![]() |
![]() |
NỔI KHÁT KHAO MUÔN THUỞ _ Kinh Khát Ái (Taṇhāsuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THẮNG (S.i, 39) _ Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 25.8.2021 Wednesday, 25/08/2021, 14:58 GMT+7 Lớp Phật Pháp Buddhadhamma Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA Bài học ngày 25.8.2021 NỔI KHÁT KHAO MUÔN THUỞ Kinh Khát Ái (Taṇhāsuttaṃ) CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THẮNG (S.i, 39) ![]() Dưới cội Bồ Đề khi vừa viên thành quả vị toàn giác, Đức Phật với nhất thiết chủng trí đã khẳng định chính sự khao khát không bao giờ thoả mãn bên trong mỗi chúng sanh là nguồn cội tập khởi của toàn bộ khổ uẩn. Không lâu sau đó trong bài pháp đầu tiên Ngài gọi khát ái chính là tập đế hay nguyên nhân sanh khổ. Ước vọng thoạt nhìn như vô hại nhưng sự khao khát dẫn đến chấp thủ rồi tạo tác nghiệp hữu dẫn tới sanh hữu. Vấn đề không chỉ chừng đó mà căn bệnh muôn thuở của khát ái là không bao giờ thoả mãn. Muốn cái kia rồi sau khi có được lại mong cầu cái nọ. Tâm tư phàm tình là nỗi khát khao vô tận mà không bao giờ tìm được điểm dừng. Trong bài kinh nầy Đức Phật dạy chính khát ái là ma lực dẫn đạo, dịch chuyển, chi phối cả thế gian. ![]()
Taṇhā = khát ái, sự khao khát không bao giờ thoả mãn được. Parikassati = lôi kéo đi chỗ nầy, chỗ kia; dịch chuyển. ![]() Khát ái là “người sáng tạo” của ngôi nhà năm uẩn Khát ái là nhân tố tái sanh trong tam giới. Không dục ái thì không sanh vào dục giới. Không sắc ái, vô sắc ái thì thì không sanh vào cõi sắc giới, vô sắc giới. Đoạn tận ái thì chấm dứt sanh tử. Khát ái là tập đế hay nguyên nhân sanh khổ. Diệt đế là đoạn tận khát ái hay niết bàn. Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng -ooOoo- 3. Taṇhāsuttaṃ [Mūla] 63. ‘‘Kenassu nīyati loko, kenassu parikassati; Kissassu ekadhammassa, sabbeva vasamanvagū’’ti. ‘‘Taṇhāya nīyati loko, taṇhāya parikassati; Taṇhāya ekadhammassa, sabbeva vasamanvagū’’ti. 2-3. Cittasuttādivaṇṇanā [Aṭṭhakathā] 62. Dutiye sabbeva vasamanvagūti ye cittassa vasaṃ gacchanti, tesaṃyeva anavasesapariyādānametaṃ. Dutiyaṃ. 63. Tatiyepi eseva nayo. Tatiyaṃ. |