![]() |
![]() |
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TÂM ĐỊNH VÀ TUỆ GIÁC - Kinh Không Phải Của Các Thầy I và II (paṭhamanatumhākaṃsuttaṃ) (dutiyanatumhākaṃsuttaṃ) Tuesday, 15/04/2025, 05:21 GMT+7 Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 15.4.2025
TÂM ĐỊNH VÀ TUỆ GIÁC Kinh Không Phải Của Các Thầy I và II (paṭhamanatumhākaṃsuttaṃ) (dutiyanatumhākaṃsuttaṃ) Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Những Bộ Sáu (SN.35.101&102)
Từ ý niệm ngã chấp tạo nên ngã sở chấp. Nói cách khác, khi chấp về cái ta thì tạo nên bám chấp “của ta”. Khi hành giả tu tập thiền quán đi sâu vảo bản chất của sáu nội xứ và sáu ngoại xứ, sẽ không thấy có chủ quyền đối với pháp nào mà tất cả đều có riêng tự tánh: tự sanh tự diệt. Chấp sai thì khổ luỵ. Hiểu đúng để buông xả thì an nhiên. Tất cả những hiện tượng vật chất và tâm lý nếu nhìn như “những chiếc lá vàng rơi rụng trong sân chùa”, sẽ khiến hành giả có khả năng buông xả không bám bíu. Kinh Văn Kinh Không Phải Của Các Thầy I (paṭhamanatumhākaṃsuttaṃ) 101. “yaṃ {yampi (pī. ka.)}, bhikkhave, na tumhākaṃ, taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. kiñca, bhikkhave, na tumhākaṃ? cakkhu, bhikkhave, na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. rūpā na tumhākaṃ. te pajahatha. te vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissanti. cakkhuviññāṇaṃ na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. cakkhusamphasso na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. so vo pahīno hitāya sukhāya bhavissati. yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. sotaṃ na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. saddā na tumhākaṃ. te pajahatha. te vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissanti. sotaviññāṇaṃ na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. sotasamphasso na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. so vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissati. yampidaṃ sotasamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. ghānaṃ na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. gandhā na tumhākaṃ. te pajahatha. te vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissanti. ghānaviññāṇaṃ na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. ghānasamphasso na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. so vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissati. yampidaṃ ghānasamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. jivhā na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. sā vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissati. rasā na tumhākaṃ. te pajahatha. te vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissanti. jivhāviññāṇaṃ na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. jivhāsamphasso na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. so vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissati. yampidaṃ jivhāsamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati ... pe .... mano na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. so vo pahīno hitāya sukhāya bhavissati. dhammā na tumhākaṃ. te pajahatha. te vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissanti. manoviññāṇaṃ na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. manosamphasso na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. so vo pahīno hitāya sukhāya bhavissati. yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. “seyyathāpi, bhikkhave, yaṃ imasmiṃ jetavane tiṇakaṭṭhasākhāpalāsaṃ taṃ jano hareyya vā ḍaheyya vā yathāpaccayaṃ vā kareyya, api nu tumhākaṃ evamassa — ‘amhe jano harati vā ḍahati vā yathāpaccayaṃ vā karotī’”ti? “no hetaṃ, bhante”. “taṃ kissa hetu”? “na hi no etaṃ, bhante, attā vā attaniyaṃ vā”ti. “evameva kho, bhikkhave, cakkhu na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. rūpā na tumhākaṃ... cakkhuviññāṇaṃ... cakkhusamphasso ... pe ... yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissatī”ti. aṭṭhamaṃ. “Này chư Tỳ khưu, những gì không phải của các Thầy, hãy buông xả nó. Khi buông xả được sẽ đưa đến lợi lạc và hạnh phúc. Và này chư Tỳ khưu, cái gì là không phải của các Thầy? Con mắt không phải của các Thầy – hãy buông xả nó. Khi buông xả được sẽ đưa đến lợi lạc và hạnh phúc. Sắc không phải của các Thầy… Tương tự như vậy, này chư Tỳ khưu: Này chư Tỳ khưu, ví như có người lấy cỏ, que, cành, lá ở Kỳ Viên (Jetavana) này, “Bạch Thế Tôn, không nghĩ vậy. Vì sao vậy? Vì, bạch Thế Tôn, những thứ ấy không phải là tự ngã hay ngã sở. “Cũng vậy, này chư Tỳ khưu, con mắt không phải của các Thầy… Kinh Không Phải Của Các Thầy II (dutiyanatumhākaṃsuttaṃ) 102. “yaṃ, bhikkhave, na tumhākaṃ taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. kiñca, bhikkhave, na tumhākaṃ? cakkhu, bhikkhave, na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. rūpā na tumhākaṃ. te pajahatha. te vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissanti. cakkhuviññāṇaṃ na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. cakkhusamphasso na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. so vo pahīno hitāya sukhāya bhavissati ... pe ... yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi na tumhākaṃ. taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. yampi, bhikkhave, na tumhākaṃ, taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissatī”ti. navamaṃ. (nội dung kinh này giống với bài kinh trước ngoại trừ không có thí dụ “đốt lá trong sân chùa”.)
Chú Thích Động từ pajahati có “từ bỏ; xả bỏ; khước từ; bỏ rơi”. Trong tiếng Việt nếu dịch “hãy từ bỏ mắt” có thể hiểu là huỷ hoại mắt. Bản dịch này chọn chữ “buông xả” để hiểu là không chấp thủ với ý niệm ngã sở. Sớ Giải 101–102. aṭṭhamaṃ upamāya parivāretvā kathite bujjhanakānaṃ, navamaṃ suddhikavaseneva bujjhanakānaṃ ajjhāsayavasena vuttaṃ. attho pana ubhayatthāpi khandhiyavagge vuttanayeneva veditabbo." "Bài kinh thứ tám (ở đây là số 101) được thuyết giảng bằng cách bao bọc với một ví dụ minh họa, nhằm thích hợp cho những người dễ ngộ qua hình ảnh (bujjhanakānaṃ). Còn bài kinh thứ chín (số 102) thì được thuyết giảng theo lối đơn thuần, không có ví dụ, cũng hướng đến những người có căn cơ thâm sâu, dễ ngộ lý trực tiếp. Tuy nhiên, ý nghĩa trong cả hai bài kinh đều nên được hiểu theo phương pháp đã được giải thích trong chương Khandha-vagga (chương các uẩn)."
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu 101. VIII. Không Phải Của Các Ông (S.iv,81) 1) ... 2) -- Cái gì không phải của các Ông, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc an lạc cho các Ông. 3) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông? 4-6) Mắt, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Các sắc không phải của các Ông. Hãy từ bỏ chúng. Từ bỏ chúng, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Nhãn thức không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Nhãn xúc không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông... Tai... Mũi... 7-8) ... Lưỡi... Thân... 9) Ý không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Các pháp không phải của các Ông. Hãy từ bỏ chúng. Từ bỏ chúng, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Ý thức không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Ý xúc không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. 10) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong rừng Thắng Lâm này có người mang đi, hay mang đốt, hay làm theo những gì người ấy muốn, tất cả cỏ, củi, nhánh cây hay lá, thời các Ông có nghĩ như sau: "Người ấy mang chúng tôi đi, hay đốt chúng tôi, hay làm gì chúng tôi theo ý người ấy muốn"? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. -- Vì sao? Vì chúng không phải tự ngã hay không thuộc về tự ngã. 11-16) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, mắt không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Các sắc không phải của các Ông... Nhãn thức không phải của các Ông... Nhãn xúc không phải của các Ông... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc cho các Ông. 102. IX. Không Phải Của Các Ông (S.iv,82) (Như kinh trên từ 2 đến 9, không có ví dụ). |
Link nội dung: https://chuaphapluan.com/en/mon-hoc-tuong-ung-bo-tam-dinh-va-tue-giac-kinh-khong-phai-cua-cac-thay-i-va-ii-pa-hamanatumh-ka-sutta-dutiyanatumh-ka-sutta-.html |