![]() |
![]() |
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHI THẤY CHỈ BIẾT LÀ THẤY… - Kinh Mālukyaputta (Mālukyaputtasuttaṃ) Thursday, 03/04/2025, 22:43 GMT+7 Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 2.4.2025
KHI THẤY CHỈ BIẾT LÀ THẤY… Kinh Mālukyaputta (Mālukyaputtasuttaṃ) Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Những Bộ Sáu (SN.35.95)
Phàm tâm phức tạp mà nông cạn. Thánh trí giản dị lại thâm sâu. Do tập tánh phiền não nhiều đời, khi tâm chúng sanh tiếp xúc với cảnh thì khởi sanh vô số điên đảo vọng tưởng. Hành giả tu tập thiền quán là trở về với tâm cảnh đơn thuần: trong cái thấy chỉ có cái thấy, trong cái nghe chỉ có cái nghe, trong cái cảm nhận chỉ có cái cảm nhận, trong cái nhận biết chỉ có cái nhận biết —không còn “chấp bởi điều ấy, không còn chấp trong ấy, sẽ không chấp thủ bên này, bên kia hay ở giữa”. Chính đây là sự chấm dứt khổ đau. Kinh Văn 95. atha kho āyasmā mālukyaputto {māluṅkyaputto (sī.)} yena bhagavā tenupasaṅkami ... pe ... ekamantaṃ nisinno kho āyasmā mālukyaputto bhagavantaṃ etadavoca — “sādhu me, bhante, bhagavā saṃkhittena dhammaṃ desetu, yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto vihareyyan”ti. “ettha dāni, mālukyaputta, kiṃ dahare bhikkhū vakkhāma! yatra hi nāma tvaṃ, bhikkhu, jiṇṇo vuddho mahallako addhagato vayoanuppatto saṃkhittena ovādaṃ yācasī”ti. “kiñcāpāhaṃ, bhante, jiṇṇo vuddho mahallako addhagato vayoanuppatto. desetu me, bhante, bhagavā saṃkhittena dhammaṃ, desetu sugato saṃkhittena dhammaṃ, appeva nāmāhaṃ bhagavato bhāsitassa atthaṃ ājāneyyaṃ. appeva nāmāhaṃ bhagavato bhāsitassa dāyādo assan”ti. “taṃ kiṃ maññasi, mālukyaputta, ye te cakkhuviññeyyā rūpā adiṭṭhā adiṭṭhapubbā, na ca passasi, na ca te hoti passeyyanti? atthi te tattha chando vā rāgo vā pemaṃ vā”ti? “no hetaṃ, bhante”. “ye te sotaviññeyyā saddā assutā assutapubbā, na ca suṇāsi, na ca te hoti suṇeyyanti? atthi te tattha chando vā rāgo vā pemaṃ vā”ti? “no hetaṃ, bhante”. “ye te ghānaviññeyyā gandhā aghāyitā aghāyitapubbā, na ca ghāyasi, na ca te hoti ghāyeyyanti? atthi te tattha chando vā rāgo vā pemaṃ vā”ti? “no hetaṃ, bhante”. “ye te jivhāviññeyyā rasā asāyitā asāyitapubbā, na ca sāyasi, na ca te hoti sāyeyyanti? atthi te tattha chando vā rāgo vā pemaṃ vā”ti? “no hetaṃ, bhante”. “ye te kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā asamphuṭṭhā asamphuṭṭhapubbā, na ca phusasi, na ca te hoti phuseyyanti? atthi te tattha chando vā rāgo vā pemaṃ vā”ti? “no hetaṃ, bhante”. “ye te manoviññeyyā dhammā aviññātā aviññātapubbā, na ca vijānāsi, na ca te hoti vijāneyyanti? atthi te tattha chando vā rāgo vā pemaṃ vā”ti? “no hetaṃ, bhante”. “ettha ca te, mālukyaputta, diṭṭhasutamutaviññātabbesu dhammesu diṭṭhe diṭṭhamattaṃ bhavissati, sute sutamattaṃ bhavissati, mute mutamattaṃ bhavissati, viññāte viññātamattaṃ bhavissati. yato kho te, mālukyaputta, diṭṭhasutamutaviññātabbesu dhammesu diṭṭhe diṭṭhamattaṃ bhavissati, sute sutamattaṃ bhavissati, mute mutamattaṃ bhavissati, viññāte viññātamattaṃ bhavissati; tato tvaṃ, mālukyaputta, na tena. yato tvaṃ, mālukyaputta, na tena; tato tvaṃ, mālukyaputta, na tattha. yato tvaṃ, mālukyaputta, na tattha; tato tvaṃ, mālukyaputta, nevidha, na huraṃ, na ubhayamantarena. esevanto dukkhassā”ti. “imassa khvāhaṃ, bhante, bhagavatā saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājānāmi — “rūpaṃ disvā sati muṭṭhā, piyaṃ nimittaṃ manasi karoto. sārattacitto vedeti, tañca ajjhosa {ajjhosāya (sī.)} tiṭṭhati. “tassa vaḍḍhanti vedanā, anekā rūpasambhavā. abhijjhā ca vihesā ca, cittamassūpahaññati. evaṃ ācinato dukkhaṃ, ārā nibbānamuccati. “saddaṃ sutvā sati muṭṭhā, piyaṃ nimittaṃ manasi karoto. sārattacitto vedeti, tañca ajjhosa tiṭṭhati. “tassa vaḍḍhanti vedanā, anekā saddasambhavā. abhijjhā ca vihesā ca, cittamassūpahaññati. evaṃ ācinato dukkhaṃ, ārā nibbānamuccati. “gandhaṃ ghatvā sati muṭṭhā, piyaṃ nimittaṃ manasi karoto. sārattacitto vedeti, tañca ajjhosa tiṭṭhati. “tassa vaḍḍhanti vedanā, anekā gandhasambhavā. abhijjhā ca vihesā ca, cittamassūpahaññati. evaṃ ācinato dukkhaṃ, ārā nibbānamuccati. sārattacitto vedeti, tañca ajjhosa tiṭṭhati. “tassa vaḍḍhanti vedanā, anekā rasasambhavā. abhijjhā ca vihesā ca, cittamassūpahaññati. evaṃ ācinato dukkhaṃ, ārā nibbānamuccati. “phassaṃ phussa sati muṭṭhā, piyaṃ nimittaṃ manasi karoto. sārattacitto vedeti, tañca ajjhosa tiṭṭhati. “tassa vaḍḍhanti vedanā, anekā phassasambhavā. abhijjhā ca vihesā ca, cittamassūpahaññati. evaṃ ācinato dukkhaṃ, ārā nibbānamuccati. “dhammaṃ ñatvā sati muṭṭhā, piyaṃ nimittaṃ manasi karoto. sārattacitto vedeti, tañca ajjhosa tiṭṭhati. “tassa vaḍḍhanti vedanā, anekā dhammasambhavā. abhijjhā ca vihesā ca, cittamassūpahaññati. evaṃ ācinato dukkhaṃ, ārā nibbānamuccati. “na so rajjati rūpesu, rūpaṃ disvā paṭissato. virattacitto vedeti, tañca nājjhosa tiṭṭhati. “yathāssa passato rūpaṃ, sevato cāpi vedanaṃ. khīyati nopacīyati, evaṃ so caratī sato. evaṃ apacinato dukkhaṃ, santike nibbānamuccati. “na so rajjati saddesu, saddaṃ sutvā paṭissato. virattacitto vedeti, tañca nājjhosa tiṭṭhati. “yathāssa suṇato saddaṃ, sevato cāpi vedanaṃ. khīyati nopacīyati, evaṃ so caratī sato. evaṃ apacinato dukkhaṃ, santike nibbānamuccati. “na so rajjati gandhesu, gandhaṃ ghatvā paṭissato. virattacitto vedeti, tañca nājjhosa tiṭṭhati. “yathāssa ghāyato gandhaṃ, sevato cāpi vedanaṃ. khīyati nopacīyati, evaṃ so caratī sato. evaṃ apacinato dukkhaṃ, santike nibbānamuccati. “na so rajjati rasesu, rasaṃ bhotvā paṭissato. virattacitto vedeti, tañca nājjhosa tiṭṭhati. “yathāssa sāyato rasaṃ, sevato cāpi vedanaṃ. khīyati nopacīyati, evaṃ so caratī sato. evaṃ apacinato dukkhaṃ, santike nibbānamuccati. “na so rajjati phassesu, phassaṃ phussa paṭissato. virattacitto vedeti, tañca nājjhosa tiṭṭhati. “yathāssa phusato phassaṃ, sevato cāpi vedanaṃ. khīyati nopacīyati, evaṃ so caratī sato. evaṃ apacinato dukkhaṃ, santike nibbānamuccati. “na so rajjati dhammesu, dhammaṃ ñatvā paṭissato. virattacitto vedeti, tañca nājjhosa tiṭṭhati. “yathāssa jānato dhammaṃ, sevato cāpi vedanaṃ. khīyati nopacīyati, evaṃ so caratī sato. evaṃ apacinato dukkhaṃ, santike nibbānamuccatī”ti. “imassa khvāhaṃ, bhante, bhagavatā saṃkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmī”ti. “sādhu sādhu, mālukyaputta! sādhu kho tvaṃ, mālukyaputta, mayā saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājānāsi — “rūpaṃ disvā sati muṭṭhā, piyaṃ nimittaṃ manasi karoto. sārattacitto vedeti, tañca ajjhosa tiṭṭhati. “tassa vaḍḍhanti vedanā, anekā rūpasambhavā. abhijjhā ca vihesā ca, cittamassūpahaññati. evaṃ ācinato dukkhaṃ, ārā nibbānamuccati. ... pe ..... “na so rajjati dhammesu, dhammaṃ ñatvā paṭissato. virattacitto vedeti, tañca nājjhosa tiṭṭhati. “yathāssa vijānato dhammaṃ, sevato cāpi vedanaṃ. khīyati nopacīyati, evaṃ so caratī sato. evaṃ apacinato dukkhaṃ, santike nibbānamuccatī”ti. “imassa kho, mālukyaputta, mayā saṃkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo”ti. atha kho āyasmā mālukyaputto bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā pakkāmi. atha kho āyasmā mālukyaputto eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva — yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi. “khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā”ti abbhaññāsi. aññataro ca panāyasmā mālukyaputto arahataṃ ahosīti. dutiyaṃ. Bấy giờ Tôn giả Māluṅkyaputta đi đến Thế Tôn… và bạch rằng: [ Đức Thế Tôn đáp:] “Bạch Thế Tôn, dù con đã già, tuổi cao, đời sống sắp chấm dứt, xin Thế Tôn hãy từ bi giảng pháp yếu cho con. Biết đâu con có thể hiểu được ý nghĩa lời Thế Tôn và trở thành người thừa tự chân chánh của giáo pháp ấy.” “Này Māluṅkyaputta, Thầy nghĩ sao: Thầy có khởi dục vọng, tham ái hay quyến luyến gì đối với các sắc do mắt nhận biết mà Thầy chưa từng thấy, không đang thấy và cũng không có lý do gì để nghĩ rằng sẽ thấy không?” “Bạch Thế Tôn, không.” “Thầy có khởi dục vọng, tham ái hay quyến luyến gì đối với các tiếng do tai nghe… mùi do mũi ngửi… vị do lưỡi nếm… xúc chạm do thân cảm nhận… các pháp do ý nhận biết mà Thầy chưa từng nhận thức, không đang nhận thức và không nghĩ sẽ nhận thức không?” “Bạch Thế Tôn, không.” “Này Māluṅkyaputta, về các pháp Thầy đã thấy, nghe, cảm nhận và nhận biết: Khi nào, này Māluṅkyaputta, với cái đã thấy, nghe, cảm nhận và nhận biết, trong cái thấy chỉ có cái thấy, trong cái nghe chỉ có cái nghe, trong cái cảm nhận chỉ có cái cảm nhận, trong cái nhận biết chỉ có cái nhận biết —lúc đó Thầy sẽ không “chấp bởi điều ấy.” Và khi Thầy không chấp trong ấy, thì Thầy không còn “trong ấy.” Và khi Thầy không chấp thủ Thầy sẽ không còn “bên này, bên kia hay ở giữa”. Chính đây là sự chấm dứt khổ đau.” “Bạch Thế Tôn, con đã hiểu rõ ý nghĩa lời Thế Tôn dạy một cách tóm lược như sau:
“Bạch Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa lời dạy tóm lược của Ngài theo cách như vậy.” “Lành thay, lành thay, này Māluṅkyaputta! Thật tốt lành khi Thầy đã hiểu rõ chi tiết ý nghĩa lời ta đã giảng tóm lược. (Đức Phật lặp lại toàn bộ bài kệ phía trên). Rồi Tôn giả Māluṅkyaputta hoan hỷ, tán thán lời dạy của Thế Tôn, đứng dậy, đảnh lễ Ngài, đi nhiễu bên phải, rồi rời đi. Sau đó, sống một mình, ẩn cư, tinh tấn, nhiệt thành và kiên trì, Tôn giả Māluṅkyaputta chứng ngộ pháp ấy nhờ tự thân liễu tri, ngay trong đời sống này đã đạt đến mục đích cao thượng mà bậc xuất gia chơn chánh hướng đến — Ngài đã tự mình biết rõ: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa.” Và Tôn giả Māluṅkyaputta đã trở thành một vị A-la-hán.
Chú Thích Tôn giả Mālunkyāputta (còn gọi là Mālunkyaputta hay Mālukyaputta) là con trai của một vị quan triều đình xứ Kosala, mẹ là bà Mālunkyā. Từ nhỏ ông đã có khuynh hướng tôn giáo, sau trở thành du sĩ, rồi nghe Đức Phật thuyết pháp mà xuất gia và chứng quả A-la-hán. Malunkyaputta xuất hiện trong Trung Bộ Kinh số 63 và 64. Các bài kệ của vị này cũng xuất hiện trong Theragāthā từ câu 794–817. Cũng có thể thấy vị này trong Tăng Chi Bộ Kinh (AN I 248–249), nơi vị này một lần nữa xin được thuyết pháp khi đã về già. Chú giải (Spk) giải thích rằng: khi còn trẻ, vị này sống buông lung và đắm chìm trong các dục lạc; đến tuổi già, vị này mới muốn vào rừng sống ẩn cư và hành thiền. Theo Sớ giải, Đức Thế Tôn mở đầu pháp thoại với lời vừa để khiển trách, vừa để tán dương. Ngài khiển trách vì vị này đã trì hoãn việc tu hành cho đến khi tuổi già và Ngài tán dương nhằm làm gương cho các Tỳ-kheo trẻ. Chú giải giải thích adittha là “chưa từng thấy trong kiếp hiện tại” và aditthapubba là “chưa từng thấy trong quá khứ”. Một ví dụ minh họa có thể tìm thấy ở Kinh 42:11 (IV 329,20–22). Lời dạy tương tự cũng được ban cho vị khổ hạnh Bāhiya Dārucīriya trong Udāna 8.5. Ý nghĩa đoạn này rất cô đọng và đôi khi vượt ra ngoài cấu trúc ngữ pháp thông thường (ví dụ như cách sử dụng na tena và na tattha như thể là chủ từ trong câu).
Các bài kệ tiếp theo là để khai triển ý nghĩa ngắn gọn mà Đức Phật đã nói.
Khīyati no pacīyati – nghĩa là “tâm được đoạn tận, không tích tụ thêm.”
Sớ Giải 95. dutiye mālukyaputtoti mālukyabrāhmaṇiyā putto. etthāti etasmiṃ tava ovādāyācane. iminā theraṃ apasādetipi ussādetipi. kathaṃ? ayaṃ kira daharakāle rūpādīsu pamajjitvā pacchā mahallakakāle araññavāsaṃ patthento kammaṭṭhānaṃ yācati. atha bhagavā “ettha dahare kiṃ vakkhāma? mālukyaputto viya tumhepi taruṇakāle pamajjitvā mahallakakāle araññaṃ pavisitvā samaṇadhammaṃ kareyyāthā”ti iminā adhippāyena bhaṇanto theraṃ apasādeti nāma. yasmā pana thero mahallakakālepi araññaṃ pavisitvā samaṇadhammaṃ kātukāmo, tasmā bhagavā “ettha dahare kiṃ vakkhāma? ayaṃ amhākaṃ mālukyaputto mahallakakālepi araññaṃ pavisitvā samaṇadhammaṃ kattukāmo kammaṭṭhānaṃ yācati, tumhe nāma taruṇakālepi vīriyaṃ na karothā”ti iminā adhippāyena bhaṇanto theraṃ ussādeti nāma. yatra hi nāmāti yo nāma. kiñcāpāhanti kiñcāpi “ahaṃ mahallako”ti ñātaṃ. yadi ahaṃ mahallako, mahallako samānopi sakkhissāmi samaṇadhammaṃ kātuṃ, desetu me, bhante, bhagavāti adhippāyena mahallakabhāvaṃ anuggaṇhanto ovādañca pasaṃsanto evamāha. adiṭṭhā adiṭṭhapubbāti imasmiṃ attabhāve adiṭṭhā atītepi adiṭṭhapubbā. na ca passasīti etarahipi na passasi. na ca te hoti passeyyanti evaṃ samannāhāropi te yattha natthi, api nu te tattha chandādayo uppajjeyyunti pucchati. diṭṭhe diṭṭhamattanti rūpāyatane cakkhuviññāṇena diṭṭhe diṭṭhamattaṃ bhavissati. cakkhuviññāṇañhi rūpe rūpamattameva passati, na niccādisabhāvaṃ, iti sesaviññāṇehipi me ettha diṭṭhamattameva cittaṃ bhavissatīti attho. atha vā diṭṭhe diṭṭhaṃ nāma cakkhuviññāṇaṃ, rūpe rūpavijānananti attho. mattāti pamāṇaṃ, diṭṭhaṃ mattā assāti diṭṭhamattaṃ, cittaṃ, cakkhuviññāṇamattameva me cittaṃ bhavissatīti attho. idaṃ vuttaṃ hoti — yathā āpāthagatarūpe cakkhuviññāṇaṃ na rajjati na dussati na muyhati, evaṃ rāgādivirahena cakkhuviññāṇamattameva javanaṃ bhavissati, cakkhuviññāṇapamāṇeneva javanaṃ ṭhapessāmīti. atha vā diṭṭhaṃ nāma cakkhuviññāṇena diṭṭharūpaṃ, diṭṭhe diṭṭhamattaṃ nāma tattheva uppannaṃ sampaṭicchanasantīraṇavoṭṭhabbanasaṅkhātaṃ cittattayaṃ. yathā taṃ na rajjati, na dussati, na muyhati, evaṃ āpāthagate rūpe teneva sampaṭicchanādippamāṇena javanaṃ uppādessāmi, nāhaṃ taṃ pamāṇaṃ atikkamitvā rajjanādivasena uppajjituṃ dassāmīti ayamettha attho. eseva nayo sutamutesu. viññāte viññātamattanti ettha pana viññātaṃ nāma manodvārāvajjanena viññātārammaṇaṃ, tasmiṃ viññāte viññātamattanti āvajjanapamāṇaṃ. yathā āvajjanena na rajjati na dussati na muyhati, evaṃ rajjanādivasena uppajjituṃ adatvā āvajjanapamāṇeneva cittaṃ ṭhapessāmīti ayamettha attho. yatoti yadā. tatoti tadā. na tenāti tena rāgena vā ratto, dosena vā duṭṭho, mohena vā mūḷho na bhavissati. tato tvaṃ mālukyaputta na tatthāti yadā tvaṃ tena rāgena vā dosamohehi vā ratto vā duṭṭho vā mūḷho vā na bhavissasi, tadā tvaṃ na tattha tasmiṃ diṭṭhe vā sutamutaviññāte vā paṭibaddho allīno patiṭṭhito nāma bhavissasi. nevidhātiādi vuttatthameva. sati muṭṭhāti sati naṭṭhā. tañca ajjhosāti taṃ ārammaṇaṃ gilitvā. abhijjhā ca vihesā cāti abhijjhāya ca vihiṃsāya ca. atha vā “tassa vaḍḍhantī”ti padenāpi saddhiṃ yojetabbaṃ, abhijjhā ca vihesā cāti imepi dve dhammā tassa vaḍḍhantīti attho. cittamassūpahaññatīti abhijjhāvihesāhi assa cittaṃ upahaññati. ācinatoti ācinantassa. ārā nibbāna vuccatīti evarūpassa puggalassa nibbānaṃ nāma dūre pavuccati. ghatvāti ghāyitvā. bhotvāti bhutvā sāyitvā lehitvā. phussāti phusitvā. paṭissatoti paṭissatisaṅkhātāya satiyā yutto. sevato cāpi vedananti catumaggasampayuttaṃ nibbattitalokuttaravedanaṃ sevantassa. khīyatīti khayaṃ gacchati. kiṃ taṃ? dukkhampi kilesajātampi. aññataroti asītiyā mahāsāvakānaṃ abbhantaro eko. iti imasmiṃ sutte gāthāhipi vaṭṭavivaṭṭameva kathitaṃ. “Māluṅkyaputta” ở phần thứ hai có nghĩa là con trai của bà Bà-la-môn Māluṅkyā. “Ở đây” (ettha) nghĩa là: trong việc vị này xin Thế Tôn ban lời giáo huấn. Qua điều này, Đức Thế Tôn vừa khiển trách vừa tán dương Tôn giả. Thế nào là khiển trách và tán dương? Tương truyền rằng, khi còn trẻ, Tôn giả đã buông lung trong các dục trần như sắc, thanh v.v… đến khi về già, ông mới phát tâm muốn sống đời ẩn cư trong rừng và hành thiền, do đó mới đến cầu xin đề mục hành thiền. Vì vậy, Đức Thế Tôn nói với ý rằng: Tuy nhiên, vì Tôn giả dù đã già vẫn còn tinh tấn, muốn vào rừng sống đời ẩn tu và thực hành chánh pháp, nên Đức Thế Tôn lại có ý tán dương như sau: “Yatra hi nāma” nghĩa là “khi ai đó…”; “Adiṭṭhā adiṭṭhapubbā” nghĩa là: những gì chưa từng thấy trong đời này và chưa từng thấy trong các đời trước. “Diṭṭhe diṭṭhamattaṃ”: Trong cảnh sắc, nơi mắt và nhãn thức tiếp xúc, chỉ nên có “cái được thấy”. Nhãn thức chỉ biết sắc, không suy diễn bản thể thường hằng, v.v. Do đó, tâm (javana) của ta sẽ chỉ là thị giác, không đi xa hơn. Hoặc có thể hiểu: “Viññāte viññātamattaṃ”: Đối với các pháp do ý môn nhận biết, “Yato – tato – na tena”: “Nevidha na huraṃ na ubhayamantarena”: “Sati muṭṭhā”: nghĩa là mất chánh niệm. “Cittamassūpahaññati”: Tâm của người ấy bị tổn hại do tham và sân. “Ācinato”: do tích lũy liên tục. “Ghatvā”: là ngửi mùi, “Vedanaṃ sevato”: là cảm thọ liên kết với Thánh đạo. “aññataroti asītiyā mahāsāvakānaṃ abbhantaro eko”: là một trong số 80 vị đại đệ tử. Như vậy, trong bài kinh này, các bài kệ cũng diễn giải chủ đề luân hồi (vaṭṭa) và thoát ly luân hồi khổ (vivaṭṭa).
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu 72. II. Thâu Nhiếp (S.iv,72) 1) ... 2) Rồi Tôn giả Màlukyaputta đi đến Thế Tôn... 3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Màlukyaputta bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp vắn tắt cho con. Sau khi nghe pháp của Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. 4) -- Ở đây, này Màlukyaputta, nay Ta nói gì với các Tỷ-kheo trẻ tuổi, khi Ông là một Tỷ-kheo già yếu, niên cao, đại lão, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến cuối cuộc đời, lại yêu cầu Ta giáo giới một cách vắn tắt? 5) -- Bạch Thế Tôn, dầu cho con già yếu, niên cao, đại lão, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến cuối cuộc đời, mong Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con! Mong Thiện Thệ hãy thuyết pháp vắn tắt cho con! Chắc chắn con sẽ hiểu ý nghĩa lời Thế Tôn giảng. Chắc chắn con sẽ trở thành người thừa tự pháp của Thế Tôn. 6) -- Ông nghĩ thế nào, này Màlukyaputta? Các sắc do mắt nhận thức, Ông không thấy, trước đây Ông không thấy, nay Ông không thấy và Ông không muốn thấy; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái không? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. 7) -- Các tiếng do tai nhận thức, Ông không nghe, trước đây Ông không nghe, nay Ông không nghe và Ông không muốn nghe; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái hay không? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. 8) -- Các hương do mũi nhận thức, Ông không ngửi, trước đây Ông không ngửi, nay Ông không ngửi và Ông không muốn ngửi; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái không? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. 9) -- Các vị do lưỡi nhận thức, Ông không nếm, trước đây Ông không nếm, nay Ông không nếm và Ông không muốn nếm; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái không? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. 10) -- Các xúc do thân nhận thức, Ông không cảm thọ, trước đây Ông không cảm thọ, nay Ông không cảm thọ và Ông không muốn cảm thọ; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái không? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. 11) -- Các pháp do ý thức nhận thức, Ông không nhận thức, trước đây Ông không nhận thức và Ông không muốn nhận thức;ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái không? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. 12) -- Và ở đây, này Màlukyaputta, đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm nhận, được biết đến, Ông sẽ chỉ thấy được với những vật thấy được, sẽ chỉ nghe được với những vật nghe được, sẽ chỉ cảm nhận được đối với những vật cảm nhận được, sẽ chỉ nhận biết được đối với những vật có thể nhận biết được. 13) Vì rằng, này Màlukyaputta, đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm nhận, được biết đến, Ông sẽ chỉ thấy được với những vật thấy được, chỉ nghe được với những vật nghe được, chỉ cảm nhận được đối với những vật cảm nhận được, chỉ nhận biết được đối với những vật nhận biết được. Cho nên, này Màlukyaputta, Ông không có vì cái ấy. Do vì, này Màlukyaputta, Ông không có vì cái ấy, nên Ông không có: "Ở nơi đây". Do vì, này Màlukyaputta, Ông không có: "Ở nơi đây", do vậy, này Màlukyaputta, Ông sẽ không có đời này, đời sau và giữa hai đời ấy. Ðây là sự chấm dứt khổ đau. 14) -- Bạch Thế Tôn, lời giảng vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu một cách rộng rãi như sau: 1) Thấy sắc, niệm mê say, 2) Nghe tiếng, niệm mê say, 3) Ngửi hương, niệm mê say, 4) Nếm vị, niệm mê say, 5) Cảm xúc, niệm mê say, 6) Biết pháp, niệm mê say, 7) Vị ấy không tham sắc, 8) Vị ấy không tham tiếng, 9) Vị ấy không tham hương, 10) Vị ấy không tham vị, 11) Vị ấy không tham xúc, 12) Vị ấy không tham pháp, Bạch Thế Tôn, lời Thế Tôn nói vắn tắt này, con hiểu một cách rộng rãi như vậy. 15) -- Lành thay, lành thay, này Màlukyaputta! Lành thay, này Màlukyaputta, lời nói vắn tắt của Ta, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi: 1) Thấy sắc, niệm mê say, 2) - 11) ... 12) Vị ấy không tham pháp, Lời nói vắn tắt này của Ta, này Màlukyaputta, Ông cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 16) Rồi Tôn giả Màlukyaputta, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi ra đi. 17) Rồi Tôn giả Màlukyaputta sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu, chứng được mục đích mà các thiện gia nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chính là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". 18) Và Tôn giả Màlukyaputta trở thành một vị A-la-hán nữa. |
Link nội dung: https://chuaphapluan.com/en/mon-hoc-tuong-ung-bo-khi-thay-chi-biet-la-thay-kinh-m-lukyaputta-m-lukyaputtasutta-.html |