![]() |
![]() |
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - PHẬT RÕ MA NHƯNG MA KHÔNG RÕ PHẬT - Kinh Sư Tử (Kinnusīhasuttaṃ) Wednesday, 02/03/2022, 15:06 GMT+7 Lớp Phật Pháp Buddhadhamma Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA Bài học ngày 2.3.2022 PHẬT RÕ MA NHƯNG MA KHÔNG RÕ PHẬT Kinh Sư Tử (Kinnusīhasuttaṃ) (CHƯƠNG IV. TƯƠNG ƯNG ÁC MA, PHẨM THỨ HAI) (S.i, 110) Ma nhìn Phật thuyết pháp dõng dạc giữa hội chúng đông đảo sanh tâm trịch thượng nghĩ là “ở xứ mù thằng chột làm vua”. Tâm ma chỉ biết có hơn thua, cao thấp. Tâm Phật đã vượt khỏi mọi ái chấp trong đời. Phật thuyết pháp độ sanh chỉ vì lòng bi mẫn. Ngài chẳng mong cầu gì ở thế gian vì thế gian đối với Phật có gì để mong cầu?. Các Đấng Như Lai là những Bậc Đại Hùng không phải vì địa vị, quyền lực mà chính là cảnh giới của vô-biên-trí quán triệt vạn pháp, không còn chấp thủ.
Vicakkhukammāya nghĩa đen “để không còn có mắt” ý nói là cho mờ loạn tâm tư Theo Sớ giải “hội chúng” ở đây chỉ cho tám hội chúng là hội chúng sát đế lỵ, hội chúng bà la môn, hội chúng gia chủ, hội chúng tứ thiên vương, hội chúng tam thập tam thiên, hội chúng ma vương, hội chúng phạm thiên (khattiya, brāhmaṇa, gahapati, samaṇa, cātummahārājika, tāvatiṃsa; māra, brahma). Theo sớ giải sức mạnh Như Lai chứng đạt (Tathāgatā balappattā) là Mười Như Lai lực (Tathāgatabalañāṇa): 1. Trí biết cái gì có thể và cái gì không có thể (Ṭhānāṭhānañāṇa). 2. Trí biết tận tường nghiệp quả (Kammavipākañāṇa). 3. Trí biết biết rõ con đường dẫn đến tất cả cảnh giới sanh tử (Sabbatthagāminīpaṭipadāñāṇa). 4. Trí biết rõ tánh chất sai biệt của vạn hữu (Nānādhātuñāṇa). 5. Trí biết rõ khuynh hướng sai biệt của chúng sanh (Nānādhimuttikañāṇa). 6. Trí biết căn cơ cao thấp của chúng sanh (Indriyaparopariyattañāṇa). 7. Trí biết rõ sự thanh tịnh, ô nhiễm và xuất ly của thiền định (Jhānādisaṅkilesādiñāṇa). 8. Trí biết rõ tiền kiếp (Pubbenivāsānussatiñāṇa). 9. Trí biết rõ đầu mối sanh tử (Cutūpapātañāṇa). 10.Trí đoạn tận lậu hoặc (Āsavakkhayañāṇa). Tỳ kheo Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình -ooOoo- 2. Kinnusīhasuttaṃ [Mūla] 148. Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena bhagavā mahatiyā parisāya parivuto dhammaṃ deseti. Atha kho mārassa pāpimato etadahosi – ‘‘ayaṃ kho samaṇo gotamo mahatiyā parisāya parivuto dhammaṃ deseti. Yaṃnūnāhaṃ yena samaṇo gotamo tenupasaṅkameyyaṃ vicakkhukammāyā’’ti. Atha kho māro pāpimā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi – ‘‘Kinnu sīhova nadasi, parisāyaṃ visārado; Paṭimallo hi te atthi, vijitāvī nu maññasī’’ti. ‘‘Nadanti ve mahāvīrā, parisāsu visāradā; Tathāgatā balappattā, tiṇṇā loke visattika’’nti. Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ bhagavā, jānāti maṃ sugato’’ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti. 2. Kinnusīhasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā] 148. Dutiye vicakkhukammāyāti parisāya paññācakkhuṃ vināsetukamyatāya. Buddhānaṃ panesa paññācakkhuṃ vināsetuṃ na sakkoti, parisāya bheravārammaṇaṃ sāvento vā dassento vā sakkoti. Vijitāvī nu maññasīti kiṃ nu tvaṃ ‘‘vijitavijayo aha’’nti maññasi? Mā evaṃ maññi, natthi te jayo. Parisāsūti, aṭṭhasu parisāsu. Balappattāti dasabalappattā. Dutiyaṃ. |
Link nội dung: https://chuaphapluan.com/en/mon-hoc-tuong-ung-bo-phat-ro-ma-nhung-ma-khong-ro-phat-kinh-su-tu-kinnus-hasutta-.html |