![]() |
![]() |
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || LY THAM THÌ GIẢI THOÁT - Kinh Câu hỏi của Sakka (Sakkapañhasuttaṃ) Thursday, 08/05/2025, 03:45 GMT+7 Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 3.5.2025
LY THAM THÌ GIẢI THOÁT Kinh Câu hỏi của Sakka (Sakkapañhasuttaṃ) Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Thế Giới Dục Trưởng Dưỡng (SN.35.118)
Với đa số người tu Phật ngày nay, sự thành tựu quả vị giải thoát chờ tới kiếp sau. Cái nhìn này rất khác với thời Phật trụ thế. Đức Phật dạy rõ chính ái chấp đối với những gì được quan niệm là vừa lòng, đẹp ý, hấp dẫn là nguyên nhân chính dẫn tới trầm luân sanh tử. Sự huân tu khả năng buông xả là phương cách thoát khổ. Chính ở đây sự lãnh hội về vô thường, khổ não, vô ngã, bất tịnh mang giá trị to lớn đối với hành giả. KINH VĂN 118. ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate. atha kho sakko devānamindo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. ekamantaṃ ṭhito kho sakko devānamindo bhagavantaṃ etadavoca — “ko nu kho, bhante, hetu, ko paccayo yena midhekacce sattā diṭṭheva dhamme no parinibbāyanti? ko pana, bhante, hetu, ko paccayo yena midhekacce sattā diṭṭheva dhamme parinibbāyantī”ti? “santi kho, devānaminda, cakkhuviññeyyā rūpā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. tassa taṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato tannissitaṃ viññāṇaṃ hoti tadupādānaṃ. saupādāno, devānaminda, bhikkhu no parinibbāyati ... pe .... “santi kho, devānaminda, jivhāviññeyyā rasā ... pe ... santi kho, devānaminda, manoviññeyyā dhammā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. tassa taṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato tannissitaṃ viññāṇaṃ hoti tadupādānaṃ. saupādāno, devānaminda, bhikkhu no parinibbāyati. ayaṃ kho, devānaminda, hetu, ayaṃ paccayo yena midhekacce sattā diṭṭheva dhamme no parinibbāyanti. “santi ca kho, devānaminda, cakkhuviññeyyā rūpā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato na tannissitaṃ viññāṇaṃ hoti, na tadupādānaṃ. anupādāno, devānaminda, bhikkhu parinibbāyati ... pe .... “santi kho, devānaminda, jivhāviññeyyā rasā ... pe ... santi kho, devānaminda, manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato na tannissitaṃ viññāṇaṃ hoti na tadupādānaṃ. anupādāno, devānaminda, bhikkhu parinibbāyati. ayaṃ kho, devānaminda, hetu, ayaṃ paccayo yena midhekacce sattā diṭṭheva dhamme parinibbāyantī”ti. pañcamaṃ.. Một thuở, Đức Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, trên đỉnh Linh Thứu. Lúc bấy giờ Thiên chủ Sakka đi đến Đức Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, đứng sang một bên và bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, nguyên nhân và lý do gì khiến cho một số chúng sinh ở đây không chứng đạt Niết-bàn ngay trong đời sống này? Và nguyên nhân và lý do gì khiến một số chúng sinh ở đây chứng đạt Niết-bàn ngay trong đời sống này?” “Này Thiên chủ, có những sắc được mắt nhận biết là khả ái, dễ thương, hấp dẫn, vừa lòng, kích thích giác quan, gây mê hoặc. Nếu một vị tỳ khưu hoan hỷ trong những sắc ấy, đón nhận và chấp thủ chúng, thì tâm của vị ấy sẽ tùy thuộc vào chúng và bám víu vào chúng. Một vị tỳ khưu có sự bám víu như vậy sẽ không đạt được Niết-bàn. Cũng vậy, này Thiên chủ, có những âm thanh được tai nhận biết… có những cảnh pháp do ý nhận biết là khả ái, dễ thương, hấp dẫn, vừa lòng, kích thích giác quan, gây mê hoặc. Nếu một vị tỳ khưu hoan hỷ trong những sắc ấy, đón nhận và chấp thủ chúng, thì tâm của vị ấy sẽ tùy thuộc vào chúng và bám víu vào chúng. Một vị tỳ khưu có sự bám víu như vậy sẽ không đạt được Niết-bàn. Đây chính là nguyên nhân và lý do, này Thiên chủ, khiến cho một số chúng sinh ở đây không chứng đạt Niết-bàn ngay trong đời sống này “Này Thiên chủ, có những sắc được mắt nhận biết là khả ái, dễ thương, hấp dẫn, vừa lòng, kích thích giác quan, gây mê hoặc. Nếu một vị tỳ khưu không hoan hỷ trong những sắc ấy, không đón nhận và không chấp thủ chúng, thì tâm của vị ấy sẽ không tùy thuộc vào chúng và không bám víu vào chúng. Một vị tỳ khưu không có sự bám víu như vậy sẽ chứng đạt được Niết bàn. Cũng vậy, này Thiên chủ, có những âm thanh được tai nhận biết… có những cảnh pháp do ý nhận biết là khả ái, dễ thương, hấp dẫn, vừa lòng, kích thích giác quan, gây mê hoặc. Nếu một vị tỳ khưu không hoan hỷ trong những sắc ấy, không đón nhận và không chấp thủ chúng, thì tâm của vị ấy sẽ không tùy thuộc vào chúng và không bám víu vào chúng. Một vị tỳ khưu không có sự bám víu như vậy sẽ chứng đạt được Niết bàn. Đây chính là nguyên nhân và lý do, này Thiên chủ, khiến cho một số chúng sinh ở đây chứng đạt Niết bàn ngay trong đời sống này.
CHÚ THÍCH Thiên chủ Sakka là vị vua trời đứng đầu cõi Trời Tāvatiṃsa – Tam Thập Tam Thiên hay Đao Lợi. Sakka không chỉ là một vị vua trời hùng mạnh, mà còn là biểu tượng của thiện pháp, đạo đức và lòng kính trọng Phật-Pháp-Tăng. Ngài từng là một người trong cõi nhân loại có tên là Magha, sống một đời đầy bố thí, phục vụ công ích, giữ ngũ giới và khuyến khích người khác sống đạo đức. Sau khi mạng chung, ông tái sinh lên cõi trời Tāvatiṃsa và trở thành Sakka. Sakka nhiều lần hiện thân để hộ trì Đức Phật và Tăng đoàn. Ngài từng đến đảnh lễ, nghe pháp và bảo vệ chư Tăng trong nhiều hoàn cảnh. Trong Sakkapañha Sutta (Trường Bộ Kinh 21 – Kinh Vấn Đạo của Thiên chủ), Sakka đích thân đến hỏi Đức Phật 42 câu hỏi về khổ đau, nghiệp, giải thoát – thể hiện tâm cầu pháp chân thành. Khác với quan niệm thông thường, sự thành tựu cứu cánh giải thoát theo kinh điển có thể đạt đến trong kiếp hiện tại hơn là “mơ màng kiếp sau”. Yếu tố then chốt quyết định sự sanh tử hay giải thoát nằm ở nịch ái và chấp thủ. Còn ái – dù là dục ái, sắc ái hay vô sắc ái – là còn luân hồi trong ba cõi. Chấp thủ là hệ quả tiếp nối tự nhiên của của nịch ái. Ngay sau khi thành đạo, Đức Phật đã tự thốt lên kệ ngôn mà qua đó Ngài khẳng định đã tìm là nguyên nhân cội rễ của trầm luân sanh tử chính là ái dục.
SỚ GIẢI 118-119. pañcame diṭṭheva dhammeti imasmiṃyeva attabhāve. parinibbāyantīti kilesaparinibbānena parinibbāyanti. tannissitaṃ viññāṇaṃ hotīti taṇhānissitaṃ kammaviññāṇaṃ hoti. tadupādānanti taṃgahaṇaṃ, taṇhāgahaṇena sahagataṃ viññāṇaṃ hotīti attho. chaṭṭhaṃ uttānameva. 118–119. "Diṭṭheva dhammeti – pháp nhãn tiền", tức ngay trong đời sống hiện tại, trong chính thân này (imasmiṃyeva attabhāve). "Parinibbāyantīti -chứng đạt Niết-bàn", ở đây là chứng đạt Niết-bàn qua sự diệt tận của phiền não (kilesaparinibbāna), chứ không phải là tịch tịnh của ngũ uẩn. "Tannissitaṃ viññāṇaṃ hoti - thức tuỳ thuộc", tức là nghiệp thức (kammaviññāṇa) nương tựa vào ái (taṇhā) mà phát sinh. "Tadupādānaṃ - sự chấp thủ vào cái đó", tức là sự nắm giữ lấy cái ấy (ở đây là cảnh trần) và điều này được hiểu là thức khởi lên cùng với sự nắm giữ do tham ái (taṇhā-gahaṇa-sahagataṃ viññāṇaṃ hoti). "Chaṭṭhaṃ uttānameva": tức là kinh thứ sáu (bài kinh tiếp theo kinh này) thì quá rõ ràng rồi, không cần giải thích thêm.
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu 118. V. Sakka (S.iv,101) 1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Gijjhakùta (Linh Thứu). 2) Rồi Thiên chủ Sakka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. 3) Ðứng một bên, Thiên chủ Sakka bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây một số loài hữu tình ngay trong hiện tại không nhập Niết-bàn? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây một số loài hữu tình ngay trong hiện tại nhập được Niết-bàn? 4) -- Này Thiên chủ, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương, tham luyến an trú, y cứ vào đấy, thức khởi lên chấp thủ cái ấy. Vì có chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo ấy không nhập Niết-bàn. 5-8) Này Thiên chủ, có những tiếng do tai nhận thức... có những hương do mũi nhận thức... có những vị do lưỡi nhận thức... có những xúc do thân cảm giác... 9) Này Thiên chủ, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ pháp ấy, tán dương, tham luyến an trú. Do Tỷ-kheo ấy hoan hỷ pháp ấy, tán dương, tham luyến an trú, y cứ vào đấy, thức khởi lên chấp thủ cái ấy. Do có chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo ấy không nhập Niết-bàn. 10) Này Thiên chủ, đây là nhân, đây là duyên, ở đây một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại không nhập Niết-bàn. 11-16) Và này Thiên chủ, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời do vị ấy không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú, không y cứ cái ấy, thức khởi lên không chấp thủ cái ấy. Do không chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo nhập Niết-bàn. Có những tiếng do tai nhận thức... Có những hương do mũi nhận thức... Có những vị do lưỡi nhận thức... Có những xúc do thân cảm giác... 17) Này Thiên chủ, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời do Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú, không y cứ vào cái ấy, thức khởi lên không chấp thủ cái ấy. Không chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo ấy nhập Niết-bàn. 18) Này Thiên chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy ở đây một số loài hữu tình ngay trong hiện tại nhập Niết-bàn. 119. IV. Pancasikha (S.iv,103) 1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi Gijjhakùta (Linh Thứu). 2) Rồi Pancasikha, con vị vua Gandhabba, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên. 3) Ðứng một bên, Pancasikha, con Gandhabba, bạch Thế Tôn: "...(giống như kinh trước, câu hỏi và câu đáp giống như kinh trước)". |
Link nội dung: https://chuaphapluan.com/en/mon-hoc-tuong-ung-bo-ly-tham-thi-giai-thoat-kinh-cau-hoi-cua-sakka-sakkapa-hasutta-.html |