những cách mưu sinh hoàn toàn là chánh mạng đối với người cư sĩ, nhưng lại là tà mạng với một tỳ khưu. Chánh mạng của người tại gia Sinh kế chân chánh của người cư sĩ là nghề nghiệp không gây tổn thương cho chúng sanh khác và cho bản thân. Đặc biệt là không tạo nghiệp ác. Trong trường hợp buôn bán, một nghề phổ thông, thì Đức Phật dạy: Có năm nghề buôn bán này, này các Tỷ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc. Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ. Phẩm Nam Cư Sĩ, Kinh 5.177. Người Buôn Bán - bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu) Trên bình diện rộng hơn, nên hiểu chánh mạng với người tại gia qua bốn điểm:
Dưới đây là kinh văn ghi lại lời Phật dạy về những điểm trên.
Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên: —Có bốn loại an lạc này, ngày Gia chủ, người tại gia thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ khởi lên cho vị ấy. Thế nào là bốn? Lạc sở hữu, lạc thọ dụng, lạc không mắc nợ, lạc không phạm tội. Và này Gia chủ, thế nào là lạc sở hữu? Ở đây, này Gia chủ, tài sản của người thiện nam tử, thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp. Vị ấy suy nghĩ: “Ta có tài sản, thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay… thâu hoạch đúng pháp.” Nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc sở hữu. Và này, thế nào là lạc tài sản? Ở đây, này Gia chủ, thiện nam tử thọ hưởng những tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được… thâu hoạch đúng pháp và làm các việc phước đức. Vị ấy nghĩ rằng: “Ta thọ hưởng những tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn… thâu hoạch đúng pháp và ta làm các phước đức.” Nghĩ vậy vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc tài sản. Và này Gia chủ, thế nào là lạc không mắc nợ? Ở đây, này Gia chủ, vị thiện gia nam tử không có mắc nợ ai một điều gì, ít hay nhiều. Vị ấy nghĩ rằng: “Ta không có mắc nợ ai một điều gì, ít hay nhiều.” Nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc không mắc nợ. Và này Gia chủ, thế nào là lạc không phạm tội? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử thành tựu thân hành không phạm tội, thành tựu khẩu hành không phạm tội, thành tựu ý hành không phạm tội. Vị ấy nghĩ rằng: “Ta thành tựu thân hành không phạm tội, khẩu hành không phạm tội, ý hành không phạm tội”. Nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc không phạm tội. Có bốn loại lạc này, này Gia chủ, người tại gia thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ, khởi lên cho vị ấy. Ðược lạc không mắc nợ, Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ. Phẩm Nghiệp Công Ðức , Kinh 5.177. Kinh Vô Trái Lạc - bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu)
Chánh mạng của người xuất gia Đối với người xuất gia, hay bậc sa môn, thì chánh mạng mang ý nghĩa rất khác với người cư sĩ. Người xuất gia theo lời Phật dạy, nên sống với sự hộ trì của người cư sĩ chứ không có nghề nghiệp mưu sinh thế tục. Điều này có khi rất tế nhị vì một số tu sĩ thường sống “với nghề tay trái”, làm hỏng nếp sống tịnh tu mà Đức Phật cho phép. Đoạn kinh sau đây trích từ Kinh Vāsettha, Trung Bộ nói lên ý nghĩa liên hệ giữa sự nuôi mạng và đời sống xuất gia. Từ ngữ “phạm chí” ở đây nên hiểu là người sống phạm hạnh thanh tịnh hay tu sĩ.
Không tướng, do tùy sanh, Ðối người tự sinh sống. Ai sống theo nghề nghiệp, Ai sống nghề buôn bán, Ai sống hầu hạ người, Ai sống lấy của người, Ai sống nghề cung tên, Ai sống nghề tế tự, Ai sống giữa loài Người, Và Ta không có gọi, Không tham lam thế lợi, Vị đoạn tận kiết sử, Cắt dây thừng, dây ách, Ai không lỗi, chịu đựng, Không phẫn nộ, giữ luật, Như nước trên lá sen, Ai biết ngay đời này Tuệ thâm sâu, có trí Ai không còn liên hệ, Bỏ gậy đối chúng sanh, Giữa kẻ thù, không thù, Dối, tham, sân, mạn, phú, Ai dạy thật nhỏ nhẹ, Dài ngắn hay lớn nhỏ, Với ai không tham cầu, Ai không có chấp tàng, Ở đời ai vượt khỏi, Ai không uế, thanh tịnh, Ai vượt qua hiểm lộ, Ở đời, bỏ dục vọng, Ở đời, bỏ tham ác, Ai từ bỏ nhân ách, Từ bỏ lạc, bất lạc, Ai biết thật hoàn toàn, Không biết chỗ sở thủ, Ai không có chấp trước, Ngưu vương, bậc Tối thắng, Ai biết được đời trước, Ðiều thế giới cho gọi, Ðã lâu đời chấp trước, Không phải do sanh đẻ, Chính do sự hành động Hành động làm nông phu, Hành động làm ăn trộm, Kẻ trí thấy hành động, Do nghiệp, đời luân chuyển Do khổ hạnh, Phạm hạnh, (Trung Bộ, Kinh số 98, Vāsettha sutta)
|
Link nội dung: https://chuaphapluan.com/vn/mon-ho-c-pha-t-pha-p-co-ba-n-phan-iii-ung-dung-loi-phat-day-chanh-mang.html |